- Vẫn còn rất sớm. Mà tôi bận kín cả ngày rồi.
- Tôi biết là còn sớm – cô gái nói – Và một ngày mới còn chưa bắt đầu. Tôi cần nói chuyện với ông, sẽ không lâu đâu. Tôi cần sự giúp đỡ của ông.
Mắt cô gái thâm quầng, đầu tóc bù rối – có thể nhận thấy ngay là cả đêm qua cô ta không ngủ.
Bác sĩ Igor mời cô gái vào phòng làm việc.
Vừa nói “Mời cô ngồi xuống” ông vừa bật đèn và kéo rèm cửa lên. Còn gần một tiếng nữa trời mới sáng, và sau đó cần phải tắt đèn để tiết kiệm điện. Các cổ đông luôn xét nét từng khoản chi phí, thậm chí là những khoản chi nhỏ nhặt nhất.
Ông đưa mắt lướt nhanh cuốn sổ theo dõi bệnh nhân: Zedka đã qua lần sốc insulin cuối cùng và phản ứng là tích cực, chínhxác hơn là chị ta đã chịu đựng được một liệu pháp rất đỗi tàn nhẫn. Cũng may là lần này bác sĩ Igor đã xin phòng sẵn chữ ký của Ban Giám Đốc Villete vào bản cam kết của ban nhận trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra. Ông xem xét hai ghi chép cuối cùng nữa. Có hai, ba bệnh nhân theo báo cáo của y tá, đêm qua rất hun gdữ - trong số đó có Eduard, anh ta đến tận bốn giờ sáng mới trở về buồng và không chịu uống thuốc ngủ. Vậy là phải có biện pháp đây. Dù chế độ của Villete có tự do thế nào chăng nữa, thì cũng cần phải duy trì danh tiếng nề nếp của nó một cách tương đối nghiêm ngặt trong mọi việc liên quan đến những đòi hỏi của y học truyền thống.
- Tôi có một đề nghị quan trọng với ông – cô gái nói.
Làm bộ như không nghe thấy, bác sĩ Igor cầm lấy chiếc ống nghe và bắt đầu nghe tim và phổi của cô gái. Sau đó ông kiểm trai các phản xạ nhờ một chiếc đèn nhỏ chuyên dụng để soi đáy võng mạc. Thật kỳ lạ, nhưng các biểu hiện nhiễm độc Vitriol hầu như đã biến mất.
Nhấc ngay điện thoại lên, ông ra lệnh cho y tá đem một loại thuốc có tên gọi rắc rối nào đó đến.
- Hình như tối hôm qua cô không tiêm thì phải – ông nói.
- Nhưng tôi thấy mình khoẻ hơn nhiều.
- Giá mà cô nhìn thấy mặt mình nhỉ. Hai mắt thâm quầng, mặt mũi lờ đờ, phờ phạc. Nếu cô muốn sử dụng quãng thời gian còn lại không nhiều cho mình một cách có ích, thì mong rằng cô hãy thực hiện các chỉ dẫn của tôi.
- Chính vì thế mà tôi tới đây đấy. Đúng là tôi cũng đang muốn sử dụng quãng thời gian không nhiêu ấy một cách có ích, chỉ có điều là theo suy xét của riêng tôi cơ. Tôi còn sống được bao lâu nữa?
Bác sĩ Igor chăm chú ngước nhìn cô gái qua cặp mắt kính.
- Ông trả lời cho tôi biết đi – cô gái nài nỉ - Tôi chẳng còn thấy sợ hãi lẫn dửng dưng nữa, chẳng còn gì hết. Tôi thèm được sống, nhưng tôi nhưng tit này là chưa đủ, bởi vậy tôi chấp nhận số phận của mình.
- Vậy thì cô còn cần gì?
Người y tá cầm ống tiêm đi vào. Bác sĩ Igor hất đầu về phía Veronika. Người y tá cẩn thận vén tay áo của nàng lên.
- Tôi còn sống được bao lâu nữa? – Veronika nhắc lại khi người y tá còn loay hoay chuẩn bị tiêm cho nàng.
- Một ngày một đêm. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Có thể ít hơn.
Nàng cúi nhìn xuống và cắn môi. Nhưng vẫn giữ vẻ tự chủ.
- Vậy thì tôi muốn có đề nghị thế này. Thứ nhất là hãy cho tôi một loại thuốc nào đó, hãy tiêm cho tôi một mũi thuốc nào cũng được, nhưng để làm ssao tôi không ngủ nữa, để tôi tận dụng hết từng phút còn lại của tôi. Tôi buồn ngủ ghê gớm, nhưng tôi không muốn ngủ, tôi cần phải làm cho xong nhiều việc – đó là những việc mà tôi luôn lần lữa trì hoãn để lại sau, vì những tưởng rằng, tôi sẽ sống mãi, và đánh mất niềm hứng thú với chúng khi đi đến kết luận rằng tôi chẳng đáng sống nữa.
- Còn điều thứ hai là gì?
- Thứ hai là, tôi muốn ra khỏi nơi này để chết ở ngoài kia, trong tự do. Tôi phải leo lên một toà lâu đài của Ljubljana, nơi mà tôi chưa từng được ngắm nhìn thật gần. Tôi phải nói chuyện với một người phụ nữ về mùa đông thì bán hạt dẻ, mùa xuân thì bán hoa. Đã bao lần chúng tôi gặp nhau, mà tôi chưa một lần hỏi thăm xem bà ấy sống như thế nào. Tôi muốn phong phanh dạo chơi trong giá rét và cảm nhận cái lạnh buốt thấu – chả là vì sợ cảm lạnh nên tôi luôn ăn mặc rất ấm mà.
Bác sĩ Igor ạ, nói tóm lại là tôi muốn được cảm thấy những cảnh tuyết nhỏ tan chảy trên khuôn mặt mình, mỉm cười với những người đàn ông mà tôi thích,rất vui lòng nếu có ai đó mời tôi một tách cà phê. Tôi phải hôn mẹ tôi, nói rằng tôi yêu bà, nép đầu vào ngực bà khóc cho đã mà không thấy xấu hổ với những tình cảm của mình mà trước đây tôi thường che giấu.
Có thể tôi sẽ đi nhà thờ, ngắm nhìn những bức tranh thánh chưa bao giờ trò chuyện gì với tôi, nhưng bây giờ sẽ nói một điều gì đó. Nếu có một người đàn ông nào đó mà tôi thích mời tôi đến hộp đêm, tôi sẽ nhảy thâu đêm với anh ta. Sau đó tôi sẽ ngủ với anh ta – nhưng không phải như ngủ với những người đàn o okc trước đây – lần thì dửng dưng vô cảm, lần thi say đắm giả tạo. Tôi muốn dâng hiến mình cho đàn ông, thành phố, cuộc sống – và cuối cùng là cho cái chết.
Khi Veronika dừng lời, bâu không khí lặng ngắt bao trùm cả căn phòng. Ông bác sĩ và cô bệnh nhân nhìn thẳng vào mắt nhau, họ cùng đọc thấy trong ánh mắt của nhau cái ý nghĩ về những khả năng kinh hoàng có thể xảy ra trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ ấy.
- Tôi có thể cho cô một trong những loại chất kích thích nào đó, song tôi không có ý khuyên cô dùng chúng – cuối cùng bác sĩ Igor lên tiếng – Chúng xoá đi cái cảm giác buồn ngủ, nhưng đồng thời làm mất đi sự cân bằng bên trong cơ thể cô – đó là điều rất cần thiết để chịu đựng qua khỏi được mọi chuyện ấy.
Veronika lại cảm thấy cơn buồn nôn dâng lên. Lần nào cũng thế, cứ sau mũi tiêm này trong cơ thể lại có một cái gì đó không ổn.
- Trông cô tái nhợt đi rồi kìa. Tôi nghĩ tốt nhất là cô nên về giường nằm đi, ngày mai chúng ta sẽ nói tiếp.
Những giọt nước mắt lại chực trào ra trên đôi mắt Veronika, nhưng nàng kìm lại được.
- Sẽ chẳng có ngày mai đâu, và ông cũng biết rõ là thế mà. Tôi mệt rồi, bác sĩ Igor ạ, mệt kinh khủng. Bởi thế mà bây giờ tôi mới nhờ đến ông. Suốt đêm tôi không hề chợp mắt – nửa tuyệt vọng, nửa chấp nhận. Có thể tôi lại rơi vào cơn hoảng loạn như hôm qua đấy, nhưng nào có ích gì? Nếu phía trước vỏn vẹn còn có một ngày một đêm nữa, phải vứt bỏ sự tuyệt vọng đi. Bác sĩ ạ, xin ông hãy làm ơn đi, hãy cho tôi sống một cách thực sự quãng thời gian còn lại không nhiều cho tôi, cả hai chúng ta đều biết rằng, ngày mai có thể là quá muộn.
- Cô đi ngủ đi – ông bác sĩ kiên nhẫn nhắc lại – Đến trưa cô hãy quay lại đây. Chúng ta sẽ nói tiếp.
Veronika thấy rằng chẳng còn cách nào khác.
- Thôi được, chỉ có điều rằng tôi sẽ ngủ rất ít thôi. Ông còn mấy phút nữa?
- Có lẽ cũng chỉ còn vài phút thôi. Hôm nay tôi rất bận.
- Tôi sẽ nói hoàn toàn công khai đây. Đêm hôm qua lần đầu tiên tôi đã thủ dâm – không thấy xấu hổ một chút nào. Tôi đã nghĩ về đủ mọi chuyện mà từ trước đến giờ tôi không dám nghĩ, thấy khoái cảm từ những điều mà trước đây khiến tôi sợ hãi và né tránh.
Ông bác sĩ làm bộ hết sức chuyên chú vào công việc. Ông không biết cuộc nói chuyện này có thể dẫn tới đâu, nhưng ông không muốn có chuyện không hay với cấp trên.
- Bác sĩ ạ, tôi phát hiện ra mình là một người đàn bà dâm đãng. Đó liệu có phải là một trong những lý do khiến tôi tự tử không? Còn nhiều điều tôi chưa biết về bản thân mình.
Hừ, đến đây thì có thể chấm dứt bằng một câu trả lời đơn giản nhất được rồi. – Ông nghĩ – không cần phải gọi y tá vào để làm chứng cho việc né tránh những câu chuyện về sự việc cưỡng dâm nữa làm gì.
- Tất cả chúng ta đều muốn làm những việc khác nhau, đôi khi hết sức khác thường – Ông trả lời – Và những người bạn tình của chúng ta cũng thế. Trong chuyện này có gì là sai trái đâu?
- Nhưng ông thấy thế nào?
- Thoạt đầu thì mọi chuyện ấy đều sai trái. Vì khi tất cả đều mơ ước về cái điều dường như là cấm kỵ và chỉ có một số ít người thực hiện các mơ ước này, tất cả những người còn lại đều cảm thấy mình là những kẻ hèn nhát.
- Thậm chí ngay cả khi số ít này đúng?
- Lẽ phải thuộc về kẻ nào mạnh hơn. Trong trường hợp này, một điều hết sức nghịch lý là chính những kẻ hèn nhát hoá ra lại là những người dũng cảm, và họ đã chế ngự được các suy nghĩ của mình.
Ông không muốn nói thêm nữa.
- Xin cô hãy về phòng của mình đi, cô cần phải nghỉ ngơi dù chỉ trong chốc lát thôi, còn tôi bận kín cả ngày hôm nay cơ. Nếu cô đừng có bướng bỉnh, thì tôi nghĩ là có thể thực hiện được cái việc liên quan đến đề nghị thứ hai của cô đấy.
Veronika đi ra khỏi phòng. Người đến tiếp sau là Zedka, đã đến ngày cho chị ta ra viện được rồi, nhưng bác sĩ Igor yêu cầu chị ta chờ một lát. Ông còn phải ghi chép lại một vài điều liên quan đến cuộc trò chuyện vừa kết thúc.
Phải đưa vào luận án về Vitriol một chương lớn về tình dục. xét cho cùng thì một phần đáng kể của chứng bệnh tâm thần chính thực là có liên quan đến nó. Theo bác sĩ Igor, những ý nghĩ hoang tưởng – đó là các xung điện trong não bộ mà khi bị kìm nén, chúng sẽ giải phóng năng lượng của mình trong các lĩnh vực khác của hoạt động sống.
Khi còn là sinh viên ông đã được đọc một bản luận văn rất thú vị về các nhóm thiểu số về tình dục. Chứng bạo dâm, khổ dâm tình dục đồng giới, thị dâm, ăn phân, thích nói tục…. – nói chung là một danh sách khá dài.
Mới đầu bác sĩ Igor cho rằng, đây hoàn toàn chỉ là sự lệch lạc tâm lý của những người không điều chỉnh được ổn thoả các mối quan hệ về thể xác với bạn tình. Thế nhưng, khi có thêm được kinh nghiệm trong khoa học tâm thần học, trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, ông phát hiện ra rằng, người nào trong số họ cũng kể một điều gì đó hết sức cá biệt. họ vừa ngồi xuống chiếc ghế bành tiện nghi trong căn phòng của ông là liền cúi nhìn xuống, rồi bắt đầu cà kê hươu vượn mãi không thôi về cái gọi là “các chứng bệnh” (cứ như thể ông không phải là thầy thuốc vậy), hoặc là “tính đồi bại” (cứ như thể ông không phải là bác sĩ tâm thần nêncần phải thông tỏ mọi chuyện ấy).
Hết người này đến người kia, tất tật đều có vẻ là những người hoàn toàn bình thường, đã mô tả lại đúng y sự hoang tưởng mà ông đã đọc trong cuốn sách về các nhóm thiểu số về tình dục – một cuốn sách mà về thực chất là bảo vệ cho cái quyền của mỗi người được có sự cực khoái như anh ta thích, miễn sao là anh ta không xâm phạm đến quyền của người bạn tình. Những người phụ nữ học trong các trường học của tu viện ngấm ngầm mơ tưởng đến cảnh họ bị hạ nhục đủ mọi kiểu khi làm tình. Những người đàn ông đạo mạo complet, cà vạt, những quan chức nhà nước cao cấp đã thú nhận rằng, đã ném cả cơ nghiệp cho các ả gái điếm Rumani chỉ để có thể được liếm chân họ. Những chàng trai chết mê chết mệt các cậu bé, những cô gái phải lòng các cô bạn gái cùng trường, những ông chồng muốn vợ mình bị người ngoài chiếm đoạt, những thiếu phụ thủ dâm mỗi khi phát hiện ra dấu vết phạm tội không chung thuỷ của chồng mình, những bà mẹ phải cố kìm nén cơn thèm trao thân cho người đàn ông đầu tiên nhấn chuông gọi cửa, những ông bố kể về các cuộc phiêu lưu tình ái bí mật với những người mắc chứng dị hoán.
Và những cuộc dâm loạn nữa. Nếu tin vào cuốn sách ấy, thì hầu như người nào chí ít cũng có một lần trong đời muốn được tham gia vào một cuộc làm tình tập thể.
Bác sĩ Igor ngừng viết một chút và nghĩ về chính bản thân mình và ông cũng muốn? phải, cả ông cũng muốn. Một cuộc hoan lạc tập thể, trong quan niệm của ông, chắc hẳn phải là một hoạt động hết sức hỗn loạn, đầy lạc thú, trong đó không còn cảm giác chiếm hữu, mà chỉ có khoái cảm và sự hỗn loạn tự do.
Liệu đây có phải là một trong những nguyên nhân khiến một số lượng người rất đáng kể bị trúng phải cái chất Đắng Cay hay không? Những cuộc hôn nhân bị độc thần giáo áp đặt cho các giới hạn phản tự nhiên – những cuộc hôn nhân mà trong đó, theo các kết quả nghiên cứu được bác sĩ Igor lưu giữ cẩn thận, sự ham muốn tình dục biến mất sau ba hay bốn năm chung sống. Trong những trường hợp này người phụ nữ cảm thấy mình bị ruồng bỏ, người đàn ông thì nghĩ mình là tù nhân của cuộc hôn nhân, và Vitriol hay chất Đắng Cay bắt đầu phá huỷ tất thảy.
Với bác sĩ tâm thần mọi người nói công khai hơn là với linh mục vì người thầy thuốc sẽ không lấy địa ngục ra đe doạ. Trong suốt nhiều năm hành nghề bác sĩ tâm thần của mình, bác sĩ Igor đã nghe thật sự là tất cả những gì mà người ta có thể kể.
Kể thôi. Còn thực hiện thì ít hơn rất nhiều.
Thậm chí sau khi đã làm việc theo chuyên ngành của mình không phải chỉ một năm, ông đôi lúc vẫn bật ra câu hỏi tại sao người ta lại sợ cái cá tính của mình đến thế.
Khi cố khám phá cho ra nguyên do, thì ông thường nhận được câu trả lời “Chồng tôi sẽ nghi tôi là một con điếm mất”. hoặc bệnh nhân ngồi trước mặt ông hầu như luôn mồm nhắc đi nhắc lại “Vợ tôi không được biết gì đâu đấy nhé”.
Cuộc trao đổi thường là kết thúc ở đó. Có nên nói hay không rằng, ở mỗi người có một hình thái tình dục cá biệt của mình, nó vô cùng đặc biệt như vân tay vậy: tuy nhiên chẳng có ai muốn tin vào điều này cả. Bảo vệ quyền tự do trong chuyện chăn gối là một việc hết sức mạo hiểm, bởi người khác vẫn còn là nô lệ của những thành kiến riêng của mình.
Mình chẳng thể thay đổi được thế giới – cuối cùng ông đi đến kết luận này và đành lòng chấp nhận, rồi lệnh cho y tá để Zedka – bệnh nhân nữ đã chữa khỏi chứng trầm uất vào – nhưng ít ra thì mình cũng sẽ viết vào trong luận án tất cả những suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Eduard nhìn thấy Veronika ra khỏi phòng của bác sĩ Igor và đi về phòng. Chàng muốn được thổ lộ những bí mật của mình, giãi bày tâm hồn trước nàng một cách công khai và chân thật như đêm qua nàng đã cởi mở tấm thân mình cho chàng.
Đối với chàng, đây là một trong những thử thách nặng nề nhất kể từ ngày chàng rơi vào Villete với chẩn đoán “tâm thần phân lập”. Nhưng chàng vẫn chống chọi được và vui sướng, tuy vẫn còn sợ sự xuất hiện cảm giác khao khát được trở lại với thế giới này.
“Mọi người ở đây đều biết cô gái trẻ này không chịu đựng được đến cuối tuần, làm thế cũng vô ích thôi”.
Nhưng có thể chính bởi thế mà cần phải chia sẻ với nàng chuyện của mình. Ba năm rồi chàng chỉ nói chuyện với một mình bà Mari thôi, nhưng tuy thế chàng vẫn không tin rằng, bà ấy hiểu hết được chàng.như một người mẹ, có lẽ bà ấy cho rằng cha mẹ chàng đã đúng, rằng họ chỉ mong những điều tốt lành cho chàng, rằng những cảnh tượng Thiên đường chỉ là cái mơ ước non trẻ ngu ngốc, hoàn toàn xa lạ với thế giới hiện thực.
Những cảnh tượng Thiên đường. Chính chúng đã dẫn chàng xuống địa ngục, đến những cuộc tranh cãi bất tận với gia đình, tới cảm giác tội lỗi ghê gớm đến độ chàng không thể kháng cự được hơn nữa và buộc chàng phải đi tìm nơi trú ngụ ở một thế giới khác. Nếu như không có bà Mari, thì đến giờ chàng vẫn sống trong cái hiện thực biệt lập ấy.
Nhưng đúng lúc đó bà Mari xuất hiện, quan tâm đến chàng, bắt chàng cảm thấy mình lại được yêu thương. Nhờ bà ấy mà Eduard vẫn còn có thể nhận thức được những gì diễn ra xung quanh.
Vài ngày trước có một cô gái bằng tuổi chàng đã ngồi xuống bên chiếc đàn dương cầm và chơi bản sonata Ánh trăng. Eduard không biết tiếng nhạc, hay cô gái, hay trăng, hay thời gian chàng ở Villete này có lỗi, nhưng cảnh tượng Thiên đường lại bắt đầu khiến chàng bồn chồn.
Chàng đi theo cô gái tới tận phòng bệnh nữ, nhưng đến đó thì nhân viên giám sát chặn chàng lại.
- Eduard không được vào đây. Anh quay trở lại vườn đi. Đã sáng rồi, sẽ là một ngày tuyệt đẹp đấy.
Veronika ngoảnh nhìn lại.
- Em chợp mắt một chút thôi – nàng dịu dàng nói với chàng – Chúng mình sẽ nói chuyện khi em thức dậy nhé.
Veronika không hiểu tại sao, nhưng chàng trai này đã trở thành một phần trong thế giới của nàng, hay đúng hơn là một phần của cái mấu còn sót lại từ thế giới ấy. Nàng tin Eduard có thể hiểu được tiếng đàn của nàng, cảm phục tài năng của nàng. Và tuy chàng không nói một lời nào, song đôi mắt chàng đã nói lên tất cả.
Vậy mà vào giây phút này, bên cửa phòng bệnh, thì họ lại nói về cái điều nàng chẳng muốn nghe.
Về sự dịu dàng. Về tình yêu.
Chính mình chẳng mấy nỗi cũng đến phát điên vì phải sống với đám người tâm thần này. Những người tâm thần phân liệt không thể có những tình cảm như thế với người khoẻ mạnh được.
Veronika chợt cảm thấy muốn quay lại và hôn chàng trai, nhưng nàng kìm mình lại được. Người giám sát có thể trông thấy, rồi đi kể với bác sĩ Igor, vvkhi ấy thì khỏi phải nói, chắc chắn là bác sĩ sẽ không cho phép cô gái đã hôn chàngtâm thần phân liệt kia được ra khỏi Villete này.
Eduard nhìn thẳng vào mắt người giám sát. Tình cảm gắn bó của chàng với cô gái này mạnh hơn là chàng tưởng, nhưng cần phải kiềm chế, đixin một lời khuyên của bà Mari – người duy nhất mà chàng đã chia sẻ những bí mật của mình. Dĩ nhiên là bà ấy phải nói với chàng rằng, cái điều mà chàng muốn cảm nhận – đó là tình yêu - trong tình huống này là một điều nguy hiểm và vô ích. Rồi thế nào bà Mari cũng sẽ yêu cầu Eduard quên ngay những trò ngu ngốc đi và hãy trở lại là một người tâm thần phân liệt bình thường (nhưng sau đó chàng cũng phải htầm bật cười vì câu nói này thật vô nghĩa).
Chàng hoà vào đám bệnh nhân trong nhà ăn, và ăn hết sạch tất cả những gì được phát, rồi đi dạo chơi trong vườn theo quy định bắt buộc. Trong lúc “tắm nắng” chàng định tiến lại gần Mari. Nhưng trông bà ấy có vẻ như đang muốn ở một mình. Không nên nói gì với bà ấy cả, sự cô đơn ấy Eduard đã quá hiểu, đủ để biết nên tôn trọng nó.
Một bệnh nhân mới lại gần Eduard. Có lẽ anh ta còn chưa kịp làm quen với một ai.
- Đức Chúa Trời đã trừng phạt loài người – người đó nói – Sự trừng phạt là bệnh dịch hạch. Tôi đã được Ngài báo mộng. Ngài đã ra lệnh cho tôi cứu lấy Slovenia.
Eduard lảnh tránh xa anh ta, thế là người đàn ông gào lên:
- Anh cho tôi là điên chứ gì? Vậy thì hãy đọc sách Phúc Âm đi! Đức Chúa Trời đã cho Con Mình giáng thế, và con Đức Chúa Trời lại hiển linh!
nhưng Eduard không thèm nghe anh ta nói gì thêm nữa. Chàng ngắm nhìn rặng núi qua ô cửa sổ và tự hỏi xem chuyện gì đang xảy ra với mình. Tại sao chàng bỗng nảy ra ý muốn ra khỏi nơi này, một khi cuối cùng chàng đã có được sự yên ổn mà chàng đã phải kiếm tìm đến thế? Một khi mọi vấn đề trong gia đình đã được giải quyết thì lại mạo hiểm làm ô danh cha mẹ để làm gì? Chàng bắt đầu thấy bất an, cứ đi đi lại lại để chờ bà Mari phá vỡ sự im lặng của mình và họ có thể sẽ trò chuyện. Nhưng chưa bao giờ bà ấy lại có vẻ xa cách đến thế.
Chàng đã biết làm cách nào trốn khỏi Villete rồi, dù việc bảo vệ có ngặt nghèo đến đâu, điểm sơ hở họ vẫn chẳng thiếu. Thực tình là những người ở bên trong đây không nảy ra ý muốn khác lạ vượt thoát ra khỏi nơi này. Có thể dễ dàng trèo qua được bức tường ở phía tây vì nó có rất nhiều vết nứt. Người nào quyết chí trèo qua là ra ngay cánh đồng, và sau năm phút đi theo hướng bắc là đến con đường nhựa dẫn sang Croatia. Chiến tranh đã chấm dứt, những người anh em lại trở lại là anh em, đường biên giới không còn bị canh giữ cẩn mật như trước nữa. May mắn một chút thì sáu tiếng sau đã có thể ở Belgrad rồi.
Eduard đã mấy lần ra đến con đường nhựa ấy, nhưng lần nào cũng quyết định quay lại vì chưa nhận được dấu hiệu để đi tiếp. giờ đây mọi chuyện đã khác rồi, dấu hiệu này đã xuất hiện, nó chính là cái cô gái có đôi mắt xanh, mái tóc màu hạt dẻ trông có vẻ như một người đang lo sợ đánh mất đi sự cương quyết của mình.
Eduard quyết định đi thẳng ra bờ tường đó, trèo qua nó và không bao giờ quay lại Slovenia nữa. nhưng cô gái còn đang ngủ, ít ra thì chàng cũng phải có lời tạm biệt với cô ấy chứ.
Sau khi “tắm nắng”, các thành viên của hội Huynh Đệ tập trung trong hội trường. Eduard đi tới gần họ.
- Cậu điên này ở đây làm gì? – ông nhiều tuổi nhất hội hỏi.
- Thôi đi! – bà Mari nói – Chúng ta cũng điên cả đấy.
Tất cả cùng phá lên cười và bắt đầu bàn luận vê cuộc trò chuyện hôm qua. Vấn đề là: nhập định theo cách Sufi có thể thay đổi được thế giới không? Nhao nhao vang lên những luận thuyết, đề xuất sửa đổi, những ý kiến trái ngược, những lời phê phán nhằm vào diễn giả, những phương pháp hoàn thiện cái việc đã được trải nghiệm hàng thế kỷ nay rồi.
Eduard thật sự phát buồn nôn vì những cuộc tranh luận như thế. Những con người này tự nhốt mình vào bệnh viện tâm thần và cứu lấy thế giới mà chẳng phải mạo hiểm gì hết, vì họ biết rằng ở ngoài kia, tất cả sẽ gọi họ là những kẻ lố bịch bất chấp một điều là các ý tưởng của họ hết sức cụ thể. Người nào trong số những người này cũng có một luận thuyết đặc biệt của mình về đủ mọ vấn đề và tin tưởng rằng, chân lý của anh ta là cái duy nhất có giá trị.
Ngày lại ngày, hết đêm này sang đêm khác, tuần nối tuần, hàng năm ròng bàn luận, ấy thế mà vẫn chẳng thông qua được một chân lý duy nhất nào bảo vệ cho bất kỳ một ý tưởng nào dù nó dở hay tốt đẹp, nhưng nó có tính hiện thực chỉ khi nào người ta cố gắng thực hiện nó trong thực tế.
Nhập định theo lối Sufi là gì? Chúa trời là gì? Nếu thực sự cần phải cứu lấy thế giới thì sự cứu thế ấy là gì? Chả là gì hết. Nếu như mỗi con người ở đây cũng như ở ngoài kia sống cuộc sống của mình và cho phép những người khác cũng được hành động như thế, thì Chúa trời sẽ hiện hữu trong mọi khoảnh khắc, trong mỗi hạt mầm, trong áng mây vừa thoắt hiện đã vụt tan. Chúa đang ở đây, song những con người này lại cho rằng, cần phải tiếp tục kiếm tìm, vì dường như đón nhận cbsn như một hành động của đức tin là một việc quá đỗi tầm thường.
Chàng nhớ lại bài tập đơn giản và dễ dàng mà chàng nghe được khi ông thầy Sufi giảng trong lúc đứng chờ Veronika bên chiếc đàn dương cầm, ngắm nhìn bông hoa hồng. không lẽ còn cần thêm một điều gì đó nữa ư?
Nhưng thậm chí khi đã được trải nghiệm sự nhập định thâm sâu, tiến tới gần những viễn cảnh thiên đường lắm rồi, thì những con người này sẽ vẫn cứ bàn bạc, với lập luận, phê phán, với lập thuyết mãi không thôi.
Cuối cùng thì chàng cũng bắt gặp ánh mắt của bà Mari. Bà ấy liền ngoảnh nhìn sang hướng khác nhưng Eduard nhất quyết phải chấm dứt ngay tình trạng này. Chàng tiến lại gần Mari và cầm lấy tay bà.
- Thôi nào, Eduard.
Chàng có thể nói “Cô đi với cháu”. Nhưng chàng không muốn làm thế trước mặt tất cả những người xung quanh, khiến họ phải kinh ngạc bởi sự cương quyết trong giọng nói của chàng. Vì thế, chàng thấy cách quỳ gối xuống nhìn với ánh mắt cầu khẩn thì hay hơn.
Cả đám đàn ông lẫn phụ nữ cùng phá lên cười.
- Mari, bà là nữ thánh trong lòng cậu ta rồi – tiếng ai đó bình phẩm – Cậu ta cũng có mặt trong buổi nhập định hôm qua đấy.
Nhưng những năm tháng im lặng đã dạy Eduard nói bằng ánh mắt. Chàng biết cách dồn vào đó toàn bộ năng lượng của mình.cũng đúng như việc chàng tuyệt đối tin rằng, Veronika đã cảm nhận được sự âu yếm của chàng, tình yêu của chàng. Chàng biết rằng, bà Mari sẽ hiểu được nỗi tuyệt vọng của chàng, chàng đang vô cùng cần đến bà.
Vẫn còn lưỡng lự đôi chút, rồi bà bắt chàng trai đứng dậy và cầm lấy tay chàng.
- Chúng ta đi nào – bà nói – cậu lại đang phát cuồng lên đấy.
Và hai người đi ra vườn. khi họ đi được một quãng đủ xa để không một ai nghe thấy câu chuyện của họ, Eduard chợt lên tiếng:
- Không phải là năm đầu tiên cháu ở đây, ở Villete này – chàng nói – cháu đã không còn làm ô danh cha mẹ thêm nữa, đã gạt bỏ được lòng tự ái, nhưng những cảnh tượng thiên đường vẫn còn đó.
- Tôi biết. – bà Mari đáp – chúng ta đã nhiều lần nói về điều này. Và tôi còn biết cậu sẽ làm gì nữa cơ, đã đến lúc ra đi rồi.
Eduard ngước nhìn lên bầu trời. không lẽ bà ấy cũng có chính cái cảm giác đó?
- Mà mọi chuyện đều do cô gái ấy – Bà Mari nói tiếp – chúng ta đã thấy biết bao người chết ở nơi này, luôn vào cái thời điểm thật bất ngờ, và chủ yếu là sau khi cuộc sống trở thành gánh nặng cho họ. Nhưng lần đầu tiên điều này xảy ra với một cô gái trẻ khoẻ, xinh đẹp, mà đáng lý ra cô ấy chỉ có mỗi một việc là sống và sống thôi. Veronika là người duy nhất không muốn lưu lại ở Villete. Vậy thì chúng ta thử đặt câu hỏi cho mình xem: chúng ta thì sao đây? Chúng ta kiếm tìm cái gì ở chốn này?
Chàng trai gật đầu.
- Thế đấy, đêm hôm qua tôi cũng tự hỏi rằng, mình đang làm gì ở cái nhà điều dưỡng này. Và tôi tin chắc rằng, thật thú vị biết bao nếu được đi dạo trên quảng trường, thả bộ ra Ba cầu, nhẩn nha quanh khu chợ nằm đối diện với nhà hát, mua táo, dăm câu ba điều về thời tiết. Tất nhiên, lại phải gánh lấy bao nỗi bận tâm, đã thế lại còn phải tính toán công nợ, chưa hết những rắc rối với hàng xóm láng giềng, lại đến những ánh mắt mỉa mai của những người không hiểu mình, rồi nỗi cô đơn, với những lời than thở của con cái nữa. Nhưng tôi nghĩ rằng, cuộc đời chính là thế, và cái giá mà ta phải trả để giải quyết mọi vấn đề nhỏ nhặt này còn thấp hơn nhiều lần cái giá mà ta phải trả khi làm bộ như chúng chẳng hề động chạm gì đến ta. Hôm nay, tôi định đi về nhà gặp người chồng cũ của tôi, chỉ đơn giản là để nói lời cảm ơn. Cậu nghĩ sao về điều này?
- Cháu không biết. Nên chăng, cháu cũng phải rẽ qua nhà gặp cha mẹ và cũng nói đúng như thế?
- Có lẽ thế. Thực chất chính chúng ta có lỗi trong mọi nỗi đau khổ của mình. Có nhiều người cũng trải qua đúng những khó khăn ấy như chúng ta, song xem đấy, họ đã phản ứng theo một cách khác. Còn chúng ta lại đi tìm kiếm cái điều đơn giản nhất: một hiện thực khác.
Eduard biết là bà Mari đúng.
- Tôi cũng định bắt đầu một cuộc sống mới, Eduard ạ. Sẽ có những sai lầm mà tôi luôn muốn phạm phải và có cả những sai lầm mà tôi chưa từng bao giờ dám mắc vào. Sẽ dũng cảm đón nhận cơn hoảng loạn có thể lại bùng phát, nhưng đồng thời cũng có thể tôi chỉ cảm thấy buồn chán thôi, bởi vì tôi biết là mình sẽ chẳng chết vì nó và chẳng bị mê mụ đi. Tôi có thể sẽ tìm được những người bạn mới và dạy họ cách làm những người điên, để biến họ trở thành những người thông tuệ. Tôi sẽ nói để họ đừng có sống theo những thứ sách vở cao đạo, mà hãy khám phá cuộc sống của riêng mình, những khát vọng riêng tư, những chuyến phiêu lưu – thế mới là sống! Tôi sẽ trích dẫn Sách Truyền đạo cho các tín đồ Thiên Chúa giáo, kinh Coran cho các tín đồ Hồi giáo, sách Tora cho những người theo Do Thái giáo, các tác phẩm của Aristolde cho những người vô thần. Tôi không muốn làm luật sư nữa, nhưng tôi có thể dùng kinh nghiệm của mình để giảng về những người đàn ông và đàn bà đã biết sự thật về sự tồn tại của chúng ta, và những điều được họ viết ra có thể tom gọn trong một câu duy nhất là: Hãy sống. Nếu ta sống, Đức Chúa trời sẽ sống cùng ta. Nếu ta từ chối mạo hiểm, Người sẽ trở về chín tầng mây trời xa và sẽ chỉ còn là đề tài của những triết thuyết. Mọi người trên thế gian đều quá biết về điều này. Song, không một ai thực hiện bước đi đầu tiên. Có lẽ vì sợ rằng, một người như thế sẽ bị gọi là điên rồ. Nhưng tôi với cậu, Eduard ạ, được cái là không phải sợ gì hết. Chúng ta đã từng kinh qua Villete này.
- Có lẽ điều duy nhất mà cô và cháu sẽ bị tước bỏ là quyền được tham gia bầu cử và tranh cử làm1 tổng thống của đất nước. Các uỷ ban bầu cử sẽ lập tức bắt tay vào đào xới quá khứ của cô cháu mình lên ngay.
Bà Mari bật cười.
- Tôi mệt mỏi vì cuộc đời này lắm rồi. Tôi không biết mình có chiến thắng được nỗi khiếp nhược của mình hay không, nhưng tôi bỗng thấy chán ghét cả hội Huynh Đệ lẫn khu vườn này, và ghét cả Villete quá chừng, nói chung là chán ghét cái trò giả vờ điên dại này lắm rồi.
- Nhưng nếu cháu thực hiện điều này, thì cô cũng thế chứ?
- Cậu sẽ không làm điều này đâu.
- Mấy phút trước đây, thiếu chút nữa thì cháu cũng không làm thật đấy.
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi đã quá mệt mỏi vì mọi thứ, nhưng tôi cũng lại quá quen mất rồi.
- Khi cháu vào đây với cái chẩn đóan “tâm thần phân liệt”, cô đã săn sóc cháu biết bao ngày tháng, đối xử với cháu như với một con người. Cháu cũng đã quá quen với cuộc sống mà cháu quyết định theo đuổi, với cái hiện thực do chính cháu tạo nên đó, song cô đã không cho phép. Cháu đã thấy căm ghét cô nhưng bây giờ lại yêu quý. Cô Mari, cháu muốn là cô cũng rời bỏ Villete này, cũng như cháu đã rời bỏ cái thế giới riêng biệt của cháu vậy.
Không đáp lại câu gì, bà Mari quay người và bỏ đi.
Trong thư viện nhỏ của Villete, nơi hầu như chẳng có một ai lai vãng đến, Eduard không tìm thấy cả kinh Coran lẫn Aristolde, cũng như các triết gia khác mà bà Mari có nhắc đến. Nhưng trong một quyển sách chàng tình cờ đọc được một bài thơ:
Và tôi tự nói với bản thân
Điều xảy ra với người điên
Rồi cũng sẽ xảy ra với tôi
Hãy đi theo con đường của mình
Vui sướng ăn miếng bánh tay mình làm
Khoan khoái uống rượu vang tay mình ủ
Bởi những hành động của mi Chúa đón nhận hết
Cứ diện đi bộ cánh trắng của mi
Và mái tóc cứ toả thơm mùi hương
Hãy sống với người vợ yêu của mình
Cuộc đời mình hãy tận hưởng đi
Tất thảy những tháng ngày hư không
Chúa ban cho mi dưới vầng dương
Bởi số phận của mình mi đã chịu
Bao khốn khó nhọc nhằn trong đời
Hãy đi theo những con đường
Trái tim mi mách bảo
Con mắt mi soi rọi
Chỉ cần biết rồi Chúa sẽ phán xét
- Kết cục là Chúa sẽ phán xét – Eduard bật nói thành tiếng – Còn mình sẽ nói ‘Chuyện xảy ra là thế này, tôi mải nhìn gió mà quên mất vũ trụ gieo hạt, không tận hưởng lấy những ngày tháng của mình và thậm chí không uống ly rượu vang mình được mời. Nhưng một ngày kia tôi cả quyết rằng, tôi đã sẵn sàng, và sẽ quay trở lại với những công việc của mình. Tôi sẽ kể cho mọi người về những ảo ảnh Thiên đường của mình, như những người điên khác trước tôi – Bosch, van Gogh, Warner, Beethoven, Einstein đã làm”. Thế nào khi ấy, Người cũng sẽ nói rằng, tôi đi khỏi bệnh viện này để không phải chứng kiến cảnh cô gái ấy chết, nhưng cô ấy sẽ được lên thiên giới, và sẽ chở che cho tôi.
- Anh nói gì thế? - người thủ thư cắt ngang lời chàng.
- Tôi muốn đi khỏi Villete ngay bây giờ - Eduard cao giọng đáp lại một cách cương quyết – Tôi có việc phải đi.
Người thủ thư nhấn chuông và hai nhân viên giám sát lập tức xuất hiện.
- Tôi muốn ra đi – Eduard xúc động nhắc lại – Tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, tôi cần nói chuyện với bác sĩ Igor.
Nhưng hai nhân viên giám sát đã tóm chặt lấy chàng. Eduard cố vùng ra dù biết rằng, làm thế cũng vô ích.
- Anh đang có cơn tái phát đấy, cứ bình tĩnh – một trong hai nhân viên giám sát nói – Chúng tôi sẽ lo cho anh.
Eduard bắt đầu chống cự.
- Hãy cho tôi nói chuyện với ông bác sĩ. Tôi cần phải nói với ông ấy nhiều điều, tôi tin là ông ấy sẽ hiểu.
Hai nhân viên giám sát đã kéo chàng trai về phòng bệnh.
- Buông tôi ra! – chàng trai hét lên – Cho tôi nói chuyện với ông bác sĩ, chỉ một phút thôi!
Đường đến phòng bệnh đi qua hội trường,vào giờ này gần như tất cả bệnh nhân đều có mặt ở đó. Eduard vùng vẫy và không khí trở nên rất căng thẳng.
- Thả anh ta ra! Anh ta cũng là bệnh nhân như tất cả chúng tôi!
Có một số người cười ré lên, một số khác thì đập tay xuống bàn ghế.
- Ở đây là bệnh viện tâm thần cơ mà! Không một ai bắt buộc phải xử sự theo ý muốn của các anh!
Một nhân viên giám sát nói thầm với người kia.
- Cần phải doạ cho bọn họ sợ, kẻo không thì chả mấy chốc tình hình sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
- Chúng ta chẳng còn cách nào khác.
- Ông bác sĩ không thích thế đâu.
- Nếu đám người điên cuồng này mà phá tan tành cái trại điều dưỡng yêu quý của ông ấy thì sẽ còn tồi tệ hơn.
Veronika sợ hãi bừng tỉnh, cả người đẫm mồ hôi lạnh. Ở ngoài hành lang kia có tiếng ầm ĩ thật dáng sợ, mà nàng chỉ có thể ngủ được trong bầu không khí yên tĩnh thôi. Ngoài kia đang xảy ra một chuyện gì đó hoàn toàn không thể hiểu nổi.
- Các người làm gì thế? – nàng thét lên.
- Veronika!
Chàng trai tâm thần phân liệt nói với nàng! Anh ta gọi tên nàng!
Với cảm giác xấu hổ pha lẫn ngạc nhiên, nàng định tiến lại gần, nhưng một người giám sát đã chặn nàng lại.
- Có chuyện gì xảy ra vậy? tôi ở đây không phải vì tôi là người bất bình thường đâu nhé! Các anh đừng có mà đối xử với tôi theo kiểu ấy!
Nàng đẩy nhân viên giám sát ra, và trong lúc đó, các bệnh nhân tiếp tục la hét – đó chính là cái tiếng ồn đinh tai nhức óc khiến nàng kinh hãi.
Có lẽ phải đi tìm gặp bác sĩ Igor và nhanh chóng đi khỏi Villete này thôi.
- Veronika!
Chàng trai lại gọi tên nàng. Bằng một nỗ lực phi thường, Eduard vùng thoát được khỏi vòng tay của hai nhân viên giám sát. Thay vì để chạy thoát khỏi họ, chàng lại đứng ngây ra như đêm hôm qua. Như thể bị tác động của cây đũa thần, tất cả cùng chết lặng, chờ đợi một hành động tiếp theo. Một nhân viên giám sát tiến lại gần, nhưng Eduard ném cho anh ta một cái nhìn chất chứa toàn bộ năng lượng của chàng.
- Tôi sẽ đi với các anh. Tôi đã biết tỏng là các anh sẽ dẫn tôi đi đâu rồi, tôi còn biết các anh muốn tất cả mọi người biết về điều này. Hãy chờ chỉ một phút thôi.
Nhân viên giam sát quyết định rằng nên mạo hiệm bởi có vẻ như mọi chuyện đã trở lại bình thường.
- Anh cảm thấy rằng, em.. Anh cảm thấy rằng, em vô cùng quan trọng với anh … - Eduard nói với Veronika.
- Anh không thể nói như thế được. Anh đâu có sống ở thế giới này và cũng không biết tên tôi là Veronika. Anh đã không ở cùng tôi vào đêm qua, xin anh hãy nói “không” đi!
- Không đúng, anh đã ở cùng em.
Nàng nắm lấy tay chàng trai. Có tiếng huyên áo ghê sợ - Kẻ thì cười hô hố, kẻ thì vỗ tay đôm đốp, kẻ thì văng tục.
- Họ dẫn anh đi đâu?
- Đi trị liệu.
- Tôi sẽ đi cùng anh.
- Không nên. Em sẽ thấy sợ lắm đấy, dù anh đảm bảo rằng, việc này không gây đau đớn, không có cảm giác gì hết. Và trị liệu như thế còn hơn là thuốc an thần, vì trí óc sẽ nhanh chóng trở lại minh mẫn.
Veronika không hiểu chàng trai đang nói về điều gì. Nàng thấy tiếc là đã nắm lấy tay anh ta, nàng muốn nhanh chóng đi ngay khỏi đây để che giấu sự xấu hổ của mình, để không bao giờ còn nhìn thấy chàng trai này nữa – người đã thấy được cái thầm kín và đáng hổ thẹn nhất ở Veronika, nhưng vẫn tiếp tục có những tình cảm âu yếm với nàng.
Nhưng nàng lại nhớ đến những lời nói với bà Mari. Mình chẳng phải trình bày trước một ai về những hành động của mình hết, thậm chí là trước cả chàng trai này.
- Tôi sẽ đi với anh.
hai nhân viên giám sát cho rằng, có lẽ như vậy sẽ tốt hơn, không nên ép buộc cái anh chàng tâm thần phân liệt này, cứ để anh ta tự nguyện đi với họ.
vào đến phòng bệnh, Eduard ngoan ngoãn nằm lên giường. Đã có hai người đang chờ chàng cùng với một thiết bị kỳ lạ gì đó và với một cái túi đựng những dải vải.
eduard quay đầu lại với Veronika và bảo nàng ngồi xuống bên cạnh.
- Trong vài phút nữa thôi, cả Villete sẽ được biết về chuyện gì sẽ xảy ra vào lúc này. Và tất cả sẽ thuần phục vì cách điều trị này, thậm chí nó khiến cho những kẻ dữ tợn nhất cũng phải sợ. Chỉ có ai đã trải qua rồi mới biết rằng, thật ra mọi chuyện không đáng sợ đến thế đâu.
Trên nét mặt của những nhân viên giám sát lộ rõ vẻ ngạc nhiên. Đúng thật ra là phải đau kinh khủng, nhưng chả ai hiểu nổi người điên nghĩ gì trong đầu. Điều duy nhất mà chàng trai nói có lý là về sự khiếp sợ: tin đồn sẽ lan đi khắp Villete, và chẳng mấy chốc tất cả sẽ hiền như đất.
- Cậu vội nằm quá đấy – một trong hai nhân viên giám sát nói.
Eduard đứng dậy và họ trải một cái gì tựa như một cái mền bằng cao su lên giường.
- Rồi, bây giờ thì nằm xuống.
Eduard ngoan ngoãn nghe theo, như thể mọi chuyện đang diễn ra đã là một việc rất bình thường.
Các nhân viên giám sát trói Eduard vào giường bằng những dải vải và nhét vào miệng chàng một cái ngáng miệng bằng cao su.
- Làm thế để cậu ta không cắn phải lưỡi – một người trong số họ giải thích cho Veronika, lấy làm đắc chí vì thông tin kỹ thuật được đưa ra cũng đồng thời là một lời cảnh báo trước.
Họ đặt cái thiết bị có hình thù kỳ quái lên chiếc ghế kê sát giường – kích cỡ của nó to hơn hộp đựng giầy một chút, với những núm chỉnh lưu và ba cái đồng hồ hiển thị. Có hai dây dẫn nối với thiết bị, ở đầu cuối mỗi dây dẫn có gắn một cái gì đó trông như cái tai nghe.
Một nhân viên giám sát gắn “cái tai nghe” vào hai bên thái dương của Eduard. Người kia, có lẽ đang điều chỉnh thiết bị bằng cách xoay mấy cái núm lúc sang phải lúc sang trái. Cắn cái ngáng miệng trong mồm, Eduard chăm chăm nhìn vào mùi Veronika như muốn nói: em đừng lo, mọi chuyện đều ổn thôi.
- Tôi để ở mức 130 vôn trong 3/10 giây đấy – một nhân viên giám sát đang loay hoay với cái hộp nói – Nào bắt đầu.
Anh ta ấn nút, và cái hộp kêu rú rít lên. Ngay lập tức, đôi mắt Eduard đờ đẫn, người chàng ưỡn cong lên đến mức tưởng như nó không bị trói vào giường thì có lẽ xương sống sẽ gãy gập mất.
- Các người thôi ngay đi! – Veronika bật thét lên.
- Mà cũng xong cả rồi – một nhân viên giám sát nói rồi gỡ “cái tai nghe” khỏi đầu Eduard.
Tuy nhiên thân người chàng trai vẫn không ngừng co giật, đầu cứ lắc liên hồi đến nỗi một nhân viên giám sát phải lấy cả hai tay để giữ nó lại. Người kia cất máy vào túi rồi ngồi hút thuốc.
Sau vài phút, thân người chàng trai dường như cũng đã trở lại bình thường, sau đó là bắt đầu những cơn co thắt trong lúc nhân viên giám sát vẫn cố giữ yên đầu Eduard. Các cơn co giật nhanh chóng giảm dần và rồi ngừng hẳn. Đôi mắt của Eduard vẫn mở trừng trừng, và một nhân viên giám sát vuốt cho chúng khép lại như người ta vuốt mắt cho người chết vậy.
Sau đó, anh ta gỡ cái ngáng miệng ra khỏi mồm chàng trai, tháo các dải vải và cho vào cái túi đựng máy.
- Tác động của sốc điện kéo dài trong một tiếng đồng hồ - Anh ta nói với cô gái, lúc này đã không còn la hét nữa và cứ đứng như đang bị thôi miên bởi những gì vừa trông thấy – Mọi chuyện ổn cả thôi, không bao lâu nữa cậu ta sẽ tỉnh lại, sẽ lành hiền quá cục đất.
Trong giây đầu tiên của cú sốc điện, Eduard cảm thấy cái hiện tượng đã quá quen thuộc với chàng, mắt mờ đi như cóai đó phủ một tấm màn lên mắt, rồi cuối cùng mọi vật hoàn toàn biến mất. không còn bất cứ một sự đau đớn hay khổ não nào, chỉ có điều chàng đã được thấy tác động của cái máy vào những người khác nên mới biết là điều này trông khủng khiếp như thế nào.
Lúc này Eduard đã nằm yên trở lại. Nếu trước đây không lâu chàng còn có một cảm giác mới lạ nào đó trong con tim, bắt đầu hiểu ra rằng tình yêu – đó không chỉ là cái mà cha mẹ ban tặng cho chàng, thì cú sốc điện nhất định sẽ đưa chàng trở lại “trạng thái bình thường”.
Tác dụng chính của cú sốc điện là xóa bỏ đi những hồi ức mới gần đây, làm biến mất những ước mơ và mộng tưởng cùng khả năng đoán trước tương lai. Những suy nghĩ bắt buộc phải quay về với quá khứ, nếu ở ở người bệnh sẽ xuất hiện trở lại cái mong muốn quay về với cuộc sống.
Một tiếng sau, Zedka bước vào phòng bệnh hầu như trống vắng, ở đó chỉ có một chiếc giường bệnh mà chàng trai đang nằm. Veronika ngồi trên chiếc ghế sát bên giường.
Tiến lại gần hơn, Zedka nhận thấy cô gái dang nôn thốc nôn tháo, đầu của cô bất lực ngoẹo sang bên phải.
Zedka đã định gọi ngay một nhân viên y tế nào đó, nhưng Veronika đã ngẩng đầu lên.
- Không sao đâu – nàng nói – lại một cơn nữa ấy mà. Nhưng nó đã qua rồi.
Zedka dịu dàng nắm lấy tay nàng và dẫn vào toilet.
- Đây là toilet nam – cô gái nói.
- Ở đây chẳng có ai đâu, đừng lo.
Zedka cởi chiếc áo len ra khỏi người cô gái, giặt sạch nó và trải vắt lên giàn tan nhiệt của lò sưởi. Sau đó cởi chiếc áo len của mình và mặc cho Veronika.
- Cứ giữ lấy cho mình. Tôi đến để chào tạm biệt.
Cô gái dường như đang để tâm trí ở tận nơi đâu xa lắm, như thể chẳng còn gì khiến cô ấy quan tâm nữa.
Zedka đưa cô gái vào phòng và lại đỡ cho cô ấy ngồi xuống chiếc ghế lúc trước.
- Eduard sẽ tỉnh lại ngay thôi. Có thể cậu ấy sẽ rất khó nhớ lại được những sự việc gần đây, nhưng trí nhớ sẽ phục hồi khá nhanh. Đừng lo nếu thoạt tiên cậu ấy không nhận ra cô.
- Không đâu – Veronika đáp – Chính tôi cũng còn chẳng nhận ra mình nữa là.
Zedka kéo một chiếc ghế lại và ngồi xuống bên cạnh. Chị đã ở Villete ngần ấy thời gian rồi thì nán thêm vài phút nữa với cô gái này cũng chẳng sao.
- Cô có nhớ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau không? Khi ấy tôi đã kể cho cô nghe câu chuyện về một ông vua cốt để chứng tỏ rằng thế giới chính xác là thế, đúng như ta thấy. Tất cả mọi người đều coi ông vua là điên vì ông ta muốn xác lập một trật tự không hề có trong đầu óc của các thần dân. Tuy nhiên, trong cuộc sống có những vấn đề mà dù có nhìn từ khía cạnh nào đi nữa, chúng vẫn luôn không thay đổi và có giá trị với tất cả mọi người. Ví dụ như tình yêu.
Zedka nhận thấy ánh mắt Veronika có sự thay đổi. Chị quyết định nói tiếp;
- Tôi cảm thấy rằng một khi cô chẳng còn sống được bao lâu nữa, nhưng cô lại dành chút thời gian ngấn ngủi ấy để ngồi bên chiếc giường này, ngắm nhìn chàng trai đang say ngủ, thì trong chuyện này ắt có gì đó là tình yêu. “Tôi còn muốn nói thêm nữa, nếu trong thời gian ấy, cơn đau tim đã xảy ra với cô, nhưng cô vẫn tiếp tục ngồi yên, chỉ để được ở bên cậu ấy thì có nghĩa là tình yêu này có thể trở nên mạnh mẽ hơn nhiều.
- Nhưng có thể, đây chỉ là sự tuyệt vọng – Veronika nói – Một mưu toan chứng minh rằng, rốt cuộc, việc tiếp tục đấu tranh để giành lấy một chỗ dưới ánh mặt trời quả là việc vô nghĩa. Tôi không thể yêu người đàn ông sống trong một thế giới khác.
- Người nào cũng đang sống trong thế giới riêng của mình. Nhưng nếu nhìn lên bầu trời sao, cô sẽ thấy tất cả các thế giới khác nhau ấy liên kết thành những chòm sao, những hệ mặt trời, những thiên hà.
Veronika đứng dậy cạnh đầu giường Eduard, âu yếm vuốt nhẹ mái tóc chàng. Nàng vui sướng vì vào những giây phút này, nàng vẫn có người để trò chuyện.
- Nhiều năm trước đây, khi còn bé và bị mẹ bắt học chơi dương cầm, tôi đã tự nhủ rằng, tôi thực sự chơi thật hay chỉ khi nào tôi yêu. Đêm qua, lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy tiếng đàn cứ như tự tuôn trào dưới những ngón tay mình. Có một sức mạnh nào đó đã dẫn dắt tôi, tạo ra những giai điệu và những hợp âm mà trong đời tôi chưa thể nào chơi được. Tôi hiến mình cho cây dương cầm, vì trước đấy tôi đã hiến mình cho người đàn ông này – cho dù chàng không hề chạm đến dù chỉ là một sợi tóc trên đầu tôi. Hôm qua chính tôi đã không còn là mình nữa – cả khi hiến mình cho tinh dục, lẫn khi chơi dương cầm. Nhưng dù sao, tôi vẫn cảm thấy như chính khi ấy tôi mới thực sự là bản thân mình.
Nàng lắc đầu.
- Có lẽ mọi chuyện tôi đang nói đây chẳng có ý nghĩa gì.
Zedka nhớ lại những cuộc gặp gỡ của mình trong Vũ trụ - những cuộc gặp với các bản thể bơi lượn trong các chiều kích khác nhau. Chị chợt muốn kể cho Veronika nghe chuyện đó, nhưng lại sợ khiến cô ấy bối rối thêm.
- Trước khi cô lại nói cái điều rằng cô sắp chết, tôi muốn báo cho cô biết một điều thế này: có những người cả đời đi tìm kiếm những cảm xúc như của cô đêm qua, nhưng sự tìm kiếm chẳng đưa họ tới đâu cả. Bởi thế, nếu cô có phải chết ngay lúc này đây, thì hãy chết với con tim tràn ngập tình yêu.
Zedka đứng dậy.
- Em chẳng còn gì để mất cả. Mọi người, thông hưởng, không cho phép mì1nh yêu chính vì đã trót đặt cược nhiều quá – cả tương lai lẫn quá khứ. Trong trường hợp của em, chỉ có mỗi hiện tại mà thôi.
Chị cúi xuống và hôn Veronika.
- Nếu chị còn ở đây thêm một thời gian nữa, thì cuối cùng, chị không còn mong muốn rời khỏi đây mất. Chị đã chữa khỏi bệnh trầm cảm rồi, nhưng ở đây, ở Villete này, chị đã phát hiện ra các kiểu dạng bệnh tâm thần khác. Chị muốn đem theo mình cái kinh nghiệm này và bắt đầu nhìn cuộc đời bằng con mắt của riêng mình. Ngày vào đây, chị là một nạn nhân trầm uất bình thường. hôm nay, chị - một trong những kẻ bị gọi là bất bình thường – lại rất tự hào về điều này. Ở ngoài kia, được tự do, chị sẽ xử sự đúng như những người khác. Sẽ đi mua đồ ở siêu thị, huyên thuyên với những người bạn gái về đủ mọi thứ chuyện vặt vãnh, ngồi hàng tiếng đồng hồ xem tivi…Nhưng chị biết rằng, tâm hồn chị tự do và rằng chị có thể mơ ước, có thể trò chuyện với các thế giới khác, về sự tồn tại của những người mà trước khi vào đây, chị thậm chí còn không ngờ tới.
Chị sẽ cho phép mình làm đủ mọi chuyện ngớ ngẩn chỉ cốt để mọi người nói: chị ta được thả từ Villete ra ấy mà! Nhưng chị hiểu rằng tâm hồn chị sẽ toàn vẹn, cuộc đời chị thật có ý nghĩa. Chị có thể ngắm hoàng hôn và tin rằng, Chúa ở sau màn chiều buông ấy. giả dụ khi có một ai đó khiến chị chán ngấy, chị sẽ không ngần ngại mắng nhiếc, chẳng hề bận tâm đến chuyện người ta nghĩ gì về hành động đó, tất cả chắc sẽ đều nói “Chị ta ở Villete ra ấy mà!”
Chị sẽ nhìn thẳng vào mắt của những người đàn ông ở trên phố mà chẳng hề xấu hổ vì cái cảm giác mình được thèm muốn. Chị sẽ đi vào cửa hàng “xịn” nhất và mua loại rượu vang hảo hạng vừa với túi tiền của chị, rồi nài ép chồng uống cùng chị, đơn giản là vì chị muốn vui vẻ cùng anh ấy, bởi vì chị yêu anh ấy vô cùng.
Anh sẽ phá lên cười và nói với chị rằng “Em đúng là điên thật!” Còn chị sẽ trả lời “Tất nhiên, chính em đã từng ở Villete mà! Nhưng sự điên rồ đem lại cho em tự do. Anh yêu, từ giờ năm nào anh cũng phải nghỉ phép và đưa em tới miền sơn khê nào đó nơi có những cuộc phiêu lưu mạo hiểm luôn rình đón, bởi để sống một cuộc sống đích thực thì cần phải chấp nhận mạo hiểm”.
Mọi người sẽ nói “Tự mình nằm ở Villete còn chưa đủ hay sao mà bây giờ lại còn kéo theo cả anh chồng nữa!” Nhưng anh ấy sẽ hiểu, quả thật chuyện là thế, và sẽ cảm ơn Chúa vì cuộc sống của vợ chồng chị đến bây giờ mới bắt đầu, và vợ chồng chị thật điên như bất kỳ một ai khi tìm ra cho mình một tình yêu đều điên như thế cả.
Zedka đi ra, miệng khẽ hát một làn điệu rất lạ mà Veronika chưa bao giờ được nghe.