28 ngày đêm quyết định vận mệnh Trung Quốc

Chương 3

Docsach24.com
gày 16 tháng 1 năm 1924, khi Tưởng Giới Thạch trở lại Quảng Châu, trung tâm cách mạng của Trung Quốc lúc bấy giờ thật náo nhiệt và bận rộn. Cả thành phố rợp một màu cờ, dân Ngũ Dương vốn ham buôn bán nay cũng bàn tán chính trị, nào Quốc - Cộng hợp tác, nào Tôn Tổng lý triệu tập Quốc dân đảng Nhất toàn v.v... Quân lính súng ống nai nịt tuần tra đi lại khắp thành phố, thể như sục sôi một cao trào cứu nước cứu nhà, ngựa xe rộn rịp đưa đón người tứ xứ, giọng nam giọng bắc từ khắp nơi về dự Nhất toàn. Họ gồm 165 đại biểu trong nước và 31 hải ngoại, thế mà vẫn không tìm thấy ba chữ “Tưởng Giới Thạch”, có một đại biểu khu đặc biệt Hán Khẩu, trùng tên “Giới Thạch” nhưng lại là họ “Bành”. Những nhân vật trứ danh, bô lão của Quốc dân đảng như Liêu Trọng Khải, Đới Quý Đào, Vũ Hữu Nhậm v.v... những đại biểu của Đảng Cộng sản tham gia vào hợp tác như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Cù Thu Bạch, Mao Trạch Đông v.v... đều có mặt.

Ngày 24 tháng 11 năm 1894, lúc 28 tuổi, Tôn Trung Sơn đã nhóm họp hơn 20 Hoa kiều ở Mỹ thành lập một tổ chức phản Thanh gọi là Hưng Trung hội, thông qua điều lệ của hội do Tôn khởi thảo và tuyên thệ “chống ngoại xâm, khôi phục Trung Hoa, thành lập chính phủ đại chúng”. Từ khi Hưng Trung hội ra do đời, các nơi trong nước nhiệt liệt hưởng ứng tôn chỉ của hội và cũng nhóm thành nhiều đoàn thể phản Thanh. Ngày 20 tháng 8 năm 1905, tại Tokyo, Tôn Trung Sơn lại chủ trì đại hội thành lập Trung Quốc Đồng minh hội. Đồng minh hội là tổ chức liên hợp giữa Hưng Trung hội, Hoa Hưng hội, Quang Phục hội, do Tôn Trung Sơn làm Tổng lý. Ngày nay người ta quen gọi ngưòi đứng đầu chính phủ là “Tổng lý” (thủ tướng), nhưng lúc bấy giờ “Tổng lý” có nghĩa là thủ lĩnh một chính đảng. Tôn chỉ của Đồng minh hội rõ ràng hơn, “chống ngoại xâm, khôi phục Trung Hoa, xây dựng dân quốc, quyền lợi bình đẳng” và được khái quát thành chủ nghĩa tam dân (dân tộc, dân quyền, dân sinh).

Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo khởi nghĩa Vũ Xương ngày 10 tháng 10 năm 1911, lật đổ vương triều nhà Thanh, kết thúc những thiên kỉ dằng dặc của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Theo lịch cũ Trung Hoa, đó là năm Tân Hợi và vì vậy cuộc cách mạng nói trên có tên gọi Cách mạng Tân Hợi. Ngày 1 tháng 1 năm 1912, lúc 46 tuổi, Tôn Trung Sơn đứng ra thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc, tự mình đảm nhận chức vụ Tổng thống lâm thời, và đặt niên hiệu Trung Hoa dân quốc năm thứ nhất từ đó.

Ngày 25 tháng 8 năm 1919, Tôn Trung Sơn liên tục hợp nhất Đồng minh hội với nhiều tổ chức chính trị khác như đảng Cộng hoà thống nhất, Quốc dân cộng tiến hội, Quốc dân công đảng, Cộng hoà thực tiến hội thành Quốc dân đảng và ông đảm nhận chức vụ Lý sự trưởng (thủ lĩnh) của đảng này. Ngày 23 tháng 6 năm 1992 vừa qua, người ta đã xác nhận di tích lịch sử - nơi ra đời của Quốc dân đảng (Tôn Trung Sơn), ở Bắc Kinh. Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn sáng lập và đảng Cộng hoà Trung Quốc do Viên Thế Khải cầm đầu trở thành hai tổ chức chính trị đối kháng trong quốc hội lúc bấy giờ. Ngày 4 tháng 11 năm sau (1913) quả nhiên Viên Thế Khải ra lệnh giải tán Quốc dân đảng, Tôn Trung Sơn phải lưu vong sang Nhật Bản.

Ngày 8 tháng 7 năm 1914, tại Nhật Bản, Tôn Trung Sơn tuyên bố thành lập Trung Hoa Cách mạng đảng, thực chất là những phần tử cốt cán của Quốc dân đảng đang hoạt động bí mật nhằm bảo vệ thành quả của Cách mạng Tân Hợi. Ngày 10 tháng 10 năm 1919 (cũng là ngày song thập như 18 năm trước), Tôn Trung Sơn cải tổ Trung Hoa Cách mạng đảng thành Trung Quốc Quốc dân đảng (thêm hai chữ Trung Quốc đứng đầu để phân biệt với Quốc dân đảng năm 1912), ông làm Tổng lý và nêu cao tôn chỉ “củng cố cộng hoà, thực hiện chủ nghĩa tam dân”.

Con đường khúc khuỷu của chính đảng Tôn Trung Sơn là như vậy, từ 1894 với Hưng Trung hội cho đến nay Trung Quốc Quốc dân đảng 1919, ra đời trước đảng Cộng sản, nhưng đại hội lần thứ nhất lại chậm thua gần ba năm. Người ta dùng hai chữ “Trung Cộng” để gọi tắt Trung Quốc Cộng sản đảng, cách xưng hô này đã thành thói quen trong và ngoài đảng, về sau Tưởng Giới Thạch có sáng tác thêm một thuật ngữ là “Cộng đảng”, nhưng chỉ đơn phương sử dụng mà thôi. Theo cách gọi tắt như trên, Trung Quốc Quốc dân đảng sẽ là “Trung Quốc” hoặc “Trung Dân”, xem ra không ổn, nên trước sau vẫn là “Quốc dân đảng”.

Trở lại với nhân vật Tưởng Giới Thạch, người bị Nhất toàn lạnh lùng bỏ rơi, độc giả sẽ nhận thây những điều trắc ẩn của ông. Theo ông, “Quang Tự thứ 33, tôi gia nhập Đồng minh hội”, có nghĩa là năm 21 tuổi (tính cả tuổi mụ bà) Tưởng Giới Thạch đã là đảng viên Quõc dân đảng, không thể sánh vai với các bậc bô lão như Trần Kỳ Mỹ, Hồ Hán Dân, Liêu Trọng Khải v.v... nhưng với một thành viên 17 tuổi đảng như Tưởng Giới Thạch mà không được xếp vào danh sách đại biểu chính thức của Nhất toàn thì thật đáng suy nghĩ, ngay như trường hợp Hàng Hạnh Tề - đại biểu Triết Giang lâm bệnh vắng mặt, Tưởng Giới Thạch vẫn đứng ngoài dự thính, mặc dầu ông là người cùng tỉnh, tưởng sẽ thế chân. Tưởng Giới Thạch cố đoán mà vẫn không rõ Tôn Trung Sơn gọi ông về Quảng Châu để làm gì?