Thường vẫn có khoảng 40 triệu người Mỹ bị đau vì bệnh kinh niên hoặc bệnh trọng. Nhiều ngươi đã dùng các loại thuốc giảm đau tuy rằng thuốc này không trị được căn nguyên bệnh. Có thể phân biệt:
LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU THÔNG DỤNG - Thuốc giảm đau mọi người thường dùng như aspirin và acetaminophen có tác dụng giảm đau nhức. Những thuốc này không gây nghiện. Dùng lần này, lần sau lại dùng vẫn công hiệu
LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU CÓ THUỐC NGỦ
Những thuốc như codeìne hoặc morphine, tác động tới hệ thần kinh trung ương làm người bệnh mất một phần cảm giác. Thật ra, thuốc không xoá được nguyên nhân gây đau mà chỉ giúp cho người bệnh chịu đựng được lâu hơn thôi.
Vì cơ thể có thể quen với thuốc, nên nếu dùng luôn, dần dần phải tăng liều mới thấy hiệu quả. Ngưng thuốc, cơn đau lại trở lại. Do đó bệnh nhân dễ bị nghiện thuốc.
Để giảm các tác dụng không có lợi cho cơ thể của thuốc giảm đau, nên:
- Uống thuốc với nhiều nước hoặc sữa (1 ly đầy), để thuốc vào hệ tiêu hoá nhanh, bớt tác dụng không tốt với dạ dày.
- Nên nhớ, thuốc nào cũng như con dao hai lưỡi, vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Bởi vậy, nên hỏi kỹ bác sĩ hay dược sĩ về ý nghĩa những lời chỉ dẫn trong tờ giấy in để trong hộp thuốc.
- Nên chọn liều nhẹ nhất mà bác sĩ chỉ định, hơn là liều tối đa.
- Không nên đợi tới khi đau quá rồi mới dùng thuốc vì như vậy, thuốc khó có tác dụng hoặc lại buộc phải uống liều nặng hơn.
- Nếu cơn đau làm bạn mất ngủ, không được uống thuốc ngủ đồng thời với thuốc giảm đau. Chỉ nên uống thuốc giảm đau thôi.
- Vì thuốc lá có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc chữa bệnh nên nếu bạn nghiện thuốc, cần nói cho bác sĩ biết.
- Nếu thuốc gây phản ứng phụ, trước khi đổi thuốc khác, cần báo cho bác sĩ biết để giảm liều lượng thuốc đang dùng đi
- Nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau, có thể hỏi bác sĩ để dùng xen kẽ 2 thứ thuốc - như aspirin và acetaminophen chẳng hạn - để tránh sự quá quen với 1 thứ thuốc (lờn thuốc) có thể xảy ra.
- Không nên nghĩ rằng, chỉ có thuốc mới làm giảm đau được
- Ngoài thuốc, còn các phương pháp điều trị khác như phương pháp thư giãn, phương pháp giảm stress (chương6) phương pháp chườm nóng, chườm lạnh v.v...