Chúng ta chưa bàn tới vấn đề có nên uống rượu hay không mà chỉ nói tới việc: mỗi ngưòí cần phải biết rõ cơ thể của mình, chịu đựng được bao nhiêu rượu? bảng “tác dụng của rượu tới cơ thể" sẽ chỉ cho các bạn rõ các trạng thái thần kinh, cử chỉ, hành động của chúng ta phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu như thế nào.
Uống rượu càng nhiều, thì nồng độ rượu trong máu càng cao. Người ta thường nói: có người uống ít đã say, có người uống nhiều lại không say". Việc say rượu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trước khi uống rượu bạn đã ăn chưa? Ăn ít hay nhiều? Nếu bạn chưa ăn, dạ dầy còn trống rỗng thì bạn sẽ mau say hơn. Thức ăn trong dạ dầy làm rượu chuyển vào máu chậm hơn.
- Cách uống của bạn thế nào? Uống ừng ực hay nhâm nhi? Cơ thể của một người bình thường có khá năng hấp thụ và chuyển biến rượu thành chất khác - (hiện tượng trao đổi chất) - mỗi giờ được 9,15 gam rượu tương đương với 340 gam bia hoặc một cốc rượu vang quãng 142 gam hoặc 42 gam rượu khai vị.
Bởi vậy bạn uống 3 ly rượu trong một giờ khác với bạn cũng uống 3 ly rượu nhưng nhâm nhi trong thời gian cả buổi chiều.
Bạn uống loại rượu nào: rượu Vốtka chứa 50% rượu, bia chỉ có từ 3,2-5% rượu. Bởi vậy người ta phân biệt rượu nặng" và rượu "nhẹ". Uống rượu "nặng" mau say hơn.
Độ cácbônát của rượu - Rượu Champagen (sâm-banh) có lượng cácbônát cao, dễ ngấm vào cơ thể mau hơn các loại rượu khác.
Trọng lượng cơ thể- thường, cơ thể người nhẹ cân chuyển rượu vào máu nhanh hơn người nặng cân.