UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT

Docsach24.com

ôm chiếu thư hồi giá về Bắc Kinh của Ung Chính tới Bắc Kinh, Hoằng Thời đã nhận được thiếp bẩm của thái giám Tần Cẩu Nhi, kể lại rất tỉ mỉ cuộc trò chuyện giữa Ung Chính, Ngạc Nhĩ Thái và Chu Thức tại vườn Nhiệt Hà. Hoằng Thời lập tức cho gọi Khoáng sư gia tới Tây Hoa sảnh Cổ Vũ hiên để tính kế. Khoáng Thanh Hành đang cùng với mấy sư gia thay Hoằng Thời phân loại công văn để viết thư trả lời gửi cho quan viên các tỉnh. Nghe Hoằng Thời gọi, vội gác bút, hốt hoảng tới, vừa bước vào cửa, liền hỏi:

- Tam da cho gọi tôi ạ?

"Nóng đến nỗi vạt áo trước vạt áo sau đều sũng mồ hôi ra thế này". Hoằng Thời đích thân cầm một khay dưa hấu ướp lạnh, - Nào, ăn một chút cho mát ruột. Đây là thư của Tần Cẩu Nhi. Đọc đi rồi nói xem thế nào. - Đoạn, nằm ngả trong chiếc ghế trúc, phe phẩy chiếc quạt quỳ, nhắm mắt trầm tư suy nghĩ.

Khoáng Thanh Hành lật đi lật lại mấy trang giấy, đọc mấy lượt liền. Ông ta không nói gì, mà lại đi ra ngoài Cổ Vũ hiên, đứng dưới hiên nhà, như xuất thần về phía hàng dương liễu đang đung đưa bên hồ. Từng trận gió mang theo khí nóng hun người thốc vào mặt, vô số con ve trên cây chợt cùng đồng thanh kêu inh ỏi, nhưng hình như ông ta cũng không nghe thấy gì. Cứ như vậy hồi lâu, mới quay vào, cười bảo với Hoằng Thời:

- Lước Tam da thưởng cho Tần Cẩu Nhi ba trăm lạng bạc, ra về còn tiếc! Nhưng phong thư này thì dù trả một ngàn lạng bạc, Tam da cũng có mua được không?

- Không phải là ta tiếc. - Hoằng Thời cũng cười, nói:

- Quy định trong cung hoàng thượng rất nghiêm. Thái giám kết giao với vương gia và đại thần là giết ngay không cần hỏi tội. Chỉ sợ như vậy thôi! Lão Tứ thì không có những biện pháp này đâu.

Khoáng Thanh Hành lắc đầu, nói:

- Tam da và Tứ da không giống nhau. Mẹ ông ấy là quý phi, năm Thánh tổ Khang Hy thứ 51, Tứ da lại được gọi vào trong cung tùy giá học hành. Ông ta ở trong đó rất lâu, lại nhiều năm chủ trì công việc trong Vận Tùng hiên, rất nhiều kẻ bợ đỡ, chỉ cần gặp mặt một cái là biết ngay tin tức, chứ việc gì phải nghĩ tới việc rút tiền trong túi mình ra mà mua tin?

Hoằng Thời nghe Khoáng sư gia nói vậy, thấy chua xót quá. Đã không biết bao lần ông ta bí mật nhờ thày tướng xem cho mình, ai cũng nói là có tướng mạo cực quý hiển. Cũng như biết bao lần tự đứng trước gương soi, bao lần xem sách tướng số, thì tự thấy rằng bất luận là tài trí, kinh nghiệm, tâm trí hay tướng mạo, không có gì kém Hoằng Lịch cả. Vậy thì tại sao phụ hoàng cứ luôn yêu quý hắn thế nhỉ? Đang nghĩ ngợi lung tung, thì Khoáng Thanh Hành lại nói:

- Tần Cẩu Nhi báo tin này cũng chưa chắc đã là do tác dụng của số bạc ấy đâu. Tứ da đi công cán bên ngoài, thì người nắm quyền là lão da, người có thế là lão da. Đó mới chính là nguyên do thực sự!

- Lý Phất sắp đen đủi rồi. - Hoằng Thời phe phẩy chiếc quạt, - Lại còn Bát thúc, Cửu thúc và Thập thúc. Đó m thực là điều đáng than vãn. Bọn họ vốn không kiếm đâu ra đồng bọn đâu. Văn chương và nhân phẩm của Lý Phất đều gấp mười lần Điền Văn Kính, đúng là đáng tiếc thật!

- Người thực sự đen đủi là Bát da cơ. - Mắt Khoáng Thanh Hành lóe sáng. - Thực ra, điều mà hoàng thượng sợ nhất là bè đảng. Khi Bát da chưa thất thế, thì giao hảo với tất cả văn võ trong triều, toàn là người có học nổi danh văn trường cả. Nhân vật đầu não tuy đã bị giam, nhưng cái "đảng" đó vẫn còn. Tam gia, loạn "Bát vương nghị chính" lần này đã trở đi trở lại trong cung nhà Thanh rồi, không biết lão da có lưu tâm không? Từ đầu đến cuối không một người nào công khai đối lập với Liêm thân vương, mà lúc đầu lại là ra tay với Điền Văn Kính! Có thể thấy, giờ đây, Điền Văn Kính đã trở thành một ngòi pháo. Công kích tân chính thì ắt phải nhằm vào ông ta mà tấn công trước tiên rồi. Vì vậy, thánh thượng mới bảo vệ ông ấy. Ai công kích Điền Văn Kính, lập tức thánh thượng sẽ nghi ngờ người đó đánh vào tân chính, đánh vào chính bản thân thánh thượng. Điền Văn Kính càng bị công kích, hoàng thượng càng bảo vệ, mà hoàng thượng càng bảo vệ, thì ông ta lại càng bị công kích. Những người tọa sơn quan hổ đấu 1 vốn là tay sai của Bát da, nay lại cười nhạo, thậm chí còn viết đàn hặc, dựng chuyện sau lưng Điền Văn Kính cũng nên. Tính cách hoàng thượng như thế, làm sao có thể bỏ qua được việc nhiều thần tử giở mặt với ông ta như vậy được? Có lẽ chính vì thế mà bệnh của ngài mới nặng lên.

Hoằng Thời đã mở mắt từ lúc nào, ngồi thẳng người dậy, quên cả việc cầm quạt, nói:

- Có thể nói là sự việc rất rõ ràng rồi! Ta nên làm gì đây?

Khoáng Thanh Hành c nói dứt khoát:

- Hai điều: đánh chết cáo, thì quyết không nương tay với hổ; ngồi vững ở Vận Tùng hiên mà làm việc cật lực. Chỉnh trị Bát da đảng là thuận theo sự căm phẫn của hoàng thượng, liều mình làm việc là thuận theo ý muốn của hoàng thượng. Còn đối với Tứ da, Ngũ da, thì cứ lấy lễ mà tôn kính, lấy lòng thành mà đối đãi, lấy cái tâm để đề phòng. Đều là con cái của hoàng thượng cả, phải để cho hoàng thượng tự thấy sự hiếu thuận của ai nặng hơn, thì mới có thể được việc!

Hoằng Thời ngây ra một lúc lâu, rồi mới nói:

- Ta thấy hoàng thượng không chỉ có ý định như thế thôi đâu. Hoằng Lịch chủ quản việc tiền bạc lương thực của thiên hạ và việc binh, có lẽ thánh thượng cũng có ý cho ông ấy đưa quân đi quyết chiến với A-la-bô-thản đấy!

- Điều này tôi cũng đã nghĩ tới rồi.

Khoáng Thanh Hành nói thấp giọng:

- Học sinh từ khi được thu nạp vào cửa của Tam da, lúc nào cũng nghĩ tới cuộc tranh giành ngôi báu giữa Bát vương gia và hoàng thượng. Tại sao người được bao người trông mong và nắm quyền nghiêng thiên hạ như Bát vương gia mà lại bị thua cuộc, còn một "a-ca giúp việc" bỗng nhiên lại lên ngôi cửu ngũ 2 trị vì thiên hạ? Lý do có lẽ là rất nhiều, nhưng quy về tận gốc, thì chỉ có một, hoàng thượng ở vào ngôi vị quan trọng, mưu những việc quan trọng. Bát da lại chỉ lo việc lấy lòng mọi người ở bên cạnh. Những nhân vật quyền hành quan trọng đó cứ răm rắp theo Bát da, khiến cho ông ấy luôn tưởng mình đang ở chín tầng mây, cho rằng có thể dựa vào họ để đoạt lấy ngôi vị. Kết quả là tới phút chót, thì không ai trong số những người này giúp được gì cả. Đến Thập tứ da đích thân đem mười vạn hùng binh bao vây bên ngoài, mà chỉ một bản chiếu lệnh được phát ra, cũng đành thúc thủ vào Kinh nữa là. Tam da, cho dù thế nào thì cũng không thể ăn quả đắng này một lần nữa.

"Được làm vua thua làm giặc," Hoằng Thời lại dám quên bài học xưa hay sao? Hoằng Thời nghiến răng, cười thâm hiểm, rồi đứng dậy, gọi:

- Người đâu?

Mấy a đầu chạy vào, Hoằng Thời không nén nổi, cười vang, thì ra, trong lúc mải nghĩ, ông ta cứ tưởng mình đang ở Vận Tùng hiên. Nhân đó nói:

- Chuẩn bị kiệu cho ta vào vườn. Báo với quản gia là ta tặng cho Khoáng sư gia khu nhà ở đầu phố Tây, cho hai chục gia nhân sang đó hầu hạ.

Nói xong, đi thẳng ra, lên kiệu đi.

Lúc đó đúng giữa giờ Mùi, mặt trời thiêu đốt khô cháy mặt đất, đường phố rất ít người qua lại, đến lũ chó cũng tìm chỗ mát mà nằm xoài cả bốn chân, thè dài lưỡi ra mà thở. Nhà nào cũng mở toang, đàn ông thì cởi trần, đàn bà thì chỉ mặc một chiếc áo sát người, người thì đang tắm, người thì vừa uống trà vừa quạt cho đỡ nóng. Thỉnh thoảng lại có vài đứa trẻ trần truồng, da đen cháy vì nắng, đang mò cá dưới bóng dương liễu dưới hồ. Hoằng Thời vừa ra ngoài, không chịu nổi nóng, đành quay lại, đổi một chiếc kiệu trúc mát rồi mới đi. Ra khỏi thành là thấy khác hẳn, gió tuy vẫn còn nóng, nhưng không còn đem theo cái hơi ngột ngạt đến tức thở như lúc nãy nữa, hai bên dịch đạo dày đặc cây dương, chỉ một ngọn gió rất nh cũng làm cho cành lá lao xao, thỉnh thoảng, gió từ ngoài hồ thổi vào kéo theo hơi nước, đem tới cảm giác mát mẻ. Càng gần Sướng Xuân viên, thì những cơn gió thổi qua tầng cây xanh rậm rạp càng dễ chịu. Khi tới gần Song môn, Hoằng Thời đã đẫm mồ hôi. Đúng lúc chuẩn bị vào vườn, thì bỗng nghe một hồi chuông lảnh lót xuyên qua tầng tầng lớp lớp lá cây vọng tới. Hoằng Thời chợt ngây người. Mấy hôm nay trời nóng quá, nên quên mất việc tới thỉnh an Di thân vương. Nghĩ tới việc đó Hoằng Thời khẽ đạp chân trong kiệu, nói:

- Quay kiệu, đi tới chùa Thanh Phạn trước đã.

Phu kiệu dạ ran, trong nháy mắt đã quay xong đầu kiệu. Đi chưa đầy nửa dặm trong bóng mát, đã thấy chùa Thanh Phạn hiện trước mắt. Hoằng Thời xuống kiệu, định tiến vào, thì thấy một hòa thượng trung niên đang vội vã kẹp một túi vải màu nâu đi ra. Nhận ra người đó là hòa thượng Pháp Ấn, Hoằng Thời liền gọi:

- Thốc Lư 3, trời nắng thế này mà đi đâu thế?

- Ôi! Tam da thiên tuế đấy ạ? A di đà Phật! - Pháp Ấn nhìn thấy Hoằng Thời, liền cười hớn hở, lau mồ hôi trên cái đầu trọc lóc rồi chạy tới hành lễ, ngoạc mồm cười, bảo, - Lão da cát tường, lão da vạn an. Có đến mấy hôm liền không tới chùa rồi? Tôi đang định tới miếu Ngọc Hoàng đây. Lão da xem, phải đến nửa tháng rồi chẳng mưa gì cả. Đêm qua, Thập tam da không ngủ được, truyền vương mệnh, sai tất cả các hòa thượng ở các chùa trong thành tới miếu Ngọc Hoàng cầu mưa. Mọi người đi cả, chùa chẳng còn ai. Thấy cà sa của Ngô Tâm sư phó ở chùa Đại Chung đẹp hơn của chúng tôi, trụ trì tôi sai tôi về, đem cây gạo bằng vàng của Thập tam da quyên tặng tới đó. Chùa chúng tôi đây có vương gia, tướng da ở, không thể kém bọn họ được

Hoằng Thời đang định tiến vào chùa, nghe nói vậy liền đứng lại, cười bảo:

- Các ngươi cũng được coi là người xuất gia, mà lại tranh nhau khoe giàu khoe lạ như thế ư? Tham sân si đều mắc cả, Phật cũng không cần những đệ tử như thế đâu. Làm một việc công đức lớn như vậy thì cần bao nhiêu bạc tiền?

Pháp Ấn duỗi cánh tay ra, nói:

- Đầu tiên là Thập tam da công đức năm vạn. Phương tiên sinh nói, đó là việc quốc gia, ông cũng không thể lùi sau người khác, cũng xuất ba ngàn lạng. Trương tướng da không tin Phật, nên phu nhân và tiểu thư mỗi người góp một ngàn lạng, tổng cộng là sáu vạn năm ngàn lạng.

- Ta xuất năm ngàn lạng. - Hoằng Thời nói. - Ngươi bảo với Ngộ Tâm đại hòa thượng là cứ việc thành tâm cầu mưa, trong vòng ba ngày, nếu trời mưa, ta sẽ bảo bộ Lễ biểu dương và lại rút một vạn lạng trong quốc khố ra nữa. Nghe rõ chưa?

Nói xong, đi vào cổng chùa. Từ khi Trương Đình Ngọc, Phương Bao và Doãn Tường kế nhau tới chùa Thanh Phạn ở, những tín chủ bình thường đã không tới nữa. Người gác cổng đều là thái giám và hộ vệ trong phủ Di thân vương. Thấy Hoằng Thời rảo bước vào, các thái giám vội cúi gập người nghênh đón. Hoằng Thời hỏi:

- Thập tam dạ đang ngủ phải không?

Một thái giám vội nói:

- Vương gia chúng tôi mấy hôm liền không nghỉ trưa ược, vì nới đó rất gần Đại Bi điện, nghe các hòa thượng niệm kinh ầm ĩ suốt ngày, không chịu nổi. Lão vương gia đã chuyển vào Tĩnh Tâm Tinh xá ở Tây viện để không nghe thấy tiếng tụng kinh nữa. Nô tài xin dẫn Tam da đi.

Nói rồi liền đi trước dẫn đường. Ông ta không đi về phía bắc hành lang phía tây như trước, mà ra khỏi cổng chùa, mới rẽ sang phía tây. Ở khoảng đất phía bắc sau hành.lang, một tiểu viện quay lưng về hướng tây, quay mặt về hướng đông, lọt giữa một vùng cây cối um tùm, trong sân trồng toàn trúc, phượng vĩ và long ngâm, cực kỳ thanh tĩnh, trên cổng đề bốn chữ màu đen:

Tĩnh Tâm Tinh xá

Hoằng Thời liền nói:

- Ngươi lui đi, để ta vào một mình là được rồi.

- Xin vương gia thứ tội. - Thái giám đó không lùi bước, cười trừ, bảo:

- Theo quy định của Trương tướng, thì bất cứ ai vào gặp vương gia, chúng tôi đều phải đi kèm.

- Ngay đến ta mà cũng không được ưu tiên hay sao? - Hoằng Thời nói nửa đùa nửa thật, - Ngươi cứ đi đi! Trương tướng có việc muốn tìm ta. - Nói rồi vén rèm bước vào nhà Doãn Tường. Thấy vậy, thái giám đó không dám bước vào theo nữa.

Vừa vào đến cửa, Hoằng Thời đã ngửi thấy mùi thuốc nồng lên, vì vừa từ ngoài sáng bước vào, nên không nhìn thấy gì cả, định thần một hồi, mới thấy Doãn Tường đang nửa nằm nửa ngồi trên giường. Trời nóng như vậy mà ông vẫn đắp một chiếc chăn mng trên người. Trông ông hơi gầy đi, mặt và cánh tay đều trắng xanh như không có chút máu nào, mắt nhắm nghiền, không nói không rằng. Một cung nữ đang quỳ trên đất, tay nâng bát thuốc. Hoằng Hạo đang ngồi cạnh lò sưởi, dùng thìa bón từng chút một. Thấy Hoằng Thời đi vào, Hoàng Hạo gật đầu làm hiệu, nói nhỏ với Doãn Tường:

- Tam ca Hoằng Thời tới thăm cha đấy ạ!

Hoằng Thời vội quỳ xuống thỉnh an, nói:

- Thập tam da, cháu xin thỉnh an thúc phụ!

- Ừ! Hoằng Thời đấy à? - Doãn Tường miễn cưỡng mở mắt ra nhìn Hoằng Thời, nói thều thào, - Làm cháu khổ quá. Nóng thế này mà phải tới thăm ta. Mau... đứng dậy mà ngồi đi.

Hoằng Thời vâng một tiếng, rồi đứng dậy, ngồi vào chiếc ghế trước cửa sổ, cười nói:

- Nhận được thư của Thừa Đức, nói rằng hoàng thượng sẽ khởi giá vào ngày mùng 3 tháng Sáu, mùng 9 thì về đến Kinh. Mấy hôm nay cháu bận chuẩn bị tiếp giá, lại còn một số công việc vặt khác, nên không tới thỉnh an chú được. Thỉnh thoảng cháu có gặp Phương tiên sinh, còn Trương Đình Ngọc thì ngày nào cũng gặp, cháu có nhờ bọn họ hỏi thăm sức khỏe thúc phụ hộ cháu.

Doãn Tường hình như thở dài một tiếng, gật gật đầu nói:

- Vừa nãy Phương Bao cũng nói với ta chuyện hoàng thượng trở về. Các cháu lại sắp bận rồi. Tiếc là ta... tiếc là lần này ta không giúp được hoàng thượ

Nói xong, ho khẽ một tiếng, rồi lại nhắm mắt vào.

Hoằng Thời nhìn người chú của mình, không khỏi cảm động. Doãn Tường là người vất vả nhất trong số hai mươi tư anh em Ung Chính. Từ khi ông còn ẵm ngửa, không hiểu sao mẫu thân ông lại bỏ ra ngoài cung đi tu, khiến ông phải nếm đủ sự khinh rẻ và lăng nhục của các anh em. Đến một thái giám hơi có quyền hành một chút mà cũng dám trừng phạt ông. Chỉ có Ung Chính là người thân cận và yêu quý ông nhất, thường xuyên che chở, nên ông mới thành người được. Trong nghịch cảnh, Doãn Tường đã trở thành một con người cứng cỏi, luôn cứu giúp người khác, vì thế mà có tên là "Hiệp vương" 4. Khang Hy thấy ông là người thẳng thắn, không a dua nịnh nọt, đã từng có lần ngợi khen. Hồi đó, ông còn là một người anh tuấn khỏe mạnh, phong thái hùng dũng, luôn gánh vác những việc quan trọng giúp Ung Chính. Hôm Khang Hy băng hà, chính ông đã tới đại doanh Phong Đài chém tướng đoạt quyền, bày quân ở ngoài Sướng Xuân viên. Nhờ thế, Ung Chính mới có thể lên ngôi được thuận lợi như vậy. Nghĩ tới việc người có phong thái hào sảng anh hùng một thời như vậy, mà nay lại đang nằm chờ chết như thế này, Hoằng Thời không nén nổi tiếng thở dài, nhưng miệng vẫn cười, nói:

- Thập tam thúc đừng nghĩ nhiều như thế. Cứ yên tâm tĩnh dưỡng, khỏi bệnh rồi thì làm việc gì chẳng được. Hoàng Hạo, lần trước tôi đã bảo chú mời Giả Thần Tiên tới xem bệnh cho thúc phụ, đã mời được chưa?

- Tam ca đến thật đúng lúc, Giả Sĩ Phương đến bây giờ đây. - Hoàng Hạo cười mỉm, nói, - Bảo mời từ lâu rồi nhưng Phương Bao và Trương Đình Ngọc ngăn lại, nói ông ta là tà quỷ ngoại đạo. Sau đó hình như họ nghe thấy mọi người ca ngợi Giả Thần Tiên nhiều quá, nên mới không ngăn cản nữa, thì Giả Thần Tiên lại đi chơi xa rồi. Đệ nghe nói hôm kia ông ấy lại về Bạch Vân quán, tới mời hai lần ông ta mới nhận lời trưa nay sẽ tới thăm bệnh.

Đang nói dở, thì Doãn Tường bỗng nói khẽ:

- Đến rồi, đến rồi... người thì không thể đóng giả dáng hình được, đúng không sai chút nào!

Hoằng Hạo, Hoằng Thời kinh ngạc, nhìn bốn phía, thấy không có động tĩnh gì, chỉ thấy cây cối xanh um bên ngoài cửa sổ. Trong phòng âm khí nặng nề, hai người bỗng thấy sởn da gà. Đang không biết phải làm gì, thì nghe một giọng vịt đực từ bên ngoài vọng vào:

- Thần Tiên da, xin đi bên này.

Tiếp đó, thấy tấm rèm lay động, Giả Sĩ Phương đã tiến vào. Hoằng Hạo vội chạy ra đón, cười nói:

- Ngài là Giả tiên trưởng phải không ạ? Mời ngài vào mau cho ạ!

Giả Sĩ Phương hình như lúc nào cũng chỉ có một bộ trang phục. Áo đen, giày đen, một chiếc khăn lôi dương to quá khổ, trùm kín cả trán. Gương mặt ông sáng ngời như vừa rửa xong, trắng đến mức người nhìn có cảm tưởng dưới lớp da mặt đó không có máu, và đặc biệt là trời nóng như vậy mà tuyệt không thấy một giọt mồ hôi nào. Ông ta đứng ở cửa, nhìn ba người một cái, rồi cười mỉm, nói:

- Vừa rồi tôi đã thần hội 5 với Thập tam da. Vị này là Tam da, còn vị này là Thất da

- Vâng! Cách gọi trong các phòng của tôn thất không thống nhất, cũng có người gọi tôi là Lục da.

Hoằng Hạo kinh ngạc nhìn Giả Sĩ Phương, nói:

- Còn đây là Tam da.

Lúc này, hai mắt Doãn Tường đã sáng lên, nhìn con người kỳ dị này không chớp, nhưng vẫn không nói tiếng nào.

Giả Sĩ Phương vái Doãn Tường một cái, tới trước giường, cúi người, nói khẽ:

- Thập tam da, bần đạo xin khấu đầu! Bệnh của ngài không sao đâu, bây giờ đã tốt lên nhiều rồi. Ngài có thấy thế không ạ?

- Đúng! Ta thấy không còn váng đầu nữa, mà hình như mắt cũng sáng lên một chút thì phải.

- Không phải là "hình như", mà thực ra là lòng đã sáng thì mắt tự nhiên cũng sáng theo. Thập tam da, vị khí của ông không được tốt lắm, nên ăn uống có giảm đi. Ông có muốn ăn một chút gì không, ví như bánh hoa quế chẳng hạn?

- Bánh hoa quế à? - Mắt Doãn Tường sáng hẳn lên, không nén nổi, nuốt nước bọt, - Đúng rồi, tại sao ta lại không nghĩ tới món đó nhỉ? Ta quả là đã đói quá, muốn ăn rồi!

Hoằng Hạo thấy kinh ngạc quá mức, suốt ba hôm, cha ông chỉ gượng ăn hai bát cháo nhỏ, thế mà sau khi tỉnh thần, bỗng sai người "lấy bánh hoa quế" ra ngGiả Sĩ Phương tủm tỉm nhìn Doãn Tường ăn hết hai cái bánh, rồi tự tay rót một cốc nước từ chiếc bình bạc ra, đem tới. Doãn Tường đón lấy, uống ừng ực cạn cả cốc nước, khoan khoái thở một hơi, cười nói:

- Suốt hai năm nay, chưa bao giờ tôi ăn ngon miệng thế này. Cám ơn ông. Ông làm thế nào vậy? Có thấy ông phát công hành khí, đốt bùa đuổi tà gì đâu!

- Thưa Thập tam da, ba mươi sáu bộ kinh "Đạo tạng" tổng cộng có một trăm tám mươi bảy vạn sáu ngàn ba trăm tám mươi quyển. Học "Động Chân kinh" thì chỉ thông hiểu thuật "Thượng luyện", học "Động Bản kinh" thì chỉ biết phép "xoa bóp", học "Động Thần kinh" thì chỉ hơi tỏ đạo "Hoàng đình" mà thôi. Muôn phép sâu xa, sao lại có thể biết hết được? - Giả Sĩ Phương chậm rãi nói:

- Những trò ra vẻ huyền diệu, giả thần giả quỷ đó vốn là việc làm của bọn đệ tử tầm thường của Đạo gia. Thập tam da đã bị chúng lừa rồi! Ông có muốn đi lại một chút không?

- Tất nhiên là muốn rồi.

- Ông có làm được không?

- Sợ là không làm được.

- Ông làm được đấy? - Giả Sĩ Phương cười, nói, - Ai cũng có thể đi được. Thập tam da là người anh hùng hào mại một thời, tại sao lại không thể nhỉ? Ông ngồi dậy, rồi tự xuống đất, xỏ giày đi vài bước xem sao.

Doãn Tường nghe lời nói của ông ta như từ một chỗ rất xa truyền lại, nhưng lại rõ ràng như từ trong tai phát ra, cảm thấy như có một luồng khí nóng đang luân chuyển trong các mạch máu đã bị ngừng trệ từ lâu. Ý nghĩ "cứ thử xem sao" chợt lóe trong đầu, ông bất giác chống gối ngồi dậy, rồi trong chớp mắt, đã đứng trên mặt đất.

- Tôi dậy được rồi! - ông vừa kinh ngạc vừa vui sướng reo lên, cảm giác khó chịu toàn thân trong thoáng chốc đã mất sạch. Thử đi vài bước, thấy bước chân rất vững chãi, ông cao hứng quá, vung tay, hét lên: - Tôi có thể đi được rồi! Ha ha ha ha...

Ông soải bước chân vung tay xông ra cửa.

Tất cả các thái giám và cung nữ trong Tĩnh Tâm xá đều kinh ngạc, đờ đẫn cả người. Nếu không phải là sự thực sờ sờ diễn ra trước mắt, thì dù có nói là có thần tiên xuống trần, họ cũng không tin là bệnh của Doãn Tường lại có thể khỏi nhanh như thế được. Hoằng Hạo nhìn Giả Sĩ Phương bằng con mắt thành khẩn tới mức gần như sùng bái, rồi quỳ "huỵch" xuống nền đất, khấu đầu ba cái, nói:

- Quả là một vị thần tiên sống. Ngài đã cứu sống a-ma tôi. Tôi sẽ dựng tặng ngài một ngôi quán đẹp hơn Bạch Vân quán!

- Không phải là cứu mạng, mà là chữa bệnh. - Giả Sĩ Phương không lộ chút kiêu căng, phóng mắt nhìn theo Doãn Tường đang sung sướng tản bộ ngoài sân, mỉm cười, nói:

- Sinh mệnh của ai thì cũng là tự sinh tự diệt, không phải là người đại thiện hay đại ác thì không thể thay đổi được. Mệnh của Thập tam da chưa đến lúc tuyệt thì trầm kha rồi lại có thể khỏi được.

Hoằng Thời chứng kiến tất cả, kinh ngạc tới mức không thốt lên lời, mãi sau mới nói:

- Hoàng a-ma cũng đang có bệnh, tôi sẽ tiến cử tiên trưởng vào cung trị bệnh cho lão nhân da.

Đang nói, thì Doãn Tường đã quay vào, bảo:

- Toát mồ hôi thế này mới thấy dễ chịu!

Đoạn, cởi áo ngoài ra. Hoằng Hạo vội ngăn lại, vừa nói được một câu "khéo lại cảm lạnh", thì Giả Sĩ Phương liền bảo:

- Không sao đâu. Làm gì có chuyện cảm lạnh? Vừa rồi cư sĩ định dựng đạo quán cho tôi, tôi vân du thiên hạ cứu vật giúp người, quả thực là không cần đến. Hiện nay, tôi ở tại Bạch Vân quán, thì chỉ có mỗi một điều là làm khách thì không tiện lắm, nếu có thể bảo Trương chân nhân ở đó thu sách vở của tôi vào trong quán là tôi đã cảm thấy được hậu đãi lắm rồi.

- Điều đó thì có khó gì? Sau khi về, ta sẽ bảo phủ Thuận Thiên làm việc này.

Hoằng Thời cười bảo:

- Nếu Trương chân nhân chưa được sắc phong, thì để ông trụ trì Bạch Vân quán cũng là việc dĩ nhiên thôi!

- Đạo trưởng, ngài có thể ở lại đây được không? - Doãn Tường ngồi trong cái ghế đối diện với lò sưởi, lau mồ hôi, cười nói, - Ngài là người có tài cải tử hoàn sinh như vậy, theo tiểu vương, thì những người có bản lĩnh cao cường thường hay gặp phải kẻ dung tục ở ngoài đó không có lợi cho ngài. Ta muốn học một chút phép thuật của ngàHoàng thượng long thể khiếm an đã lâu, nếu được như vậy, sẽ có thể chữa cho hoàng thượng bất cứ lúc nào.

Giả Sĩ Phương ngồi thẳng trước mặt Doãn Tường, cười bảo:

- Cái gì cũng do duyên phận cả. Nếu bệnh của hoàng thượng có thể để tôi chữa được, thì tự nhiên ngài sẽ tự gọi bần đạo tới, cũng như vương gia đây. Còn nếu trong lòng vốn đã không tin tôi, thì tôi có đến cũng đành bó tay thôi. Xin Thập tam da lưu ý, bần đạo là người tiêu dao tự tại, không muốn bị ước thúc trong bất cứ một phép tắc nào cả. - ông ta đứng dậy, bảo với Hoằng Hạo, - Thuốc mà vương gia đã uống vẫn có thể uống tiếp, mà không uống cũng không sao. Ông ấy muốn đi lại thì cứ đi, muốn ăn thì cứ ăn. Đừng có kiêng khem nhiều. Bọn thày thuốc tầm thường cứ hay bắt kiêng để khoe khoang kiến thức, làm hại đến tính mạng người ta. Bần đạo xin cáo từ, ở quán còn nhiều bệnh nhân đang chờ.

Lời nói này đã làm Hoằng Thời chợt tỉnh, trong vườn cũng có bao nhiêu việc đang chờ mình làm, vội đứng dậy cáo từ đi ra. Hoằng Hạo tiễn ra tới cổng mới quay vào. Hoằng Thời rút chiếc đồng hồ bằng vàng ra, nói với Giả Sĩ Phương:

- Di thân vương nhất định sẽ có trọng lễ để tạ ơn ông. Tôi không có vật gì có thể tặng được ông cả. Chiếc đồng hồ này là một vật hiếm, tôi muốn tặng ông. Ông thấy có được không?

Giả Sĩ Phương mỉm cười, nói:

- Tôi là người lười nhất thế gian, đồng hồ có ích đối với Tam da, chứ đối với tôi thì chẳng có ích gì cả. Tôi hiểu rồi. Tam da định cho tôi thử vận may, thì tôi xin nói thẳng, của quân vương hầu tướng liên quan tới mệnh trời, không phải là điều mà các thuật sĩ trần gian có thể đoán trước được. Nhưng kính trời nghe mệnh thì không gì là không có lợi. Hiện giờ, vương gia đang lúc khó khăn, nhân thời mà lựa thế, sẽ tự có may mắn.

Nói rồi đi luôn. Hoằng Thời nghe vậy, chỉ cười một cái rồi lập tức lên kiệu quay về. Vừa tới cổng vườn, đã thấy Tự Khanh Hoằng Án của chùa Quang Lộc đứng ở cổng ngóng. Ông ta là đại thế tử của đại thiên tuế Doãn Chỉ, con trưởng của Khang Hy, là đại ca chân chính của lớp Hoằng tự 6, nay đã bốn lăm bốn sáu tuổi. Khi Doãn Chỉ bị giam, ông đang luyện binh ở Hắc Long giang. Khi Khang Hy băng hà, ông lại làm việc trong Nhạc Chung Kỳ quân, rồi lại đốc lương ở Giang Tây, luôn giữ kẽ tới mức gặp ai cũng cười, chưa bao giờ nhận xét về sở trường sở đoản sau lưng người nào. Vì có những điểm tốt trên, lại không hề dính dáng trong mấy lần chính biến, nên việc của phụ thân ông không những không làm liên luỵ đến ông, mà ông còn được cất nhắc lên một chút. Hoằng Thời xuống kiệu, vừa phấn khởi bước vào vườn, vừa chào:

- Đại ca? Anh đang đợi ai ở đây thế?

- Tam đệ chứ ai! - Hoắng Án lắc lư thân mình đẫy đà, rảo bước tới trước mặt Hoằng Thời, cười híp cả mắt lại, bảo, - Đệ là người chủ trì công việc, đại ca không tìm đệ thì còn tìm ai nữa?

Hoằng Thời thấy người hầu kẻ hạ qua lại đông quá, liền nói:

- Đại ca, đi thôi, vào trong kia rồi hẵng nói chuyện.

Th hai anh em đi vào, quan viên tới Lộ Hoa lâu của Trương Đình Ngọc rất đông, lại có rất nhiều thái giám đang làm việc trong vườn thấy họ đến, đều tranh nhau tránh đường, kẻ thỉnh an, người hỏi thăm, cố làm ra vẻ trang trọng, lễ phép, tóm lại là mỗi người một kiểu. Mãi đến khi vào đến Vận Tùng hiên, Hoằng Thời mới cảm thấy trong lòng yên tĩnh. Thấy ngoài hiên có mấy quan viên đang quỳ chờ gặp Hoằng Án vừa ngồi xuống ghế, liền cười, bảo:

- Anh vừa từ bộ Hộ tới đây, thấy hai phòng trong Tông học đều hỏng cả, may mà năm nay ít mưa, chứ nếu không thì đã đổ lâu rồi, phải cần tới năm ngàn lạng bạc để tu sửa. Lại còn học phí cuối năm của các em chúng ta nữa, phải tới hơn một vạn lạng. Xe ngựa của Bình Quận vương, Anh Quận vương đều đã nhường cho ba quận chúa nhà Doãn Mã xuất giá, hai người năm ngàn, một người hai ngàn...

- Đại ca kể ra một loạt như vậy thì đệ làm sao nhớ nổi. - Hoằng Thời cười, bảo. - Đại ca cần bao nhiêu bạc, thì cứ nói số lượng là được rồi. Cuối cùng, anh em mình cũng là nhiếp chính vương cả ấy mà!

Hoằng Án cười, nói:

- Vừa rồi, đi cùng đệ, tôi chợt nghĩ: hôm nay cũng coi như là cáo mượn oai hùm đây.. Tôi cần năm vạn bảy ngàn lạng.

Hoằng Thời không nén được cười, xé một tờ điều tử viết mấy hàng chữ lên đầu, rồi đưa cho Hoằng Án, bảo:

- Đệ đang bận quá, không giữ đại ca lại lâu được. Nói cho cùng thì chúng ta là vương gia cả. Cứ nhớ vậy là được, chứ nói gì tới việc ai là hổ ai là cáo làm gì. Không còn việc gì khác nữa chứ

Hoằng Án cầm lấy điều tử, định đi, rồi lại đứng lại, nói:

- Hôm qua, phủ Nội vụ trình lên là chỉ lo bệnh của Nhị thúc không khỏi được! Hôm qua chỉ ăn một bát cháo loãng, hôm nay thì không ăn gì cả. Người chăm sóc trong phủ Nội vụ cố khuyên giải mãi, đến trưa mới húp một bát canh sâm: Khi Thái y viện cho người tới chăm sóc, thì Nhị thúc đã không còn biết gì nữa, cứ luôn miệng nói rằng muốn gặp hoàng thượng một lần rồi sẽ về Tây thiên. Đệ xem, bây giờ mà hoàng thượng vẫn chưa về Kinh thì làm sao?

- Đệ hiểu ý của đại ca rồi. - Hoàng Thời cau mày, - Hiện giờ còn có thân phụ của đại ca đang bị giam ở gần chỗ Nhị bá bá, nay đã phát điên, không nhận ra ai nữa. Đại ca muốn đi thăm ông ấy, đúng không?

- Không không không! - Hoằng Án hoảng sợ bật người về phía sau, xua hai tay, nói. - Phụ thân tôi là loạn thần tặc tử, còn tôi là trung thần của quốc gia. Trong tam cương 7, thì đại nghĩa vua tôi đứng đầu làm sao tôi lại có thể nghĩ tới ông ta được!

Hoằng Thời nói:

- Dù có nghĩ tới thì cũng không phải là tội, làm sao mà đại ca phải hoảng sợ đến thế? Hiện nay đang nóng quá, A Kỳ Na bị chứng nôn khan, Tái Tư Hắc đang đau bụng, Doãn Đường "chóng mặt không đứng được", Thập tam thúc và Lý Vệ nôn ra máu, Điền Văn Kính bị bệnh gan, Đại bá bá thì điên, Nhị bá bá thì nguy kịch... - Chưa nói hết, đã bật cười, - Nghĩ kỹ ra, đều là bệnh do mệt quá mà ra, ngay đến hoàng thượng cũng... - ông định nói rằng bệnh của Ung Chính cũng là do mệt mỏi mà ra, nhưng lại đ thành "cũng vì thế mà lo lắng quá!"

Hoằng Thời đứng dậy, đi vài bước, nụ cười trên mặt đã không còn giữ nữa, - Đại ca cứ về trước đi. Còn Nhị bá bá và Đại bá bá ở đó thì đệ sẽ cho người đến Thái y viện, sai một lang trung tất nhất tới xem mạch.

Hoằng Án có rất nhiều điều muốn nói. Doãn Nhưng đã hơn bốn mươi năm làm thái tử, nay bệnh nguy kịch, thì Hoằng Thời, Hoằng Lịch cũng nên đi thăm hỏi một lần, rồi mình cũng đi theo, để có cơ hội thăm cha. Ai ngờ vị Tam da này lại khách sáo với mình thế này, ngay đến việc nhắc tới chuyện ấy thôi mà cũng không có. Trong lòng thấy vô cùng thất vọng, đứng dậy cáo từ.

- Đại ca đi nhé! Có việc gì thì cứ tìm đệ! - Hoằng Thời nhìn theo ông ta, tới khi ông ra tới phòng khách của Vận Tùng hiên, liền quay lại, bảo với thái giám: - Lúc vào đây, ta trông thấy Cửu môn Đề đốc Đồ Lý Thâm đang đợi ở ngoài, hãy mời ông ấy vào.

Thái giám đó dạ một tiếng rồi ra ngoài, lát sau, quay vào bẩm:

- Vương gia, Đồ quân môn thấy đại da vào nói chuyện, đã đi gặp Trương trung đường trước rồi, nói rằng lát nữa sẽ tới.

Hoằng Thời vui lắm, nghĩ một lát, rồi cười, bảo:

- Vậy thì hãy gọi phủ doãn phủ Thuận Thiên Thang Kính Ngô vào.

- Thang Kính Ngô đang tới ạ.

Đi cùng với ông còn có Lý Văn Thành, quan tư ở Tấu Sự xứ, Thư phòng, Lý Văn Thành ôm một chồng tấu đã bóc niêm phong, nhẹ nhàng đặt lên án, sau đó, mới hành lễ, nói:

- Thưa vương gia, bỉ chức vừa từ Phượng Hoa lâu tới. Những tấu chương này đã được Trương trung đường xem hết rồi. Phương tiên sinh chọn ra những bản quan trọng, đi liền mấy ngày đêm không nghỉ để mang tới chỗ hoàng thượng. Các bản có khuyên tròn trên đầu đều là những bản quan trọng, đã để cả lên trên rồi ạ. Xin vương gia xem trong mục lục, Trương trung đường đã viết đầy đủ cả rồi.

- Mời lão Thang ngồi. - Hoằng Thời khoát tay ra hiệu cho Thang Kính Ngô ngồi xuống, rút mục lục xem, mấy cái trên cùng là báo cáo "hạn hán lâu ngày, sợ mất mùa", xin triều đình quyết định và việc chuẩn bị lương thực phát chẩn, còn lại đều là bàn về việc của Điền Văn Kính của phiên tư Sơn Đông, Sơn Tây và Trực Khang. Tất cả đều được Quân cơ xứ phê duyệt và giao cho Lục bộ. Trên phê văn viết rõ: "Người thực lòng với việc vua sẽ được công luận bình giá, việc kéo bè kết đảng thì không thể kéo dài được". Nhưng xem đề mục của bản tấu, thấy vẫn còn nhiều lắm. Hoằng Thời lướt qua rồi đặt lên án, thấy Lý Văn Thành muốn lui ra, lại gọi lại bảo:

- Nhạc Chung Kỳ quân còn cần hai ngàn cái lọng da bò. Quân Cơ xứ đã phê chuẩn chưa? Sao mục lục không thấy có? Ngươi bảo với Trương tướng là để ta xem qua rồi hãy chuyển đi.

Lý Văn Thành vội cúi gập người, đáp:

- Bản của Nhạc quân môn là mật tấu, hoàng thượng phê rồi chuyển tới Quân Cơ xứ, Trương trung đường đã xử lý xong rồi, tấu lại về chỗ hoàng thượng, vì thế, mục lục không có. Xin thưa lại với vương gia là Phế thái tử Doãn Nhưng bệnh trọng. Vừa Bảo thân vương hẹn Trương tướng và Phương tướng đi thăm, sợ là bây giờ vẫn đang đi trên đường!

Hoằng Thời bỗng có cảm giác mình đang bị đố kỵ, ghẻ lạnh, ngậy ra một lúc, mới khua tay, bảo:

- Ngươi đi đi! - Thấy chân Đồ Lý Thâm hơi cà nhắc tập tễnh đi vào làm ván sàn kêu thình thịch, Hoằng Thời thờ ơ khoát tay, nói: - Không cần hành lễ đâu. Vừa rồi ta vẫn còn sai người đi gọi ông. Lão Thang cũng ở đây, chúng ta bàn luôn đi.

Thang Kính Ngô ho một tiếng, đàng định nói, thì Doãn Kế Thiện lại tranh lời:

- Để tôi nói trước đã. Đã vào mùa hè từ lâu, mà vẫn chưa thấy phát lương dược 8 thường dùng cho quân lính chúng tôi; lại còn quần áo mùa hè nữa, chưa đến mùa thu mà đã rách hết rồi. Tôi tới thăm, thấy các quận sĩ đều chửi rủa ầm ỹ. Có doanh trại bị kiết lị, không thể thao luyện được. Xin Tam da sớm phát cho ít đậu xanh, cam thảo, nhị hoa, hoàng bá, hoàng liên. Đó là việc không thể chậm trễ.

Thang Kính Ngô cười bảo:

- Chúng ta cùng nói tới một việc cả. Binh sĩ trong Trú Đức Hóa môn và người trong đại doanh Phong Đài vì tranh nhau mua thuốc ở cửa hiệu Đức Hóa Đồng Quân mà đã ẩu đả một trận, cửa hiệu tan tành. Chủ hiệu báo tới chỗ tôi, nhưng không bắt được hung thủ. Xin Tam da và Đồ quân môn, Trương Vũ quân môn cho ý kiến xem nên làm thế nào để êm được chuyện này, khỏi tổn hại đến hòa khí.

- Việc này ta đã nghe rồi. - Hoằng Thời, không hiểu sao ông bỗng cảm thấy con người kiêu ngạo này hơi có vẻ coi thường mình. Nhưng Đồ Lý Thâm đã từng quyết chiến với bọn La Sát ở đông bắc, nổi tiếng là một tướng quân gan dạ, đã từng bắt Nặc Mẫn, chính vì vậy, ông là người được Ung Chính rất tin tưởng. Biết vậy, nên Hoằng Thời cũng cũng không dám đắc tội quá, lại cười, bảo, - Những đồ đạc bị đập vỡ trong quán sẽ do phủ Thuận Thiên bồi thường. Đồ tướng quân này, tên cầm đầu gây rối cũng phải trừng trị, có như vậy mới làm yên được lòng dân. Ta sẽ nói với Trương Vũ bên đó, còn ở đây, ta sẽ tự xử lý, phải cho đeo gông diễu trên đường cho dân chúng xem!

Thực ra, Đồ Lý Thâm cũng không có thành kiến gì với Hoằng Thời, nhưng tính ông vốn ít cười, lại thêm vết dao chém dài dưới cằm, nên ai nhìn cũng thấy ngại. Nghe Hoằng Thời nói tới "đeo gông", Đồ Lý Thâm cười nhạt, rồi nói:

- Người của tôi đã xử lý xong cả rồi, ba tên cầm đầu đều đã bêu đầu thị chúng. Còn lại bốn chục tên đã đeo gông ba hôm rồi. Thang đại nhân có thể tới xem. Nhưng thuốc thì vẫn phải cấp đủ. Thưa Tam da, việc này không thể chậm trễ được.

- Đợi chút nữa ta sẽ cho bộ Hộ tới làm việc ngay. - Hoằng Thời nói. - Ta muốn tìm một sai sứ khác ở chỗ các ông. Việc giam cầm A Kỳ Na, Tái Tư Hắc và Doãn Đề, dù là ở kinh hay ở ngoài, thì cũng đều thuộc quyền quản lý của hai ông cả. Bọn họ là tội phạm, mà vẫn đem theo gia quyến và nô tài theo hầu hạ. Chịu phạt như thế, thì quá dễ chịu. Chưa nói tới chuyện được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, những bọn người này lại còn đi tuyên truyền nhảm nhí khắp nơi, nói ra những chuyện bí mật trong cung, phỉ báng đương kim Thánh tổ. Dù có không truy cứu bọn họ vì tội nối giáo cho giặc, cậy thế hiếp người, chỉ căn cứ vào tội danh hiện nay, thì cũng đủ để không thể cho bọn họ cứ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mà làm những việc bậy bạ rồi!

Hoằng Thời nhắc tới rất nhiều cái tên, có kẻ là quan viên phạm tội dưới trướng Doãn Tự, Doãn Đường, có kẻ là thái giám, gia nô trong phủ Doãn Đề. Chủ thất thế bị giam cầm, tớ không chịu, nổi lên làm loạn là điều từ xưa vẫn có, nhưng hai ngàn gia nhân trong phủ Doãn Tự thì số bị tra hỏi chưa tới một ngàn, vẫn còn hơn một ngàn người, kẻ thì dựa vào tiếng của chủ, vay tiền khắp nơi, kẻ thì tới các nha môn ăn nhờ cơm các quan, có kẻ lại mượn rượu nói cạnh nói khóe... những chuyện như vậy rất nhiều. Hoằng Thời đuổi hết khỏi kinh thành, cả Đồ Lý Thâm lẫn Thang Kính Ngô đều cảm thấy nhẹ người. Thang Kính Ngô vỗ tay khen hay trước:

- Tam da, thế thì tốt nhất! Cho đi thật xa, không những tai chúng ta được sạch, mà Bát... nhóm A Kỳ Na cũng đỡ bị liên lụy!

Đồ Lý Thâm lại cẩn thận hỏi:

- Tam da làm như vậy là đã xin thánh chỉ chưa? Khi chủ trì ở đây, Tứ da có nói: "Tất cả những việc có lớn nhỏ liên quan với A Kỳ Na và Tái Tư Hắc đều phải xin chỉ".

- Đây là việc xử trí gia nô nhà bọn họ! - Hoằng Thời lạnh lùng nói, - Ta không động đến một sợi lông trên người bọn họ! Việc này để sớm mai sẽ bàn. Ta viết thủ lệnh cho các ông, mọi việc đều là do ta.

Nghe thấy nói là không có chỉ ý, Đồ Lý Thâm thấy hơi nghi ngại. Cho toàn bộ những người gần gũi với Doãn Tự ra khỏi Kinh, lưu phóng hơn một ngàn người tới các quận ngoài mà không xin thánh chỉ. Tam da này thật to gan quá! Ông ta nghĩ vậy, liền hỏi:

- Không biết ngự giá về Kinh lúc mấy giờ? Tam da chớ có hiểu lầm. Thực ra, tôi rất tán đồng cách làm của lão da, nhưng sự việc không phải là nhỏ, vẫn nên xin chỉ là hơn.

- Ta không biết khi nào thì hoàng thượng về. - Hoằng Thời nói lạnh nhạt. - ông là Đề đốc Cửu môn, có quyền tấu thẳng lên hoàng thượng. Nếu ông muốn xin chỉ, thì ta cũng không thể ngăn được. - Vừa nói vừa cầm lấy tấu của Hồ Thập Lễ.

Đồ Lý Thâm và Thang Kính Ngô đều thấy không vui vẻ gì, cáo từ, đi ra. Bên hòn non bộ trước Vận Tùng hiên, hai người không hẹn mà cùng dừng chân. Đồ Lý Thâm nói:

- Có ông ấy gánh chịu rồi, chúng ta làm theo ông ấy đi vậy!

Đứng trong điện, mắt Hoằng Thời cũng hoa lên. Thì ra, trên tấu của Hồ Thập Lễ chỉ nói về một việc, Tổng đốc Trực Khang Lý Phất hôm 23 tháng Năm bày yến mời ông, sau bữa tiệc, đã bảo:

- Tội của Doãn Đường không thể tha được. Chúng ta làm thần tử, không thể làm khó cho hoàng thượng. Lão huynh quản lý việc này, có thể tùy ý quyết định.

"Ông ta muốn giết Tái Tư Hắc hay là muốn tắm máu đây". Hoàng Thời cười nhạt, "Thông minh thật đấy! Nhưng há lại không biết rằng bọ ngựa bắt ve thì lại có chim sẻ đang rình sau bọ ngựa hay sao?".

--------------------------------

1

2

3

4

5

6

7

8

Ngồi trên núi mà xem hổ đánh nhau.

Quẻ Càn trong Kinh Dịch nói rằng: "Cửu ngũ, phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân". Các thuật số gia nói đó là tượng trưng cho vua, nên về sau, cửu ngũ được dùng để chỉ vua.

Con lừa hói.

Vị vương gia nghĩa khí.

Gặp gỡ bằng thần giao, không cần đứng trước mặt nhau.

Triều nhà Thanh mỗi đời lại quy định một chữ làm tên đệm chung cho tất cả con trai.

Đạo lba mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ theo quan điểm của giai cấp phong kiến. Trong đó, bề tôi cần tuyệt đối phục tùng vua, vợ cần tuyệt đối phục tùng chồng, con cần tuyệt đối phục tùng cha.

Thuốc uống cho mát người.