7 thói quen của bạn trẻ thành đạt

Thói Quen 5: Biết Lắng Nghe Để Thấu Hiểu Và Để Được Thấu Hiểu

 

k6ecp-70.jpg

25 tháng 7

Trước khi muốn mang đôi giày của người khác thì tôi phải tháo đôi của mình ra.

- Khuyết danh

26 tháng 7

 

THÓI QUEN 5:

Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu

Bí quyết trong giao tiếp và tạo ra sự lôi cuốn đối với người khác có thể tóm gọn như sau: “Hãy lắng nghe để thấu hiểu”.

09n-71.jpg

27 tháng 7

Tại sao thói quen này lại là bí quyết để tiếp cận người khác?

Đó chính vì nhu cầu sâu thẳm nhất của con người là được thấu hiểu. Ai cũng mong muốn được người khác tôn trọng và nhìn nhận giá trị của mình.

28 tháng 7

Họ sẽ không bộc lộ những điểm yếu của mình trừ phi họ cảm nhận được sự yêu thương chân thành và thấu hiểu của người đối diện.

29 tháng 7

Bạn có bao giờ nghe câu nói: “Mọi người không để ý tới việc bạn hiểu biết đến đâu cho tới khi họ biết bạn quan tâm tới họ đến mức nào”?

Điều này thật đúng. Nếu có ai đó không thèm lắng nghe hoặc hiểu bạn, bạn có chú ý tới những gì họ nói hay không?

30 tháng 7

XIN HÃY LẮNG NGHE

 

Khi tôi đề nghị bạn nghe tôi,

Bạn bắt đầu khuyên bảo đủ điều

không thèm nghe tôi nói.

Khi tôi đề nghị bạn nghe tôi,

Bạn bắt đầu tuôn ra lý lẽ,

giày xéo lên những cảm giác của tôi.

Khi tôi đề nghị bạn nghe tôi,

Bạn cho rằng bạn phải làm điều gì đó

để giải quyết vấn đề của tôi.

Bạn làm tôi thất vọng.

Xin hãy lắng nghe,

đó là tất cả những gì tôi muốn.

Đừng nói hay làm gì cả, chỉ cần nghe.

31 tháng 7

qupq-122.jpg

Năm kiểu nghe không tốt:

  • Lơ đãng
  • Giả vờ nghe
  • Nghe có chọn lọc
  • Chỉ nghe lời nói
  • Nghe một cách chủ quan

1 tháng 8

Lơ đãng

Đừng tỏ ra lơ đãng khi một ai đó đang nói chuyện với ta.

Có thể họ đang nói đến những điều quan trọng nhưng chúng ta lại không chú tâm và thế là chúng ta không nghe thấy được.

2 tháng 8

Giả vờ nghe

mkivl-123.jpg

Nếu bạn không chú ý lắm tới những gì người khác đang nói, nhưng cũng vờ như đang chăm chú lắng nghe bằng cách trả lời những từ đệm như: “vâng”, “ừ hử”, “hay đó”, “nghe tuyệt lắm” v.v.

Sau cùng người nói vẫn sẽ nhận ra và họ cảm thấy rằng những lời nói của họ không đáng để được nghe.

3 tháng 8

Nghe có chọn lọc

Nếu bạn chỉ nghe những gì mình muốn nói thay vì những gì người khác muốn nói, chắc chắn kết quả là bạn sẽ không thể xây dựng được những tình bạn lâu dài.

4 tháng 8

Chỉ nghe lời nói

Điều này thường xảy ra khi chúng ta chỉ chăm chú lắng nghe lời người khác nói nhưng không để ý đến cách nói, tình cảm và những gì ẩn chứa đằng sau câu nói đó.

Hậu quả là chúng ta sẽ hiếm khi chạm được vào những suy nghĩ sâu nhất bên trong trái tim của một con người.

5 tháng 8

Nghe một cách chủ quan

Đó là khi ta chỉ nhìn mọi việc theo quan điểm của riêng ta.

Câu nói cửa miệng cho kiểu nghe này là: “Ồ, mình biết chính xác cậu cảm thấy thế nào rồi.” Thật ra, ta chẳng biết họ đang cảm thấy thế nào mà chỉ biết chính xác ta cảm thấy thế nào, và ta cho rằng họ cũng có cảm giác giống ta.

6 tháng 8

Nghe một cách xét đoán

Khi quá bận rộn xét đoán người khác, chúng ta đã không nghe những lời nói của họ.

Và thế là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội tạo ra một khoản gửi trong tài khoản quan hệ với họ.

7 tháng 8

Nghe và khuyên bảo

Cô em bé bỏng không cần bất cứ một lời khuyên nào từ ông anh nhiều thiện chí, dù nó có hay có đúng cỡ nào đi nữa.

Cô chỉ cần được lắng nghe.

Chỉ khi cô cảm thấy mình được lắng nghe, cô mới có thể sẵn sàng đón nhận lời khuyên của ông anh.

8 tháng 8

Nghe và thăm dò

Không ai muốn bị điều tra xét hỏi. Nếu bạn đặt ra nhiều câu hỏi và không thu lượm được gì, có lẽ bạn đang thăm dò đó.

Đôi lúc người ta chưa chuẩn bị tâm lý để cởi mở và không muốn chuyện trò.

Hãy học cách là một người biết lắng nghe ở những thời điểm thích hợp.

9 tháng 8

Để có thể lắng nghe một cách chân thành, trước tiên bạn cần lắng nghe bằng đôi mắt, trái tim và cả đôi tai của mình nữa.

10 tháng 8

Để hiểu những gì người khác nói, bạn cần phải lắng nghe những điều mà họ không nói.

11 tháng 8

Cho dù ngoài mặt mỗi người có tỏ ra cứng rắn đến đâu thì họ vẫn có những điều tế nhị bên trong và có một nhu cầu rất riêng cần được thấu hiểu.

12 tháng 8

Nhìn nhận sự việc dựa trên quan điểm của người khác cũng giúp bạn lắng nghe tốt.

“Chừng nào anh chưa đi cả dặm

bằng đôi giày của kẻ khác,

anh chưa thể cảm nhận được mùi hôi

thực sự là như thế nào.

- Robert Byrne

13 tháng 8

Mỗi người trên thế gian này đều mang một đôi kính có màu sắc khác nhau và không đôi nào giống đôi nào cả.

zbam8-124.jpg

14 tháng 8

Nếu bạn muốn cải thiện mối quan hệ với bố hoặc mẹ, hãy thử lắng nghe họ như thể bạn đang lắng nghe một người bạn.

tohft-125.jpg

15 tháng 8

Nếu bạn biết lắng nghe và hiểu bố mẹ, hai điều khó tin sẽ xảy ra.

Trước hết họ sẽ tôn trọng bạn hơn.

Hai là bạn sẽ có nhiều tự do hơn trong những quyết định riêng tư của mình. Nếu cảm thấy bạn hiểu họ thì họ sẽ sẵn lòng nghe bạn và sẽ tin bạn hơn.

16 tháng 8

Để cải thiện quan hệ với bố mẹ, bạn cũng có thể khởi đầu việc tạo lòng tin với họ.

Hãy thử nghĩ xem điều gì quan trọng để bố mẹ tin tưởng mình.

Hãy đặt mình vào vị trí của họ và suy nghĩ theo cách của họ.

Việc đó có thể chỉ là rửa chén bát hay đổ rác, giữ lời hứa về nhà sớm khi đi chơi tối...

17 tháng 8

Để hiểu được người khác là điều không khó, nhưng để được người khác thấu hiểu cũng không phải là dễ.

18 tháng 8

Những cảm giác không được thể hiện mình không hề biến mất. Chúng vẫn âm thầm sống trong lòng bạn và sau đó sẽ bột phát theo những cách thức khó xử hơn.

Hoặc là bạn chọn cách chia sẻ cảm giác của mình hoặc chúng sẽ gặm nhấm trái tim bạn.

19 tháng 8

Việc đưa ra ý kiến phản hồi cũng là một phần quan trọng để được thấu hiểu.

Nếu người bạn thân đang có những ảo tưởng, bạn có nghĩ rằng hắn cần nghe những ý kiến phản hồi chân thành, được nói ra một cách tế nhị?

Có bao giờ bạn trở về nhà sau một cuộc hẹn hò và khám phá rằng có một miếng rau dính vào răng bạn từ chiều đến giờ? Thẹn thùng, bạn nhớ lại ngay lập tức những nụ cười tối đó.

Bạn có ước gì lúc đó có một người chân thành nói cho bạn biết điều gì đã xảy ra...

20 tháng 8

Trước khi góp ý với ai điều gì, bạn hãy tự hỏi:

  • Nếu động cơ phản hồi ý kiến của bạn không tương ứng với mối quan tâm lớn nhất của người ấy thì có lẽ đó không phải là lúc để nói.

rp8km-100.jpg

21 tháng 8

  • Tiếp theo, khi cho ý kiến phản hồi, bạn hãy dùng ngôi thứ nhất chứ đừng dùng ngôi thứ hai trong câu nói của mình.

Ví dụ bạn nên nói: “Mình cho rằng bạn hơi nóng tính.” Khi bạn dùng ngôi thứ hai, thông điệp sẽ có tính chất đe dọa hơn vì nó có vẻ như bạn đang áp đặt : “Cậu có tính khí kinh khủng quá.”

22 tháng 8

Bạn có hai lỗ tai nhưng chỉ có một cái miệng, vậy hãy sử dụng chúng sao cho phù hợp.

23 tháng 8

9f05-101.jpg

Một phút nhìn lại mình về cách lắng nghe:

Hãy xem bạn nhìn người đối diện được trong bao lâu khi họ đang nói chuyện với bạn.

24 tháng 8

mv4ej-103.jpg

Một phút nhìn lại mình về cách lắng nghe:

Hãy tìm một cái ghế, và hãy xem người ta giao tiếp với nhau như thế nào. Hãy xem cử chỉ của họ nói lên điều gì.

25 tháng 8

Một phút luyện tập để có thể lắng nghe tốt hơn:

  1. Một lúc nào đó hãy thử hỏi bố hoặc mẹ: “Công việc có tốt không ạ?”. Hãy mở trái tim mình ra và lắng nghe một cách chân thành. Bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả của nó.
  2. Khi nào bạn thấy mình muốn chôn giấu tình cảm thì cố cưỡng lại. Thay vào đó hãy biểu lộ một cách thật chân thành.