Văn Mẫu Lớp 11

Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong bài Mộ (Chiêu tối)

Lập dàn ý:

1. Mở bài:

Ai cũng mong muốn mình có một mái ấm gia đình, đó không có gì là xa lạ, khó hiểu nhưng với Bác Hồ khiến tôi khá bất ngờ, suốt đời vì nước, vì dân, không một chút riêng tư, bài "chiều tối" có lẽ đã hé mở cho chúng ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm gia đình, một chỗ dừng chân trên con đường dài xa vạn dặm.

2. Thân bài

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp

- Không gian rộng lớn cao xa, thoáng đãng nhưng gợn buồn ở sự trống vắng, lẻ loi.

- Đây là những chi tiết quen thuộc trong thơ ca tạo ra cho bài thơ mang một màu sắc cổ điển

- Bức tranh cảnh vật mang nét đặc trưng của thơ cổ ướt lệ, tượng trưng nhưng vẫn rất gần gũi hoà hợp với nhân vật trữ tinh, cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn hay chính là sự mỏi mệt của người tù sau một ngày đầy ải, chòm mây lẻ loi hay chính là nỗi cô đơn của người tù nơi đất khách quê người, cảnh vật được bao phủ bởi tâm trạng của nhân vật trữ tình, người tù như tìm thấy sự đồng cảm, sẻ chia từ thiên nhiên.

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng"

+ Ấm áp, vui vẻ

- Hình tượng thơ đã có sự chuyển đọng của thiên nhiên chuyển sang cuộc sống con người, tâm trạng nhà thơ đang buồn cũng trở nên vui tươi, dường như nhà thơ đã quên hẳn nỗi buồn của riêng mình để hoà nhập vào niềm vui của mọi người.

- Hình ảnh cô gái không phải thoáng qua để trang điểm cho bức tranh mà là trọng tâm của bức tranh, cũng không phải cô gái khuê các, lãng mạn mà là người lao động, cái đẹp trong cuộc sống đã đi vào trong thơ một cách tự nhiên tạo nên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, sinh đọng, bếp lửa rực hồng gợi nên một gia đình ấm áp, sum họp, nó là vẻ đẹp của cuộc sống, đồng thời cũng là niềm khao khát mái ấm gia đình.

- Chuyển động thời gian bằng bút pháp liên tưởng rất đặc trưng của thơ Đường:dùng cái sáng để tả cái tối. Chỉ khi bóng tối đã bao trùm thì bếp lửa mới rực hồng.

- Bản dịch thêm vào chữ "tối" không sai nhưng làm mất đi cái ý vị của thơ Đường.

3. Kết bài:...