Kẻ làm người chịu

Kẻ làm người chịu

Tác giả: Hồ Biểu Chánh
Thể loại: Văn Học Việt Nam
Số chương: 15
Lượt xem: 7487

“Cái độc đáo và giá trị nhất của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không phải ở chỗ nó mô tả phong tục hay tuyên truyền đạo lý mà ở chỗ nó mô tả phong tục, kết hợp tư tưởng là chủ nghĩa hiện thực…, văn học dễ biến thành dân tộc học. Ông nói chuyện đạo lý đi kèm với chuyện đời, kể lại những chuyện đời khác nhau có thể là không gắn gì với các biến động chính trị, kinh tế và xã hội nhưng lại gắn với đời người, lại là nội dung của cuộc sống hằng ngày.”

Những mẩu chuyện đời được Hồ Biểu Chánh đưa vào trong các tác phẩm của mình, thường thì các tác phẩm của ông kết thúc có hậu, khi người ta nhận ra được lẽ phải, người ta tìm lại được hạnh phúc của mình – cho dù có đôi khi là muộn mằn. Tuy nhiên, “Kẻ làm người” chịu không giống các tác phẩm khác, kết thúc của “Kẻ làm người chịu” khiến người đọc cảm thấy có gì đó bất bình: Bất bình với sự bất công của xã hội xưa với những quan điểm phong kiến nặng nề về người phụ nữ, bất bình vì sự kìm hãm tự do trong cuộc hôn nhân đấy những người không yêu nhau phải lấy nhau để rồi sự giải thoát cũng gặp vô vàn khó khăn…

Đọc “Kẻ làm người chịu” cảm thấy Hồ Biểu Chánh đã cho nhân vật số phận quá bị thảm, nhưng đó có lẽ là quy luật nhân – quả ở đời.

 


SÁCH CÙNG CHUYÊN MỤC