Review Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ Nguyễn Nhật Ánh - Cuốn sách có gì thú vị?

4844 lượt xem | thứ bảy, 05/06/2021 - 08:52

Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với hơn 500.000 đầu sách được bán ra. Tác phẩm này sẽ đưa người đọc trở về những kỉ niệm gắn liền với tuổi thơ của mình, những việc làm ngớ ngẩn, những trò đùa ngây dại, những suy nghĩ vu vơ,…

Đôi khi những kỉ niệm tưởng chừng như nhàm chán ấy sẽ mang đến cảm giác bình dị đến lạ thường. Bạn có muốn quay trở về với tuổi thơ? Vậy thì bắt đầu ngay từ bây giờ thôi nào.

Sơ lược về truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh

so-luoc-ve-tac-pham

Thời điểm phát hành

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra mắt lần đầu tiên vào năm 2008, đến nay đã trải qua 67 lần tái bản và nhanh chóng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất. Đây là một tác phẩm truyện ngắn, lấy bối cảnh từ làng quê Việt Nam thân yêu, gợi mở cho độc giả những câu chuyện tuổi thơ vô cùng trong trẻo của các nhân vật chính.

Tác phẩm này còn được ví như là “con tàu của miền ký ức” đưa người đọc trở lại với tuổi thơ của mình thêm một lần nữa thông qua những cái nhìn đa chiều, phiến diện nhưng vô cùng sâu sắc của 4 đứa trẻ con. Bên cạnh đó, nhan đề “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được nhà văn này lấy ý tưởng từ một bài thơ tạm dịch là ” Vé đi tuổi thơ” của Robert Ivanovich Rozhdestvensky.

Lý do sáng tác

Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nói rằng "đối tượng cảm thụ mà tôi muốn nhắm tới là người lớn" và tác phẩm này “cho phép mình mở rộng biên độ đề tài và hình ảnh đến tối đa vì tôi viết về trẻ em nhưng là cho những ai từng là trẻ em đọc”.

Thật vậy, lý do sáng tác Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, ông muốn độc giả của mình có thể cảm nhận được tuổi thơ của mình, nắm giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp ấy mãi mãi. Bởi vì thời gian rất tàn nhẫn và chúng ta không thể nào sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ, và quay trở về tuổi thơ cũng như vậy.

Giải thưởng đạt được

Sau khoảng một năm phát hành, vào năm 2009, tác phẩm này đã giành giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam và Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 2010, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ một lần nữa được đề cử và nhận được Giải thưởng Văn học Đông Nam Á.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nội dung tóm tắt

cho-toi-xin-1-ve-di-tuoi-tho-noi-dung-tom-tat

Vẫn giọng văn trong vắt, dí dỏm và đầy tính nhân văn, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho người đọc một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đầy ắp tiếng cười trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Câu chuyện trong cuốn sách xoay quanh 4 nhân vật chính, là 4 đứa trẻ hồn nhiên, nghịch ngợm đúng với tuổi đời của chúng. Bao gồm cu Mùi, Hải cò, Tí sún và con Tủn. Thế giới tuổi thơ được tác giả miêu tả vô cùng thực tế trong tác phẩm này, nó rất thanh bình, vui vẻ và không ẩn chứa bất kỳ những lo toan hay cuộc sống vật chất khó khăn.

Cuộc sống của những đứa trẻ con tưởng chừng như quá đỗi tẻ nhạt, nhưng những nhân vật trong tác phẩm này hoàn toàn ngược lại. Chúng luôn biết cách tạo ra những trò chơi mới để thay đổi cuộc sống của mình, trải dài trong từng trang truyện là các mẩu chuyện nhỏ được đan xen một cách hợp lý. Phần để khắc họa những trò đùa vui vẻ, phần để tạo cho độc giả những xúc cảm mãnh liệt, qua đó muốn quay trở lại với quãng thời gian đó thêm một lần nữa.

Ngoài ra, tác giả còn thêm thắt những suy nghĩ, những góc nhìn khác nhau về cuộc sống của từng nhân vật thật sự khiến chúng ta phải suy ngẫm rất nhiều. Điều quan trọng nhất mà tác phẩm này làm đó đó là đưa ta trở về với thế giới tuổi thơ hồn nhiên tinh nghịch. Để rồi choàng tỉnh với sự tiếc nuối khôn nguôi ở thực tại.

Cảm nghĩ về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

cam-nghi-sau-khi-doc-tac-pham

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và bài học cuộc sống

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã khắc họa thành công một thiên đường đầy ắp tiếng cười, cả cách nhìn hài hước lẫn châm biếm về những đổi thay và sự khác biệt giữa thế giới trẻ con và người lớn. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn khác nhau, khiến cho người đọc cảm nhận được sự sâu sắc cùng với những bài học cuộc sống khắc họa vô cùng rõ ràng.

Điển hình là đoạn trích “Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Trẻ con chỉ có óc tưởng tượng”. Đoạn trích này cho chúng ta thấy rằng thế giới quan của trẻ con nhỏ bé lắm, chúng có thể tự do trở thành một người đưa ra những luật lệ, sở hữu tất cả những gì mà chúng muốn chỉ với trí tưởng tượng phong phú. Còn người lớn thì ngược lại, người lớn vẫn yêu thích việc tưởng tượng nhưng theo một ý nghĩa hoàn toàn khác. Nó có thể bao gồm các “hành vi sai trái”, “tham ô”,… làm bất kì điều gì để đạt được mục đích cá nhân.

Về cơ bản, người lớn tiếp nhận thế giới bằng óc phân tích, còn trẻ con cảm nhận thế giới bằng trực giác. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần biết rằng trẻ con phán xét họ cũng nghiêm khắc như họ phán xét chúng. Tất cả những chi tiết này được khắc họa vô cùng rõ nét trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Tất nhiên, chúng tôi không thể đề cập đầy đủ các bài học cuộc sống được rút ra trong tác phẩm thông qua bài viết này. Bạn có thể truy cập vào docsach24 để tự mình tìm hiểu thêm nhé.

Ý nghĩa tác phẩm

Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin cho mình một chỗ ngồi trên chuyến tàu về lại tuổi thơ. Thay vào đó, ông còn dành tặng tất cả mọi người một tấm vé để tìm về nơi trong trẻo, ngây ngô và yên bình nhất của đời người. Thông qua cuốn sách này, độc giả sẽ hiểu được tâm lý của trẻ con trước khi học để trở thành một người lớn.

Ai cũng đã từng muốn tuổi thơ trôi qua nhanh để lớn lên và làm những điều mà mình muốn, nhưng khi trở thành người lớn, bạn có còn thật sự cảm thấy điều này là đúng đắn? Có thể nhận thấy, “sự quay về để chìm đắm trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ, và gột rửa đi nỗi mệt nhoài khi thế giới người lớn có quá nhiều những toan tính vụ lợi, đầy xấu xa” chắc chắn sẽ là điều mà bạn đang tìm kiếm trong tác phẩm này. Đọc sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ tại trang web của chúng tôi để tự mình kiểm chứng nhé.

Đánh giá sách

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ sẽ không làm bạn cảm thấy thất vọng với những gì mà nó mang đến. Cuốn sách này thật sự là một người bạn đồng hành đáng tin cậy, thân thiết và thấu hiểu tuổi thơ của mỗi chúng ta. Đồng thời, nó còn tạo cho người đọc những cảm nhận sâu sắc, gần gũi, qua đó người đọc có thể tự soi chiếu bản thân mình thông qua từng trang sách một cách rõ nét. Bên cạnh đó, các câu chuyện được lồng ghép một cách khéo léo sẽ giúp bạn không cảm thấy bị nhàm chán. Qua đó, khắc họa những tình tiết mới, đi kèm với đó là những bài học nhân văn sâu sắc. Nhìn chung, đây là một cuộc sách tuyệt vời, nổi bật về nhiều khía cạnh.

Bìa sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ tâm đắc của tôi

cho_toi_xin_mot_ve_di_tuoi_tho__nguyen_nhat_anh

Như đã đề cập ở trên, bộ truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã được tái bản rất nhiều lần, thay đổi bìa sách liên tục với cả hai phiên bản bìa mềm và bìa cứng. Tuy nhiên, phiên bản bìa sách (bìa mềm) được tái bản vào năm 2018 thật sự khiến cho tôi cảm thấy thích thú.

Phiên bản bìa sách lần này không được tích hợp quá nhiều chi tiết, chỉ có hình ảnh của một cậu bé cùng với một chiếc máy bay giấy nhỏ xung quanh là tông màu xanh da trời. Mặc dù nó khá đơn giản, nhưng ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu sắc, nó tượng trưng như một cuộc hành trình trở về với tuổi thơ của mỗi chúng ta, một tuổi thơ trong trẻo và đầy hồn nhiên. Bìa sách lần này khá đặc trưng, giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được thông điệp muốn truyền tải thay vì cố gắng nhồi nhét quá nhiều chi tiết như các phiên bản bìa sách trước đó. Bạn có cảm nhận gì về ý kiến trên? Hãy cho chúng tôi biết bìa sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ tâm đắc của bạn bằng cách comment ngay bên dưới bài viết này nhé.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ bản tiếng Anh

ban-tieng-anh

Sau sự thành công của các phiên bản tiếng Hàn Quốc và tiếng Thái, cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chính thức phát hành phiên bản tiếng Anh. Phiên bản này được dịch giả William Naythons chuyển ngữ, nhà xuất bản Overlook, Mỹ, ấn hành với tên tiếng Anh là Give me a ticket to childhood và được ra mắt rộng rãi đến độc giả ở Mỹ.

Trước khi được phát hành chính thức, phiên bản tiếng Anh đã được bày bán trên Amazon với hai phiên bản. Bao gồm bản số cho Kindle giá 10.79 USD và bản bìa cứng giá 17.77 USD. Trong phần giới thiệu, cuốn sách này còn không quên nhắc độc giả rằng nội dung chính có thể khiến độc giả người lớn lẫn trẻ em cảm thấy xúc động khi thưởng thức.

Hi vọng rằng độc giả trên toàn thế giới sẽ biết đến tác phẩm này nhiều hơn, qua đó khám phá sự bình dị và mộc mạc của những đứa trẻ lớn lên từ đất nước Việt Nam xinh đẹp. Chúng có một tuổi thơ phong phú, được thêu dệt nên từ nhiều dòng cảm xúc khác nhau, niềm vui có, nỗi buồn có, cùng với đó là niềm hạnh phúc nữa,…

Trích dẫn (Quotes) hay từ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

quotes-ve-tac-pham

“Nhiều người sợ nỗi buồn. Nhưng tôi không sợ. Tôi chỉ sợ một cuộc sống không buồn không vui, nói chung là nhạt nhẽo. Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc xâm chiếm ta từng phút.”

“Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt". Câu nói yêu thế đó của một đứa trẻ có thể bắt nguồn cho một cuốn sách vui nhộn. Nhưng bây giờ, đã lớn, nếu một ngày bạn cảm thấy sự bế tắc của cuộc sống gieo vào đầu bạn ý nghĩ ảm đạm đó thì rất có thể đó là khởi đầu cho một câu chuyện tệ hại và chân trời có khả năng khép lại trước mắt bạn.”

“Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà.

Đến ga, xếp hàng mua vé:

Lần đầu tiên trong nghìn năm.

Có lẽ.

Cho tôi xin một vé đi Tuổi thơ.

Vé hạng trung

– Người bán vé hững hờ

Khe khẽ đáp:

Hôm nay vé hết!

– Biết làm sao!

Vé hết, biết làm sao!

Đường tới Tuổi Thơ còn biết hỏi nơi nào?”

Nếu bạn tìm được những Trích dẫn (Quotes) khác trong tác phẩm này, đừng quên để lại comment, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung thêm vào bài viết trong thời gian ngắn nhất.

Một số bài hát Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

bai-hat-cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Lynk Lee

Ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được viết bởi nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Hoàng. Có thể nhận thấy, tựa đề của ca khúc lấy cảm hứng từ cuốn truyện nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bài hát sở hữu giai điệu nhẹ nhàng, cùng những thanh âm trong trẻo mà sâu lắng được ca sĩ Tô Mạnh Linh - Lynk Lee thể hiện qua giọng ca truyền cảm. Điều này chắc chắn sẽ dẫn dắt người nghe quay trở về kí ức, với những kỷ niệm tuổi thơ đầy yêu thương. Có thể nói đây cũng là một trong những bài hát đã đưa tên tuổi của chàng trai trẻ này lên một tầm cao mới. Bạn đã thử nghe ca khúc này chưa?

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Thu Phương

Mặc dù được lấy cảm hứng từ ca khúc kể trên, nhưng với sự trình bày của Thu Phương, chúng ta sẽ được thưởng thức một phiên bản hoàn toàn mới lạ của bài hát này. Đây được xem như là một bản Mashup hoàn hảo của cả team Thu Phương, và chính cô là người hát chính. Nội dung không thay đổi, nhưng cách truyền tải, cách luyến láy đã đổi thay tạo cho người nghe cảm giác mới lạ và đầy truyền cảm so với phiên bản gốc.

Nhìn chung, cả hai phiên bản Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đều được hai ca sĩ thể hiện vô cùng thành công. Cả hai đều sở hữu những chất hay riêng, tùy vào cảm nhận của mỗi người để lựa chọn một ca khúc phù hợp để thưởng thức.

Phim Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

phim-cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho

So với những tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh như “Tôi thấy hoa vàng ở trên cỏ xanh” hay “Mắt biếc”, thì tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” vẫn còn đang là một dự định còn dang dở. Tác phẩm này chỉ được xây dựng thành những bộ phim ngắn, từ những nhà làm phim trẻ tuổi và được phát triển trên nền tảng Youtube. Tuy nhiên, với thời lượng hạn hẹp cùng với sự đầu tư không quá chỉnh chu nên những bộ phim này không chiếm được quá nhiều sự yêu thích của người xem.

Hi vọng trong tương lai gần, chúng ta sẽ được thấy “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” trở thành một bộ phim điện ảnh thật sự, được công chiếu đến với rộng rãi người hâm mộ trên toàn quốc và thế giới. Qua đó, truyền tải toàn bộ những thông điệp ý nghĩa từ cuốn sách cùng tên để chúng ta có thể quay trở về với tuổi thơ của mình một cách chân thực nhất, như “Mắt biếc” đã từng chinh phục khán giả vào năm 2019.

Kết luận chung

Không biết tuổi thơ của các bạn thế nào? Nhưng đối với tôi thì tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã thật sự chạm đến từng góc nhỏ trong tâm hồn. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một câu chuyện cổ tích ngoài đời thật cho người lớn, đưa họ về với tuổi thơ êm đềm dịu nhẹ và bỏ lại sau lưng những bộn bề lo toan giữa dòng đời tấp nập. Hãy sở hữu cho mình một “tấm vé thông hành”, một tấm vé giúp bạn quay ngược dòng thời gian để đắm chìm vào những giây phút tuổi thơ bồng bột thêm một lần nữa.