Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình

Phần Tổng kết

Cuối cùng xin tổng kết vấn đề giữ gìn sức khỏe qua bốn câu như sau: Một ý nghĩa trung tâm, hai điểm căn bản, ba tác phong lớn, bốn điều nguyên tắc.

Một ý nghĩa trung tâm”, nghĩa là phải xem gìn giữ sức khỏe là vấn đề trọng tâm, vì nếu mất sức khỏe coi như mất hết tấc cả. Thế kỷ 21 sẽ lấy sức khỏe làm trọng tâm.

• “Hai điểm căn bản”, nghĩa là nên dễ dãi một chút, nhìn thoáng một chút, thế nào là nhìn thoáng một chút? Nghĩa là nên xử sự nhẹ nhàng với chuyện nhỏ, điều này hoàn toàn không phải là ngu muội, mà chỉ rộng rãi không hẹp hòi, không so đo mà thôi. Còn luôn canh cánh bên lòng những chuyện cỏn con, mới là kẻ ngu muội. Hãy sống rộng lượng, cao thượng một chút, điều này tốt cho người cũng tốt cho mình!

• “Ba tác phong lớn”, tìm niềm vui trong việc giúp đỡ người khác, biết trân trọng những gì mình có, tận hưởng niềm vui trong cuộc sống.

• “Bốn điều nguyên tắc”, gồm bốn nền tảng của sức khỏe và bốn điều tốt nhất.

Vì sức khỏe là điều đáng quý nhất. Nó không thể có được nếu chỉ nhờ vào nền y khoa kỹ thuật cao và thuốc men. Tóm lại, bác sĩ tốt nhất là chính mình, liều thuốc tốt nhất là thời gian, tâm trí tốt nhất là yên lành, thể dục tốt nhất là đi bộ.

Bác sĩ tốt nhất là chính mình. Câu nói này không phải của tôi, mà là câu nói sâu sắc của Hippocrate, danh y Hy Lạp cổ xưa, ông nói: bản năng của người bệnh cũng chính là bác sĩ của người ấy. Bác sĩ ngoài đời chỉ để thôi thúc bản năng đó mà thôi. Một vết xước trên tay, khiến máu chảy ra và kết đông dần, một tuần sau vết thương tự khỏi. Khúc ruột bị bệnh phải mổ cắt bỏ; buồng phổi bị hư phải cắt bỏ một bên, rồi cơ thể vẫn lành lặn sau một khoảng thời gian điều trị, cho thấy cơ thể con người có khả năng tái sinh hết sức mãnh liệt, chỉ cần bạn giữ thể trạng thật tốt thật khỏe, coi như đã làm tốt vai trò bác sĩ cho chính mình.

Liều thuốc tốt nhất là thời gian. Vì phát hiện và điều trị bệnh tật cần thiết tranh thủ thời gian, càng sớm càng tốt. Thí dụ, chúng tôi có người bệnh mắc chứng bệnh Uremin, đó là di chứng do bệnh cao huyết áp suốt 12 năm, nếu điều trị căn bệnh này ngay từ đầu, chỉ cần một viên thuốc hàng ngày, 3 tháng nửa năm sẽ khỏe ngay, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tránh được các di chứng nguy hiểm như xuất huyết não… Như căn bệnh tắc nghẽn cơ tim, chỉ cần tiêm ngay một mũi, 1 giờ nửa giờ sẽ khỏe lại. Ngược lại, nếu tắc nghẽn kéo dài 6 giờ sau mới nhập viện, hiệu quả điều trị sẽ bị hạn chế, 12 giờ sau điều trị, thuốc men sẽ vô phương, nên mới nói thời gian là liều thuốc tốt nhất.

Tâm lý tốt nhất là yên lành, thể dục tốt nhất là đi bộ. Điều này cũng dễ hiểu, theo kết quả nghiên cứu của Mỹ, chỉ cần chịu tốn 1 đô la cho công việc dự phòng, sẽ giúp tiết kiệm hơn 10 – 100 đô la chi phí chữa trị.

Ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu, giữ tâm trí cân bằng, cân nặng vừa phải, không quá mập quá ốm, giữ cholesterol vừa phải, không cao cũng không thấp.

Chỉ cần nắm vững phần bí quyết nêu trên, cơ bản không cần tới thuốc men, chúng ta vẫn sống khỏe tới 80-90 tuổi, thậm chí trăm tuổi cũng không phải còn là giấc mơ.

Tôi xin tổng kết qua bốn câu nói sau đây:

Cười tươi hàng ngày giữ sắc xuân, ăn uống vừa độ người trẻ mãi, truyền miệng cho nhau phép sống lâu, điềm đạm yên vui tốt hơn thuốc.

Chỉ cần chúng ta chịu sống theo lối sống trên, tật bệnh sẽ tránh xa bạn, biến ước nguyện: “Tuổi 60 vẫn mạnh, 70-80-90 vẫn khỏe, thoải mái trăm tuổi, vui vẻ suốt ngày” thành sự thật.

Sức khỏe mang lại hạnh phúc cho mỗi con người, cho gia đình và xã hội. Mỗi người sống khỏe không bệnh tật, mình khỏe, con cái cũng đỡ gánh nặng, tiết kiệm tiền thuốc men, toàn là chuyện tốt cớ sao không thử?

Bước sang thế kỷ 21, đòi hỏi con người chúng ta có sức khỏe dồi dào, đó là chuyện tốt của cá nhân và gia đình, để mọi người đều có cơ hội góp nhiều sức lực và cống hiến hơn cho tổ quốc và xã hội.

ĐÔI ĐIỀU CÒN LẠI

Nghiên cứu khoa học và phổ cập khoa học là hai bánh xe của chiếc xe khoa học, không thể di chuyển nếu thiếu mất một bánh.

Những buổi tọa đàm phổ biến kiến thức Y tế dự phòng của giáo sư Hồng Chiêu Quang được bắt đầu từ một chuỗi con số so sánh.

Suốt 40 năm qua, con số bệnh nhân tai biến mạch não, tim mạch tại Trung Quốc tăng cao liên tục, chiếm hơn 41% tổng số nguyên nhân gây tử vong, trong đó Bắc Kinh có tỉ lệ cao nhất tới 51%. So sánh với nước Mỹ và Nhật, con số này tăng vào 20 năm trước, và giảm dần trong 20 năm gần đây. Nay vẫn tiếp tục duy trì xu hướng giảm. Vào năm 1974-1993, tỉ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim ở Mỹ giảm 52%, tỉ lệ tử vong do tai biến mạch não giảm 59%.

So sánh hai con số tăng giảm nêu trên, thật đáng để suy ngẫm. Đi sâu phân tích nguyên do ta thấy: Nguồn kinh phí y tế của Trung Quốc chủ yếu dùng cho công tác điều trị, nhất là điều trị cho bệnh nhân giai đoạn cuối. Còn ở Mỹ, Nhật, nguồn vốn này chủ yếu dùng cho giáo dục sức khỏe và Y học dự phòng từ cơ sở.

Qua đó giáo sư Hồng Chiêu Quang nhận ra tính quang trọng của việc phổ cấp kiến thức y học trong khối cộng đồng. Ông nói, nguyện góp một phần sức lực, dù nhỏ còn hơn không.

Tác dụng của việc phổ cấp kiến thức y học thật ra như thế nào?

Giáo sư Hồng đã làm một bài toán với phóng viên: Qua kết luận khoa học từ chương trình nghiên cứu trọng điểm “Phòng chống tổng hợp bệnh cao huyết áp trong khối cộng đồng”; chỉ cần đầu tư 1 đô la cho công việc dự phòng tại Trung Quốc, sẽ tiết kiệm 8,59 đô la tiền thuốc men điều trị. Tỉ lệ lợi ích mang lại là 1/8,59. Còn thực tiễn lâm sàng cũng cho thấy nếu so sánh với chi phí điều trị giai đoạn cuối, tỉ lệ này phải là 1/8,59/100. Nghĩa là chi phí điều trị thời kỳ cuối

sẽ tăng theo cấp số nhân. Như bệnh tắc nghẽn cơ tim, tiêm mũi thuốc cấp cứu phải tốn hai triệu. Thông động mạch vành tốn bốn triệu đồng.

Giáo sư Hồng đã kêu gọi: Nếu ngành y tế không thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh cho nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống coi như đi ngược lại ý nghĩa ban đầu của ngành, hãy tăng cường y học dự phòng, để hạn chế tối đa người khỏe xuống người yếu, người yếu thành người bệnh, người bệnh giai đoạn đầu thành người bệnh giai đoạn cuối, muốn đạt tới mục tiêu nêu trên, điều cốt yếu cần nâng cao mức độ khỏe mạnh và chất lượng sống cho người dân, đó mới là nguồn gốc và mục đích chính của ngành Y tế.

THƯỞNG THỨC GÁO NƯỚC MÚC TỪ NGUYÊN THÙNG

Vị thầy hướng dẫn cho giáo sư Hồng lúc tu nghiệp ở Mỹ là ông Standmer, trưởng đoàn chuyên gia phía Mỹ trong Khối hợp tác nghiên cứu về Khoa tim mạch của hai nước Mỹ -Trung, người được nhận giải thưởng danh dự “Thành tựu cao nhất của nền Y học Mỹ” từng phát biểu rằng: “Dinh dưỡng học bao quát sâu rộng, có thể viết thành nhiều quyển tác phẩm dày gộm, song cũng có thể khái quát gọn gàng bởi một câu: Thứ gì cũng ăn, nhưng ăn vừa phải”.

Lời nói của người thầy đã mang tới giáo sư Hồng ý tưởng mới: Phải phổ cập kiến thức khoa học như thế nào để giúp người dân nghe là hiểu ngay, hiểu là làm ngay, làm là công hiệu ngay. Giáo sư đã tốn nhiều công sức để thăng hoa kiến thức khoa học tới mức độ nghệ thuật.

Khi chúng ta đọc tác phẩm của Hồng Chiêu Quang, sẽ phát hiện ngay ông đã cất công đưa rất nhiều lời khuyên sức khỏe dễ hiểu và thuận miệng như: “10 chữ vàng ngọc dành cho bữa ăn hợp lý và dinh dưỡng: một, hai, ba, bốn, năm, đỏ, vàng, xanh, trắng, đen”; giúp bạn vui khỏe, Bát canh Dưỡng Tâm Bát Trân giữ cho cân bằng tâm lý … đồng thời cũng rất dễ ứng dụng. Chính những câu tóm tắt xem có vẻ đơn giản kia lại hàm chứa kiến thức sức khỏe phong phú và sâu sắc, đó cũng là tâm huyết lớn của ông.

Chỉ riêng khoản về ăn thế nào cho đủ dinh dưỡng, đã có thể dùng hơn 100.000 chữ để thể hiện. Thí dụ: hấp thụ 2.200 calo hàng ngày, tỉ lệ chất béo không quá 30%, trong đó đòi hỏi chất béo no 8%, chất béo không no 10%, cholesterol thấp hơn 300mg… Nếu chỉ nói toàn con số trên, người dân sẽ cảm thấy khó hiểu và càng khó thực hành. Thế là giáo sư Hồng dốc hết tâm huyết, nghiên cứu ngày đêm, thậm chí nửa đêm thức giấc cũng không quên ghi chép lại những gì mình vừa nghĩ tới, để dung hòa, chuyển hướng, khái quát những kiến thức từ kim tự tháp ăn uống bổ khỏe của Mỹ và kim chỉ nam ăn uống của Trung Quốc thành những lời khuyên sức khỏe đơn giản dễ hiểu, chấp nhận và làm theo trong cuộc sống đời thường một cách hết sức tự nhiên và tâm đắc.

Giáo sư Hồng đã nhớ lại: Mãi cho tới một hôm, tôi phát hiện ý tưởng sống một cách khoa học không nên hạn chế trong phạm vi hội thảo y khoa, mà đi sâu xuống từng hộ dân, biến thành hành động thiết thực của mọi người. Chỉ khi bắt được nhịp cầu giữa khoa học với chính sách nhà nước, giữa nhà khoa học và quần chúng, khoa học mới giữ được sắc xuân vĩnh hằng.