I - Tìm hiểu chung:
1. Vài nét về tác giả: Nguyên Hồng (1918 -1982) người Nam Định nhưng sống và gắn bó vớỉ Hải phòng. Ông là một trong những nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam thời hiện đại, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết về phụ nữ và trẻ em thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
2. Tác phẩm : “Những ngày thơ ấu” là tập hồi ký viết về tuổi thơ cơ cực, cay đắng của Nguyên Hồng. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng báo năm 1938, in thành sách năm 1940.Đoạn trích thuộc chương IV của tác phẩm.
- Tìm hiểu nghĩa của 16 từ khó.
- Hỏi: Đoạn trích chia làm mấy phần. Em hãy so sánh mạch truyện, bố cục, cách kể truyện của bài này với bài “Tôi đi học”?
II - Đọc hiểu văn bản
1 - Bố cục: Văn bản chia thành 2 đoạn - Đoạn 1: (Từ đầu ... “ hỏi đến chứ”). Cuộc đối thoại giữa bà cô và bé Hồng về người mẹ đang tha phương cầu thực. - Đoạn 2: Buổi gặp gỡ bất ngờ giữa bé Hồng và mẹ.
- Hỏi: Bốn câu đầu gợi không gian, thời gian của ̣cuộc trò chuyện và cho ta thấy bé Hồng đang sống trong tình cảnh như thế nào?
- Nhân vật bà cô - trong cuộc đối thoại với bé Hồng:
Bà cô là em ruột của cha bé Hồng, Để hiểu bản chất của nhân vật này, chúng ta phải hiểu rõ: Cảnh ngộ của bé Hồng. Cha Hồng vừa mới mất (chưa giỗ đầu). Mẹ Hồng phải tha phương cầu thực. Lâu nay, Hồng đã nghe nhiều tin đồn không tốt về mẹ. Hỏi : Hồng sống với ai ? - Những người họ hàng bên nội đối xử với bé Hồng thế nào?
Trong hoàn cảnh trên, Hồng sống với nhứng người họ hàng bên nội. Ho chẳng những không chăm sóc, yêu thương mà còn còn cay nghiệt, ghẻ lạnh với bế Hồng. Tiêu biểu cho thái độ ấy là bà cô với tâm địa xấu xa..
Hỏi: Hình ảnh bà cô thể hiện như thế nào trong cuộc đối thoại ? Cử chỉ chủ động gặp, “cười hỏi” … có thể hiện sự quan tâm, thương yêu của bà cô đối với bé Hồng? Bà chủ động cười hỏi. Cử chỉ ấy không thể hiện sự chăm sóc yêu thương mà để che dấu sự cay độc. Điều ấy thể hiện trong giọng nói và nét mặt. Bé Hồng đã nhận ra sự “rất kịch” đó và trả lời rõ ràng : “Cháu không muốn đi “ (thực chất Hồng rất muốn đi)
Hỏi : Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi điều gì, nét mặt thái độ bà thay đổi ra sao? Qua đó em hiểu tính cách bà cô như thế nào?
Tuy vậy, bà cô vẫn không buông tha. Bà tiếp tục vặn hỏi: Sao lại không vào ?... Mắt bà nhìn nhìn chằm chặp, tay bà vỗ vai Hồng mà cười hỏi khi đứa cháu cúi đầu sắp khóc. Bà tiếp tục đóng kịch, bề ngoài tỏ ra quan tâm nhưng trong lòng chứa chất baọ độc ác, nhằm hành hạ, nhục mạ cháu, xoáy vào nỗi khổ tâm của đứa cháu mồ côi.
Hỏi : Thấy cháu “cười dài trong tiếng khóc”, thái độ bà cô ra sao?
-Thấy cháu “cười dài trong tiếng khóc” bà vẫn tươi cười kể về tình cảnh đáng thương của mẹ bé Hồnǵ. Bà hết sức lạnh lùng, vô cảm trước sự đau đớn phẫn uất của đứa cháu và thích thú khi chị dâu đói rách, túng quẫn.
Hỏi : Qua phân tích, em có nhận xét đánh giá chung nhất về nhân vật bà cô như thế nào? Thái độ của em với nhân vật này?
Qua cuộc đối thoại, ta thấy bà cô là người người giả dối, lạnh lùng, độc ác và tàn nhẫn, thâm hiểm đến trắng trợn, trơ trẽn. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa phê phán, tố cáo. Bà tiêu biểu cho hạng người muốn duy trì hủ tục phong kiến, muốn trói buộc người phụ nữ có chồng đã chết. Tính cách của bà làm cho người đọc khó chịu, không thể không căm ghét, lên án. Hỏi : Trong cuộc đối thoại với bà cô, diễn biến tâm trạng bé Hồng ra sao?
2 - Nhân vật bé Hồng với những rung động của tâm hồn trẻ thơ.
Diễn biến tâm trạng bé Hồng được miêu tả theo trình tự thời gian, trong mối quan hệ với lời nói, cử chỉ của bà cô. Tâm trạng ấy đạt đến đỉnh đểm khi nào ?
a. Diễn biến tâm trạng bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô:
- Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...
Hỏi: Nghe cô tươi cười kể về người mẹ của mình, tình cảm, thái độ của bé Hồng như thế nào?
Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Hỏi : Tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh nào? Hãy phân tích tâm trạng và hiệu quả của biện pháp so sánh ấy?
Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.
b. Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi bất ngờ gặp me,̣ được nằm trong lòng mẹ.
Tiếng gọi thảng thốt, vãy tay cuống quýt, chạy theo xe và các từ “vội vã” “bối rối” “lập cập” thể hiện nỗi khát khao tình mẹ.
Hình ảnh so sánh - giả định: “cái ảo ảnh trong suốt của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” bộc lộ tâm trạng tuyệt vọng đến cùng cực như người đang mất dần mất đi sự sốnǵ. Với bé Hồng, mẹ là niềm khát khao, hy vọng, là nguồn sống, hạnh phúc.́
-Được mẹ dìu lên xe, Hồng oà lên khóc “rồi cứ thế nức nở”. Khác lần trước, đây là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Dường như Hồng đã quên hết tủi hận, ưu phiền để cảm nhận hết hạnh phúc sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ. Trước mắt Hồng chỉ còn một không gian đầy ánh sáng, màu sắc, hương thơm… một thế giới đang hồi sinh, ấm áp tình mẫu tử.
- Nhịp văn ngắn, nhanh, gấp và cả những bình luận trữ tình (“Phải bé lại và lăn xả vào lòng một người mẹ.. vô cùng”) bên cạnh những đoạn diễn tả cảm giác. Các biện pháp nghệ thuật nêu trên thể hiện : niềm hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh của bé khi sống trong lòng me.
Hỏi : Qua đây em nhận xét gì về bé Hồng?
Hồng là một chú bé mồ côi cha rấ nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ… tuy chịu nhiều đau khổ và bất hạnh của cuộc đời.
3 - Chất trữ tình của văn bản: Chất trữ tình bộc lộ ở nội dung câu chuyên và nghệ thuật kể chuyện.
a - Về phương diện nội dung:
- Tình huống , hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con bé Hồng.
- Dòng cảm xúc tinh tế phong phú của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp mẹ trên đường đi học về.
b - Cách kể của tác giả:
- Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc trong quá khứ.
- Xây dựng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo đầy ấn tượng.
- Giong văn thiết tha, say mê.
Từ nhân xét trên có thể khẳng định: Nguyễn Hồng xứng đáng là nhà thơ trong lĩnh vực văn xuôi.
- Hỏi : Đánh giá chung của em sau khi học chương truyện này?
III. Tổng kết:
- Văn bản kể lại một cách chân thành cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với mẹ.
- Bút pháp hiện thực và giọng văn giàu chất trữ tình; kết hợp giữa yếu tố tự sự với miêu tả và biểu cảm trong tập hồi ký tự truyện đã khiến cho “Trong lòng mẹ ” thành bài ca chân thành cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
IV. Luyện tập: (Bài tập về nhà)
1 - Qua văn bản Trong lòng mẹ, chứng minh nhận định: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em”
2 - Phát biểu cảm nghĩ của em nhân vật Bé Hồng.
3 - Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ.