UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI SÁU

Docsach24.com

gười quản gia bị đánh xây xẩm mặt mày, định thần một chút mới nhận ra Bảo thân vương bèn dập đầu quỳ lạy rối rít:

- Kẻ hạ tiện này thật có mắt như mù, không nhận ra ông lớn. Kẻ hạ tiện này có tội rồi, xin ông lớn bỏ qua cho. Kẻ hạ tiện... sẽ vào bẩm báo... báo...

- Xéo đi! - Hoằng Lịch nghe thấy người quản gia nói những câu vô nghĩa thì bật cười, thuận chân đá cho một cái rồi hỏi: - Doãn Thái ngủ chưa?

- Chưa đâu ạ! Có ông lớn Trần đến thăm, hai ông đang ngồi nói chuyện ở phòng khách.

- Hãy đi trước dẫn đường. - Hoằng Lịch nói - Đưa cho chúng ta cây đèn.

- Đây ạ

Người quản gia lại dập đầu lạy và cầm đèn lồng đi trước, trở lại bạo dạn tỉ tê trò chuyện:

- Ông lớn Trần rất thân thiết với ông chủ nên hay đến viếng thăm, nói chuyện phiếm. Lối rẽ đây ạ! Gọi là cửa Nguyệt Động. Ông chủ vốn sinh ra đã nóng tính. Gặp bọn người hầu lúc nào cũng cứ dài mặt ra. Chúng con trông thấy ông đều phải bẩm báo từ xa.

Người quản gia bước xuyên qua bức tường hoa, phía bắc là thư phòng, phía tây là phòng khách đang có tiếng người nói chuyện. Doãn Kế Thiện vội vã đứng lại, Hoằng Lịch tiến đến thấy Trần Thế Quan và Doãn Thái đang ngồi chơi cờ, có quả dưa hấu để bên cạnh

- Tướng - Doãn Thái cầm quân mã vừa đặt qua bên, nghe thấy tiếng chân người tới gần liền nói luôn: - Ta đã nói với các ngươi rồi, ta với Trần đại nhân đang chơi cờ. Đông viện hãy về đi! Ngươi còn đến đây làm gì?

Trần Thế Quan vừa phá thế cờ vừa nói vừa cười:

- Quân lệnh đây! Bảo lũ người nhà rằng tối nay lão Trần không về. Ngài chơi gian nhé!

Doãn Thái nhìn chằm chằm vào bàn cờ nói:

- Lão tướng không dối trá. Trương Thị! Bưng trà ra đây nhanh lên.

Hoằng Lịch thấy vậy thì không nhịn được cười, đang định lên tiếng thì thấy một thiếu phụ đáp "vâng" một tiếng ở bên ngoài và bưng trà vào. Bà ta nhìn thấy Doãn Kế Thiện đứng cạnh cửa thì giật mình, đứng sững lại nhìn. Doãn Kế Thiện thất sắc, gọi hai tiếng "cha... mẹ" rồi quỳ gối.

- Ông chủ!

Hai người bạn cờ lúc này mới quay lại nhìn thì thấy Hoằng Lịch đứng bên cạnh từ lúc nào bèn vội quỳ xuống chào. Doãn Trương thị cũng vội vàng quỳ xuống. Doãn Thái dập đầu nói:

- Không ngờ ông lớn lại đến phủ của thần tối nay. Buổi sớm, thần đi dự lễ tế Thái tử, đã gặp Tứ da. Sau đó Trương Ngũ Ca nói ngài bận việc đại sự. Thần không tìm thấy cả Trương Đình Ngọc nên đành quay về.Hoằng Lịch đưa tay kéo Doãn Kế Thiện và lệnh cho mọi người đứng dậy, cười rồi ngồi xuống nói:

- Ta vừa mới từ Sướng Xuân viên qua, một lát thì gặp Kế Thiện. Ông ta nói phải đi chùa Thanh Phạn để thăm Thập tam thúc rồi trở về trạm dịch. Ta nói ta cần đến phủ Doãn mượn sách nên kéo ông ta về. Lúc nào thì Trần Thế Quan vào Kinh?

Hoằng Lịch nói xong thì tất cả đã ngồi xuống từ bao giờ.

- Nô tài sẽ sớm vào Kinh để nộp hơn một trăm lượng vàng cho Phiên khố. - Trần Thế Quan cười nói: - Lý chế đài, Phạm Thời Tiệp đều có thư cho ông lớn. Trên đường đến vương phủ, nô tài gặp Doãn tướng công. Ông nói Tứ da bận lắm nên kéo nô tài về chơi cờ.

Trong lúc mọi người nói chuyện, Trương thị đã lẳng lặng lui ra rồi bưng bê vào bốn chén trà lần lượt mời Hoằng Lịch, Trần Thế Quan, Doãn Thái. Đến lượt Doãn Kế Thiện quỳ xuống, dùng hai tay nhận chén trà từ Trương thị. Trương thị gật đầu rồi đứng qua một bên, chắp tay chờ sai bảo.

Hoằng Lịch lúc này mới để ý đến bà ta. Đó là một thiếu phụ có lẽ tuổi không quá bốn mươi ba, khuôn mặt trắng, đôi lông mày thanh tú, môi hơi dầy, có nốt ruồi mỹ nhân. Bà ta mặc áo màu xanh, quần màu lam có điểm hoa trông rất duyên dáng, chỉ cúi đầu mà không dám nói gì. Vốn là người tinh tế, Hoằng Lịch lập tức hỏi:

- Kế Thiện, sao ngươi phải thi lễ?

- Thưa ông lớn, đó là mẹ của thần!

Hoằng Lịch, Trần Thế Quan đứng bật dậy, chắp tay vái Trương thị. Hoằng Lịch làm động tác tạ lỗi nói:

- Chúng ta quả là vô ý, xin phu nhân miễn lỗi. Cứ ngỡ phu nhân là người hầu, tiểu vương thật hồ đồ. Phu nhân! Xin mời bà ngồi. Kế Thiện, ngươi làm gì đấy? Mau mời mẹ ngồi!

Kế Thiện vội quay người bê chiếc đôn hoa đặt bên cạnh Doãn Thái rồi nhẹ nhàng nói:

- Mẹ! Mẹ ngồi nghỉ ạ!...

Trương thị chưa nghe hết câu đã rơi nước mắt, vội bước lui mà nói với Doãn Kế Thiện:

- Ông Hai! Ta không có tên hiệu! Sao lại được đối xử như thế?

Mặt Doãn Thái đỏ bừng lên nhưng ông ta vẫn gắng cười nói:

- Ông lớn mời bà ngồi thì bà hãy ngồi xuống đi!

Trương thị nghiêng mình, vén tà áo ngồi xuống mép ghế. Hoằng Lịch giả vờ không nhìn thấy, cười nhẹ nói với Trần Thế Quan:

- Ngươi nói tìm ta có việc, vậy là việc gì?

- Tâu ông lớn. - Trần Thế Quan cũng đứng ngồi không yên vì nhìn thấy tình cảnh Doãn Thái và Trương thị như vậy - Việc công không ra việc công, việc tư không ra việc tư. Trước khi về Kinh, Lý chế đài cho thần bảy ngày nghỉ về Hải Ninh xem xét. Quê nhà quá khổ, cuộc sống ở đó không bằng ở Tô Bắc. Một số người không có đất cấy cày, cũng không có đất hoang đểkhẩn. Một số người đói khát, không có cơm ăn áo mặc. Năm trước lại bị lũ lụt, cơ sở chưa kịp phục hồi lại, gạo đắt lên bốn đồng một đấu.

Nói xong, Trần Thế Quan rơi nước mắt:

- Thần cầu xin ông lớn thương đến quê hương của thần, miễn thuế cho năm nay. Thần sẽ thay mặt mọi người dập đầu lạy tạ.

Nói xong, Trần Thế Quan làm lễ vái lạy rồi ngồi xuống. Hoằng Lịch chưa nghĩ tới vấn đề này, thấy mọi người lúng túng thì muốn làm dịu bớt không khí, bèn cười nói:

- Việc này ngươi nói với bộ Hộ, trong tỉnh còn có Lý Vệ, Doãn Kế Thiện, sao lại không làm được.

Trần Thế Quan nói:

- Chỗ chúng thần đều có lập kho lương cứu tế, một là quốc khố, hai là kho cứu tế. Dù thế nào cũng không được phép thiếu. Đó là nghiêm lệnh của Lý chế đài. Ai mà không làm được thì sẽ bị cách chức, ai không chịu làm thì thay người khác. Thần đã hỏi bộ Hộ, bộ Hộ nói thiếu một lạng thôi Bảo thân vương cũng không cho. Vì vậy lúc này thần mới cầu xin ông lớn. Xin ngài hãy nhẹ tay, bỏ sót vài hạt gạo thì cũng đủ để dân Hải Ninh chúng tôi no đủ.

- Được rồi! Nhà ngươi thật khó chịu. - Hoằng Lịch cười nói: - Ta sẽ đáp ứng yêu cầu của ngươi.

Nói rồi chàng bước đến án thư, lấy một tờ giấy, viết mấy dòng rồi đưa cho Trần Thế Quan

- Ngươi cầm tờ giấy này nộp cho ty Chinh Lương, rồi làm theo họ là được.

Trần Thế Quan đang nở mặt nở mày cười, Hoằng Lịch đã đứng lên, nhìn giá sách một lát rồi rút cuốn Tông Nguyên hạ án ôm vào lòng, cười nói:

- Ta cũng phải đi đây! Thế Quan cứ thế mà làm nhé. Mọi người trong nhà ngồi lại nói chuyện nhé. Ngày mai mừng thọ Doãn Thái, ta sẽ tự thân đến.

Doãn Thái trầm tư, không tỏ ra vui hay buồn, đứng dậy định tiễn Hoằng Lịch nhưng chàng nói: "Không cần" rồi cùng Trần Thế Quan về.

- Mẹ! - Doãn Kế Thiện thấy mẫu thân đứng lên bèn vái lạy - Cha mừng thọ bảy mươi tuổi, vừa lúc con trai về Kinh tường trình công việc. Đây là ngày cả nhà đoàn tụ, chẳng phải sẽ rất vui sao? Sử bộ Mã Đường Quan đưa thư cho con, việc anh Cả đã bàn xong. Con sẽ viết thư cho anh Cả. Con thì ở Nam Kinh, anh Cả ở đạo diêm Giang Tây đều xa Bắc Kinh. Cha đã cao tuổi, mẹ cũng gần sáu mươi tuổi rồi cho nên hãy xin cho anh Cả về Thiên Tân hoặc Bảo Định để tiện việc chăm nom cha mẹ, cũng là thay con báo hiếu.

Ông ta nói xong nhìn mẹ rồi nói tiếp:

- Lão Mã viết thư nới Thiên Tân còn thiếu người, có thể đổi được. Đạo diêm Giang Tây thiếu nợ, đạo Thiên Tân thiếu sưu nên lão Mã gọi con đến bàn bạc. Xin cha mẹ cho ý kiến để con trả lời ông ta. Con phải về gấp cũng là vì chuyện này.

Khuôn mặt của Doãn Thái giãn ra một chút rồi ông

- Đó cũng là cách tính toán của phận hiếu trung. Kỳ thực trong lòng ta coi con và anh Cả đều như nhau, không phân biệt con cả, con thứ. Con đã làm quan to, anh Cả vẫn giữ chức quan nhỏ nên chúng ta còn phải để tâm đến anh Cả nhiều là phải hơn.

Doãn Kế Thiện thấy cha không tức giận, trong lòng cũng được an ủi, bèn lấy trong ống tay áo ra mấy tờ giấy dâng cho cha, nói:

- Đây là lễ của con mừng thọ cha!

Trương thị vội cầm lấy đưa cho Doãn Thái. Khi chạm vào tay mẹ, Doãn Kế Thiện có cảm tưởng tay bà hơi nóng nên hoảng hốt hỏi:

- Mẹ không được khỏe?

Doãn Thái cũng nói:

- Ta thấy sắc mặt phu nhân không được khỏe, phu nhân hãy đi nghỉ đi. Gọi dì Năm hay ai đó đứng đây cũng được.

- Không, thiếp không ốm! - Trương thị vội nói: - Thiếp vừa mới bưng trà nóng lên tay nóng đó thôi! Các dì khác đều đi nghỉ sớm rồi. Thiếp ở lại hầu ông lớn cũng được.

Nói xong, hình như sợ Doãn Thái đuổi đi, Trương thị vội cầm một chiếc khăn nóng đưa cho Doãn Thái và đứng ở đằng sau ông ta phe phẩy quạt nhẹ, mắt nhìn con trai không dứt rồi nước mắt chảy vòng quanh. Doãn Kế Thiện tránh nhìn vào mắt mẹ, vẫn kể về tình hình công việc của mình, về việc gặp gỡ Hoằng Lịch ở Nam Kinh và về việc đã được hoàng đế khen thưởng mấy lần. Nói mãi đến không còn gì để nói, cuối cùng bèn kết luận:

- Hoàng thượng đối đãi với con thật là ân cao hơn trời, lại còn hỏi mẫu thân có được khỏe không? Hoàng thượng cũng rất quan tâm đến mẹ. Mẹ đừng đứng như vậy nữa.

Không biết thế nào, Doãn Kế Thiện to gan kéo một chiếc ghế dài qua chỗ mẹ rồi nói:

- Cha cũng nói là không nên để mẹ mệt. Mẹ hãy ngồi xuống nghỉ đi nhé.

Doãn Kế Thiện lại quay người hét to:

- Hai đứa hầu đâu, hãy ra xoa bóp cho bà lớn!

Doãn Thái bị Doãn Kế Thiện làm một việc tày đình như vậy thì tức giận cực độ. Bề ngoài, ông ta đối xử với mọi người rất thân thiết. Với những huyện lệnh, huyện thừa ở hàng ngũ, lục phẩm thấp hơn mình thì ông ta vẫn vái lạy rất cung kính, nhưng khi trở về nhà thì như hoàng đế, trừ đại phu nhân Kết Phát ra, những người còn lại đều là nô tì. Đại phu nhân Phạm thị là con nhà gia thế, được Khang Hy tác thành cho Doãn Thái. Khi ông ta đang ở hàng quan nhị phẩm thì bà đã được phong Nhất phẩm cáo mệnh. Lúc mới kết hôn, hai người vẫn còn bình đẳng. Khi bà sinh con thứ tám, Doãn Thái mới nạp thêm mấy người thiếp thì ân ái vẫn còn nhưng không còn bình đẳng với bà, và Doãn Thái đâm sợ bà. Doãn Thái vốn rất quý Doãn Kế Thiện, cậu Hai phong lưu nho nhã, nhưng Trương thị lại xuất thân từ tầng lớp thứ dân, gốc gác không xuất xứ trong chốn triều đình. Danh vị của Trương thị cũng không rõ ràng. Trong khi đó danh vị của Phạm thị lại làm rạng rỡ cho Doãn Thái, cũng là làm rạng rỡ cho Doãn Kế Thiện. Doãn Kế Thiện chưa đầy ba mươi tuổi mà đã lên như diều, thẳng tiến trên đường quan lộ giữ chức phong cương đại sứ trong khi anh trai gần năm mươi tuổi lại thăng chức tước rất chậm. Vì những chuyện như thế, Doãn Thái ngày càng áp chế Trương thị, thứ nhất là vì sợ phu nhận Phạm thị, thứ hai là đề phòng Trương thị dựa vào con mà áp đảo mọi người, thứ ba là trong lòng ông ta cũng có chút thoải mái khi hành hạ Trương thị.

Nhìn thấy Doãn Kế Thiện hành động như vậy, trong lòng Doãn Thái lửa giận ngùn ngụt, ông ta cố gắng kiềm chế nhưng cuối cùng bật ra tiếng cười sắc lạnh, rồi nói:

- Ngươi không thể ngồi yên sao. Không phải con làm quan to mà mẹ được lên bậc đâu! Kế Thiện, ngươi làm quan to rồi, học hỏi cũng nhiều rồi sao lại thậm tệ với cha ngươi như thế?

- Thưa cha - Doãn Kế Thiện mặt trắng bệch, không phủ phục xuống mà chỉ quỳ trên đất nói: - Con không dám vô lễ. Mẫu thân hầu cha là đúng nhưng con nhìn sắc mặt mẫu thân không được khỏe. Cha cũng đã nói đó thôi. Lễ cũng có lúc thay đổi theo tình hình. Con sẽ quỳ thay mẹ hầu cha, như thế có được không ạ?

Doãn Thái bị con cho một bài học. Ông ta cũng là một học giả lớn, dù tình, lý con trai làm kín kẽ, nói năng hoàn hảo ông vẫn thấy không thể nào bỏ qua được.

- Ta không có ý nói thế, ta hỏi là hỏi trong lòng ngươi thôi!

- Trong lòng con không có gì hối hận.

- Thời tuổi trẻ ta ra trận cùng với tiên đế, lúc còn chưa có ngươi. Lúc ta cùng chúa thượng làm bạn, ngươi còn mặc quần hở đũng. - Doãn Thái lạnh lùng nói: - Không có ta thì đâu có ngươi, không có quá khứ của ta thì làm gì có hiện tại của ngươi? Có việc gì mà cha ngươi không biết, có việc gì mà cha ngươi không rõ? Ngươi cho rằng ta không biết ý t của Bảo thân vương sao! Ngươi là kẻ hiếu thuận sao ta không biết? Ngươi là kẻ hiếu thuận thế sao ta không biết? Ngươi mời một ông lớn đến để áp chế cha ngươi phải không?

Doãn Thái nói một hơi dài rồi bật ho rũ rượi. Trương thị và Doãn Kế Thiện cùng bật dậy đấm lưng cho ông rồi khuyên ông đừng nghĩ ngợi nhiều. Doãn Thái không nể tình mẹ con của họ, đẩy hai người ra nói:

- Làm dân phải theo vương pháp triều đình. Gia đình ta phải có gia pháp quy củ của ta. Các ngươi có giỏi thì cứ tự làm mọi việc.

Nói rồi phẩy tay bỏ đi. Trương thị nghe thấy tiếng bước chân của Doãn Thái xa dần mới quay sang Doãn Kế Thiện:

- Con bảo ta phải nói gì đây? Con thương ta nhưng không cần phải nói như thế! Nói như thế để làm gì? Ta chỉ được nhìn thấy con là trong lòng đã được an ủi rồi! Hà tất phải giãi bày mọi thứ ra như thế? Con ở nhà cũng tốt nhưng cuối cùng vẫn phải trở về Nam Kinh. Ta thực tình không bao giờ hiểu được việc làm của con trai ta rồi...

Bà run rẩy ôm đôi vai rắn chắc của con trai như sợ con mình sẽ biến mất. Doãn Kế Thiện cũng rơi nước mắt rồi sụt sùi nói:

- Mẹ là người có học vấn, độ lượng. Con đi rồi mẹ đừng sợ gì cả. Có gì con sẽ đón mẹ đến nhiệm sở để mẹ được hưởng phúc lành của nhân gian.

- Cha con sẽ không cho đâu!

Trương thị ôm chặt vai

- Cha con tính ngang bướng, con phải hiểu điều ông ta không cho cũng mặc. - Doãn Kế Thiện nhớ đến thân tình của Ung Chính đối với mình thì kiên quyết nói: - Con sẽ đón mẹ đến Nam Kinh. Như thế này thì khổ quá. Vạn nhất có thế nào thì cả cuộc đời con sẽ không yên.

Hai mẹ con vừa khóc vừa nói, bỗng nhiên nghe tiếng chân gấp gáp phía ngoài phòng khách, thấy Cao Vô Dung xồng xộc tiến vào, nói:

- Doãn đại nhân, có chỉ ý.

Doãn Kế Thiện vội đứng dậy nói với mẹ:

- Con đi nhận thánh chỉ rồi quay lại ngay.

- Không! Không chỉ có một mình ngươi tiếp chỉ.

Cao Vô Dung nhìn vào nét mặt đáng thương của Trương thị rồi nói tiếp: - Còn có Doãn Thái, Phạm phu nhân và Trương thị cùng tiếp chỉ. Hãy đi nhanh ra sân chính.

Nói rồi vội vàng đi ra trước.

Hai mẹ con ngạc nhiên. Sau một lúc bối rối, Trương thị vội thay y phục. Doãn Kế Thiện nói:

- Mẹ nên trang điểm một chút. Chỉ ý gọi cả mẹ đi thì nhất định phải có tiếng nói của mẹ. Mẹ hãy mặc thật đẹp để bằng đại phu nhân họ Phạm.

Nói rồi kéo mẹ đến trước sân thì đã thấy ở đó đèn nến sáng trưng, người của phủ Nội các đứng chen chúc nhau. Mọi người vui vẻ uống trà, uống rượu. Doãn Kế Thiện thấy mẹ hoảng hốt thì vừa an ủi vừa kéo mẹ vào gian chính, đã thấy hương án dọn sẵn. Doãn Thái áo mũ chỉnh tề, phu nhân họ Phạm uy nghi đứng một bên. Hai người đều có dáng vẻ như không ổn. Thấy mẹ con Doãn Kế Thiện bước vào, Doãn Thái nói:

- Các ngươi đứng qua đây.

Lúc này Doãn Kế Thiện mới nhìn thấy người em thứ mười bảy của chúa thượng là Nghị thân vương Doãn Lễ truyền chỉ ở phía trước, vội cùng mẹ đứng sát lại đằng sau Doãn Thái. Qua mấy giờ kinh hoàng, Trương thị phải tựa vào con trai.

- Người tiếp chỉ đã đến đủ. - Cao Vô Dung nói với Doãn Lễ - Xin ông lớn tuyên chỉ.

Doãn Lễ gật đầu, Cao Vô Dung lập tức lui, chỉ trong nháy mắt lại ra, hai tay bưng một cái bàn vàng, trên bàn đặt bộ trang sức nhất phẩm cáo mệnh và hai huy hiệu ở hai bên bàn. Trên đỉnh bộ phục sức cáo mệnh còn đặt một tòa quan chiếu vàng có đính ba hạt châu. Những người trong phủ đều biết đó là đồ quý của chính thất phu nhân Phạm thị, nhưng sao lại đưa đến đây, chưa ai biết gì. Một lúc sau ba bốn trăm gia nhân đã chỉnh tề đứng ngoài hành lang, im lặng đến mức một tiếng ho khẽ cũng không nghe thấy. Doãn Lễ lúc đó mới đứng về phía nam đọc chỉ:

- Có chỉ: Doãn Thái, Doãn Kế Thiện, Phạm thị, Trương thị tuyên nghe. Vạn tuế!

Bốn người khấu đầu lạy tạ.

Doãn Thái theo tiên đế nhiều năm có nhiều công tích phò tá vua, có lòng kính trọng trên, thận trọng trong việc làm, là đại thần tâm huyết của trẫm.

Doãn Lễ ho nhẹ một tiếng và đọc tiếp:

Vả lại Doãn Thái lại sinh con đúng cách, có con là Doãn Kế Thiện sợ mệnh vua, thành kính với vua, tài giỏi yêu dân, giữ được bờ cõi Giang Nam từ trước đến nay. Việc triều chính giao cho đều giải quyết ổn thỏa. Thật không làm hổ thẹn danh thần. Trẫm nghĩ đến nghĩa cha con nên gia ân. Cha con đều là trụ cột của triều đình cũng là cái phúc của gia khang. Tuy vậy, nếu không có Trương thị thì không có Doãn Kế Thiện. Không có Doãn Kế Thiện thì sao uy danh của Doãn Thái được vinh hiển đến vậy. Không thể bỏ qua công lao giáo dưỡng con của Trương thị. Nay Kế Thiện đã làm quan lớn trong triều. Mẫu thân vẫn là kẻ thanh y áo vải mà lại được nhận lễ từ quan lớn. Trước đã phong Phạm thị là Trấn quốc tướng quân nhất phẩm cáo mệnh. Nay Doãn Lễ truyền chỉ để cho Trương thị nhận cáo chiếu, đồng thời là Trấn quốc tướng quân phu nhân, tặng một bộ phục sắc nhất phẩm cáo mệnh. Mong mọi người đừng phụ lòng hoàng thượng. Khâm thử!

Bốn người nhất tề đứng dậy. Doãn Lễ cười nhẹ nói:

- Kính mừng Doãn lão tướng quân, Phạm phu nhân, Trương phu nhân, Kế Thiện tướng quân.

Thấy bốn người vẫn quỳ, Doãn Lễ hỏi:

- Sao mọi người lại không phụng chiếu?

Doãn Thái nhìn xung quanh tựa hồ như thấy trời đất mờ mịt. Ba người bện cạnh đều cúi đầu. Họ không biết có chuyện gì xảy ra với mình, cũng không biết làm gì vội dập đầ, Doãn Thái nói:

- Lão thần xin tạ ơn!

Ông ta vừa cất lời, ba người bên cạnh đều dập đầu tạ ơn thánh chỉ.

- Đây là một việc trọng đại. Hôm nay tiểu vương cũng thấy rất vui. Để ta cùng mọi người lên đài.

Thấy Phạm thị và Trương thị không đứng dậy, Doãn Lễ đỡ Trương thị dậy. Doãn Kế Thiện là người thông minh nên vội tiến lên một bước, đỡ Phạm thị dậy. Doãn Thái ngồi chính giữa đài, hai bên là hai nhất phẩm cáo mệnh. Doãn Lễ thân chinh cùng Kế Thiện đặt bàn rượu. Doãn Thái cảm kích trước ân nghĩa của hoàng thượng, Phạm thị có chút đố kỵ với Trương thị nhưng cũng cảm thấy sợ mệnh vua, Trương thị cảm thấy buồn vui lẫn lộn. Bốn người ngồi trên đài mang bốn tâm tư khác nhau. Mỗi lần nâng chén đều cạn chén, nên không đầy nửa giờ sau mọi người đều say la đà. Bọn người hầu mệt như muốn ngủ quay ra đất. Rất may là Doãn Kế Thiện còn sáng suốt. Ôông ta vừa quạt cho mẹ vừa gọi người hầu lấy giấy bút đến để viết thư cảm tạ Ung Chính.

Vào đúng lúc đó, Ung Chính đang tức giận. Nghe Hoằng Lịch truyền lại những lời đàm tiếu, Vua lập tức lệnh cho Hoằng Thời, Hoằng Trú đến Đạm Ninh cư. Ung Chính còn muốn gọi Phương Bao là người biết nhiều việc đồng thời gọi cả Tôn Gia Kiềm đến hỏi lại cho tỉ mỉ nhưng Hoằng Lịch ngăn lại.

- Đó là một việc nhỏ trong chốn quan trường. Dù có là những tin đồn giả thì cũng là những tin bổ ích. Để nhi thần gặp lúc thuận lợi sẽ hỏi nguyên do. Tôn Gia Kiềm cũng cần mật tấu với hoàng thượng. Theo ý con, ta sẽ hỏi lại sau.

- Đó là ý của Tứ ca. - Hoằng Trú mắt nhắm mắt mở nói: - Người biết sự việc này càng ít càng tốt. Trước hết chúng ta hãy kín đáo kẻo lại loang chuyện ra. Chuyện dở của gia đình, người ngoài tốt nhất không nên biết làm gì!

Hoằng Trú như bị kéo ra khỏi ổ, nét mặt vẫn còn ngái ngủ. Hoằng Thời nghe Hoằng Trú nói không kịp nghỉ, nhìn dáng vẻ người em muốn bật cười nhưng không dám, chỉ cúi đầu làm ra vẻ không nhìn thấy. Ung Chính uy quyền nghiêng thiên hạ, tính tình lạnh lùng như nước đóng băng, là người hay vạch lá tìm sâu nhưng lại ôn hòa khoan dung với cậu con trai nhỏ này, chỉ trừng mắt nhìn Hoằng Trú nói:

- Ngươi nói vớ vẩn cái gì đấy! Chuyện dở của gia đình không thể nói với ai sao? Đó là do có người cố ý bôi nhọ. Chuyện này nếu chỉ nói ở kinh sư thì được nhưng hiện giờ đã lan ra khắp trăm họ rồi. Bắt được tên đầu sỏ, trẫm nhất định xử hắn cực hình.

Hoằng Lịch vẫn đang trầm tư, Hoằng Thời nói:

- A-ma nói đúng đấy! Lời nói xằng không phải là không có gốc. Việc xảy ra ở chốn triều chính không nên để người ngoài biết. Hoàng thượng! Chuyện đó lan ra trăm họ sẽ khiến người ta nghi ngờ, oán hận.

Hoằng Trú lập tức phản bác:

- Tam ca, chúng ta đều là con trai hoàng thượng, còn nói thế à! Hiện giờ không bàn đến việc hận hay không hận mà phải tìm cách thu xếp. Những lời đồn đại về thái hậu đều ở miệng lưỡi bọn thái giám mà ra.

- Cao Vô Dung. - như nhắc nhở Ung Chính rồi cao giọng nói: - Ngươi vào đây.

Cao Vô Dung đang đứng canh ngoài cửa điện, ông ta không hề biết các ông lớn lại bàn việc cơ mật giữa đêm khuya. Nghe thấy gọi mình thì vội vàng chạy đến quỳ xuống nói:

- Có nô tài.

Ung Chính im lặng một lúc rồi nói:

- Ngươi tuy không phải là lục quan Đô thái giám, chức vị không cao nhưng ngày đêm theo hầu bên trẫm, kỳ thực không bận bịu như Đô thái giám.

Cao Vô Dung dập đầu nói:

- Đó là nhờ sự nâng đỡ của chúa thượng.

Ung Chính đưa tay ngăn lại:

- Đừng nói thế! Trẫm có lúc tiếp kiến đại thần, chỉ nói vài lời sao lại truyền ra ngoài được.

Cao Vô Dung hoảng loạn một lúc, liên tục dập đầu xuống đất nói:

- Nô tài được tin dùng ở cả hai đời chúa thượng, sao dám nói năng bừa bãi. Cũng có lúc nô tài gặp mặt với lũ lính lệ nhưng việc xấu nô tài không có tâm làm, cũng không có gan... Đó là quy định của những người hầu trong cung.

Ung Chính cười nhạt:

- Quy định. Chuyện bố chính sứ Chu Hồ Nam, ngươi chẳng biết trước đó sao?

- Chúa thượng! - Cao Vô Dung mỗi lúc một hoảng sợ dập đầu đau khổ - Việc đó đã được xử lý rồi! Đã tâu lên chúa thượng rồi... Nô tài không...

Ung Chính vốn không có chủ ý gọi Cao Vô Dung vào, thấy ông ta thành thật như vậy thì bật cười nói:

- Gần đây cung cấm không nghiêm, cửa ngõ không chắc. Có một số kẻ ở bên ngoài phao tin đồn nhảm. Ngươi không phải sợ. Trẫm biết là không phải ngươi nhưng ngươi cũng có trách nhiệm.

Cao Vô Dung toát mồ hôi nói:

- Đúng thế. Đúng thế ạ! Nô tài sẽ sớm triệu tập những người hay chuyện, ai dám phạm thượng sẽ quất roi tre đuổi đi.

- Ngươi nói thế còn quá nhẹ, kể làm lộ bí mật triều đình trẫm nhất định phải giết. - Ung Chính nghiến răng nói: - Một ngày gần đây, trẫm nhất định tìm ra tên đó.

Hoằng Lịch lúc này mới nói:

- Việc bọn thái giám nói xằng bậy ở quán trà là có. Việc đó không thể không phải nghĩ, nhưng cũng không lấy làm lạ. Cần tìm ra tên đầu sỏ rồi hãy tính. Nay có nhiều việc lạ lùng xảy ra. Chúa thượng là người bao dung, hà tất phải phiền não vì chuyện này. Bây giờ vàng thau lẫn lộn, nên tiếp tục giữ kín một chút, hở ra nữa sẽ không có lợi.

Ý của Hoằng Lịch kỳ thực rất giống ý kiến Hoằng Trú

- Đáng trách mà không trách thì việc đáng trách đó sẽ tự mất đi. Có chuyện không nghiêm chỉnh xảy ra rồi cũng không nên truy cứu nhiều. Không lẽ chuyện đã tối càng tôi đen thêm.

Ung Chính đương nhiên cũng hiểu nhưng sự việc này càng nghiền ngẫm nhà vua càng thấy không ơn. Các quan văn võ kết bè đảng, các phe cánh đồn nhảm, rất nên phải triệu tập họ lại chỉ trích kịch liệt, bắt kẻ xấu tống giam, đi đày chém đầu. Tin đồn nhảm trong dân chúng đều không có cơ hội giải thích. Điều đáng sợ là các nơi đã nổi lên, có phong trào Bạch Liên giáo hoặc tụ nghĩa làm phản. Các nơi đều có bang hội, có thế lực. Triều đình đã không có sự khống chế, càng dễ cho bọn chúng làm loạn... Nghĩ vậy, Ung Chính hỏi:

- Hoằng Lịch, ngươi từng nói Lý Vệ và ngươi tiến cử một người là Ngô Hạt Tử, sao không thấy ông ta đến?

Hoằng Lịch còn đang nghĩ đến những tin đồn đáng sợ mà Tôn Gia Kiềm nói, không biết rằng đã làm kích động đến ý nghĩ của Ung Chính, bèn khom lưng nói:

- Hiện ông ta đang ở trong phủ của nhi thần. Hoàng a-ma muốn gặp ông ta chăng?

Hoằng Thời đột nhiên thất vọng. Ngoài công việc tại tư dinh, Hoằng Lịch còn luyện tập võ nghệ với mấy người bạn. Hoằng Thời đang tìm cớ để nói thì Ung Chính đã lắc đầu nói:

- Trẫm không cần gặp ông ta nhưng cần phải hiểu rõ một số nhân vật ở kinh đô. Dân gian hồ nắm tin tức rất rõ. Họ nói năng, làm việc đều thuận tiện hơn người trong triều đình. Ngươi hãy đưa ông ta xuống bộ Binh ghi sổ sách để ông ta có thân phận rõ ràViệc gặp mặt sau này sẽ tính. Nhắn ông ta lưu tâm đến lời đồn đại và động tĩnh của dân giang hồ sông nước.

Hoằng Lịch hiểu thấu tâm tư Ung Chính vội đáp:

- Thưa vâng!

Ung Chính bưng chén trà vừa uống vừa nghĩ, nói:

- Các ngươi chớ có coi thường những việc này. Lời đồn đại nhỏ thì làm thương tổn con người, lớn thì hủy diệt đất nước. Trẫm không dễ bỏ qua việc này. Hoằng Lịch hiện giờ quản quân vụ, lương tiền, nên lưu tâm một chút đến chính trị vì đó là một cục diện lớn. Hoằng Thời quản chính vụ, nắm tất cả các đầu mối sự vụ nhưng có lúc không cung cấp kịp thời tin tức cho triều đình. Hoằng Trú không được khỏe cho nên hãy cai quản Thái Thường tự, Thái y viện, cũng là để cho ngươi nghỉ ngơi. Sao ngươi cứ thờ ơ với mọi việc chỉ mơ hồ ở trong phủ. Các ngươi đều có tài đức, cần tận dụng hết để giúp ta trị nước. Tín nhiệm ai, các ngươi phải nhìn họ làm. Các ngươi là xương thịt của trẫm nên cần phải đoàn kết mới làm được việc Có như thế chúng ta mới ngăn được thù trong giặc ngoài, hiểu chưa?

- Chúng nhi thần hiểu rồi. - Cả ba nhất tề khấu đầu nói.

Hoằng Trú nói:

- Nhi tử nhất định ghi nhớ lời a-ma. Kỳ thực nhi tử có chút tùy tiện, để cho mọi người gặp mặt dễ dàng, chuyện gì cũng nghe được. Giống như một số chính thần như Dương Danh Thời, Tôn Gia Kiềm nhi tử còn có chút ít lơ đãng. Thái giám trong cung làm gì, nhi tử đều biết. Sau này nhất định sẽ lưu tâm. Có cây đại thụ mới có bóng râm. Không hiểu được sự việc ở đây, nhi tử không thành người.

Hoằng Thời trịnh trọng nói:

- Thánh tổ băng hà, có một số lời đồn đại dứt khoát xuất phát từ Long Khoa Đa. Ông ta hiện đã bị giam giữ nhưng lời đồn đại đã bay xa rồi. Loại người đó thật chẳng ra gì. Chẳng thà giết ông ta đi.

Hoằng Trú nhăn mặt nói:

- Nhi tử cảm thấy Long Khoa Đa chưa đáng chết. Hoàng thượng kế vị quang minh chính. đại. Giết ông ta đi sẽ không có người đối chứng. Để ông ta sống, nhất định sẽ có lúc cần dùng để chứng tỏ những điều đã thấy cho nhân thế.

Hoằng Lịch nói:

- Lời nói của hiền đệ quả thông minh. Nếu đệ không nhắc nhở, ta sẽ quên mất. Lần trước Doãn Nhưng nguy cấp ta đến thăm ông tiện thể ghé vào nơi giam giữ Long Khoa Đa, chưa vào trong phòng đã ngửi thấy mùi hôi thối. Bọn canh gác lặng lẽ bấm báo với ta, Long Khoa Đa đi đại, tiểu tiện cũng không ra ngoài. Trời lại nóng thế này, sao mà không bệnh cho được. Tam ca, huynh hãy thay bọn lính canh ở đó đi! Long Khoa Đa tuy tội lớn thật nhưng trước kia chẳng đã có công rất lớn đó sao?

Ung Chính càng nghe càng cảm thấy không đúng nhưng không đúng ở chỗ nào thì cũng nghĩ mãi không ra. Thậm chí ngay con đẻ mình, ông cũng không thể nói hết nỗi lòng. Ông uống từng ngụm trà lớn, thần sắc bình thản nhưng lại rất ưu tư, ông không nói năng gì. Hoằng Thời thấy mọi người nói thì cười nói

- Phụ hoàng xử lý công việc thường có ý nghĩ hơn mọi người. Việc khó đến đâu cũng đều muốn có kết thúc vui vẻ. Không biết phủ Doãn lúc này thế nào?

Ung Chính lúc này mới định thần lại, tưởng tượng đến chuyện bên phủ Doãn thì không khỏi bật cười. Ba anh em nói chuyện vui giải bớt mối lo cho vua cha. Chuông điểm mười một giờ mới cung kính cáo lui.