Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cùng là một dịch giả.
“Cơn Gió Mang Tên Em” là câu chuyện ngắn kể về chuyện tình nhẹ nhàng giữa cuộc sống bộn bề đông đúc...
“Quán coffee hãy còn vắng khách, dù vậy nhưng người đến đây không hề có cảm giác trống vắng, bởi gam màu ấm cúng đỏ tươi đầy trang trọng. Giữa những ngày không khí vẫn còn dư âm của hơi lạnh mùa đông, Sunset quả là một lựa chọn thú vị cho những ai cần sự trầm lặng để suy tư. Cô và người con trai đó ngồi đối diện nhau, những ca từ quen thuộc của nhạc Trịnh vang lên nhẹ nhàng… “Biển nhớ”… bài hát mà cô rất thích và mỗi đêm người con trai vẫn hay bật trước khi ngủ. Cô nhìn sang đồ uống của anh, tách coffee bốc khói, những làn khói lơ lửng phả vào mặt cô hương thơm của vị Robustas...”