Gợi ý bài:
* Nên
- Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện về các việc làm bảo vệ rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; phòng ngừa, ngăn chặn nạn đốt phá rừng, phục hồi nhanh chóng tài nguyên rừng
- Phát động phong trào bảo vệ rừng; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh tại nơi mình ở
- Bảo vệ môi trường không khí, giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối...
- Giáo dục môi trường cho mọi đối tượng, vân động mọi người có ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các chủ trương, chính sách, chiến lược, qui hoạch, dự án đầu tư... phải biết bảo vệ môi trường, không vì lợi nhuậnmaf coi nhẹ việc bảo vệ môi trường.
* Không được:
- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, là mất cân bằng sinh thái.
- Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;
- Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;
- Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật
* “Ngày Trái Đất”là ngày 22 - 4 hằng năm; lúc đầu do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970; đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia nhằm mục đích bảo vệ môi trường, những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.
Năm 2000, Việt Nam mới gia nhập “Ngày Trái Đất”. Nước ta đã nêu lên chủ đề: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
- Nguyên nhân: Sử dụng bao ni lông có nhiều tác hại:
+ Bao bì ni lông có chứa chất plaxtic, một chất không phân hủy sẽ gây nguy hại đối với môi trường khi khắp mọi nơi trên đất nước ta, mỗi ngày vứt ra, thải ra hàng triệu bao bì ni lông: vứt bừa bãi khắp mọi nơi công cộng, từ ao hồ, sông ngòi, đường phố, chợ búa, làng mạc...
- Bao bì ni lông khi lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình phát triển của các loài thực vật như cây trồng, hoa cỏ... sẽ dẫn đến sự xói mòn ở các vùng đồi núi.
- Bao bì ni lông vứt bừa bãi sẽ làm tắc nghẽn cống rãnh, kênh mương, gây ra cảnh úng đọng, ngập lụt, làm cho ruồi muỗi phát sinh. Lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.
- Bao bì ni lông màu vốn hàm chứa các chất như chì, ca-đi-mi sẽ làm nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi.
- Khi đốt các bao bì nì lông phế thải, khói độc ấy vì có chứa đi-ô-xin sẽ gây ngộ độc, khó thở, ngạt thở, nôn ra máu, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
=> Sử dụng và vứt bừa bãi bao bì ni lông sẽ đầu độc môi sinh và môi trường, sẽ gây nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống của con người