Đi theo hứng thú của mình - phục tùng theo sở thích và kh năng.
Trên đường đời có nhiều việc đành phải chịu, có rất nhiều lúng túng khó xử làm cho người ta dở khóc dở cười.
Việc chọn khoa, ngành học gần như là chọn định nghề nghiệp. Hiện nay, nói chung ở phổ thông trung học đã bắt đầu phân ban để luyện, chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp phổ thông thi vào Đại học.
Bạn định chọn học khoa nào? Lấy căn cứ nào để chọn? Học sinh ngày nay, đa số không tránh khỏi có tầm nhìn ngắn, nhìn tiền đồ và tương lai của mình còn thiển cận, có khuynh hướng theo chủ nghĩa vụ lợi nghiêm trọng. Anh ta chỉ nhìn thấy xã hội theo mốt nghề gì, nghề nghiệp gì dễ kiếm tiền, nghề gì dễ tìm được công việc, thì anh ta liền chọn những khoa ngành học liên quan với nghề đó, nếu như mốt là ngoại thương thì anh ta chọn ngành ngoại thương, nếu mốt là quan hệ giao tiếp công cộng, thì anh ta chọn ngành quan hệ công cộng... trái lại không hề xem xét đến tính tình và hứng thú, ưu thế và năng lực của mình. Việc này rất không có lợi đối với tiền đồ và tương lai của anh ta, việc này rõ ràng là tự vứt bỏ ý nghĩa và giá trị đời người của anh ta.
Sartre đã từng nói: "ý nghĩa của cuộc sống phải do bạn ban tặng. Giá trị đời người không phải là cái gì khác, mà là cái ý nghĩa bạn đã chọn".
Tôi nghĩ rằng bạn không nên chỉ nhìn trước mắt khi chọn ngành học và nghề nghiệp tương lai của bạn. Có lẽ bạn hãy còn quá trẻ chưa có khả năng quyết định tiền đồ của mình, có lẽ bạn chưa có ham thích đặc biệt gì và ưu thế đột xuất, khi chọn ngành học không biết nên theo ngành gì, không biết chọn ngành nghề gì. Như thế thì bạn phải trao đổi ý kiến của mình nhiều với thầy giáo, bạn học, cha mẹ, và những người bậc trên, bạn kể lại với họ một cách chuẩn xác và thành thật ý của mình, để họ giúp bạn một vài chủ ý. Nhưng, bạn cần nhớ rằng tất cả mọi chủ ý của người khác đều chỉ có thể cung cấp cho bạn tham khảo. Chọn lựa cuối cùng cần phải do chính bạn đưa ra. Bạn chỉ cần dựa vào thực tế khách quan của mình, tổng hợp ý kiến của mọi người, thận trọng mà quyết đoán đưa ra sự chọn lựa hợp lý.
Nếu bạn có năng lực tự chủ mạnh mẽ, yêu thích và hứng thú nổi bật, tự tin ở một vài ngành học nào đó có ưu thế rõ ràng, thì khi chọn ngành học, sách lược đúng đắn nhất sẽ là: đi theo hứng thú của mình, thích ngành nghề gì thì chọn ngành nghề ấy, mặt nào có ưu thế thì chọn mặt đó. Tất cả mọi người như cha mẹ, bạn bè thân thích v.v... muốn bạn thi ngoại ngữ, thi sinh vật, thi ngành kinh tế, không muốn bạn thi lịch sử, thi văn học, thi triết học bạn đều không cần quan tâm đến lời của họ nữa, chỉ cần nghe theo mình là được. Bạn phải cố bác dư luận, ta làm theo ta.
Hồ Thích sau khi thi đi lưu học theo kinh phí quốc gia, anh trai của ông khi tiễn ông đi nước ngoài nói: nhà ta từ lâu đã bị phá sản sa sút, em ra nước ngoài phải học những ngành học hữu dụng, để sau giúp phục hưng gia nghiệp, chấn chỉnh lại gia thế. Em đi học khai khoáng hoặc học xây dựng đường sắt nhé! Những ngành học này tương đối dễ kiếm công ăn việc làm, xin đừng nên học những thứ không có cơm ăn đại loại như văn học, triết học vô dụng. Lúc đó Hồ Thích trả lời lại anh trai: Vâng! Sau khi tàu chạy, ở trên tàu Hồ Thích suy nghĩ, khai khoáng chẳng thích, xây dựng đường sắt cũng chẳng thích. Chọn một biện pháp chiết trung thì học ngành nông học chắc hữu dụng, có thể ngành này sau này sẽ có cống hiến ít nhiều cho xã hội và nước nhà. Do đó ông đã học nông học một năm. Mặc dù thành tích các môn học đều rất khá, nhưng ông lại không có hứng thú với các môn này, đã quyết định chuyển ngành chọn lại môn học. Lúc này ông lại mắc khó khăn, chọn môn học lấy gì làm tiêu chuẩn? Hay nghe lời anh trai? Hay xem nhu cầu của nước nhà? Hay dựa theo ý mình? Cuối cùng ông vẫn theo hứng thú và sở thích của mình, đã chọn văn học và triết học. Hồ Thích cuối cùng đã trở thành một người nổi tiếng về văn học và triết học. Nếu như lúc ban đầu ông trái với lương tâm nghe theo lời của anh trai, chọn ngành khai khoáng và xây dựng đường sắt đương thời rất dễ tìm kiếm công ăn việc làm, có lẽ Hồ Thích sẽ suốt đời không có tiếng tăm gì.
Hồ Thích cho rằng: Khi chọn khoa, ngành học, chỉ có hai tiêu chuẩn, một cái là "tôi", một cái nữa là "xã hội", xem xem xã hội cần gì? Nhà nước cần gì? Trung Quốc hiện đại cần gì? Nhưng tiêu chuẩn này - trong xã hội có ba trăm sáu mươi ngành nghề, ngành nào cũng đều cần, hiện nay có thể nói là ba ngàn sáu trăm ngành nghề, từ người được gii thưởng Nobel đến người thợ sửa giày dép, xã hội đều cần cả, cho nên tiêu chuẩn của xã hội thật ra không quan trọng. Vì vậy, khi quyết định chú ý, nên đi theo hứng thú của mình - phục tùng theo sở thích và kh năng.
Hồ Thích còn nêu ra một ví dụ: Giả dụ một người có thiên tài làm thơ lại không vào khoa Ngữ văn học làm thơ, mà lại vào Học viện Y khoa, như thế thì Viện Văn học sẽ mất một nhà thơ hạng nhất, còn giới y khoa lại thêm một bác sĩ loại xoàng, đây là một tổn thất của xã hội, cũng là sự tổn thất của chính anh ta.
Cha Galilê là một nhà Toán học nổi tiếng. Cha ông khuyên ông không nên học toán học, cho rằng nghề này không có cơm ăn, muốn ông học ngành y. Nhưng Galilê rất hứng thú đối với toán học, cuối cùng vẫn chọn toán học. Do hứng thú nồng nàn và thiên tài ông đã sáng tạo ra khoa Thiên văn học mới, khoa Vật lý học mới, cuối cùng trở thành người thầy khai phá vĩ đại của ngành khoa học cận đại. Giá như Galilê nghe lời cha học y học, thì có thể chúng ta sẽ không được nghe thấy cái tên Galilê vĩ đại này, có lẽ toàn bộ nền khoa học cận đại đều sẽ phi chậm lại vài bước.
Đương nhiên, bạn cũng thấy rõ là trên đường đời có rất nhiều, rất nhiều việc đành phải chịu, nhất là trong một môi trường dân số ngày càng tăng vọt, cơ hội học lên và vào nghề sẽ vô cùng khó khăn, khi lựa chọn nghề nghiệp, khi thi vào học các ngành nghề, nói chung người ta thường không có tự do chọn lựa, mà chỉ có tự do bị chọn lựa. Ví dụ các ngành nghề các trường đại học có kế hoạch chiêu sinh, số lượng học sinh mà kế hoạch các ngành gọi vào đều có hạn, có ngành nghề chỉ định địa điểm chiêu sinh, tất cả những việc này đều không phải do bản thân bạn chọn lựa, mà bạn khi chọn lựa ngành học, cũng không thể không xét đến những yếu tố ngoài tầm tay mình. Nếu như ngành học mà bạn cảm thấy thích thú, năm đó không có kế hoạch chiêu sinh hoặc là không chiêu sinh ở nơi trường bạn học, lúc này bạn đành phải chịu, chỉ có thể thay đổi ý ban đầu vạch lại kế hoạch cho mình.
Hứng thú của con người cũng thường phát sinh thay đổi theo hoàn cảnh thực tế bên ngoài biến đổi, nhất là những thanh niên học sinh. Người mà suốt đời dốc lòng theo đuổi ý chí của mình, trước sau không thay đổi ý ban đầu mà lại giành được thành công (điều này đương nhiên là may mắn), trong xã hội biến đổi nhanh chóng ngày nay là rất ít. Hiện nay tri thức đổi mới nhanh chóng, thế giới cũng không ngừng đổi mới đang luôn vẫy gọi bạn.
Nhà thực vật học nổi tiếng Thái Hy Đào, vốn rất yêu văn học, Lỗ Tấn gọi những tiểu thuyết của ông viết ra là viết "có khí thế của Đại Hán Quan đông", ông mong muốn trở thành nhà văn. Nhưng vì nhà nghèo không học nổi Cao trung (tức PTTH), viết tiểu thuyết không có cách gì kiếm sống được, nên buộc phải đến Sở điều tra sinh vật Tĩnh sinh, Bắc Bình làm thực tập sinh. Sau đó không lâu ông đã yêu thích ngành này, say mê thực vật học, trong rừng đại ngàn ông làm việc vui vẻ hồ hởi đã trở thành nhà nghiên cứu thực vật á nhiệt đới có quyền uy của Trung Quốc, giành được vinh dự trong và ngoài nước.
Cho nên, trong khoảnh khắc chọn ngành học, nếu như chẳng may bạn rơi vào cảnh không còn cách nào hơn, bạn cũng có thể không nên thất vọng, không nên ta thán, hãy chờ đợi một mục tiêu mới sẽ mỉm cười với bạn. Có thể có một lĩnh vực càng thu hút bạn hơn đang chờ đợi bạn thi thố tài năng đấy!