Ôi!. Chào m ừng đến với tuổi trưởng thành. Cha mẹ, bạn bè, xã hội, giới kinh doanh – không ai ngoài bạn chịu trách nhiệm về cách cư xử của mình. Bạn không phải là vật tế thần. Bạn chính là nhân tố xác định quan trọng duy nhất cuộc đời mình. Và mang những hành vi đạo đức đi theo không bao giờ là quá sớm.
Hãy kiên quyết với những gì bạn tin tưởng. Vững vàng về việc thực sự bạn là ai – cả ưu thế lẫn bất lợi. Biết những việc bạn sẽ làm và sẽ không làm để vươn lên. Biết những gì bạn có thể và không thể chấp nhận. Tin tôi đi, đây là một vấn đề lớn. Công việc sẽ thử thách đạo đức của bạn và vì vậy hãy rèn luyện đạo đức mỗi ngày.
Hãy thừa nhận rằng, cuộc sống sau khi ra trường hoàn toàn khác, với một chữ KHÁC viết hoa. Bạn sống trong đời thực toàn bộ thời gian, và mọi người trông đợi bạn cư xử sao cho phù hợp. Nhưng bạn không phải là cái nút lie vụt bay ra một đại dương hoang vu, khắc nghiệt, bập bềnh, xoay vòng vòng bởi những quyền năng vượt quá tầm kiểm soát của bạn- mặc dù có cảm giác là như thế. Đạo đức của những người khác không nhất thiết phải là của bạn. Bạn và chỉ riêng bạn chịu trách nhiệm về cách cư xử của mình. Đúng, bạn phải học những nguyên tắc ràng buộc trong lĩnh vực mà bạn chọn. nhưng nếu bạn lờ đi sự khác nhau giữa cái đúng và cái sai mà bạn biết, thì bạn sẽ trả giá đắt. Không phải chỉ là chuyện mất ngủ thôi đâu.
Giả như nếu bạn có một chỗ làm tốt, chợt có người cũng để mắt đến nó. Bạn sẽ làm gì để giữ được cái chỗ làm đáng sợ ấy? Bạn sẽ làm được đến đâu? Tôi đã bắt gặp mình tự hỏi câu hỏi ấy không lâu sau khi được làm bản tin CBS.
Khi tôi b ắt đầu lên hình khá hơn thì có thêm một nữ điều phối nổi tiếng nữa, tình cờ cũng là bạn tôi. Hãng đã phô trương ầm ĩ khi thuê chị, cũng như thường lệ thôi, nhưng hóa ra chị không mang lại sự ưa thích cho khán giả. Chuyện đó không có gì lạ đối với chương trình tin tức buổi sáng- nó như cái cối xay thịt nghiền nát con người và phun họ ra – nghĩa là hãng muốn đẩy chị ra. Lạy trời đừng để họ nói thẳng vào mặt chị. Tự nhiên tôi thấy mình được phân công làm những sự kiện đáng lẽ là của chị. Tôi biết đó là ý đồ làm cho chị cảm thấy không được tin cậy. Họ bắt tôi ngồi thu hình ngay cạnh chỗ chị. Bất cứ việc gì tôi làm cũng đều ở ngay sát đằng sau lưng chị, mang đến cho chị cảm giác lo sợ. Nên nhớ, những người đã trưởng thành, đang giữ vai trò quan trọng ấy đang hy vọng người phụ nữ này sẽ phải oằn xuống vì sức ép và tự bỏ đi. Còn tôi rõ ràng là điều phối viên sẵn sàng thế chỗ sẽ đến ngồi phịch vào đúng cái ghế của
chị. Từ lâu, tôi đã biết loại thủ đoạn này là cách phổ biến của nhiều ủy viên quản trị. Họ phát kiến ra chiến lược “ ổn định nhanh” mà có lẽ quên mất những ngày sau của chính họ.
Nhưng đối với tôi, trò này còn quá mới, nó gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Đi gặp một người trong số họ, tôi nói : “ Anh biết không, đây không phải là tác phong của tôi. Tôi muốn có việc làm, nhưng không phải bằng cách này”.
Không, tôi không phải là mẹ Teresa. Tôi thừa nhận, tôi cũng khoái được tăng giờ lên hình và được chú ý. Và hoàn toàn dễ dàng hợp lý hóa bằng lời giải thích : Những người này nắm được những vị trí quyền lực của hãng là vị họ lớn tuổi hơn và sáng suốt hơn tôi, và rằng công việc thì phải như thế. Nhưng sự thật không phải như vậy. Tôi không thể đổ lỗi cho chủ hoặc cho công việc nếu chân tôi vượt quá giới hạn đạo đức. Nếu bản năng nói với tôi rằng việc đó là sai, đó là dấu hiệu đừng làm thế. Tôi không thể biết sai mà vẫn làm, rồi đổi lỗi cho phong cách của công ty để cho qua mọi chuyện. Tôi là người chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Điểm chủ yếu là: tôi đã cự tuyệt không gây sức ép cho bạn tôi. Dù sao đi nữa chị cũng đã tiến lên, còn tôi thì không bao giờ phải lúng túng khi nhìn vào mắt chị, cũng không cảm thấy mình đã làm điều gì đó có hại cho chị. Còn những người đề nghị tôi làm chuyện đó? Họ không còn được nắm những vị trí quan trọng nữa.
Có một chuyện khác minh họa cho quan điểm của tôi. Nhiều năm sau, một chủ nhiệm cử tôi đi thực hiện tiếp phóng sự mà chúng tôi đã làm cùng nhau. Sau một tháng chuẩn bị, tôi gọi điện cho các đối tượng trong phóng sự xác nhận sắp đặt các cảnh quay. Họ vô tình tiết lộ rằng, người chủ nhiệm đó đã mua bản quyền câu chuyện của họ, hy vọng sẽ dựng thành một bộ phim truyền hình rồi bán ra. Trời đất ! Ngay lúc ấy, tôi nhận ra anh ta đang lợi dụng tôi và chương trình để quảng cáo cho kế hoạch riêng của mình. Tôi biết thế là sai. Trên thực tế, chúng tôi không được phép dùng các sự kiện thời sự cho lợi ích cá nhân- và bản năng của anh ta hẳn cũng phải bảo anh ta rằng việc đó sai, vì anh ta đã giữ bí mật. Tôi thấy bị xúc phạm và bối rối. Tôi điên tiết lên, nếu tôi đưa tên và mặt tôi vào sự kiện ấy, người ta sẽ nghĩ, chắc tôi phải biết vụ thỏa thuận kinh doanh đó nên mới bỏ qua. Tôi lập tức bỏ công việc được phân công. Hậu quả là: một sự kiện lớn tiêu tan, một quan hệ công tác bị tổn thương, còn vị chủ nhiệm thì tạo được tiếng tốt- mà trong ngành truyền thông, cũng như trong nhiều ngành khác, danh tiếng của ta là tất cả.
T ất cả chúng ta đều ngày càng bộc lộ rõ những tiêu chuẩn đạo đức riêng, biết chính xác đâu là giới hạn mà mình sẽ không vượt qua. Bản năng thường cho tôi biết những
nguy cơ hơn là chuyện đúng hay sai. Có lẽ đó là do bản chất Ailen da đen trong con người tôi, nhưng tôi cũng trung thành với điều mê tín rằng gieo gió gặt bão. Vì vậy hãy dè chừng.
Khi sự cạnh tranh trong ngành truyền thông ngày càng mạnh hơn, áp lực dần trở thành mãnh liệt đến mức không tưởng được. Có nhiều chương trình hơn, nhiều chủ nhiệm hơn, nhiều người giống tôi tranh đua giành những “vụ “ lớn ( cuộc phỏng vấn đối tượng quan trọng trong ngày). Ai cũng có một cám dỗ là muốn đạp đổ ai đó nhằm đưa mình lên. Tôi đang muốn nhắc tới những lời bôi nhọ mà một kẻ cạnh tranh dùng cốt giành lấy đối tượng đang định trả lời phỏng vấn của tôi: “ Ồ, ông không cần lên chương trình của cô ta đâu. Chẳng đem lại thanh thế gì! Khán giả của tôi đông hơn nhiều ! dù sao thì , cô ta cũng chẳng ngại phỏng vấn ông sau tôi đâu”. Tin hay không tùy các bạn, những chuyện như thế đôi khi xảy ra giữa những phóng viên nổi tiếng, lương cao cốt tranh giành các cuộc phỏng vấn quan trọng.
Không, tôi không muốn làm ra vẻ trong sạch. Trung thực mà nói, tôi đã giành được đối tượng đó bằng cách nói: “ Nếu ông không lên chương trình của tôi trước thì coi như quên nó đi, tôi không thể làm sau được”. Cái kiểu vận động ấy đã phát ra từ miệng tôi nhiều lần hơn là tôi muốn thừa nhận. Thật ra, tôi đã không chịu thừa nhận cho đến khi một phụ nữ có tiếng trong ngành bảo tôi, chị đã nghe một phóng viên nổi tiếng khác nói rằng,” tôi đã thật sự bắt đầu dè chừng lời ăn tiếng nói khi phát ngôn về chị rồi”. Chiến thắng bằng cách bôi nhọ đối thủ của mình không phải là loại người mà tôi muốn trở thành.
B ắt bản năng nói cho bạn biết về đạo đức bằng cách nào? Bạn đã biết rồi đấy. Những bài học tinh thần và đạo đức học từ cha mẹ, thầy cô, và tôn giáo đã hấp thụ vào bản năng sẽ nói lại cho bạn, dẫn dắt bạn suốt cuộc đời. vấn đề là biết lắng nghe. Khi bị áp lực đè nặng, bạn phải dành thời gian dừng lại trò chuyện với chính mình, suy ngẫm xem đạo đức của riêng bạn là gì, bạn đã được dạy những gì.
Và quá trình đó không bao giờ dừng lại, đó là lý do tại sao chúng ta cần những người thầy thông thái. Họ không chỉ dạy chúng ta cách làm việc, mà còn dạy chúng ta những nguyên tắc đạo đức đặc biệt của nghề nghiệp. Ngày đầu tiên đến làm việc ở CBS, họ bắt tôi đọc đi đọc lại những quy định của hãng CBS và sổ tay hành nghề. Còn chị chủ nhiệm điên khùng của tôi lại có cách hay hơn: chị nện chúng vào đầu tôi, sao cho tôi có thể học được những việc đúng sai trong nghề phóng viên.
“ Đừng có dàn bất kỳ cảnh nào về một sự kiện. Chúng ta chỉ ghi lại những chuyện diễn ra. Chúng ta không làm
cho chúng diễn ra”.
“ Đừng nói rằng cô đang thực hiện bản tin về một vấn đề, trong khi thực sự nó nói về vấn đề khác. “
“ Đừng để cho đối tượng mua hay đưa cho cô bất cứ thứ gì.”
“ đừng,,,đừng,,,đừng”. đó là nền tảng của tôi.
Khi ra đời, hãy xác định rõ người nào có cuộc sống nghề nghiệp và những lựa chọn đạo đức mà bạn khâm phục. Để đến khi được yêu cầu làm gì đó nguy hiểm hay đáng ngờ và thấy lượng tâm hơi bị giày vò – thì HỎI HỌ!. Họ sẽ có những hướng dẫn thêm cho bạn về đạo đức và tinh thần mà bạn cần khi theo đuổi thành công.
Đôi khi người thầy của ta xuất hiện bất ngờ không cần cầu cứu. Sau khi ở CBS một thời gian, tôi đã làm vài mẩu tin cho một tạp chí truyền hình nay không còn tồn tại nữa ( một tạp chí khác nữa). Hôm đó, chúng tôi đến Quận Cam, California, bãi đậu nhà lưu động đã tồn tại ở đó từ khi phần lớn quận còn là những khu rừng cam. Nhưng bây giờ, các công ty chiếm lấy đất và quẳng mọi người ra ngoài. Trong cuộc mitting ban đêm của các cư dân ở đó, một trong những nhà tổ chức nói “ Chúng ta có một vị khách rất đặc biệt đến thăm- Maria Shriver của hãng CBS”. Người ta vỗ tay hoan hô, và tôi cho đó là dấu hiệu phải đứng ra trước mọi người phát biểu đôi lời. Tôi bỗng lên cơn phấn khích, cư xử theo cái phương thức tranh cử “ đứng lên cùng mọi người” của đảng Dân chủ. Tôi nói với họ, tôi rất vui là có thể đưa câu chuyện từ phía họ lên, rằng họ đang bị những doanh nghiệp lớn chèn ép, rằng họ là những người thấp cổ bé họng xứng đáng được lắng nghe. Tôi được người ta đứng dậy vỗ tay. Phấn khởi vì chiến thắng, tôi quay lại với đội ở cuối căn phòng.
Thế rồi nhà quay phim- một phóng viên tin tức kỳ cựu, một trong những nhà quay phim điện tử đầu tiên ở nước tôi- kéo tuột tôi ra ngoài. “ Cô đừng bao giờ làm như thế nữa nhé. Cô là một phóng viên, không phải một nhà chính trị. Cô không đến đây để ủng hộ sự nghiệp của bất cứ ai. Cô có mặt ở đây để lấy tin từ phía dân chúng, sau đó lấy tin từ phía các công ty, kể lại câu chuyện một cách trung thực và không thiên vị rồi đi khỏi đây. Thế đấy. họ hoan hô không phải vì cô là một phóng viên nổi tiếng. Họ
hoan hô vì cô là một nhân vật danh tiếng. Cô làm thế thật không hợp với đạo đức nghề nghiệp chút nào. Hãy thôi ngay cái kiểu đó”. Tôi biết, nếu ông không quan tâm đến tôi, ông có thể quay thảm họa nho nhỏ ấy và khiến tôi bị đuổi việc. Ông đã không làm thế- và tôi đã rút thêm được bài học từ một người thầy thương mến nữa.
Những bài học về cách sống mà cha mẹ dạy cho có lẽ là những điều tôi thường dựa vào nhiều nhất. Giá tôi biết mình cần chúng đến mức nào trong khi hành nghề thì tôi đã chú ý lắng nghe nhiều hơn. Cha tôi là người luôn được kính trọng, ông có cách xử sự hiểu biết, hóm hỉnh, đàng hoàng và thanh cao. Ông là người dạy tôi, đâm sau lưng người khác để vượt lên không bao giờ là việc đáng làm. Ông nói:tài năng và trí thông minh luôn thắng cuộc, nếu ta giỏi, ta sẽ luôn có việc làm tốt. Ông nói, đừng bao giờ để cho cái tôi dương dương tự đắc ra quyết định thay ta. Đó là một việc khó khăn! Nếu bạn cũng là người mạnh mẽ giống tôi, có nhiều khả năng bạn cũng sẽ có cái tôi khá lớn. Ông dạy tôi, chắc chắn phải ở giữa những người đủ trung thực, để họ hói cho tôi biết khi cái tôi trong tôi sắp sửa chiến thắng.
Mẹ là người dạy tôi làm người bền bỉ ngoan cường , tạo dựng con đường riêng vượt qua mọi vấn đề và mọi trở ngại. Giống như cha, mẹ là người ủng hộ triệt để tính trung thực và tinh thần trách nhiệm. Bà bảo- và dạy tôi bằng cách làm gương, rằng khi tôi xử lý một tình thế kém, tôi phải thừa nhận, chịu trách nhiệm về nó, không đổ lỗi cho bất kỳ ai khác, và rồi tiến lên.
Cha m ẹ còn dạy tôi về đạo đức về công việc nặng nhọc. Họ dạy tôi kính trọng những người phải ngày ngày đi làm, khâm phục những người làm hai hay thậm chí ba việc một lúc để nuôi gia đình họ. Mẹ luôn nói, “ Con may mắn có việc làm và may mắn được làm điều mà con thích”. Cha mẹ tôi còn làm cho con cái hiểu sự cần thiết của phục vụ cộng đồng – chia lại bớt những gì chúng tôi được ban cho. Cha tôi đã thành lập Tổ chức hòa bình, Tổ chức Công ăn việc làm và Head Start, cùng nhiều chương trình khác vào những năm sáu mươi. Mẹ tôi dựa vào thuyết mà mọi người đều biết về khả năng thực hiện một số việc của người tàn tật về tinh thần để tổ chức ra Đại hội Olympic đặc biệt. Tất cả các chương trình của cha mẹ tôi đều mang đến cho mọi người một cơ hội tình nguyện tham gia, chia sẻ của dư dật. Đó là một truyền thống gia đình làm phong phú thêm tâm hồn của chúng tôi, vợ chồng tôi cũng đang cố gắng truyền lại món quà đó cho con cái- sao cho chúng trưởng thành biết quan tâm đến thế giới, thay vì chỉ quan tâm đến bản thân, với những tấm lòng hào hiệp như của ông bà chúng.
M ẹ còn truyền thông điệp này cho tôi: “ Đừng phụ thuộc vào nhan sắc của con”. Mỗi lần người ta bảo trông tôi hấp dẫn, mẹ thường ở ngay sau họ cảnh báo tôi rằng, thế
giới đầy những phụ nữ hấp dẫn, rằng nhan sắc đến rồi đi, và nếu tôi muốn đạt được điều gì đó trong cuộc sống, tôi phải thực hiện nó bằng đầu óc của mình. Thực ra thì chắc chắn nhan sắc đã giúp tôi, không còn phải nghi ngờ về điều đó. Trong ngành truyền hình, ngoại hình dễ coi luôn có ích. Nhưng tôi tin rằng đó cũng là một nghề, nơi ta chỉ có thể tồn tại và thành công nếu ta dẻo dai, kiên trì, thông minh và biết giữ gìn danh tiếng của mình. Ta không thể tồn tại nếu ta đi ngang về tắt, dối trá hoặc bẻ cong sự thất.
Bài học: Không thể bỏ qua đạo lý trong công việc. mục đích ( công việc mơ ước) không biện minh cho phương tiện ( lừa đồng nghiệp). Tôi biết, đối với tôi, nói tất cả chúng ta nên giữ vững nền tảng đạo đức của mình nghe có vẻ dễ. Xét cho cùng, nếu có ai đuổi việc tôi vì lớn họng, tôi vẫn có đồ ăn dọn sẵn trên bàn. Tuy nhiên, tôi tin tất cả chúng ta sẽ thành đạt khi làm việc với những nguyên tắc mà chúng ta tin tưởng trước sau như một – và khi chúng ta làm việc với những người cũng tin và cư xử giống như vậy. Bỏ qua không làm những gì bạn biết là đúng, thì bạn đang đánh liều tên tuổi, danh tiếng của mình.
Nó còn lớn hơn cả quảng cáo, tiền bạc hoặc một vụ giao dịch. Đó là bạn là người thế nào. Đừng vội bỏ qua nó nhé.