Không ai trong chúng ta muốn người thân của mình gặp bất kỳ chuyện không may nào, nhưng hãy để họ tự làm chủ cuộc sống của chính họ và chúng ta nên hướng dẫn họ sống một cuộc sống tự lập. Chính việc cứ luôn lo lắng và cố ngăn cản họ làm những gì họ muốn mới là mối nguy hiểm thật sự, và điều đó chỉ khiến chúng ta lo lắng triền miên.
Tất cả mọi sự đều chứa đựng rủi ro.
Một số người luôn cảm thấy khổ sở vì lúc nào cũng lo sợ rằng sẽ có những điều nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân họ, với những người thân của họ và với con cái họ. Hãy thử nghĩ xem: trong hơn bảy năm qua, nỗi lo về tội phạm đã gia tăng đáng kể, trong khi tỉ lệ tội phạm thực sự lại có chiều hướng giảm đi.
Thậm chí người ta càng thấy sợ hãi hơn khi họ không có nhiều việc để lo nghĩ. Như tổng thống Franklin Roosevelt đã từng nói, đôi khi sự sợ hãi còn tệ hại hơn điều mà chúng ta luôn cảm thấy sợ.
Việc tự giam mình trong nhà hay ngăn không cho con cái chơi thể thao hoặc tránh xa những thứ khác chẳng phải là giải pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn mối nguy hiểm xảy ra. Điều đó đôi khi lại tạo nên một dạng nguy hiểm khác. Chúng ta nên dung hòa hai điều này - phải đưa ra những quyết định sáng suốt khi cần, nhưng cũng đừng quá câu nệ hay lo sợ mà bỏ phí những điều làm cuộc sống của chúng ta đáng sống hơn.
Các nghiên cứu trên hàng ngàn phụ huynh cho thấy việc che chở con cái quá mức chỉ đem lại những hệ quả tiêu cực, chẳng hạn như đã khiến họ càng thêm lo lắng và ngày càng căng thẳng hơn. Tóm lại, sự bảo bọc quá mức không hề mang đến sự hài lòng hay thoải mái trong cuộc sống.
-Voydanoff và Donnelly