Bổ Thiên Ký

Chương 304: Khu rừng long cốt



“Cần bao nhiêu thi cốt của rồng mới được như vậy chứ? Quả nhiên không hổ danh là Long Trủng.” Vinh Tuệ Khanh bơi đến khu rừng long cốt trước mặt.

Xích Báo xem đến phía xa, cẩn thận nhìn cả một buổi, nói với Vinh Tuệ Khanh: “Đây là thi cốt của một con.”

Vinh Tuệ Khanh: “...” Xích Báo, đánh người không đánh khuôn mặt, có hiểu không?

“Chủ nhân nói chuyện, cho dù là sai, cũng xem là đúng. Nếu làm tổn thương trái tim thủy tinh mong manh của chủ nhân, vậy ngươi gánh không nổi rồi.” Lang Thất ở một bên làm trò, tự cho là đang nói ra tiếng lòng của Vinh Tuệ Khanh.

Thế nhưng Vinh Tuệ Khanh không phản bác, rẽ nước bơi nhanh tới phía trước.

Bộ xương kia3thật sự quá to.

Đứng trước mặt nó, Vinh Tuệ Khanh mới thật sự cảm nhận được, cái gì gọi là người mù sờ voi, cái gì gọi là ếch ngồi đáy giếng.

Không phải giếng quá nhỏ, mà là giếng quá lớn, đối với một con ếch nhỏ bé mà nói, đó chính là toàn bộ thế giới của nó.

Lúc bơi đến gần, Vinh Tuệ Khanh nhìn bộ xương trắng cao ngút ngàn trước mặt mình, bỗng vô cớ nhớ đến Vạn Lý Trường Thành đã thấy ở kiếp trước.

Khúc xương rồng trước mặt đây cho Vinh Tuệ Khanh có cảm giác không khác với Vạn Lý Trường Thành lắm. Thế nhưng, đây chỉ là một khúc xương rồng, chỉ là một khúc xương cột sống của rồng mà thôi.

Còn có đài cao như0bạch ngọc trước mắt, nhìn qua giống như một tế đàn, không biết là để tế tự sinh vật gì.

Nhưng chỉ có từ trên cao quan sát cẩn thân mới có thể nhìn ra đây không phải là đài cao dùng để tế tự, mà là một cái móng rồng.

Xuyên qua đài cao đi vào trong, bên trong nhìn qua tựa như một tòa thành làm bằng bạch ngọc, tòa thành ghép bằng xương rồng.

Thác lạc hữu trí*, khúc kính thông u**, càng đi vào trong, càng thấy được bên trong vô cùng huyền diệu.

* Thác lạc hữu trí: biểu thị sự sắp xếp các vật chênh lệch không đồng đều nhưng rất thú vị, nhìn rất có ý nghĩa.

** Khúc kính thông u: Con đường nhỏ ngoằn ngoèo dẫn đến nơi sâu5thẳm, yên tĩnh. Xuất xứ từ hai câu trong bài thơ “Đề Phá Sơn tự hậu thiền viện” của nhà thơ Thường Kiến thời Đường: “Khúc kính thông u xử, thiện phòng hoa mộc thâm.” Thiền phòng của nhà sư nằm ở nơi thâm sơn, đầy hoa cỏ cây cối, nhưng đường dẫn tới thiền phòng lại quanh co khó đi, phải trải qua nhiều gian khổ mới tới được

Đột nhiên La Thần cảm thấy có cái gì không đúng, vội vàng kéo Vinh Tuệ Khanh ra khỏi khu rừng long cốt này.

Xích Báo và Lang Thất lại giống như thất hồn lạc phách, từng bước từng bước tiếp tục đi đến phía trước.

Vinh Tuệ Khanh vừa rời khỏi khu rừng long cốt, lập tức hiểu được. Bên trong bộ xương rồng này4có trận pháp! Một khi đi vào, hồn phách sẽ như bị mê hoặc, chỉ biết đi tiếp, đi tiếp mãi, giống như gặp phải “quỷ đả tường*” vậy. Bạn cho rằng bạn vẫn đang đi về phía trước, thật ra bạn chỉ đang vòng vèo quanh co tại chỗ mà thôi.

* Quỷ đả tường: có nhiều câu chuyện về quỷ đả tường, thường là bạn lạc đường ở một nơi hoang vắng, cố gắng tìm đường ra nhưng rốt cuộc vẫn quay về chỗ cũ. Người xưa cho rằng đó là do ma quỷ tác quái khiến chúng ta đi thành một vòng tròn.


Khoảng cách nào là dài nhất? Đương nhiên là vòng tròn. Đối với một cái vòng tròn mà nói, không có điểm khởi đầu, cũng chẳng có điểm kết9thúc, có thể vĩnh viễn không có điểm tận cùng mà đi tiếp thôi.

La Thần nhanh chóng duỗi tay ra, một luồng ma khí phun ra, phóng qua chỗ Xích Báo và Lang Thất, mạnh mẽ cuốn bọn nó ra khỏi khu rừng long cốt, ném tới bãi đất trống bên cạnh.

Ở chỗ sâu trong khu rừng long cốt, như là bất mãn có kẻ đoạt thức ăn ngay trong miệng nó, một tiếng rồng ngâm truyền theo dòng nước mà đến, chấn động đến cả không gian hố đen này đều rung lên một trận.

Vinh Tuệ Khanh lại càng hoảng sợ. Nơi đây không phải là Long Trủng sao? Chẳng lẽ còn có rồng sống?

Xích Báo mở lớn mắt, nằm ngửa trên lớp cát nơi đáy biển, hai vầng sáng màu vàng bắn thẳng lên không trung.

Lang Thất lắc lắc đầu, xoa gáy ngồi dậy, ngơ ngác nhìn phía trước: “Xảy ra chuyện gì vậy?”

Ầm! Ầm! Ầm!

Hải vực sâu không thấy đáy mà bọn họ đang đứng bỗng nhiên rung chuyển.

Một trận tiếng nạo xương răng rắc vang lên, khiến trái tim Vinh Tuệ Khanh đập kịch liệt, hận không thể nhảy ra khỏi cơ thể, phơi bày cho thế nhân biết đến sự tồn tại của nó.

La Thần để một bàn tay sau lưng Vinh Tuệ Khanh, truyền một luồng linh khí vào, cuối cùng cũng khiến nhịp tim không thể khống chế của cô bình tĩnh trở lại.

Trận rung chuyển vừa rồi bỗng nhiên tan biến không còn dấu tích.

Vinh Tuệ Khanh quay đầu nhìn La Thần: “Nơi đó có trận pháp, ta nghĩ thử giải xem.”

La Thần gật đầu: “Chúng ta đi vào chung.” Tiếp đó ra lệnh cho Xích Báo và Lang Thất canh giữ ở ngoài, không được tiến vào.

Lang Thất đỡ Xích Báo đứng dậy, kéo chặt nó, không để nó đi vào khu rừng long cốt thêm lần nữa.

Lần này, Vinh Tuệ Khanh đã có chuẩn bị.

Có thể tạo ra trận pháp có hiệu quả gần giống với “Quỷ đả tường”, vậy chỉ cần đến nguyên tắc có hai chữ: nghịch hành*. Ví dụ như, bạn muốn đi phương Đông, vậy cần đi về hướng Đông. Thế nhưng nếu ý thức của bạn xuất hiện sự hỗn loạn, bạn muốn đi phía Đông, thế nhưng bạn lại cho rằng hướng Tây mới là hướng Đông, liên tục đi về hướng đó, vậy dĩ nhiên sẽ mãi mãi không đến được phương Đông. Nếu như dùng trận pháp giới hạn khoảng cách này vào một không gian nhất định, vậy là có thể hình thành một vòng tuần hoàn trong phạm vi nhỏ, gọi là “quỷ đả tường”.

* Nghịch hành: đi ngược hướng.

Vinh Tuệ Khanh thông hiểu đạo trận pháp, vừa rồi bị mê hoặc là vì khu rừng long cốt này quá mức đồ sộ, cô hoàn toàn bị giật mình, căn bản cũng không nghĩ đến nơi đây còn có trận pháp tồn tại.

Bây giờ được La Thần nhắc nhở, sau khi cô cân nhắc tỉ mỉ, liền hiểu được điểm đặc biệt trong đó.

Nguyên tắc cơ bản của trận pháp này là “nghịch hành”, chính là ngược lại với phương vị bình thường, bạn cho rằng bạn đang đi thuận chiều, nhưng thật ra là bạn đang đi ngược với hướng đường đúng. Vậy muốn phá trận pháp này chỉ cần trong hiện thực đi hướng ngược lại là được rồi, cứ dựa theo hướng ngược lại mà đi, vậy bạn liền có thể đi ra khỏi không gian của trận pháp này rồi.


Vinh Tuệ Khanh và La Thần nắm tay nhau, bước vào khu rừng long cốt một lần nữa.

Lần này, bọn họ không trực tiếp đi thẳng đến phía trước, mà là đi hai bước, sau khi xác định mình đã bước vào trận pháp, liền xoay người, đi về lối vừa đi vào.

Đi chưa được mấy bước, trước mặt bọn họ xuất hiện một vách đá to lớn.

Vách cao ngàn trượng, mây trắng lượn lờ, sâu không thấy đáy. Thỉnh thoảng có vài con diều hâu bay từ dưới đáy vực lên, bay đến trước mặt bọn họ.

Vinh Tuệ Khanh và La Thần lẳng lặng nhìn vào vách đá trước mặt, mỉm cười hỏi: “Có đi không?”

Phía trước là vách đá vạn trượng, tiến thêm một bước, sẽ ngã xuống, lùi lại một bước, có lẽ là trời cao biển rộng.

Dưới tình huống bình thường, xác thật có thể dùng được.

Thế nhưng ở chỗ này, tất cả phương hướng đều phải trái ngược.

Tiến thêm một bước, mới có thể là trời cao biển rộng. Lùi lại một bước, vậy chính là vách đá cheo leo.

La Thần nhàn nhạt nói: “Nàng đi ta liền đi.”

Vinh Tuệ Khanh gật đầu: “Vậy chàng nhắm mắt lại ta mang chàng đi cùng.”

La Thần nhắm mắt lại, theo sự dẫn dắt của Vinh Tuệ Khanh, bước ra phía trước một bước.

Tiếng gió thổi vù vù bên tai, trong nháy mắt thân thể có cảm giác mất trọng lực. Lòng bàn chân dường như đạp lên không trung, vô số tiếng nói đằng sau đang kêu gào với y: Quay đầu lại! Quay đầu lại mau! Quay đầu là bờ.

La Thần không mở mắt, theo cô bước tiếp bước thứ hai.

Lần này, chân của bọn họ đã đạp lên mặt đất.

“Có thể mở mắt rồi.” Giọng nói vui vẻ của Vinh Tuệ Khanh truyền đến.

La Thần mở mắt, nhìn mình đang đứng ở giữa một Phiên trận*. Tám tấm Trường Phiên** trên tám phương vị.

* Phiên trận: trận pháp sử dụng cờ.

** Trường Phiên: cờ phướn dọc.

Nhìn kĩ thêm chút, âm dương ngư vẽ trên lá cờ tựa như cảm ứng được có người đang nhìn, chậm rãi bơi đi.

Hắc ngư đuổi theo bạch ngư đời đời kiếp kiếp, tuần hoàn không ngừng, chính là Thái Cực Đồ*.

* Thái Cực Đồ: một đồ hình mô tả cho thuyết Âm Dương trong văn hóa phương Đông, thế giới trời đất lúc sơ khai chưa bền vững, dùng Thái Cực Đồ có thể trấn áp bốn phương, để trời đất chiếu theo quy luật tự mình vận động, sinh ra vạn vật.

Trái tim Vinh Tuệ Khanh lại một lần nữa đập thình thịch.

Thái Cực Đồ vẽ trên trận này là hợp thể của Thái Cực Đồ và Bàn Cổ Phiên* do Khai Thiên Phủ** của đại thần Bàn Cổ không chịu nổi lực cản của việc mở mang cõi trần mà nứt ra đây sao?

* Bàn Cổ Phiên: lá cờ Bàn Cổ, lá cờ này có thể xé rách không gian, có công hiệu thần kỳ để mở ra thế giới.

** Khai Thiên Phủ: búa Khai Thiên, theo Tam Hoàng Thiên Kinh, vũ trụ lúc mới đầu là một cõi Hỗn Độn, một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần. Từ đó búa kia được gọi là Khai Thiên Phủ.