I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc: Giọng biểu cảm, phù hợp với tính cách nhân vật.
2. Tác giả - Tác phẩm:
a) Tác giả:
- Ông tên thật là Trần Hữ Tri (có tài liệu ghi là Trần Hữu Trí).
- Ông sinh năm 1915 nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29/10/1917. Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28/11/1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình) do bị đối phương phục kích. Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc.
- Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
- Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói,nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945,đấy mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của ông.
- Thời gian đầu lúc mới cầm bút, chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần, Ông nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động; chính vì vậy, Ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm Giăng sáng (1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ "Ánh trăng lừa dối". Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.
b) Tác phẩm:
- "Lão Hạc" là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943
- PTBĐ: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
- Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu đến "ông giáo ạ!": Giới thiệu sự việc
+ Phần 2: Tiếp đến "Binh Tư hiểu": Sự việc bán chó của Lão Hạc.
+ Phần 3: Còn lại: Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.
- Tóm tắt:
Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đành phải bán con chó của con trai mình mua đi. Bán xong, Lão gượng cười khi nói với ông giáo nhưng rồi cuối cùng lại bật khóc khi mình đã nhẫn tâm lừa một con chó. Nhưng dù có túng thiếu đến mấy lão cũng không chịu bán đi mảnh vườn mà vợ ông đã dành dụm để lại cho con lão, lão chỉ sống qua ngày bằng khoai, hết khoai thì lại củ chuối, sung luộc,... Cuối cùng, lão Hạc vì ân hận mà chết đi, để lại đứa con và mảnh vườn cho ông giáo giúp lo liệu.
II) Phân tích:
Câu 1: Diễn biến tâm lý của lão Hạc:
- Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán "cậu Vàng" với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lõa coi việc này rất hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỷ vật của anh con trai mà lão rất yêu thương.
- Sau khi bán "cậu Vàng", lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì nỡ đánh lừa mọt con chó. Cả đời này, ông già nhân hậu đã nỡ lừa ai.
Câu 2:
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.
- Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người ham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí còn có thể sống lâu là đằng khác vì ông vẫn còn 30 đồng bạc và cả một mảnh vườn. Nhưng ông để 30 đồng bạc lại cho ông giáo để đề phòng sau này khi ông chết đi thì không phiền đến làng xóm, còn mảnh vườn thì ông nhất quyết để lại cho con trai. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, lòng tự trọng mà đáng kính.
Câu 3: Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc: thương lão vì lão thương con, không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Cho đến chết lão Hạc vẫn thể hiện là một con người chân chất, lương thiện, trung thực, giàu lòng tự trọng đáng quý.
Câu 4:
- Trong truyện ngắn này, chỉ tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng thường là lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa " - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn", nghĩa là nó đã ẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hóa.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến cho ông giáo suy nghĩ về cuộc đời. Cuộc dời chưa hẳn đã đáng buồn bởi ngay cả ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đánh kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.
Câu 5: câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" (ông giáo). Vì thế:
- Làm câu chuyện gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật.
- Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt.
- Giúp truyện có nhiều giọng điệu: vừa tự sự vừa trữ tình, có khi hòa lẫn triết lý sâu sắc có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.
Câu 6:
- Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.
- Nam cao đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo.
- Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
Câu 7: Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ là vô cùng khổ cực, nghèo nàn, khốn khổ nhưng phẩm chất của họ thì lại lương thiện, chân chất, có lòng tự trọng cao và biết nghĩ đến người khác. Cuộc đời thật trớ trêu thay!