Ngoan cố là một từ ghép. Chẳng biết có phải người ta tách lấy chữ “ngoan” của từ “ngoan ngoãn”, “ngoan cường”, “ngoan đạo” rồi ghép với chữ “cố” của từ “cố gắng”, “cố ý”, “cố chấp” mà thành không? Nhưng đã từ lâu trong các văn bản Nhà nước, cũng như trên báo chí, hay giao tiếp nói năng hằng ngày cũng không thấy ai còn sử dụng cái từ mà một thời đã rất được ưa chuộng ấy nữa. Thế mới biết cái gì cũng chỉ…”Vang bóng một thời” !
Quay lại lần nữa với tác phẩm của nhà văn Tạ Hữu Đỉnh, truyện ngắn “Ngoan Cố” như là một bài học cuộc sống nhẹ nhàng và đáng suy ngẫm, đứng trên lập trường cá nhân liệu ta có phải cứ luôn luôn nên giữ riêng cái suy nghĩ của bản thân mình, gạt bỏ đi mọi ý kiến của người khác.
Với lối viết sâu sắc, những câu chuyện chân thực của cuộc sống dễ dàng khắc sâu vào tâm trí người đọc.
“Người được phê, vì sự tiến bộ của anh thì ít, mà để bày tỏ lòng trung thành và tinh thần hăng hái của bản thân họ thì nhiều.
Là người trí thức có tâm hồn đa cảm, lại được hưởng thụ sự giáo dục của một gia đình khá giả, không quen với những lời lẽ thô bạo theo kiểu “đao to búa lớn đó”. Thế là anh Lưu tủi thân, bật lên khóc hu!..hu!..
Người thứ hai đọc bản kiểm điểm là anh Ngô Thu, bạn thân và cũng hoạt động trong vùng hậu địch như tôi. Thu vốn là một học sinh, bỏ học đi kháng chiến, xuất thân từ một gia đình trung nông..."