Khoa ngồi thu lu trên chiếc chõng tre kê trước hiên nhà Mừng, lòng rối như tơ vò.
Thực ra, Khoa không lo dì Liên hay ông nó biết chuyện. Dì Liên ngoài mặt ra vẻ hung dữ thế thôi chứ dì rất thương Khoa. Xưa nay những khi tức giận, dì cũng hay đánh Khoa. Dì đánh Khoa nhưng cứ sợ làm Khoa đau. Do vậy, dì đánh nhẹ hều như gãi ngứa. Ông Khoa thì chẳng bao giờ mó tay vào roi vọt. Ông chỉ phạt Khoa đứng úp mặt vô tường. Nhưng lần nào cũng thế, Khoa đứng úp mặt vô tường một chút xíu, ngoái cổ không thấy ông cạnh đó là Khoa chả thèm đứng làm gì cho mỏi chân. Khoa ngồi bệt xuống nền nhà đùa giỡn với mấy con kiến hoặc mấy con ruồi cho đỡ chán. Có khi Khoa quay mặt ra ngoài, tựa lưng vào vách đánh một giấc ngon lành.
Khoa chỉ sợ lời kể tội của thầy Tám đến tai ba Khoa.
Ba Khoa rất nghiêm khắc. Khác với ông ngoại Khoa, ba Khoa thích dạy con bằng đòn roi. Trong kho tàng tục ngữ có cả vạn câu, ba Khoa chỉ nhớ chăm bẳm mỗi một câu "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Câu đó cũng là câu Khoa căm thù nhất. Khoa căm hận cả người xưa. Người xưa nỡ lòng nào đặt ra một câu như thế để ngày nay ba Khoa hớn hở lấy đó làm phương pháp dạy con. Khoa là đứa trẻ nghịch ngợm, vì vậy gần như Khoa ăn đòn của ba mỗi ngày.
Một năm bốn mùa thì Khoa ăn đòn hết ba mùa. Chỉ có mùa hè, được vào chơi nhà ngoại, cặp mông của Khoa với con roi của ba mới tạm thời chia tay nhau. Để chờ tái ngộ vào dịp tựu trường với một độ khắng khít hơn.
Nguyên nhân những trận đòn là do Khoa làm bài bị điểm kém, do Khoa mải chơi quên giờ cơm, do Khoa đánh nhau với bạn và do vô vàn những lỗi lầm mà một đứa trẻ như Khoa có thế mắc.
Nhưng tất cả những lỗi lầm trong quá khứ đòn roi của Khoa so ra chẳng thấm tháp gì với tội trạng của Khoa trong mấy ngày gần đây. Lừa ông và dì Liên lấy tiền đi học lớp hè dành cho học sinh lớp tám trong khi Khoa học lớp chín là một tội cực lớn. Nếu biết Khoa làm cái trò điên điên đó là để tiện bề tán tỉnh con gái bà Chín Ghe thì tội của Khoa hắn phải nhân lên gấp nhiều lần nữa. Đã thế, ngồi vẽ bậy bị thầy đánh đòn và đuối ra khỏi lớp ngay từ buối học thứ ba là một tội tày trời khác.
Chỉ những tội đó thôi, Khoa đã nát xương với ba Khoa. Nhưng tới chuyện cực kỳ phi thường là bỏ nhà đi làm cướp đế chặn đường học trò lẫn thầy giáo thì trong mắt ba Khoa chắc chắn đó không còn là tội lỗi nữa mà đã thành một trọng án. Theo những lời đe dọa mà Khoa thường nghe từ miệng ba Khoa trong những lúc đầu cổ ông bốc khói, Khoa run rẩy hình dung ra những hình phạt đang chờ đợi mình ở nhà: Một là ba Khoa sẽ treo Khoa lên. Dĩ nhiên là ba Khoa sẽ không treo cố Khoa vì dù sao ba Khoa cũng sợ Khoa tắt thở mà đi chầu ông vải thật. Ba Khoa sẽ trói quặp hai tay Khoa ra sau lưng và khi được tháo xuống, Khoa sẽ giống hệt một con cá sắp chết, cặp mắt lờ đờ còn miệng thì phều phào, muốn há rộng để đớp vài hớp không khí cũng không xong.
Nhưng treo lên xà nhà còn đỡ, nếu ba Khoa chơi ác treo Khoa lên cây mít trước nhà để triến lãm cho những người trong thị trấn, đặc biệt là đám bạn học của Khoa, nhìn ngắm thì đời Khoa coi như xong.
Kịch bản dễ chịu nhất nhưng cũng thương đau nhất: ba Khoa sẽ đuổi Khoa ra khỏi nhà kèm theo câu quát "Đi cho khuất mắt tao! Tao không có đứa con như mày!". Sẽ không đòn roi, không bị trói quặp tay, không bị treo lên nhưng Khoa sẽ không còn gì ở trên cõi đời này nữa. Khoa sẽ lang thang trong gió rét mưa rơi, áo đứt nút còn quần thì thủng đít, đói và khát, cô đơn và sầu thảm, và điều phải xảy ra là Khoa trở thành một đứa trẻ ăn xin ốm o, người đầy ghẻ và khi cái ghẻ bò nhung nhúc khắp người rất có thể Khoa sẽ ngã lăn ra chết dọc đường không người thương khóc.
Khoa nghĩ và nghĩ, tưởng tượng đủ thứ rùng rợn trong đầu, càng tưởng tượng càng thấy đời tối om
om. Và tới một lát thì mọi thứ chung quanh Khoa tối om om thật.
Khoa chỉ choàng dậy khi một bàn tay bò lên vai Khoa và một giọng nói bò vào lỗ tai Khoa:
- Khoa! Khoa!
- Cái thằng này! Tao không ăn, để cho tao ngủ!
Mừng bỏ đi giúp Khoa ngáy khò khò thêm một lát. Chỉ một lát thôi, vì đang mơ mơ màng màng Khoa lại nghe có tiếng gọi tên mình.
Khoa giả tảng, nằm im như chết rồi. Nhưng rồi Khoa không thể giả điếc mãi được. Tiếng gọi cứ dộng vào tai Khoa như ai đang gõ trống.
Thế là Khoa ngồi bật dậy, quạu quọ:
- Mày điên hả? Tao đã bảo... bảo...
Đang gầm gừ, Khoa bỗng cà lăm như bị ai nhét gié vào mồm: Lần này người đang đứng cạnh chiếc chõng tre hóa ra không phải thằng Mừng mà là nhỏ Trang.
Khoa hoàn toàn không nghĩ sẽ gặp "công nương" mà nó thầm "ái mộ" và "nguyện sẽ bao bọc suốt đời" trong hoàn cảnh này.
Trước bộ tịch hung dữ của nó, nhó Trang bất giác bước lui một bước, sợ sệt:
- Ơ... ơ... dì Liên nhờ em đi kiếm anh...
- À không... tôi xin lỗi Trang nha. Tôi tưởng thằng Mừng phá không cho tôi ngủ.
Vẻ mặt hoảng hốt của nhỏ Trang khiến Khoa dở cười dở khóc. Chắc con nhỏ này nó vẫn tưởng mình là cái thằng Khoa khoái cốc đầu đá đít nó như trước đây. Nhưng cũng nhờ rơi vào cái chỗ luống cuống giữa cười và khóc đó, cách xưng hô của nó đột ngột thay đổi. Chưa đến mức "anh" và "em" như Khoa vẫn mơ mộng, nhưng từ "mày" và "tao" chuyển hệ qua "tôi" và "Trang" đã là một bước tiến vượt bậc.
Lúc bình thường, chắc chắn Khoa sẽ rất lúng túng khi xưng "tôi" và gọi nhỏ Trang bằng tên. Thay đổi một cách xưng hô quen miệng, thậm chí đá ăn vào máu, là điều khó tày trời. Nhưng đang tâm thần bất định, Khoa tuôn một lèo, chả thấy ngượng ngập tí ti ông cụ nào.
Nhỏ Trang có lẽ nhận ra ngay sự khác lạ đó. Cho nên nó mỉm cười:
- Sao trưa anh không về nhà mà nằm ngủ ở đây?
Sau khi ngạc nhiên về chính mình, Khoa sốt sắng phát huy cách xưng hô mới:
- Tôi qua nhà thằng Mừng chơi, nào ngờ gió mát quá nên ngủ lúc nào không hay.
Khoa xộc tay vào mái tóc bù xù:
- Ủa, sao Trang biết tôi ở đây?
Nhỏ Trang nheo nheo đôi mắt biết cười:
- Em biết chứ sao không. Ớ làng này, anh chơi thân nhất với anh Mừng mà.
- Trang thông minh ghê!
Khoa lâng lẳng, không nghĩ có thể trò chuyện với nhỏ Trang dễ dàng như vậy. Đế làm được điều này, Khoa đã từng vất vả tìm cách chui vô lớp hè cúa thầy Tám, thậm chí có lúc Khoa đã nghĩ đến chuyện tiếp tục đi làm cướp để có thế bạo dạn hơn trước mặt "công nương" của nó.
Không ngờ chi cần đi chơi không về ăn trưa là mọi rào cản lập tức được dỡ bó gọn ơ! Khoa sung sướng nhủ bụng, thấy cuộc đời hóa ra đơn giản hơn nó nghĩ, chỉ tại nó không nhận ra đó thôi.
- Anh về nhà đi! Dì Liên đợi anh về ăn cơm lâu lắm rồi đó.
Đang thấy đời đẹp tựa hoa hồng, câu thúc giục của nhỏ Trang khiến Khoa chợt nhận ra hoa hồng cũng có lúc có sâu.
Khoa lắp bắp hỏi, bụng thót lại như đang tránh mũi hắc kiếm của tướng cướp Độc Nhãn Long:
- Dì Liên nhờ Trang kêu tôi về ăn cơm thật hả?
Nhỏ Trang mang dép chứ không mang guốc. Khưng dù có mang guốc nó cũng không thể đi guốc vào bụng Khoa. Cho nên mắt nó trố lên:
- Sao anh Khoa hỏi vậy?
Khoa không biết làm sao giải thích cho nhỏ Trang biết tại sao nó "hỏi vậy". Nhỏ Trang đã tận mắt chứng kiến cảnh Khoa bị thầy đánh và đuối ra khỏi lớp, đã biết tỏng chuyện Khoa cùng đồng bọn vào rừng làm cướp. Nhưng chắc nó không biết khi nãy thầy Tám tới gặp dì Liên. Nếu thấy cánh thầy Tám vội vã tới nhà ông Khoa, hăng hái tố cáo tội lỗi của Khoa với dì Liên, chắc nhỏ Trang đã không thắc mắc về thái độ cúa Khoa.
- Ờ... ờ... hỏi cho biết vậy thôi...
Khoa đáp, càng nói càng giống như đánh đố người nghe.
- Ứa, mày đi đâu đây Trang?
Tiếng thằng Mừng oang oang bên tai làm Khoa giật nảy. Mừng từ trong nhà đi ra, tay chỉ về phía nhỏ Trang, miệng toét đến mang tai.
- Em kêu anh Khoa về ăn cơm. - Nhỏ Trang lí nhí.
Mừng cười hề hề:
- Mày làm như mày là mẹ cúa nó vậy!
- Dì Liên nhờ em chứ bộ.
Khoa chắng lạ gì cái tật ăn nói lung tung của Mừng. Nó biết không nên nấn ná ở đây lâu hơn nữa. Nó đá chân thằng này một cái rồi phóng ra sân, kêu lớn:
- Về thôi, Trang ơi!