Tính tình giữa người với người không hợp bắt nguồn từ tính không thông của ý thức.
Bạn không có cách nào nhận thức được chính bạn.
Người quen cưỡi ngựa hung dữ, cầm cương ngựa khác càng
xem thường.
"Ðời người phải biết mình đã đầy đủ!"
"Tri âm, việc sao khó thế! âm quả thực khó biết, tri quả thực khó gặp. Gặp được tri âm của mình phải nghìn năm mới có một lần chăng?".
Bạn thấy đấy, bạn tri âm sao mà ít đến thế! Người hoàn toàn hợp với tính tình của bạn sao mà ít đến thế! Bạn thử bấm đầu ngón tay để tính xem trên thế giới này có mấy người hoàn toàn hợp với tính tình của bạn? Nhiều người suốt đời không hề gặp được một người tri âm!
Màng ngăn cách giữa người với nhau, tính tình không hợp giữa người với nhau bắt nguồn từ tính không thông của ý thức.
ý thức, nhìn không thấy, sờ không đến, mình cũng không biết ý thức của mình tồn tại ra sao, nó không có hình bóng, không có dấu vết, không có khí, không có mầu sắc, mà lại từng giờ từng phút tồn tại trong thân hình của bạn, ý thức của bạn không bao giờ cùng xáo trộn, cùng lẫn lộn với ý thức của người khác, mà không ai gặp ai cả. Mặc dù có thể dùng ngôn ngữ làm môi giới tiến hành trao đổi ý thức, đó cũng chỉ là sự trao đổi ý thức giả tạm thời của bạn sau khi chắt lọc qua lý tính và cảm tính.
ý thức một khi chuyển hóa thành ngôn ngữ trao đổi với người khác, nó có thể hoàn toàn khác hẳn, liên quan với bản thân ý thức của bạn rất xa vời. Bởi vì không nghi ngờ gì nữa nó cần phải tiếp nhận ảnh hưởng của đối tượng trao đổi, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh tự thân, chịu ảnh hưởng của quan niệm thế tục mạnh mẽ, chịu hàng loạt ảnh hưởng của nhân tố xã hội và nhân tố văn hóa.
Nó đã không phải là nó nữa!
Hơn nữa, ý thức không chiếm không gian, chỉ tồn tại trong dòng thời gian, một thoáng là mất. ý thức bạn trao đổi với người khác lúc này chỉ đại biểu cho ý thức của bạn lúc đó, không đại biểu cho ý thức tương lai của bạn. Tương lai của bạn lúc đó vẫn là một lỗ trống rỗng. Cái gọi là tính ổn định tương đối của ý thức chỉ là một khái niệm cực kỳ mềm yếu. Lỗ trống rỗng được điền đầy nhờ sự tồn tại sinh mệnh và sự tồn tại ý thức của bạn từ lúc đó trở về sau.
Do đó, bạn không có cách nào nhận thức được bản thân mình. Tính tình của bạn lúc đó không chắc hợp với tính tình trước đó, cũng không chắc hợp với tính tình sau đó.
Như thế thì tính tình của người khác khó hợp với tính tình của bạn, thì cũng là phải lẽ thôi.
Cho nên việc đi lại giữa người với nhau không có cách gì đòi hỏi quá cao tính tình phải hợp nhau. Việc đi lại với người tính tình không giống mình là việc đi lại giao tiếp phổ biến nhất trong giao tiếp nhân tế (giữa người này với người khác).
Chí bất đồng, đạo bất hợp không thể cùng nhau đưa ra được mưu kế cho nhau. Thế thì chỉ có tự mình phong tỏa, đóng cửa nhốt trong nhà không giao thiệp với người khác, mãi mãi vẫn là kiến thức hẹp hòi. Như thế thì bạn là anh nghèo sẽ chỉ mãi mãi làm phận nghèo vậy.
Bạn phải làm thay đổi mình, tham dự vào xã hội, bạn muốn giao tiếp, thì phải giao tiếp với người tính tình không hợp với bạn.
Cơ sở tâm lý thực hiện thành công việc giao tiếp này sẽ là: hiểu đối tượng đang đối mặt với bạn là một người không thể hợp với tính tình của bạn. Anh ta hoặc ở mặt nào đó đi ngược lại bạn, không cùng đứng ở một vị thế với bạn; ở một mặt nào đó không đáng nhòm ngó đến bạn, hoặc hiểu nhầm bạn một cách sâu sắc, thậm chí anh ta có thể trước mặt bạn muốn tỏ ra khôn vặt, muốn làm một âm mưu ngụy kế, hoặc là anh ta giao tiếp với bạn chỉ là có ý lợi dụng bạn một chút, sau khi lợi dụng thì quên bạn luôn hoặc là gác ra một bên, hoặc là qua cầu rút ván, hoặc rõ ràng chính là ?khắc tinh? của bạn...
Nhưng bạn phải đi lại với anh ta, không nên tránh, không nên khép chặt cửa của mình. Bất kể anh ta thuộc người dạng nào, bất kể anh ta không hợp tính tình với bạn như thế nào, bạn đều không cần phải để ý. Bạn chỉ cần nắm chắc một điểm đã là đủ: Bạn và anh ta có tồn tại lợi ích chung không? Tồn tại ở chỗ nào? Ði lại với anh ta lợi nhiều thiệt ít hay là lợi thiệt ngang nhau hay là lợi ít thiệt nhiều?
Lý tưởng cuối cùng của con người, tồn tại cơ bản của con người, việc đi lại giữa người với nhau, xét đến cùng đều ở chỗ theo đuổi lợi ích. Lênin đã từng nói: ?Nếu bạn không giỏi đem lý tưởng và lợi ích của người tham gia đấu tranh kinh tế kết hợp chặt chẽ lại với nhau, như thế thì lý tưởng cao cả nhất cũng sẽ không đáng một xu.? (Lênin toàn tập trang 369, quyển 1).
Ðây thật ra không phải đơn thuần chỉ mưu kiếm lợi, mà là một thiết kế chân thực vứt bỏ hình thức giả dối và rỗng tuếch.
Chỉ cần bạn với anh ta có lợi ích chung tồn tại, anh ta sẽ không làm tổn hại lợi ích của bạn, đi lại với anh ta lợi nhiều thiệt ít, bạn cũng sẽ chỉ hợp tác với anh ta trên điểm này, đi lại với anh ta mà thôi. Bạn không cần phải đi kiêng dè tính tình và phương thức xử thế khác của anh ta, đó là việc của bản thân anh ta không có liên quan gì đến bạn. Không cần phải suy nghĩ nhiều đến thế, kiêng dè nhiều đến thế.
Ðương nhiên, bất cứ lúc nào bạn đều nên hiểu phải quan tâm đến mình như thế nào, không nên ngu xuẩn đến mức rơi vào cạm bẫy của người khác.
Ðương nhiên, có thể bạn sau mấy lần đã từng mắc vào tròng trở nên khôn ngoan hơn, có thể sự thông minh của bạn là học được từ trong lúc mắc vào trong, từ trong ngu xuẩn. Ðó là quá trình của sinh mệnh, không có gì lạ cả. Thất bại vài ba lần, thật ra chẳng có gì ghê gớm. Ðiều đáng sợ là vẫn cứ đóng cửa thin thít không đi lại với người khác.
Trên đời có nhiều người là những người bạn căn bản không muốn giao tiếp, mà bạn vẫn đi lại với anh ta, lại có thể đi lại với anh ta mà lại đi lại thành công, đồng thời làm chuyển biến đối với cách nhìn của anh ta. Có thể đạt được mức độ như thế, thì được xem là bạn có thuật giao tiếp khôn khéo.
Tiến sĩ Malton người Mỹ thậm chí đã nói như thế này: "Thường thường miễn cưỡng mình đi giao tiếp, gần gũi với người mà mình vốn không muốn đi lại, đây là một cách huấn luyện tốt nhất."
Ði lại với người không hợp với tính tình của mình, thậm chí còn trái ngược, đôi khi lại có thể sản sinh hiệu quả đẹp hết chỗ nói. Nghe nói Socrates để tu thân dưỡng tính, nhằm làm trong sạch tinh thần của mình trong những tiếng lải nhải và mắng nhiếc của đám nữ giới độc ác đến chết người, mới lấy một người đàn bà hung hãn, lòng dạ hẹp hòi, ngu đần khó cảm hóa làm vợ. Sau khi cưới, Socrates không thể hưởng thụ tình yêu tế nhị triền miên trong niềm hiền dịu, ngược lại là trong đi lại, giao tiếp với người đàn bà hung hãn này đã huấn luyện được tính bền bỉ và tinh nhanh. Có một lần, sau khi ông ta bị người đàn bà hung hãn này mắng nhiếc cho một chầu, ông ta vốn muốn ra đi khỏi nhà, không ngờ vừa đi ra đến cửa, người đàn bà hung hãn này đem một thùng nước lạnh từ trên cửa sổ hắt vào ông ta. Socrates nhẹ nhàng nở nụ cười nói với bà ta:
"Tôi đã biết từ lâu, sau tiếng sấm tất sẽ có trận mưa rào".
Người ta hỏi động cơ chân thực của ông lấy bà hung hãn làm vợ, ông nói - người giỏi dạy ngựa, bao giờ cũng chọn con ngựa hung dữ để cưỡi, cầm cương điều khiển ngựa khác thì xem thường. Nếu như tôi có thể chịu đựng nổi người đàn bà như vậy, thì trong thiên hạ liệu có còn ai mà lại không sống chung được?
Socrates là người thành công.
Ông đã điều khiển con ngựa hung dữ. Trên thế giới chẳng có mấy người giống như ông đem cuộc sống, đem ?bản thân? chơi ngược thấu triệt đến như thế.
- Ðấy, đại khái có phần công lao thuộc về người vợ ngang ngược hung hãn tính tình ngược hẳn với Socrates.
Bạn có thể làm thử một chút, đi lại giao tiếp, sống chung với một người tính tình không hợp với bạn lâu dài, phát sinh hứng thú đối với anh ta.
- Tinh thần yêu mến người chân thực không dối trá là tinh thần yêu mến người chuyển kẻ thù thành bạn.