UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ TÁM MƯƠI CHÍN

Docsach24.com

ối hôm qua Ô Tư Đạo mới về tới Bắc Kinh. Từ sau khi gặp Lý Vệ ở Nam Kinh, Ô mới hiểu rõ hoàn cảnh của mình, Ô thực thà làm theo sự sắp xếp của Ung Chính, "về quê ẩn dật" là biện pháp duy nhất để trọn nghĩa vẹn tình. Muốn tránh giới giang hồ cười chê, sắp chết đuối triều đình đã vứt cho cái phao mà cũng không tránh khỏi. Sau khi sắp xếp gia quyến ổn thỏa, Ô vội vã trở lại Bắc Kinh, trước tiên đến phủ Tam bối lặc gặp Doãn Tường. Doãn Tường lúc này đang ở Phong Đài, chờ mãi đến nửa đêm Ô mới được tiếp kiến. Hai người chuyện trò đến gần sáng mới chợp mắt được một lúc rồi vội vàng vào thành, bởi ngày mai Niên Canh Nghiêu vào Kinh. Hai người ngồi chung một chiếc kiệu lớn của Doãn Tường. Sau khi nghe Ô Tư Đạo nói không thèm nhìn mặt Niên, Doãn Tường rất lấy làm kinh ngạc, nghi hoặc liếc nhìn Ô, nói:

- Người què kiễng chân vểnh tai lên nghe! Nghiêu có công giữ vững giang sơn cho hoàng thượng, chúa thượng coi gia quyến Niên Canh Nghiêu hơn cả ta, ông có biết không

- Thập tam da, người nói chỉ đúng một nửa. - Ô Tư Đạo nhìn hàng trăm vị quan như đàn cá đang chui qua cửa Tả Dịch, nói: - Giữ vững giang sơn cho hoàng thượng là sự thật. Nếu như Niên bại trận, Bát da sẽ triệu tập ngay hội nghị tám vị vương đội mũ sắt, bắt hoàng thượng nhường ngôi; Đánh trận mà hậu phương cung cấp lương thảo không đủ, Bát da sẽ đánh không thắng, mà còn tạo phản. Nhưng Niên thắng trận, ca ngợi hoàng đế anh minh! Nói rằng hoàng thượng coi gia quyến Niên Canh Nghiêu hơn cả Thập tam da, là sai rồi. Hoàng thượng dùng Thập tam da vào việc đối nội, người lại đối ngoại. Ngoại gặp nạn, mà hoàng thượng không thu kiếm lại, sao lại có kết cục xấu được?

Doãn Tường nghe xong, người ớn lạnh, mãi sau mới lên tiếng:

- Chờ Niên tiếp kiến thánh thượng xong, chúng ta cùng đàm đạo với ông ấy.

Ô Tư Đạo quay ngoắt người, nhìn Doãn Tường với ánh mắt rực lửa, quả quyết nói:

- Thập tam da, ông đi mà đàm đạo, tôi quyết không gặp Niên Canh Nghiêu. Tôi đến Bắc Kinh là có phụng chỉ. Hoặc là vạn tuế gặp riêng tôi, hoặc là nhờ Thập tam da chuyển lời của tôi tới hoàng thượng, ngoài ra tôi không gặp ai cả.

Trong lúc hai người trò chuyện, thái giám phủ Bát vương Hà Trụ Nhi từ cửa Hữu Dịch bước ra, đi tới trước mặt Doãn Tường, nói:

- Vương gia, chúa thượng cho rằng Thập tam gia đang ở cửa Thái Hòa, nô tài đến đó tìm mãi không thấy. Vạn tuế cũng hỏi sao Kháp thân vương không đến? Mời vương gia vào trong. - Nói xong liếc mắt nhìn Ô Tư Đạo không nói gì

Thấy thế Doãn Tường cười, nói:

- Vừa rồi ta hơi nhức đầu, không vào phụng giá được, nay đã đỡ. Ngươi về đi, bảo cho Bát vương gia của ngươi, ta sẽ đến.

Chờ cho Hà Trụ Nhi đi khỏi, Doãn Tường nói tiếp:

- Ô tiên sinh, xem ra ông không nên vào là hơn. Ông vào phủ tôi nghỉ ngơi, nếu vạn tuế muốn gặp ông, thì nhất định sẽ gặp, tôi sẽ nói, nhất định hoàng thượng sẽ mừng.

- Thập tam da ưu ái tôi, khi nào có một mình hoàng thượng thì ông hãy nói, nếu đông người, ông chỉ nên nói tôi đã đến Bắc Kinh là được rồi, tôi ngồi trong phủ ông chờ thánh chỉ.

Nói xong Ô chui vào kiệu của Doãn Tường đi về phủ Doãn Tường.

Yến tiệc mừng Niên Canh Nghiêu lập công trở về kinh thành được tổ chức ở Ngự Hoa viên. Trong khu vực này cấm không được chặt cây, bóng cây đại thụ che được ánh nắng chói chang, nơi đây đủ chỗ cho hơn một ngàn thực khách, không có điện nào chứa nổi số người này. Khi Doãn Tường bước vào đã thấy các thái giám là đầu bếp tay nâng mâm, trên đầy ắp thức ăn, người nào người nấy mồ hôi nhễ nhại. Doãn Tường đảo mắt nhìn quanh, thấy Ung Chính ngồi ghế chủ trì đặt ở trên đài Bái Nguyệt, bên cạnh Ung Chính là Niên Canh Nghiêu mặt mày rạng rỡ, tiếp đến là một số bô lão thân vương. Doãn Tường vội vàng đi tới trước mặt Ung Chính sụp người lạy, lúc đứng lên làm tiếp động tác chào, cười nói:

- Kính xin thỉnh an chư vị thúc da! - ười sang phía Niên Canh Nghiêu nói: - Hiếm khi Niên Canh Nghiêu có mặt tại đây! Trải qua bao gian khổ, hôm nay mới được về Kinh chúa thượng mở yến tiệc mừng đại tướng quân chiến thắng trở về, đại tướng nên uống thêm vài chén.

Niên Canh Nghiêu vội đứng lên, cười nói:

- Niên mỗ tôi có công gì đâu, do chúa thượng có tài điều binh, tướng sĩ nơi chiến trường được hưởng ân đức của thánh thượng, những kẻ thối tha bẩn thỉu vô học làm sao chống đỡ nổi tôi đường đường là tướng của triều đình? Thập tam da quá lời rồi! Sẽ có ngày tôi nhất định đến phủ Thập tam da thỉnh an!

- Thập tam lang tài giỏi là cột trụ của trẫm. - Ung Chính không thấy Niên Canh Nghiêu rời khỏi chỗ ngồi hành lễ Doãn Tường, lại muốn cướp lời, nói lời hay trước mặt mình, liền chau mày, nhưng nghĩ sao lại cười, nói tiếp: - Người có công thực sự trong việc điều binh từ hậu phương ra sa trường là Thập tam đệ, trẫm chẳng qua chỉ là người ngồi chơi hưởng phúc của liệt tổ, liệt tông mà thôi. Nào, lại đây Thập tam đệ, đệ ngồi xuống đây!

Doãn Tường vội khom người, vừa cười vừa nói:

- Đây là ưu ái của chúa thượng, đệ đâu nỡ từ chối. Chắc chúa thượng cũng đã rõ, thần đệ là loài khuyển mã có tật, cùng ngồi, cùng ăn sợ mắc bệnh chướng khí. Ngay như ngồi ở chỗ khác thần đệ cũng không dám tùy tiện. Hôm nay Bát ca là quan lễ nghi, thần đệ là người cầm bình đi rót rượu, rót hết bàn này sang bàn khác, tận tụy hết lòng, không biết vạn tuế còn ân sủng Doãn Tường nữa không?

Ung Chính vừa nghe vừa mỉm cư̖

- Tùy đệ. Hy vọng đệ không mệt, nếu mệt, thích nghỉ lúc nào thì nghỉ lúc ấy.

Doãn Tự đứng cạnh. Bái Nguyệt đài thấy Ung Chính gật đầu ra hiệu, liền hô to:

- Tiệc mừng bắt đầu!

- Tấu nhạc!

Thế là các loại nhạc cụ đồng loạt vang lên, âm thanh hòa quyện vào nhau. Doãn Tự đầu tiên chúc phúc Ung Chính sau đến chúc rượu Niên Canh Nghiêu, tiếp đến theo tước vị chúc thọ vài lão thân vương, cuối cùng đến các bàn tiệc khác. Ung Chính nâng cao chén rượu nhấp một ngụm nhỏ, mỉm cười nói:

- Ngày thường trẫm không uống rượu, nay phiền mấy vị hoàng thúc uống đỡ trẫm vài chén, bởi hôm nay là ngày vui của Lượng Công (chỉ Niên Canh Nghiêu).

Mọi người nhất loạt cúi người đồng ý. Họ thay nhau đến chúc rượu Niên, trái một chén, phải một chén, nếu như tửu lượng kém, thì ngay loạt đầu đã bị say khướt. Niên không hề từ chối một ai. Nhìn mặt thì không say, nhưng trong bụng thì vô cùng khó chịu. Khi không chịu đựng được nữa, bèn nói:

- Thần đọc sách từ nhỏ, hàng vạn quyển sách đã qua tay, những tưởng dùng văn trị quốc, tận tâm tận lực với triều đình. Con đường học hành đi từ tú tài cử nhân đến tiến sĩ. Nào ngờ lại chuyển sang dùng võ, tôi trở thành ông tướng giết người không chớp mắt. Nhờ ân đức hoàng thượng, liên tục trong mười năm qua, không lời nào Niên mỗ không tuân theo, không kế nào là không thực hiện, gian nan cay đắng đã từng, trong đó có một nỗi khổ hoàng thượng đã biết... - Niên đột ngột dừng lời, có vẻ đã nói nhầm - Cho nên thần thường nói với Nhạc Chung Kỳ, người sinh ra thần là cha mẹ, người hiểu thần là hoàng thượng! Chinh tây đại thắng, một là nhờ hồng phúc của hoàng thượng được tăng thêm, hai là nhờ có ba quân tướng sĩ đổ máu nơi sa trường, Niên mỗ tôi mới thành một nho tướng. Vừa tròn tháng tuổi thánh tổ lên ngôi, đập tan nội gián định họa gồm mười vạn tên, tôi chưa tùng được ân hưởng phúc đẳng hà sa của hoàng thượng... - Niên thao thao bấ tuyệt kể chuyện đại thắng trong trận Tây Tạng - Ninh Hạ.

Vì bừa tiệc này là dành cho Niên Canh Nghiêu, câu chuyện Niên kể nghe rất hấp dẫn nên mọi con mắt đều đổ dồn vào nhìn Niên Canh Nghiêu. Nghe Nghiêu ba hoa khoác lác, rùm beng chiến tích, Doãn Tường đang nghỉ ở cạnh Bái Nguyệt đài động lòng, bèn vùng đứng dậy, lấy hết can đảm đi về phía Niên, cười nói:

- Niên đại tướng quân, ông nói chí phải, ân đức của vua sẽ là tấm gương cho các đời sau...

Ung Chính dường như không chú ý nghe, chỉ nhìn sắc mặt của Niên Canh Nghiêu. Thấy Doãn Tường bưng bát canh chua đến, biết là để cho Niên giã rượu, Ung Chính nghĩ nếu cứ để Niên nói tiếp nhỡ sai sót gì thì biết ăn nói làm sao, liền đứng dậy nói:

- Lượng Công Niên say rượu, say rượu thường nói thật, trẫm nghe rất thú, những điều Niên nói thường nhiệt tình thẳng thắn mà lại trung thành! Đầy tháng tuổi lên ngôi mà tiêu diệt được mười vạn quân địch, đích thực là một chiến tích to lớn, không một chiến thắng nào kể từ ngày khai thiên lập địa đến nay so sánh nổi, tướng giỏi cổ xưa cũng không bằng... Nhân dịp này trẫm muốn thưởng thức tài nghệ vừa múa kiếm vừa hát, khanh có thể làm cho trẫm vui được không?

- Dạ

Niên Canh Nghiêu thẳng người đứng dậy, hiên ngang đáp một tiếng "Dạ!". Niên say khướt, nhận thanh kiếm do Trương Ngũ Ca đưa cho, quay sang phía Ung Chính làm một động tác chào, chống kiếm đứng dậy, bắt đầu múa kiếm theo điệu Thái cực quyền ở ngay Bái Nguyệt đài. Niên múa kiếm rất chậm, vừa múa vừa nói:

- Nô tài xin đọc một bài thơ "Nhớ Tần Nga" góp vui cho chúa thượng!

Niên chậm rãi hát nghe như ngâm thợ:

Sáo trúc ngân vang chín tầng mây...

Lệnh đã ban ra, hãy xông lên người lính!t

Ba quân phụng tiết! Sa trường giá lạnh.

Lòng trung thành sáng như nhật nguyệt.

Ánh sáng chiếu soi, đoàn quân xung trận,

Tiêu diệt quân thù, gìn giữ non sông!

Thanh kiếm trong tay càng múa càng nhanh, lướt nhẹ như gió thổi tuyết bay, tạo ra luồng khí làm quay chiếc đèn lồng treo trên đầu. Múa kiếm một lúc khá lâu sau, Niên mới dừng múa, chống kiêm xuống đất kết thúc điệu múa kiếm bằng một động tác chào điệu nghệ, sắc thái bình thản, dường như chưa từng say rượu. Hàng trăm quan văn, quan võ chăm chú xem múa kiếm, quên cả ăn uống.

- Hay lắm! - Ung Chínhấn khởi, mặt mày rạng rỡ - Thật xứng danh văn võ song toàn, tuyệt đỉnh! - Ung Chính đứng dậy, thò tay vào túi lấy đồng hồ xem giờ - Tiệc vui rồi cũng phải tàn, thấm thoát đã giờ Mùi rồi. Trẫm nghỉ ngơi một lát, còn gặp một số người bàn việc, hôm nay khanh cũng mệt rồi, khanh vào ngủ trong cung Ung Hòa của trẫm, sáng sớm mai cùng trẫm đến Phong Đài, đích thân trẫm úy lạo ba quân!

Niên Canh Nghiêu khiêm nhường cúi đầu, cười nói:

- Được chúa thượng ưu ái, nô tài biết làm gì để xứng đáng với sự ưu ái đó đây? Nô tài chỉ biết cầm quân, nô tài nên về trước Phong Đài, sáng sớm mai nghênh giá hoàng thượng tại Phong Đài, như vậy là phù hợp hơn.

Ung Chính liếc mắt nhìn Doãn Tường, gật đầu nói: - Sáng mai khanh phải đi cùng trẫm tới Phong Đài, cho thêm phần trịnh trọng.

Niên Canh Nghiêu định phân trần, nhưng thấy nét mặt Ung Chính đã quyết, không thương lượng gì nữa, lại thấy Doãn Tường cùng Vương Công, Mã Tề, Trương Đình Ngọc và một số quan lục tục đứng dậy, đứng thành một hàng, lên ngựa, tiếng vó ngựa nện xuống đất "cộp, cộp" đều đều, liền không nói nữa, chỉ cúi đầu tuân lệnh. Ung Chính nắm lấy tay Niên Canh Nghiêu, cười:

- Trẫm tiễn khanh.

Doãn Tự nhìn thấy cảnh này, nét mặt không hề biểu lộ tình cảm, khoát tay ra lệnh, hợp xướng bát âm lại vang lên. Trong tiếng chuông ngân vang, các vương công chắp tay, trăm quan văn võ cúi rạp người chào, tiễn hai người ra khỏi Ngự Hoa viên. Bàn tay của Niên.Canh Nghiêu bị bàn tay mềm nhũn hơi lạnh của Ung Chính nắm chặt, Niên cảm thấy rất khó chịu, mấy lần định rút tay ra, nhưng rút không được; ra khỏi Ngự Hoa viên, Ung Chính mới buông tay, khắp ngườlịn rịn mồ hôi.

Tối đến, Liêm thân vương Doãn Tự chờ gặp Doãn Đường ở trước phủ Bát bối lặc ngoài cửa Triêu Dương. Cùng ngồi chờ còn có thị vệ Ngạc Luân Đại, thị vệ bộ Lễ A Nhĩ Sung A. Đây là nơi Doãn Đường thường hay đi qua khi có việc phải vào Kinh. Thời Khang Hy năm thứ 42, Doãn Đường nguyên là đại thần Thượng thư phòng Sách Ngạch Đồ mật bàn, âm mưu lập thái tử bại lộ, do đó cứ từ ba đến năm ngày phải vào cung trình diện một lần, đi nhiều đến nỗi quen từng gốc cây ngọn cỏ trên đường vào Sướng Xuân viên.

Song hôm nay cũng tại nơi này, Doãn Đường lại cảm thấy vô cùng xa lạ, ngay cả bản thân mình cũng không hiểu vì sao. Bát, Cửu, Thập bối lặc từng được mệnh danh "Vương trung tam kiệt", lãnh đạo bách quan tung hoành ngang dọc ở sáu bộ của triều đình, lại có thêm cả Doãn Đề, đại tướng của mười vạn binh hùng tướng giỏi hỗ trợ ở bên ngoài, nhất hô bách ứng chấn động triều đình, không hiểu sao lại bị thất bại trong bàn tay "a-ca kém cỏi" của Ung Chính, chỉ trong vòng một hai năm làm tê liệt mối liên kết, tan nát mỗi người một phương... Có lẽ từ sống nơi sa mạc hoang vu lạnh lẽo, nay trở lại thành phố phồn hoa vàng bạc châu báu, khiến cho Doãn Đường cảm thấy nỗi tủi khổ khi bị cách ly, cũng có thể còn vì chuyến đi lần này không dám bộc bạch với Niên Canh Nghiêu, mà chỉ ậm ừ cho qua chuyện, thành ra mệt lòng mà lại công toi, tránh sao khỏi rầu rĩ. Tóm lại, bất luận thế nào thì Doãn Đường cũng không thể ngóc đầu lên được. Doãn Tự thấy Doãn Đường người cứ ngây ngây, lo lắng điều gì, liền nhẹ lời khuyên:

- Đệ sao vậy, khó khăn lắm mới về được tới đây, sao âm thầm vậy, do luyện tập quá sức, hay là trong lòng có tâm sự?

- Đệ có nỗi buồn, ăn yến nuốt cũng không trôi. - lặng lẽ dùng tay hất mạnh.bím tóc ra sau lưng, than thở: - Đệ nhớ Thập đệ, có Thập đệ ở đây gánh vác công việc thì hay biết bao! Giờ đây Thập đệ đang phải chịu cảnh nằm gai nếm mật ở Trương Gia khẩu, A Linh A là người dám nói thẳng, túc trí đa mưu, là người đi tiên phong trong số chúng ta, đã bị quy tiên trong cảnh bần hàn. Chúng ta, những người còn lại chỉ là những cô hồn, uống rượu nhạt, thì làm sao mà vui lên được?

Doãn Đường ngước mắt nhìn Ngạc Luân Đại, rồi cụp ngay mắt xuống nhìn vào chén rượu đang cầm trên tay, do dự đặt xuống. Ngạc Luân Đại lại càng khó xử, Ngạc biết rõ rằng trong lời nói của Đường có ý trách móc mình. Trong lúc Khang Hy hấp hối, Ngạc Luân Đại nghe theo lệnh của Doãn Đề quay mũi giáo sang giúp Doãn Tường, giết hại đề đốc Phong Đài Thành Văn Vận, tạo cho Doãn Tự "thế cân bằng" với Ung Chính ở Bắc Kinh trong giai đoạn đầu, giai đoạn sau đại quân của Doãn Đề trở về Kinh giải quyết cục diện, nào ngờ cục diện hiện tại quay ngược lại. Ngạc Luân Đại trầm ngâm suy nghĩ, bất giác giật mình, nói:

- Thần hiểu rằng, Cửu da trong lòng vẫn còn giận thần, giận gì thì giận, vương gia cũng không nên coi thần là đồ bỏ đi, thần phụ lòng tin của các vương gia, làm lỡ đại sự của vương gia...

Doãn Tự nhìn Doãn Đường, lại nhìn Ngạc Luân Đại, bật cười ha ha:

- Nước Tần mất con hươu, người nào thông minh nhanh chân thì bắt được! Đó là tình thế lúc bấy giờ! Sau khi Thập tứ da về Kinh, chúng ta chụm đầu bàn bạc suốt đêm, tính toán nát óc rồi. Nếu không vì hoàn cảnh hiện tại, Ngạc Luân Đại sẽ không nhập bọn với chúng ta. Hiện tại để bảo toàn tính mạng và kế hoạch, lúc này chúng ta không nên dời tổ, tập trung vực tinh thần lên! Mọi ân oán vứt sạch ra biển Đông! - Doãn Tự đích thân rót đầy bốn chén rượu, đặtước mặt bơn người, nói tiếp: - Này, này! Uống đi!

- Thần cho rằng ta bàn chưa kỹ, tinh thần của Cửu da suy sụp hẳn rồi. - A Nhĩ Sung A ngồi nghiêng trên ghế cắn hạt dưa, mỉm cười tay xoay xoay chén rượu, nói tiếp: - Thưa Cửu da, thế sự thay đổi như bàn cờ, đã ai dự liệu được tương lai? Hoàng thượng cô độc, thực sự là độc phu, thử hỏi liệu chống đỡ được bao lâu?

Ngạc Luân Đại kinh ngạc giương mắt nhìn A Nhĩ Sung A, buồn bã nói:

- Chúng ta không chiếm được vị trí trọng yếu, thì làm sao xoay chuyển được cục diện? Lần lục soát cung cấm vừa rồi do đích thân Long Khoa Đa bố trí, trước tiên chiếm Tử Cấm Thành, Sướng Xuân viên, tiếp đến chiếm đại bản doanh Phong Đài, bước cuối cùng công bố trước bàn dân thiên hạ "Hoàng thượng gặp nạn" trên đường tuần thú, lập Tam da nhiếp chính. Trong chúng ta ai cũng biết: bàn tay che kín trời sao được? Chỉ một mình Mã Tề ra tay có thể ngăn cản được quân của đề đốc Cửu môn, Kháp thân vương cũng không chịu lép vế, làm sự việc rối tung lên. Niên Canh Nghiêu đưa quân về thành, khuấy động cả kinh thành, khí thế lên như diều gặp gió. Quan văn có Trương Đình Ngọc, Phương Bao; võ có Niên Canh Nghiêu và đồng đảng trợ giúp, sao lại nói là Ung Chính "độc phu?" Bát da, thần và A Nhĩ Sung A như trứng treo đầu đẳng, Lưu Thiết Thành đề phòng hai thần như phòng giặc, sao lại nghi chúng thần cho quân của Long Khoa Đa vào lục soát Sướng Xuân viên? Hai chữ "phản nghịch" đâu dễ gì gánh vác? A Nhĩ Sung A, ông cũng là thị vệ, vị trí của thị vệ đến đâu chắc ông đã rõ, đàn bà đau đẻ, đàn ông lại không biết ư?

A Nhĩ Sung A là chi trên trong cùng một dòng họ với Ngạc Luân Đại, về khía cạnh họ hàng, họ cùng một dòng tộc. A mặc bộ áo bào nhung xanh, tay áo viền đỏ, nghe Ngạc Luân Đại trút bầu tâm sự bất giác nghiến r

- Lúc này ông muốn tranh luận làm rõ trắng đen với Bát da? Hơi chậm đấy!

Tướng mạo A Nhĩ Sung A đường hoàng chững chạc, mặt vuông chữ điền đỏ au, ngũ quan đoan chính, hàm răng trắng đều, khi cười mồm đầy răng. Tính cách nhanh nhẹn, biết tự kiềm chế, ngồi nhìn Ngạc Luân Đại, im lặng không nói gì.

- Ngươi nói hay lắm! - Doãn Tự liếc mắt nhìn A Nhĩ Sung A một cái rồi lạnh lùng nói: - Ngạc Luân Đại không phải là người phản chủ, phản bạn bè. Tối nay ta không tranh luận chuyện này nữa. Trong câu nói, ngươi có ý trách ta, bởi trước đó có một số vấn đề ta không dám nói rõ, sợ ngươi tính phổi bò không giữ được bí mật, hoặc cho biết nhiều vấn đề quá e rằng ngươi sẽ lo trước tính sau, chần chừ do dự, vì lẽ đó trong lòng ngươi có sự hiểu lầm tai hại. Ta mong Ngạc lão đệ nể tình mà lượng thứ cho, bỏ qua chuyện này được không?

- Bát da... nô tài đâu xứng đáng! Chỉ vì nông cạn mới đến nông nỗi này, trong lòng nô tài bị kìm nén như sắp nổ tung. Kế hoạch hay dở thế nào Bát da đã có chủ định, nếu bảo nô tài chết, nô tài nguyện làm con ma trong sạch... Không phải thế sao?

Ngạc nói chân thành, trong lòng thật sự rung động, nước mắt lã chã rơi, giọng nói nghẹn ngào. Doãn Tự vỗ vai Ngác Luân Đại, nét mặt thân thiện nói:

- Tối nay nghênh đón Cửu da của ngươi. Chúng ta vừa ăn uống vừa nói chuyện. Nào, ngồi cả xuống đi!

Doãn Đường lúc này trong lòng đã an tâm trở lại nhấp ngụm rượu nh

- Gặp gỡ hay không gặp gỡ chẳng nói lên điều gì cả. Tôi thực sự đã thối chí. Từ ngày đi Tây Tạng, Ninh Hạ, cứ tưởng sẽ làm được gì đó, rốt cuộc chỉ là ảo vọng, không tính những việc khác, riêng việc làm tham tán quân vụ là cần thiết, song cái tay họ Niên đó cứ coi ta là khách quý, cung phụng chu đáo, ta không làm theo thánh chỉ, ta chỉ có danh hão "có hiệu lực trước ba quân" không làm được việc gì cho ra hồn, ngay một câu nói dung dị nhất cũng không dám cất lời. Sau khi Bảo bối lặc đi rồi, ta không còn lấy một chỗ dựa! Trong lòng ta, không biết nên dùng tiền hay dùng trái tim để lôi kéo tay họ Niên kia, cuối cùng không nghĩ ra cách nào cả! Huynh ở kinh thành, Thập đệ bị đày ở Trương Gia khẩu, Thập tứ đệ trông coi lăng tẩm, ngón đòn này của Ung Chính khá hiểm. Lúc đầu cứ tưởng Ung Chính chỉ là một "a-ca kém cỏi", chắc chỉ là một hoàng đế gà mờ, không hiểu biết về chính trị, thật ta có mắt mà như mù! - Nói xong, đầu gục xuống, hai hàm răng nghiến chặt, mắt nhìn trừng trừng vào ngọn nến như đang nhảy múa, mắt long lên không hiểu do ngọn nến phản quang lại, hay là do nước mắt phản chiếu.

- Chỉ một điểm này thôi cũng đủ chứng minh hoàng đế là người không có trái tim. - Doãn Tự ngồi ngả người tựa lưng vào thành ghế, cười gượng gạo ra chiều khinh miệt. - "ông ta" cứ tưởng xé lẻ anh em mình, là có thể xé nát "đảng Bát da", điều này càng chứng tỏ "ông ta" không biết gì về chính trị... - Tự từ từ đứng dậy, chậm rãi đi lại, vừa suy nghĩ vừa nói: - Đảng Bát da ở đâu? Ở trong lòng thần dân cả nước! Hiện tại cả triều đình xôn xao dư luận, trong di chúc của tiên đế viết nhường ngôi cho con là Thập tứ, Ung Chính sửa lại là nhường ngôi cho con Vu Tứ, chữ Thập sửa thành chữ Vu, đây là bất trung, kháng chỉ, Thập tứ đệ cùng một mẹ sinh ra, đến trông coi lăng mộ, khiến hoàng thái hậu phẫn uất quá mà chết, lại nói lệch đi là hoàng thái hậu đâm đầu vào cột nhà tự sát, đây là việc bất hiếu. Long Khoa Đa phụ tá, song thực chất là Tam a-ca mới, ta sẽ tìm cách khiến Long phải đấu đá với hoàng đế, thành công hay thất bại ta đều có lợi. Nếu thất bại thì hủy hoại thanh danh của Ung Chính, người ta sẽ cho ông ta là một hoàng đế bất nhân bất nghĩa! Xét khía cạnh này ta thấy ghế ông ta đang ngồi có nguy cơ bị đổ, song xét khía cạnh thực tế ta lại thấy ghế ông ta ngồi vững tựa Thái Sơn. Về tài cán, Ung Chính không bằng Doãn Tự ta, huống hồ nay lại có thêm "đảng Niên Canh Nghiêu"!

Từng câu từng chữ Doãn Tự biểu đạt đầy ý thâm hiểm. Doãn Tự và Doãn Đường thân nhau từ tuổi ấu thơ, nay lại cùng nhau bàn bạc những vấn đề tuyệt mật này, thường ngày những lời nói của Tự hòa nhã khúc chiết, "dĩ đạo vi bản", đầy tính nhân văn, nay đến bước đường cùng, sẵn sàng thủ dao găm chống lại, nét mặt sát khí đằng đằng, không cần che đậy, không ngại ngần gán cho Ung Chính các tội danh: bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa! Nhìn thấy khuôn mặt méo xệch vì tức giận của Doãn Tự, Doãn Đường bỗng rùng mình, ngạc nhiên hỏi:

- Niên Canh Nghiêu... ông ta sao rồi?

Doãn Tự chắp tay sau lưng, cười nham hiểm, im lặng không nói gì, chỉ nhìn A Nhĩ Sung A. Lúc này ngay đến cả Ngạc Luân Đại cũng phải ngạc nhiên, tay cầm chén rượu, mắt nhìn A Nhĩ Sung A không chớp.

- Đầu Niên Canh Nghiêu khôn có sẹo rồi. - A Nhĩ Sung A cười mỉa, giọng cao ngạo - Tiền bạc và vũ khí đã biến mười vạn tinh binh thành thế lực riêng của ông ta! Trước trận Tây Ninh tiền bạc thiếu thốn, nay tiền bạc còn nhiều hơn cả kho của triều đình.

- Làm... làm gì có chuyện đó?

- Ung Chính đem lễ vật chư hầu cống nạp ban tặng cho Niên, Niên cũng lấy lễ vật chư hầu cống nạp làm của riêng. - Khẩu khí của A Nhĩ Sung A chắc như đi đóng cột. - Cửu da, người thử nghĩ lại xem, Niên Canh Nghiêu tác oai tác quái, ông ta gọi ăn cơm là "nhập thực", gọi cất nhắc quan tước là "Niên chọn lựa", nắm giữ binh quyền của 11 tỉnh, thăng quan cho ai, bãi chức ai, Niên đưa lên triều đình duyệt, triều đình chưa từng bác bỏ. Vì sao lại được như vậy? Một là hiện tại Niên đang được việc, hai là triều đình cũng sợ Niên! Tống Sư Tăng là người như thế nào? Hắn ta lợi dụng trùng tu lại Văn Miếu ở phủ Bảo Định để tham ô ba ngàn lạng bạc, bị Lý Duy Quân phát giác tấu vua, đáng phải ngồi tù, chí ít cũng bị tước quan về vườn. Niên Canh Nghiêu viết tờ tấu trình phản bác lại Lý Duy Quân, kết quả là Lý Duy Quân bị giáng hai cấp, còn Tống Sư Tăng được thăng hai cấp thành Giang Tô đạo, gần đây nghe đâu lại được thăng chức Bố chính sứ. Phạm Thời Tiệp có tội gì? Niên chỉ mới đấu khẩu vài lời, bản cách chức tuần phủ đã gửi đi rồi, ngay lập tức được thu lại! Điền Văn Kính lần này đến xử án ở Hà Nam, bắt tất cả quan lại có tội, làm rối loạn cả nha môn, Niên Canh Nghiêu lại nhúng tay vào, lệnh cho Điền Văn Kính thả hết tội phạm ra, mọi người thấy không, Hà Nam còn náo nhiệt lắm lắm!

Doãn Tự vừa đi đi lại lại, vừa nghe đến đây liền vẫy tay ra hiệu chặn lại:

- Nói đầu Niên mọc sẹo, ta không phủ nhận. Bạn bè đảng của Niên ngạo mạn tung hoành ngang dọc, vượt quá quyền hạn, tức là phạm thượng là chuyện có thật trăm phần trăm. Ta hiểu những lời A Nhĩ Sung A vừa nói, đó đều là những vấn đề mà Ung Chính chưa muốn làm để phủ dụ Niên Canh Nghiêu. Thực chất quân thần nghi ngờ nhau đã đến cực điểm, trong thư đệ gửi cho huynh có viết Niên Canh Nghiêu có nuôi dưỡng Uông Cảnh Kỳ, nuôi dưỡng để làm gì? Chẳng phải là để dùng khi có biến! Mật tấu do Niên Canh Nghiêu dâng lên chúa thượng có nói đệ an phận thủ thường trong quân ngũ, hoàng thượng "uyển chuyển" phê ba chữ "Ta biết rồi", nghĩa bóng là đặt đúng chỗ, nghĩa đen là đã bác bỏ đệ. Tấu còn viết: đệ, Thập tứ đệ đang trên đường trở về Kinh, thế mà chỉ trả lời bằng ba chữ. "Ta biết rồi". Tình cảnh vào thành lúc này là rồ dại, gặp vương công đại thần không dám ngồi xuống ghế, trước mặt hoàng thượng chỉ ngồi im lặng. Tay Niên không phải là vừa, hắn ta còn có ý khác!

Doãn Đường và Ngạc Luân Đại chăm chú lắng nghe, một lúc lâu sau Doãn Đường mới cất tiếng:

- Đệ tận mắt trông thấy những việc Niên Canh Nghiêu làm, hắn ta thực chất là kẻ thù nhà của chúng ta, đệ hiểu rõ rằng, để bảo toàn cho Thập đệ và Thập tứ đệ nên hoàng thượng phải đối đãi với Niên thật tốt, nhằm tránh tai họa cho hai đệ.

- Vỗ béo lợn rồi mới thịt mà. - Doãn Tự lạnh lùng nói tiếp: - Năm Khang Hy thứ 56, Niên có nói với ta "Bát da đại đức hơn cả chúa thượng, thần phải kính trọng Bát da ngang tầm chúa thượng". Khẩu thiệt vô bằng, hắn ta có thể cãi lại. Thập tứ đệ là đại tướng quân vương, hắn là đề đốc Thiểm Tây, thư từ qua lại giấy trắng mực đen, nên ta chọi lại đâu phải dễ. Ung Chính dựa vào Niên Canh Nghiêu dán bố cáo tuyên bố đất nước thái bình, ổn định lòng dân, thu phục "đảng Bát da" để thực hiện chính sách mới của mình, Tam a-ca Hoằng Thời dựa vào ta và thế lực của Long Khoa Đa để đoạt ngôi chính quyền. Ta ư? Tọa sơn quan hổ đấu, chờ đến khi không lật ngược được cục diện, yêu cầu gia nhập đảng Bát da một lần nữa xoay chuyển tình thế, đây là màn diễn cuối cùng.

Lời nói của Bát da làm mọi người tỉnh ngộ. Ngác Luân Đại cười ha ha:

- Thần cho rằng, chúa thượng đã mấy lần giận dữ Bát da, giơ chân múa tay, mặt tức sôi lên tím như quả cà tím, song có dám động đến một sợi lông chân của Bát da đâu. Đhư vậy, chi bằng thu phục tay họ Niên rồi đưa hắn vào tròng, hai bên khép lại, Niên chống sao nổi?

Doãn Tự cười khanh khách, nói:

- Ngươi nói nghe thật dễ ăn, tài sản riêng của Niên hơn cả triệu người, phẩm chức nhất đẳng công, coi thường cả các vương gia, ta biết dùng cách gì để lôi kéo hắn ta? Hoằng Thời cũng ôm mộng làm hoàng đế, ta lợi dụng mộng mị đó của Hoằng Thời để mưu sự cho ta, thế mà có lôi kéo được Hoằng Thời đâu. Ta để cho Hoằng Thời chiếm "thiên thời", Niên Canh Nghiêu ôm "địa lợi" ta được "nhân hòa", giữ vững thế này, "dĩ tĩnh chế động, thủ thời đãi biến" mới là thượng sách. Hoằng Thời tuy có khôn ngoan, song chỉ nắm được một nửa Long Khoa Đa, Niên Canh Nghiêu tuy có dã tâm, có khả năng điều binh khiển tướng, nhưng không đủ nhân tài vật lực thì cũng chỉ công cốc mà thôi. Mọi người hãy chờ xem, hắn ta đang ra sức tích lũy lương thảo... - Vừa nói xong đến đây bất chợt nghe thấy mười tiếng chuông vang lên, vội vàng nói tiếp: - Hắn ta vốn dĩ là thằng giặt áo cho Cửu đệ, để kiếm miếng cơm manh áo, nay nổi đình nổi đám, khiến mọi người phải lao tâm khổ tứ. Thôi, tối nay ta không bàn chuyện này nữa, ta nên vui vẻ ăn uống, nào! Chúc... Chúc hoàng thượng thành tiên thành phật, trường sinh bất lão!

Cả bốn người bật cười, nỗi lo buồn bỗng chốc tiêu tan, chén tạc chén thù mãi tới canh bốn mới tan, không ai ra về, tất thảy say khướt ngủ lại phủ Liêm thân vương, ôm giấc mộng ngọt ngào.

Bảo bối lặc Hoằng Lịch không vào thành cùng với Niên Canh Nghiêu. Theo suy nghĩ của Lưu Mặc Lâm, trong hàng quân tiến vào thành oai phong lẫm liệt, Hoằng Lịch không chịu đi đầu hàng quân. Vừa đến Phong Đài, Hoằng Lịch dẫn theo Lưu Mặc Lâm đóng giả kỵ binh dời khỏi đội ngũ của Niên Canh Nghiêu, tiến thẳng vào trong cung Càn Thanh, tự ý trút bỏ chức khâm sai, trực diUng Chính. Ung Chính đành phải im lặng, trước mặt quý tử không nên phát ngôn tùy tiện, nên chỉ ngồi im nghe Hoằng Lịch tự kể, mãi sau mới nói:

- Kể vắn tắt, nhưng nêu được toàn cục, khá lắm! Niên Canh Nghiêu thay trời hành đạo, thảo phạt nghịch tặc, thắng lợi, về triều, trẫm phải đích thân nghênh đón, ta miễn lễ cho các ngươi, nghe trẫm chỉ giáo là được rồi. Tình hình trên đường về Kinh trẫm đã rõ, tiếp tế lương thảo khẩn trương, các ngươi đã mệt, nên đi nghỉ đi!

Lưu Mặc Lâm nóng ruột, chỉ muốn đến ngay Gia Hưng lầu, nay nghe thấy Ung Chính nói vậy, vội vã dập người vái tạ. Ngược lại Hoằng Lịch cười, nói:

- Hoàng thượng qua bao ngày thức thâu đêm không ngủ, nay lại đích thân ra nghênh đón, nhi thần đâu dám kêu mệt? Nhi thần phải ở lại để Hoàng phụ sai bảo. Hoàng thượng ban thưởng nghỉ ngơi để đến lúc khác cũng chưa muộn!

- Không cần. - Ung Chính nghiêng đầu suy nghĩ - Chú Thập tam của ngươi không được khỏe, trẫm cũng lệnh cho chú ấy tùy ý nghỉ ngơi. Vừa rồi chú ấy có trình trẫm một bản tấu, Ô tiên sinh ở chỗ Lý Vệ đã về Bắc Kinh. Ngươi nên gặp họ, xem Ô tiên sinh có dạy bảo gì không.

Hoằng Lịch vội vàng hỏi lại:

- A-ma có cần gặp Ô tiên sinh không?

- Ngươi gặp thay trẫm là được rồi. - Ung Chính dằn giọng - Ô có nói gì, ngươi trình tấu lại cho trẫm. Nếu Ô thiếu gì, thì bảo ông ấy cứ đề xuất. Nói cho Ô tiên sinh biết, không nên ẩn mình, nơi nào không phải đất đai của vương triều.

Đang nói, thì nhìn thấy người của bộ Lễ nghi người ướt đẫm mồ hôi vội vã vào tấu trình, nên Ung Chính không nói tiếp nữa.

Hoằng Lịch và Lưu Mặc Lâm cúi chào đi lùi ra khỏi cung Càn Thanh. Lưu Mặc Lâm nghi hoặc hỏi:

- Tứ da, Ô tiên sinh vừa được Vạn tuế da nhắc tới là ai vậy? Đã được gọi là tiên sinh đương nhiên phải biết tên chứ?

Hoằng Lịch vuốt nhẹ vạt áo, tủm tỉm cười:

- Lưu muốn biết điều gì đó trong vụ việc này?

Lưu Mặc Lâm vốn dĩ không quen biết Hoằng Lịch, qua lần công cán này, cùng đi cùng ở, thường xuyên đàm đạo nhân tình thế thái từ cổ chí kim, bình thơ luận đạo, chuyện trò hợp ý nhau. Hoằng Lịch hâm mộ Lưu Mặc Lâm ở tính nhanh nhẹn tháo vát, hiểu biết rộng, mệnh danh Lâm là "người vẽ việc", Lưu cũng cảm thấy Hoằng Lịch không câu thúc địa vị, ứng xử dễ dàng hơn Ung Chính, tính cách phong lưu nho nhã của Hoằng Lịch cũng giống như mình. Trở về Kinh lần này, Lưu mới thực sự hiểu tài trí vị a-ca này thật vượt xa giới hạn bốn chữ "hào phóng phong lưu". Tiếp xúc với những người tính cách không quá rõ ràng này, bất giác Lưu lo sợ, Lưu nói:

- Nô tài đâu dám nghĩ tới hai chữ "dò xét", chẳng qua chỉ là tò mò, hiếu kỳ mà thôi? Nô tài trộm nghĩ những người giống như hoàng thượng đều được gọi là "tiên sinh", Lưu Mặc Lâm tôi thật sự không biết, chẳng lẽ đây không phải là hiện tượng khác thường sao?

Hoằng Lịch cảnh giác nhìn Lâm, cười nói:

- Khẩu khí ngươi lợi hại lắm! Hoàng thượng đã nói trước mặt ngươi, ngươi thử nghĩ xem có trở ngại gì đâu nào? Thôi, cùng đi với ta đến phủ Tam bối lặc.

Trong lòng Lưu Mặc Lâm vẫn chưa yên, lệnh của Hoằng Lịch khó lòng từ chối, đành phải vui vẻ nhận lời.

Hai người dẫn theo một tốp thái giám, qua cửa Tây Hoa tới phủ Kháp thân vương ở phía bắc. Suốt dọc đường đi, thỉnh thoảng mới gặp bóng người qua lại. Ngày thường ở ngõ phố bánh rán cạnh gốc cây hòe, quán Sơn-Thiểm hội, rạp hát sơn xanh đỏ tím vàng, màu sắc sặc sỡ, náo nhiệt, người đông đúc, nay đều đóng cửa im ỉm. Lưu Mặc Lâm thốt lên:

- Họ đi xem nghi lễ đón đại tướng quân hết cả rồi. Tứ da nghe thấy gì không, đằng kia chuông ngân, nhạc réo, vang vọng tiếng người, pháo tép nổ râm ran, tất cả hợp lại thành âm thanh hỗn độn, dân chúng trong khắp kinh thành say hết cả rồi, điên hết rồi!

- Thế ra cả thế giới này say khướt, duy chỉ có ta tỉnh? - Hoằng Lịch nới lỏng tay cương, dường như có tâm sự, gật đầu, nói tiếp: - Có công thì thưởng, có tội thì phạt, từ cổ chí kim đã thành thông lệ, con người ta thường phải qua học tập, rèn luyện gian khổ mới trưởng thành, còn Vạn tuế da là thiên bẩm, nghiêm nghị, quyết đoán, thông kim bác cổ, phân tích sự việc tỉ mỉ rõ ràng, đó là những điểm khó ai đạt được.

Hàm ý câu nói như thực như hư, câu nói này của Hoằng Lịch là để trả lời câu hỏi của Lưu Mặc Lâm, đồng thời cũng ám chỉ một cái gì đó, song không tài nào nắm bắt nổi. Lưu chột dạ, đang định nói tiếp thì nhìn thấy phía trước mặt dây thừng chăng ngang chặnối đi, liền chuyển hướng:

- Tứ da, trước mặt là phủ Kháp thân vương.

Hoằng Lịch chưa vội đáp lời, thái giám gác cổng của phủ Kháp thân vương từ từ chạy tới, nhìn thấy Hoằng Lịch, vội rập đầu chào, nói:

- Bẩm Tứ da ạ! Nô tài Ngải Thanh An xin thỉnh ái Tứ da!

Câu nói làm hai người bật cười, Lưu nói:

- Tay này khá thật, thỉnh an lại dám cả thỉnh ái, thế ra trên đời này còn có người ái thỉnh an (yêu thích chào hỏi) ư!

Ngải cười rằng:

- Đây là nghi thức của người hầu, gặp bề trên, không thỉnh an sao được? Vì thế các nô tài đều yêu thích chào hỏi! Không chào hỏi thì làm gì có cơm để ăn! - Nói xong, bò tiếp lên phía trước hai bước, quỳ dưới chân ngựa.

- Chú Thập tam có ở trong phủ không? - Hoằng Lịch mặt mày rạng rỡ, đặt chân lên vai Ngải ung dung xuống ngựa, thò tay vào túi lấy ra một tờ ngân phiếu ba mươi lạng bạc, búng xuống đất, mỉm cười: - Hoàng thượng ra lệnh ta đến thăm bệnh tình chứ Thập tam.

- Ồ! - Ngải Thanh An cười tít mắt - Thiếu gia chậm chân rồi. Vương gia của nô tài đi từ sáng sớm. Tối qua có một tiên sinh Ô gì gì đó từ Nam Kinh đến, hôm nay vương gia nghỉ ngơi, nên cùng ông ta đi xem nghi lễ rồi. Vị tiên sinh đó trông thật kỳ dị, chân què, người gầy như que củi. Vừa được dăm câu sáu điều đã vội gọi kiệu. Vương giaười trọng khách, chứ nếu là nô tài, nô tài đuổi đi từ lâu rồi!

Hoằng Lịch vừa dẫn Lưu Mặc Lâm đi vào trong nhà, vừa nói với Ngải:

- Ngươi biết ông ta là ai không, mà dám nói là "đuổi đi"? Người thì biết cái gì?

Ngải Thanh An đi trước dẫn đường, cười thầm trong bụng: "Mình đỡ phải lôi thôi, cái ông Ô đó cố thể là một tướng công gầy gò, hoặc có thể đã quen vương gia ta từ lâu, nay quá nghèo phải về Kinh sống dựa chăng..."

Ngải dẫn Hoằng Lịch và Lưu Mặc Lâm đi qua vườn hoa, vào an tọa tại thư phòng phía tây, vắt kiệt nước khăn mặt mời hai người lau mặt, mời ngồi, rót nước, bê ra một chậu đá đập vụn để cạnh bàn trà xong, nói:

- Nô tài cho người đi mời vương gia về, xin thiếu gia và ông đây chờ một lát. Thiên tuế da của nô tài bảo đi không lâu đâu, trước giờ Ngọ về nhà ăn cơm. - Nói xong, cúi người lui ra ngoài.

Lưu Mặc Lâm bưng chậu nhỏ đựng đá mời Hoằng Lịch, Hoằng Lịch lắc đầu, Lưu nhón một cục đá cho vào mồm, chốc lát toàn thân mát mẻ, Lưu cười nói:

- Con chó này thật là bẻm mép, kẻ hầu khác đâu dám thế.

- Tất nhiên rồi, gã người Bảo Định, cha truyền con nối làm nghề hầu hạ, tất thảy đều có cái tài khéo nịnh.

Hoằng Lịch cười sảng khoái, đứng dậy xem lướt thư phòng của Doãn Tường, khi nhìn thấy lông đui chim trĩ cắm trong lọ, thanh bảo kiếm treo trên tường, giá sách bằng gỗ đàn để đầy sách, liền buột miệng than:

- Chú Thập tam có tính cách cao thượng của người anh hùng. Trong thời kỳ chinh phạt ở phía Tây, trong lúc nói chuyện phiếm Niên Canh Nghiêu đã từng nói chuyện với ta về vẻ đẹp tráng lệ bên ngoài của phủ Kháp thân vương. Còn bên trong phủ, khắp nơi bày biện lung tung, ý nói chú Thập tam là người cẩu thả. Song thực tế, Niên lại không xem xét thật kỹ ở trong phòng, nhất là thư phòng, người cẩu thả có thể bày đặt vật phẩm đúng chỗ và ngăn nắp như thế sao?

Lưu Mặc Lâm giao tiếp với Hoằng Lịch đã lâu, đây là lần đầu tiên nghe thấy Hoằng Lịch khen người, trong lòng rung động, cung kính cúi người hỏi:

- Tứ da trả lời Niên Canh Nghiêu thế nào?

- Ta trả lời rằng, trong phủ tự có quy định. Chú Thập tam là thân vương, lại phụ trách Thượng thư phòng, bộ Hộ, bộ Hình, một ngày không biết giải quyết bao nhiêu công việc? Làm gì có nhiều thì giờ rảnh rỗi để sắp xếp lại nội phủ. Bác Ba, chú Tám sao bì với chú Thập tam được..

Hoằng Lịch chắp tay sau lưng, lát sau rút quạt nan trong túi ra phe phẩy quạt, chuyển giọng:

- Kia là bức tranh "tựa cửa sổ xem mưa" của Cừu Thập Châu, sao lại không có lời tựa, thật là đáng tiếc.

Hoằng Lịch nhẹ nhàng hạ bức tranh sơn dầu trên tường xuống đặt lên bàn ngắm nghía, Lưu Mặc Lâm cũng bước tới đứng xem bên cạnh Hoằng Lịch, ngắm nhìn, một lúc lâu sau Lưu nói:

- Hô đó, Cừu Thập Châu vừa vẽ xong bức tranh, thì có mấy người bạn rủ đi uống rượu, làm đứt đoạn ý thơ, do đó không có lời tựa, ngụ ý của bức tranh đại để là "chờ đợi bạn đến". Bức tranh tuy còn thiếu lời tựa, kẻ nhàn rỗi nào đó đâu dám cầm bút viết lời!

Hoằng Lịch rất thích có lời tựa của bức tranh nói về núi non, sông nước: đá, núi, cỏ, cây. Xuất phát từ thi hứng, Lưu Mặc Lâm không thể diễn tả bằng lời, trong lòng bỗng dậy lên niềm kiêu hãnh, rút một chiếc bút lông cỡ vừa trong hộp bút, chấm vào đĩa mực đã mài sẵn, lăn tròn đầu bút cho mực ngấm đầy, miết nhẹ đầu bút vào mép đĩa, từ từ viết từng nét chữ thảo như rắn cuộn rồng bay vào góc trên bên phải bức tranh:

Mưa rào gội sạch trần gian,

Mưa như sương sớm che màn trên không.

Như người tưới nước không công.

...

Viết tới đây, tự nhiên tay run run, nên phải dừng lại: Ba câu thơ trên vừa vặn vần điệu, như chuyển ý mà lại không chuyển, như liên tục mà còn lại ngắt quãng, thơ như hợp cảnh mà lại không... đã trót viết rồi, thấy không những làm giảm giá trị bức tranh, mà gây tổn hại tới thanh danh của tác giả. Nhìn xuống góc trái dưới bức tranh, nơi dấu đỏ hình Vuông có viết bốn chữ "Viên minh cư sĩ" 1 đến lúc này Lưu Mặc Lâm mới biết là tranh tặng, trong lòng hồi hộp lo lo, tay cầm bút mà không dám viết câu kết.Lưu Mặc Lâm lẩm nhẩm "ba câu một vần", rồi im bặt.

--------------------------------

1

Viên minh cư sĩ: Về quê sống ẩn dạt, trong lòng vẫn sáng trong tình nghĩa.