Bệnh tiêu chảy ngược với bệnh táo bón. Chúng ta, ai cũng có thể đã bị qua một vài lấn. Bệnh nhẹ chỉ trong một, hai ngày: Tuy vậy, những trận đau bụng vì dạ dày và ruột bị co bóp, thì không thể nào quên! Nguyên nhân bệnh thì nhiều. Có thể tóm tắt:
- Bị nhiễm độc vì vi-rút, vi khuẩn, ăn hay uống phải đồ nhiễm độc, nhất là trên đường đi du lịch tới những nơi lạ.
- Ăn phải bánh đã để lâu, mốc.
- Bộ máy tiêu hoá bị dị ứng.
- Quá lạm dụng việc dùng thuốc tẩy, thuốc tiêu.
- Có sự xáo trộn vê tinh thần.
- Dị ứng với một số thuốc kháng sinh như tetracylin, cleocin, ampicillin.
- Viêm ruột.
- Triệu chứng ung thư ruột.
Cơ thể người đi tiêu chảy bị mất nhiều nước. Do đó, phải uống nhiều nước để bù đáp lại. Việc này rất cần thiết, nhất là đối với trẻ em. Nên cho ăn súp, nước luộc thịt, uống nước gừng, ngậm nước đá, uống nước đun sôi để nguội.
Sau đây là một số điều nên chú ý theo:
- Ăn ít. Những ngày đầu, tránh ăn chất đặc.
- Nên ăn: chuối, cháo gạo, nước táo, bánh mì nướng. Những thức ăn trên có tác dụng làm phân cứng lại.
- Khi đã đỡ nên ăn nhẹ, ăn các thứ ăn mềm. Kiêng ăn các chất béo, nhiều dầu, mỡ và prôtêin.
- Không ăn các chất có nhiều xơ, bánh làm từ ngũ cốc còn nguyên hạt, nhiều cám.
- Kiêng trái cây, rau sống, đồ nguội, bánh để tủ lạnh, kẹo, uống cà phê và mọi thực phẩm cứng, lâu tiêu.
- Hạn chế hoạt động để ruột được phục hồi. Có thể dùng thử các thuốc có Bismuth.
Nếu từ 48-72 giờ, bệnh không thuyên giảm, đặc biệt, nếu thấy phân có máu, cần phải tới bác sĩ để khám và hỏi ý kiến.