Làm thế nào để hóa giải thế bí trong quan hệ giao tê?
Người ta làm việc gì cũng cần phải danh chính ngôn thuận, có một lập luận để trình bày, tìm cách giải thích tựa hồ như hễ có lý thì mọi việc sẽ suôn sẻ. Có người quá mê tín vào những lý do, thậm chí không cần nghe biết điều gì khác. Cái gọi là mượn cớ kỳ thực chỉ là không có lý mà đi tìm lý cho nên khi ta đi mượn cớ thì ta phải có vẻ có đầy đủ lý mới có cơ hội khoa trương nếu không chỉ làm cho người ta nghi ngờ và cảnh giác.
1. Dù cho nói lung tung cũng phải có cách nói
Loài người là động vật có lý tính, việc lớn việc nhỏ đều phải có tên gọi, có cách gọi, có cách nói. Dù cho một tên vô lại cũng không chịu để cho người khác mắng chửi vô lý, tự chúng nó cũng có lý dù là lý không đúng. Hoàng đế giết quan lại, trừ kẻ chống đối cũng cần phải giải thích cho bá quan văn võ mặc dù muốn bắt tội thì nói thế nào cũng được. Trong đời sống hàng ngày, nhiều lúc chúng ta cũng phải tìm một chiêu bài để ẩn thân. Chiêu bài thì lúc nào cũng cần, chẳng qua dàn dựng chiêu bài giỏi hay dở. Có một câu chuyện rất lý thú, một người ấn Độ ăn cắp bị bắt quả tang. Không ngờ kẻ cắp chẳng chút sợ hãi mà lại vênh váo nói rằng: "Nếu như tôi lấy vật này rồi chạy trốn, đó mới là ăn cắp. Nhưng hiềm tại tôi mới chỉ cầm vật này mà thôi, cùng lắm thì tôi trả lại cho ông, thế thôi. Nói xong bèn đàng hoàng chắp tay sau lưng bỏ đi.
Lại còn một chuyện khác, có một người bạn lần đầu tiên đến ấn Độ du lịch xảy ra cãi cọ với người khác. Khi ông ta vào khách sạn ăn cơm đã rời chỗ ngồi vài lần, một lần trở lại ghế ngồi thì thấy một chàng trai đang móc ví trong túi chiếc áo khoác của ông treo trên ghế, ông ta bèn mắng kẻ cắp thì kẻ cắp thản nhiên bảo đang lau hộ chiếc ví chứ không nhận là đang ăn cắp.
Xem ra kẻ cắp ấn Độ là những bậc cao thủ bịa cớ thoát thân. Nếu như theo chúng ta thì kẻ cắp đó không có lời lẽ nào để có thể ngụy biện được, thế nhưng họ lại có thể thản nhiên đưa ra lời nói có logic nhất định, quả là không đơn giản. Trong trường hợp này, đối phương rất trấn tĩnh và nhanh trí dù hoàn cảnh hết sức nguy hiểm.
Đó là vì một khi người ta nhận sai lầm rất có khả năng không bao giờ ngóc đầu dậy được mà bị đối phương xỏ mũi dắt đi.
Đương nhiên không phải khích lệ mọi người không thừa nhận khuyết điểm, xúi giục những hành vi đổi trắng thay đen, ở đây chỉ nhấn mạnh một điều có một số người vừa mới gặp lần đầu mà đã mở miệng nói toàn những điều vô lý thì chỉ khiến cho họ không đứng vững được chứ không ích lợi gì.
Nếu không nhìn xa thấy rộng, mượn cớ lung tung thì chỉ có thể gặp nhiều phiền toái thậm chí mất tính mạng. Dùng chiêu bài này để làm việc ác thì không thể nào có kết quả tốt đẹp.
2. Danh chính thì ngôn thuận
Những người làm quảng cáo là những cao thủ tìm ra các chiêu bài.
Ví dụ như khi bắt đầu quảng cáo cà phê tan ở nước Mỹ đã xảy ra một câu chuyện như sau. Công ty cà phê này vốn dự đoán cà phê tan giản đơn tiện lợi sẽ được các bà nội trợ hoan nghênh, không ngờ trái lại hàng bán không chạy. Không phải vấn đề mùi vị mà bởi vì ấn tượng về cà phê lúc bấy giờ ở Mỹ là rang xay, pha thế trong gia đình cho nên người ta không thích nói đến giản đơn và tiện lợi.
Công ty bèn đổi cách quảng cáo, nhấn mạnh đặc điểm tiết kiệm thời gian để cho các bà nội trợ chăm sóc chồng và con. Thay đổi cách quảng cáo như thế khiến cho các bà chủ nhà yên tâm vì dùng cà phê tan không mang tiếng sợ khó nhọc mà là để có thêm thời gian chăm sóc chồng con.
Từ khi đổi cách quảng cáo thì sản lượng cà phê tan mỗi năm bán ra nhiều hơn. Bất kể sự việc gì cũng có hai mặt. Nói truyền thống là hàm ý cổ lỗ. Nếu chỉ nhấn mạnh cà phê tan đơn giản tiện lợi thì người ta nghĩ là ăn cắp công đoạn, sợ khó nhọc, những nếu đổi là tiết kiệm thời gian thì được chấp nhận.
Con người là như thế, làm việc gì cũng cần danh chính ngôn thuận, đưa ra một chiêu bài nào đó thì người ta lại vui lòng tù lừa dối mình mà làm theo, nhất là khi việc đó có lợi cho họ. Trong thực tế, người nghiện rượu đều nói họ không chủ động đòi uống rượu mà đưa ra chiêu bài nể người ta mời mà uống. Tựa hồ là một tâm lý đặc thù của người Trung Quốc khi làm một việc gì đều tìm ra một lý do để từ chối trách nhiệm, dù rằng biết mình có trách nhiệm cũng nhất định từ chối. Lợi dụng loại tâm lý này trước tiên ta phải chuẩn bị cho đối phương một cái cớ để đối phương không tự chủ. Ví dụ khi tặng quà thì nói:" Ngài giúp đỡ tôi quá nhiều không biết phải cảm kích như thê"nào mới phải, đây là một chút lòng thành nho nhỏ của tôi xin ngài nhận cho". Do đã có cớ cho nên đối phương vui lòng nhận lễ vật mà không sợ bị coi là tham nhũng ăn hối lộ.
3. Bảy loại lý do tô ưu đê tặng quà
Tặng quà là một hành động không thể thiếu được trong giao tế giữa người và người. Phương pháp tặng quà thích đáng thì làm cho người ta vui vẻ, không khí thoải mái. Cách tặng không tốt thì người ta trả lại, nhất định trong lòng sẽ khó chịu nhiều ngày. Cho nên phải nắm vững kỹ xảo tặng quà mới có thể hoàn thành tốt đẹp quá trình tặng qùa.
Việc đau đầu nhất trong tặng quà không gì bằng đối phương không muốn nhận hoặc cự tuyệt một cách nghiêm khắc, hoặc từ chối một cách khéo léo, hoặc nhận rồi gửi trả đều khiến cho người tặng quà vô cùng xót xa, tiền mất tật mang, thật hết sức thảm thê. Vậy thì làm thế nào để mỗi lần tặng quà đều thành công? Mấu chốt là tìm ra được cớ thích hợp, cách nói năng khi tặng quà khéo léo, thông minh tài trí. Có mấy biện pháp dưới đây:
1. Mượn hoa dâng phật
Nếu như ta tặng đặc sản thì phải nói là người nhà vừa gửi đến muốn chia một chút cho đối phương thưởng thức, tặng phẩm không nhiều lại không mất tiền phải mua xin ngài hãy nhận lấy. Nói chung người nhận quà thấy thái độ của ta chân tình nên không cách gì cự tuyệt sẽ nhận tặng phẩm.
2. Giả vờ biếu lại quà
Nếu như ta tặng một loại rượu thì mượn cớ người khác tặng ta mấy chai rượu ngon, nay mang một chai đến đề nghị đối phương chuẩn bị món nhắm. Như vậy uống một bình tặng một bình, quan hệ thắt chặt không bị lộ tẩy, há chẳng kỳ diệu sao?
3. Mượn ngựa săn chim
Có khi ta muốn tặng quà cho người nhưng đối phương lại quá xa lạ, không thể quan hệ được, ta phải chọn ngày sinh nhật hay ngày thành hôn của đối phương mời một số bạn cùng đến tặng quà chúc mừng, như vậy nói không người nhận quà không tiện cự tuyệt. Đến khi biết đó là chủ ý của ta, tất nhiên đối phương sẽ thay đổi cách nhìn đối với ta. Mượn sức mạnh của nhiều người để tặng quà gây cảm tình quả là thượng sách.
4. Di hoa tiếp mộc
Ông Trương muốn nhờ anh Lưu giúp một việc, định tặng một món quà nhưng sợ anh cự tuyệt làm mất mặt. Vợ ông Trương rất thân với người yêu của anh Lưu, ông Trương bèn sử dụng ngoại giao phu nhân bảo vợ mang tặng phẩm đến thăm cô gái đó như vậy nhất định thành công. Xem ra xuất kích trực tiếp không bằng đánh vu hồi.
5. Nói mượn trước trả sau
Ví dụ như ta tặng một ít tiền bạc cho một gia đình đang gặp khó khăn, có khi lòng tự trọng của họ rất cao không dễ dàng chấp nhận giúp đỡ. Nếu như tặng đồ vật thì có thể nói đồ vật này chưa dùng đến, nay bạn đang cần nên đem đến cho các bạn dùng trước, sau này mua trả lại cũng được. Nếu như tặng tiền thì có thể nói các bạn cứ tiêu trước sau này trả lại cũng được. Người nhận quà cảm thấy không phải ta bố thí, sau này sẽ trả cho nên vui lòng tiếp nhận.
6. Mượn ô đẻ trứng
Một người học trò chịu rất nhiều ân huệ của thầy nhưng khổ nỗi không tìm được cơ hội báo đáp. Một hôm, ngẫu nhiên anh ta phát hiện trong khung ảnh của thầy có một bản dập thư pháp không được phù hợp với trần thiết trong nhà.Vừa may chú của anh ta là một nhà thư pháp có ít nhiều danh tiếng trong toàn quốc, trong tay anh ta có một bản thư pháp của ông tặng, anh ta lập tức đặt bản thư pháp ấy vào khung kính của thầy giáo. Thầy giáo không những không phản đối mà lại hết sức thích thú. Người học trò đã đạt được mục đích đền ơn.
7. Mượn đường bắc cầu
Có khi tặng quà không nhất định phải bỏ tiền ra mua rồi gói to gói nhỏ mang đi tặng mà trong một số trường hợp nào đó chính tình người cũng là một loại tặng phẩm. Ví dụ khi ta thông qua một mối quan hệ, có thể mua một hàng hóa nào đó theo giá xuất xưởng, giá ưu đãi cho bạn của ta. Khi họ nhận được hàng hóa thì đồng thời họ cũng đã lận một chút tình ngươi mà ta tặng cho họ. Ta không chi xu nào chỉ bỏ ra một chút tình người và thời gian mà thu được hiệu quả không khác gì tặng quà. Vì đã chi tiền, cho nên người nhận quà rất an tâm khi nhận hàng hóa không chút phân vân, người tặng quà thì không vốn là có lời.
4. Mượn miệng người nói việc trong lòng ta
Mượn miệng người nói việc ta là một kỹ xảo quan trọng. Một việc khó nói lại được tô điểm thành "tôi nghe người ta nói" thì không còn khó chịu nữa. Những việc ta không muốn hoặc không tiện trực tiếp nói với người ta cũng có thể truyền qua người thứ ba hòa giải được mâu thuẫn.
Bây giờ kể ra vài phương pháp mượn miệng như sau:
1 Tìm một bà mối truyền thông tin
Ngày xưa trong xã hội có một loại người gọi là bà mối chuyên làm việc giới thiệu hai bên nam nữ bắc cầu đưa đến hôn nhân. Lúc bấy giờ nam nữ thụ thụ bất thân, trước khi kết hôn không có hẹn ước yêu đương. Hai bên có yêu cầu hay nguyện vọng gì đều truyền đạt qua bà mối. từ đó đủ thấy công việc này khó khăn như thế nào.
Nếu như mồm mép không linh lợi, không biết nhìn mặt mà bắt hình dong, không có bản linh giao tiếp dày dạn rằng khó làm tròn trách nhiệm bà mối.
Nếu như khi ta muốn cầu xin một người nào giúp đỡ, mà tìm được một người mối tài ba để cho họ trổ tài truyền đưa thông tin thuyết phục đối phương thì không còn gì bằng.
2. Mượn lốt hổ dọa người
Có một người muốn bán cửa xếp, ông ta biết rằng ông giám đốc công ty này quen biết ông cục trưởng nọ bèn tìm đến nhà ông giám đốc mang theo một túi táo làm quà. Trò chuyện hàn huyên xong ông ta bèn nói: "Lần này tôi đến được nhà ngài là nhờ ông cục trưởng giới thiệu, cục trưởng còn nhờ tôi hỏi thăm ngài. Nói thật gặp được ngài lần đầu mà tôi rất phấn khởi. Nghe cục trưởng nói công ty của ngài chưa lắp cửa xếp để bào vệ." Hôm sau việc buôn bán cửa xếp đã ký kết xong. Ông này đã khôn ngoan lẩn tránh không nói đến mình mà lại mượn lời ông cục trưởng để dùng thế lực của người khác đánh vu hồi khiến cho đối phương lập tức tiếp thu.
3. Kiến cho đối phương phải chủ động nói ra
Khó nói chỉ là tương đối, cùng một câu nói ta khó nói ra nhưng nếu đối phương nói rạ trước thì lại rất tự nhiên. Trong trường hợp này dẫn dắt cho đối phương nói ra trước lại là thượng sách. Ông Vương chuẩn bị nhờ ông Triệu đi buôn bán, chẳng may hôm trước đưa tiền thì hôm sau ông Triệu qua đời. Ông Vương tiến thoái lưỡng nan, nếu mở miệng đòi lại tiền thì khiến người nhà ông Triệu bực tức, nếu không đòi tiền thì bản thân mất tiền khó lòng chịu đựng được.
Sau khi giúp đỡ hoàn tất tang lễ, ông Vương bèn nói với bà Triệu rằng: "Thật không ngờ anh Triệu đi sớm thế, chúng tôi vừa mới hợp tác làm ăn. Vậy như thế này nhé: "Những hộ có quan hệ buôn bán với anh Triệu chị đều biết, chị hãy đem món tiền đó tiếp tục đưa cho họ buôn bán vậy. Chị xem có khó khăn quá không Làm sớm ngày nào tốt ngày đấy. " Ông ta hoàn toàn không bộc lộ ý đòi tiền lại tỏ vẻ hào hiệp đầy nghĩa khí. Kỳ thực ông ta biết bà Triệt không có năng lực làm việc đó, kết quả như thể nào? Bà Triệu an ủi ông Vương: " Lần này nhà tôi chẳng may có tang khiến cho việc buôn bán của ông tổn thất lớn, tôi cũng không thể tiếp tục công việc, vậy xin ông hãy mang số tiền này về tìm cơ hội khác làm ăn. "