Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ

DÀN Ý

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Giới thiệu nhân vật Mị: kết tinh phẩm chất cao đẹp đồng thời thẻ hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

II. Thân bài:

1. Quãng đời Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.

- Mị là bông hoa của núi rừng, tập trung mọi vẻ đẹp của người con gái miền núi (xinh đẹp, tài hoa)

- Làm dâu nhà thống lí để trả nợ cho cha: giàu đức hi sinh.

2. Khi về làm dâu nhà thống lí:

- Đêm nào cũng khóc: Thể hiện một sự phản kháng

- Định tự tử bao nhiêu lần nhưng ý nghĩ thương cha lại kéo Mị về hiện thực.

- Bị áp bức nhiều làm tê liệt sức sống ở Mị, cô thờ ơ với tất cả mọi thứ: chỉ có duy nhất một ô cửa sổ nhỏ để giao lưu với cuộc sống nhưng chỉ thấy một khoảng trăng trắng không biét sương hay nắng.

- Sống cuộc đời lầm lũi: Chỉ như con rùa

3. Đêm tình mùa xuân.

a, Hoàn cảnh:

- Mùa xuân về trên bản cao.

- Tiéng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân đánh thức trong Mị một sức sống tiềm ẩn.

- Mị uống rượu, trong cơn say thoát khỏi cuộc đời lầm lũi để vươn tới những ý nghĩ đẹp.

- Ý thức về số phận tủi nhục của mình, Mị một lần nữa muốn tự tử nhưng tiếng sáo (Biểu tượng của tình yêu tuổi trẻ và khát vọng tự do) cứ rập rờn trong lòng Mị làm tan đi ý nghĩ đó trong cô.

- Một loạt những hành động của Mị thể hiện sức sống đang trỗi dậy trong cô: Khêu đèn cho sáng, quấn tóc, lấy váy hoa.

- Mặc dù bị A Sử trói nhưng tiếng sáo vẫn thức dậy sức sống trong Mị: Mị vùng dậy bước đi như không nghĩ là mình đang bị trói.

b, Cảnh cứu A Phủ.

- Thấy A Phủ bị trói, lúc đầu Mị dửng dưng vì đó là chuyện bình thường vẫn xảy ra tại nhà thống lí.

- Giọt nước mắt của A Phủ làm trỗi dậy tình thương và sự đồng cảm trong Mị.

- Hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ: Không phải là một hành động tự phát mà là kết quả của một quá trình bị vùi dập, bị đè nén, nó thể hiện sức sống âm ỉ không ngừng chảy trong Mị

- Ý thức được được kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã can đảm vượt qua nhà ngục của thống lí Pá Tra với nhiều thé lực hà khắc và những lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ.

III. Kết bài.

- Thông qua nhân vật Mị, Tô Hoài bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ miền núi, đồng thời tác gỉa ngợi ca phẩm chất cao đẹp của họ. Đây là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

- Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của Tô Hoài.