"Những dấu hiệu đầu tiên báo tin xuân về. Tuyết tan. Khi trời thoang thoảng mùi bánh nướng và mùi rượu vôtca, như trong ngày thứ ba ăn mặn trước Lễ Tro, khi mà chính cuốn lịch dường như cũng muốn chơi chữ mặt trời ngái ngủ, hấp háy con mắt ướt nhèm ở trong rừng, cánh rừng cũng ngái ngủ chớp chớp đôi hàng mi nhọn như kim, những vũng nước buổi trưa cứ anh ánh như có bôi mỡ. Thiên nhiên ngáp dài, vươn vai, trở mình rồi lại ngủ thiếp đi.
Ở chương thứ bảy của tác phẩm "Evgenhi-Oneghin" có tả cảnh mùa xuân, toà dinh thự vắng tanh sau khi Oneghin ra đi ngôi mộ Lenski ở dưới chân đồi, bên bờ suối.
Suốt đêm vang tiếng hoạ mi
Chàng tình nhân của mỗi kỳ xuân sang
Tầm xuân xanh biếc mơ màng
Nở bên dòng suối cũng đang dậy thì.Tại sao lại gọi hoạ mi là chàng tình nhân của mùa xuân? Nhìn chung, cái định ngữ nghệ thuật ấy là tự nhiên và hợp chỗ. Quả là tình nhân. Hơn nữa, nghe nó rất hoà vần với "tầm xuân". Nhưng liệu con "Hoạ mi đạo tặc" trong các bài tráng sĩ ca có ảnh hưởng gì tới đây không nhỉ?
Trong tráng sĩ ca, hoạ mi bị gọi là "hoạ mi dạo tặc", con trai của Odieman. Có những câu thơ rất hay về nó!
Phải, vì tiếng hót hoạ mi
Tiếng gầm dã thú đến kỳ động dong
Cỏ kia nằm rạp rối bung.
Hoa kia rớt cánh ngàn bông cũ rời.
Rừng sâu phủ phục nơi nơi
Bao người ngã gục lìa đời còn đâu.Chúng tôi đến Varykino khi trời vừa sang xuân. Chẳng mấy chốc cây cối đều xanh tươi trở lại, nhất là ở khe núi Sutma dưới chân khu nhà của Miculisyn - đầy anh đào, cây trăn, phỉ tứ. Mấy đêm sau thì hoạ mi bắt đầu hót.
Và một lần nữa, hệt như tôi mới nghe hoạ mi hót lần đầu tiên trong đời, tôi lại kinh ngạc thấy nhạc điệu này vượt trội tiếng hót của mọi loài chim khác: thiên nhiên nhảy vọt, khỏi cần chuyển đoạn từ từ, tới giọng láy phong phú và vô song ấy. Đa dạng biết mấy trong sự thay đổi các nét lướt và mạnh mẽ biết mấy cái âm thanh trong trẻo, vang vọng rất xa kia!
Tuôcghênhep đãmiêu tả trong tác phâm nào đó các tiếng lướt láy ấy tiếng sáo của sơn thần, tiếng ríu nt líu lo. Đặc biệt nổi lên hai nhạc cú nói tiếp nhau. Đầu tiên là "Chiốc! chiốc! chiốc" nghe dồn dập, khát khao và lộng lẫy lúc thì nhịp ba, đôi khi kéo dài liên tiếp không đếm xuể, đáp lại nhạc cú này, các bụi cây đẫm sương run rẩy như được mơn trớn, động đậy lá cành để phô sắc đẹp. Tiếng đó là nhạc cú thứ hai chia thành hai nhịp rõ rệt "osnhit! osnhit!", nghe như lời kêu gọi, thấm thía, nài rủ, khẩn khoản và khích lệ "Dậy đi! Dậy đi!"