UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BỐN

Docsach24.com

Docsach24.com

 

ng Chính nhìn theo Hoằng Thời ra khỏi điện, trở về sập, khoanh chân ngồi. Chỉ trong một thời gian ngắn, mà tưởng chừng như ngài già đi rất nhiều, cúi đầu rầu rĩ, có vẻ không nén nổi sự thê thảm. Trương Đình Ngọc thở dài một tiếng, nói:

- Năm xưa, Doãn Nhưng làm thái tử, ngu tối bất tài, bất trung bất hiếu, tiên đế nghĩ đủ cách dạy bảo, hai lần lập rồi lại hai lần phế, nhưng cũng không ăn thua gì. Lão nô tài đã từng tận mắt chứng kiến. Hoàng thượng là người toàn hiếu toàn đễ, khi là một thần tử thì tận trung tận trí phò tá thái tử, khi là một vị vua thì hết sức che chở, nuôi dưỡng Doãn Nhưng, hơn nữa, chưa bao giờ đối xử với Doãn Nhưng theo lễ vua tôi. Từ xưa tới nay, thái tử bị truất đều kết thúc cuộc đời bằng việc bị cho uống thuốc độc, hoặc bị giết. Còn Doãn Nhưng chết là do đã hưởng hết tuổi trời, quy tâm hướng Phật trong sự mưa móc của thánh hóa. Đó làết thúc tốt nhất rồi. Hoàng thượng đã hết lòng hết sức, hơn nữa, Doãn Nhưng đã qua mệnh trời, cũng đâu phải là chết non, không nên vì thế mà thương tổn đến ngọc thể.

Lúc ấy, Ung Chính mới trở lại sắc mặt bình thường, gượng cười, bảo:

- Lời của Hoành Thần đúng lắm. Trẫm cũng không hoàn toàn chỉ vì thương xót Nhị ca đâu, nhưng nghĩ tới thiên mệnh vô thường như thế, trong lòng không khỏi lo sợ. Trong mấy anh em trẫm, ai ngồi yên ở ngôi thái tử thì yên ổn, còn ai liều chiết để mong chiếm lấy ngôi vị hoàng đế thì đều thất bại thảm hại. Trẫm toàn tâm toàn ý muốn làm một người nhàn hạ nhất trong thiên hạ, nhưng lúc nào cũng là một người bận rộn nhất. Trời đã đem cái ngôi vị khổ sở mệt mỏi và căng thẳng nhất này cho trẫm. Trẫm hoàn toàn không muốn gánh cái trách nhiệm nặng nề này trên vai mình chút nào cả! Biết nói thế nào bây giờ nhỉ?

- Hoàng thượng! - Trương Đình Ngọc còn đang có một loạt công việc cần lo lắng tại Quân Cơ xứ, biết là một khi Ung Chính đã nói tới sự khổ sở của người làm vua, thì khó mà dứt ra, nên vội nói, - ông trời công bằng lắm, luôn luôn cũng giúp đỡ người có đức có nhân, không bao giờ lầm lẫn. A Kỳ Na vô đức vô nhân, hẹp hòi quá mức, nên mới dẫn tới kết cục như hôm nay. Đó chính là kết quả do tự tay ông ta gây nên nghiệp chướng. Theo nô tài, quần thần đã bàn về tội trạng của ông ấy, nhưng rồi lại gác bản án lại, xem có còn thêm tội mới gì nữa không. Như vậy là nếu Tái Tư Hắc có một cơ hội, thì nô tài cho rằng cũng có thể mở cho ông ấy một con đường sống. Nhưng loại người ác độc nham hiểm đến tận cùng ấy cũng nên kéo dài mạng sống thoi thóp để làm một bài học cho con cháu đời sau. Còn nếu như vẫn tối tăm, không thể giáo hóa, lại tiếp tục làm điều ác, thì nên tế cáo với tổ tông ở thái miếu, diệt trừ đi để tạ lỗi với thiên hạ, cũng không phải là điều không thể l

Sau một hồi vòng vo, Trương Đình Ngọc đã kéo lại được chủ đề câu chuyện, ngay đến Phương Bao cũng không giấu được vẻ bái phục, nghĩ thầm: "Người này có trí của tể tướng, suy nghĩ rõ ràng mạch lạc, quả là đã tới mực hoàn mĩ rồi".

Ung Chính đành thở dài rồi nói:

- Vậy cứ theo ý kiến của Hoành Thần, các bộ vẫn có thể bàn tiếp, tấu vẫn có thể dâng lên trên, việc xử lý vụ án vẫn gác lại. Trẫm đã tha cho bọn họ hàng trăm lần rồi, thì thêm một lần nữa thành một trăm lẻ một cũng không sao. Tấu của Hồ Thập Lễ gửi tới từ chỗ Tái Tư Hắc nói là ông ấy bị hôn mê, không ăn không uống, A Kỳ Na thì ngay đến cháo loãng cũng không nuốt nổi. Nhị ca như vậy, còn Đại ca thì cũng phát điên rồi. Nghĩ tới việc anh em với nhau mà lại tới mức này, thực sự là trẫm không muốn lấy đi tính mệnh của lão Bát và lão Cửu nữa. Nhưng trẫm cũng không cho rằng giết bọn họ là điều cấm kị! - vẻ mềm yếu trong mắt Ung Chính chỉ vừa hiện lên đã tắt ngay. Vừa nhìn các thái giám châm đuốc treo đèn, ông vừa ngửng phắt đầu lên một cách cương quyết. - Trẫm không mong A Kỳ Na, Tái Tư Hắc và Doãn Đề "hồi tâm hướng thiện", nhưng mong bọn họ đừng có vì mải mê làm điều ác mà không biết hối hận. Trẫm nói một câu cho các ngươi nghe, trẫm nên giữ cho họ được hưởng hết tuổi trời hay nên thể theo lời của quần thần mà xử lý theo pháp luật đây. Nếu bọn họ cứ quyết làm những điều sai trái, thì đời sau có nói trẫm thế nào, trẫm cũng hoàn toàn không quan tâm!

Các vương công đại thần thực sự không hề có chủ trương giết nhóm Doãn Tự đang có mặt ở đó đến lúc này mới hơi yên tâm. Ngạc Nhĩ Thái nói:

- Đã tạm không xử lý, thì cũng phải có sự đối phó cho tốt với bên ngoài. Nô tài cho rằng giam cầm cũng là một biện pháp. Trong bức tường cao, thì có nghĩ tới việc làm điều xấu xa cũng không thành. Gia nô đã bị đày đi rồi, không có lý gì lại gọi về được có thể cho phủ Nội vụ đưa người tới chăm lo cho. - ông ngừng lại một chút, thấy Ung Chính gật gật đầu, không nói không rằng, biết là lời nói của mình không có điều gì không thỏa đáng, lại tiếp, - Đã tạm gác lại việc xử lý nhóm A Kỳ Na, thì Long Khoa Đa cũng có thể có khoan hồng...

- Không nên nhắc tới Long Khoa Đa nữa! Nghe thấy tên ông ta là trẫm thấy buồn nôn rồi! - Ung Chính nói với một vẻ căm ghét, - Trương Đình Ngọc thảo chiếu, Long Khoa Đa thân làm di thần 1 của tiên đế, có trọng trách thác cô 2 tại sao không một lòng trong trắng trung thành thờ chúa, lại dám lôi kéo bè đảng, lộng quyền, tham lam không tuân theo phép tắc, loạn chính khi quân?! Hãy để cho ông ta bị giam cầm suốt đời, quyết không ân xá!

- Vâng!

- Còn Lý Phất, - Ung Chính nhấp một ngụm trà, đăm đăm nhìn ra sắc trời xám xịt bên ngoài, nói: - Các ngươi xem nên xử lý thế nào?

Phương Bao khẽ đằng hắng một tiếng, nhìn Trương Đình Ngọc. Lý Phất là một môn sinh mà Trương Đình Ngọc vừa lòng nhất, cả triều ai ai cũng biết. Trương Đình Ngọc có vẻ khó xử, nhìn tránh đi nơi khác. Ung Chính thấy không ai nói gì, thì cười, bảo Trương Đình Ngọc:

- Hoành Thần, ngươi không nên vì thế mà bất an. Từ xưa tới nay, ngươi luôn theo phép công mà đối xử với mọi người, hoàn toàn không bao che cho môn sinh, đừng nói là Lý Phất, ngay đến Trương Đình Lộ là em ngươi, mà ngươ còn theo phép nước xử chém ngang lưng, nên có liên lụy gì đến ngươi đâu. Ngươi có điều gì thì cứ nói thẳng ra, đừng e ngại gì cả.

- Lý Phất vốn là người đúng mức, khi giữ chức thì thanh liêm. Việc làm của hắn là điều mà nô tài không ngờ tới. - Trương Đình Ngọc nói, - Điền Văn Kính gắng sức trị dân, quyết đoán thi hành tân chính, rất có thành tích chính trị. Hay là Lý Phất ghen ghét với Điền Văn Kính? Quả thực là nô tài không thể hiểu nổi chuyện này. Nô tài chỉ nghĩ là, Dương Danh Thời, Lý Phất và Tôn Gia Kiềm, đều giống nhau, có lòng trung thành, chịu làm việc thực, nhưng vì vốn là người thủ cựu, nên không tán đồng việc tiến hành tân chính của hoàng thượng mà thôi, chứ hoàn toàn không nghĩ tới việc kết bè đảng đâu. Xét tình hình hiện nay, nếu nói là hắn hô hào bè đảng cùng mưu vu cáo hãm hại Điền Văn Kính, thì hình như cũng vẫn chưa đủ chứng cớ. Hoàng thượng là người hiểu tấm lòng của nô tài nhất, nô tài không dám có chút gì là giấu giếm hoàng thượng đâu ạ.

Ung Chính cười mỉm, bảo:

- Ngay đến ngươi còn không nhìn thấu tâm địa hắn ta, thì có thể thấy hắn là người thâm hiểm không thể lường được. Ba người ngươi nhắc tới, trẫm thấy đều không phải là một hạng đâu. Dương Danh Thời là một dòng suối trong. Tôn Gia Kiềm giống như một dòng thác, tâm tính quân tử có thể nhìn rất rõ. Còn Lý Phất ở trước mặt trẫm thì bao giờ cũng nói năng trơn bóng, lựa theo tâm trạng của trẫm mà chọn lời, không biết trước mặt ngươi thì thế nào? Nhưng kể ra, ba người ấy cũng có chỗ hơi giống nhau, tức là cùng có tật háo danh. Lý Phất công kích Điền Văn Kính, bề ngoài thì có vẻ rất đường đường chính chính, nhưng thực ra thì vì thấy số người thấy Điền Văn Kính có tội rất nhiều, làm việc thì dữ dội, không chừa cho người khác lấy một con đường, có lẽ là sẽ không có kết cục tốt đẹp, nên hắn liền dâng trước một bản tấu, nghĩ rằng trẫm tín nhiệm hắn, thì c chắn sẽ không có hậu họa gì, thành công thì được công, mà bại thì được danh. Trẫm đã nhìn rõ tâm can hắn, nên thấy căm ghét vô cùng!

Tất cả quần thần vừa nghe Ung Chính phân tích con người Lý Phất, vừa so sánh lời nhận xét của ông với ấn tượng hàng ngày của mình, đều cảm thấy lời Ung Chính có lý, nhưng lại moi móc quá sâu, không để lại chỗ trống nào, và có vẻ quá hà khắc. Đã dùng những lời lẽ như vậy để phê phán, thì có nghĩa rằng Lý Phất hoàn toàn không còn là một "bề tôi đơn thuần", mà chỉ là một kẻ luôn mưu cầu công danh, lợi ích mà thôi. Nhưng Lý Phất liêm khiết trong sạch, đứng đắn, dám nói dám làm là điều cả thiên hạ đều biết, chỉ dựa vào sự "lựa ý người khác" cua ông ta mà kết tội, thì là quá đáng. Kiều Dẫn Đệ cũng đã gặp Lý Phất hai lần, nàng vốn cảm thấy người này nho nhã biết lễ, nói năng từ tốn, phong thái đàng hoàng, nay đối chiếu với lời nói của Ung Chính, thỉnh thoảng có chỗ nàng hiểu lờ mờ, nhưng phần lớn là không hiểu. Không biết đã bao lần nàng nghe người khác nói Ung Chính là người hà khắc nhỏ nhen, nàng vẫn để trong lòng để kiểm nghiệm, hôm nay mới thực sự thấm thía. Dẫn Đệ không ngăn được ý nghĩ: "Lý Phất là người được mọi người đánh giá tốt như vậy mà còn bị bới lông tìm vết để thế này, thì trong thiên hạ làm gì còn người tốt nữa đây?" Đang nghĩ vậy, thì nghe tiếng Ngạc Nhĩ Thái:

- Nghe hoàng thượng nói, nô tài đã nghĩ kỹ, thấy đúng là Lý Phất có những tật xấu đó thật, nhưng nếu dựa vào đó để định tội, thì hình như là chưa đủ chứng cứ. Như Hồ Thập Lễ nói, Lý Phất muốn hại Điền Văn Kính, thì cũng chỉ là mới nghe một tai. Lý Phất là đại thần của quốc gia, nếu bãi truất trị tội một cách quá dễ dàng, thì trong triều ngoài nội đều kinh hãi, quả thực là vô ích, xin hoàng thượng soi xét.

- Lẽ nào trẫm lại là một hôn quân "quá dễ dàng" trong việc đẩy người vào tội lỗi hay sao?! - Mặt Ung Chính như dài ra. Ông cười nhạt một tiếng, rồi tiếp, - Ngạc Nhĩ Thái này, lời nói vừa rồi của ngươi là hơi thiếu suy nghĩ đấy! Hồ Thập Lễ và Lý Phất vốn không có hiềm khích gì, khi mật tấu về việc này, thì tấu của Điền Văn Kính vẫn chưa dâng lên. Nếu trẫm thường coi trọng Lý Phất thì Hồ Thập Lễ làm sao lại dám vu tội cho Lý Phất?

- Có lẽ là bản thân Hồ Thập Lễ thì không có gan như vậy, - Ngạc Nhĩ Thái không thay đổi nét mặt, - nhưng có thể hắn mượn Lý Phất để thăm dò ý chỉ của thánh thượng cũng không biết chừng.

- Người đang được nói tới là Lý Phất, chắc là ngươi và Hồ Thập Lễ phải có quan hệ gì phải không?

- Nô tài không quen biết Hồ Thập Lễ, nhưng chuyện của Lý Phất lại có liên quan tới Hồ Thập Lễ. Ý của nô tài là không thể chỉ nghe lời của một phía. - Ngạc Nhĩ Thái cởi mũ, khấu đầu lia lịa, khẩu khí vẫn không hề giảm đi, - Khi tình tiết vụ án chưa rõ ràng, thì phải thẩm tra rồi mới quyết định, đó cũng là việc thường tình. A Kỳ Na, Tái Tư Hắc tội lớn như vậy, mà còn có thể thận trọng xét suy thì vụ án của Lý Phất tại sao không tạm gác lại để nghiên cứu?

Ung Chính "hừ" một tiếng, đập bàn đứng dậy, mặt đỏ phừng phừng, nổi giận đùng đùng, chỉ tay ra ngoài sân, lớn tiếng quát:

- Ngươi hãy cút ra ngoài cho trẫm nhờ, hứng gió cho tỉnh lại đi!

- Vâng!

Ngạc Nhĩ Thái cung kính khấu đầu, lại nhìn Ung Chính lần nữa, rồi mới cúi đầu đi nhanh ra ngoài điện, quỳ giữa mưa ở dưới bậc thềm.

Không ai có thể ngờ rằng trong lúc vua tôi bàn việc mà Ung Chính lại có thể nổi giận bất ngờ như vậy. Kiều Dẫn Đệ lại càng kinh ngạc: Ngạc Nhĩ Thái từ xưa tới nay chưa bao giờ tỏ rõ tình cảm của mình, là người luôn trầm tĩnh, mà nay lại bỗng tranh luận kịch liệt với Ung Chính tới mức ấy. Không ai nói câu nào, chỉ nghe thấy tiếng mưa không ngớt bên ngoài, thỉnh thoảng lại có vài ba tiếng sấm khiến mọi người giật nảy mình. Hoằng Lịch là người nhanh nhạy nhất, biết rằng Ung Chính đang không thoải mái vì không thể xử nặng được Doãn Tự, mà việc của Lý Phất lại cũng không được mọi người ủng hộ, nên đã dồn bực tức vào Ngạc Nhĩ Thái; Phương Bao, Trương Đình Ngọc cùng chung một quan điểm với Ngạc Nhĩ Thái; Doãn Tường là em vua, vì bị bệnh, đã lâu không tham chính, nên cũng chẳng biết nói gì. Hoằng Lịch cười, bảo:

- A-ma, a-ma vốn biết Ngạc Nhĩ Thái rồi. Năm xưa khi a-ma ở Phiên Để, ông ta chỉ là một chức quan nhỏ ở bộ Binh, a-ma đã rất coi trọng ông ấy. Dù thế nào thì ông ấy cũng luôn giữ tấm lòng trung thành với vua. A-ma xem, bên ngoài đang mưa như thế, nếu dầm mưa lâu là sẽ ốm đấy ạ.

Ung Chính thở mạnh một hơi, đã trấn tĩnh lại, chậm rãi nói:

- Gọi hắn vào đây. - ông có vẻ rất khó xử, lấy tay xoa xoa cái cằm được cạo nhẵn, rồi nói thêm, - Bảo thái giám mang cho hắn bộ quần áo khô để thay. - Đoạn, quay lại hỏi Doãn Tường: - Lão Thập tam thấy nên xử Lý Phất thế nào?

- Người như Lý Phất rất khó xử lý. - Doãn Tường đã mấy năm liền không phải suy nghĩ những chuyện đau đầu thế này, có vẻ hơi mệt mỏi, mặt trắng bệch. - Khó là khó ở chỗ ông ta quả thực không phải là một viên quan tồi hay một tên gian thần. Các quan viên cùng chí hướng với ông ta rất nhiều,ồng lẫn lộn, hiền ngu khó phân. Người chủ chốt trong việc đàn hặc Điền Văn Kính là là đồng niên với ông ta, điều này khó tránh khỏi cái tiếng kết đảng đấu đá. Người làm vua cũng nên để cho người khác phát huy sở trường và loại bỏ sở đoản. Thần đệ cho rằng cho dù ông ta quả thực có tội muốn giết Tái Tư Hắc hay tội liên lạc với các đồng niên khoa đệ vu cáo Điền Văn Kính, đều có thể định tội được. Tạm thời gác lại cũng là một cách.

Ung Chính thấy lời nói uyển chuyển ấy của ông ta vẫn không khác gì ý của mọi người, thì chau mày nghĩ ngợi hồi lâu, rồi bật cười, nói:

- Xem ra có một số việc tuy là chúa cũng không thể tự quyết theo ý mình được. Vậy thì cứ làm như thế, nhưng không ai được tiết lộ những lời trong hội nghị hôm nay, nếu không, trẫm nhất định sẽ phải "chuyên quyền" một lần, giết hắn để uốn nắn cái tội khi quân của hắn! - Thấy Ngạc Nhĩ Thái đã thay áo xong, đi ra, Ung Chính lại cười, nói: - Lão Tây Lâm 3 lại đến rồi! Ngâm mưa cũng chưa lâu lắm, không sao chứ? Chắc ngươi cũng không oán ta đâu nhỉ.

- Vừa rồi nô tài nói năng không cẩn thận, cũng không phải là không có tội. - Ngạc Nhĩ Thái đổi một bộ quần áo rộng rãi, khô ráo, lại vừa từ ngoài mưa trở vào, cảm thấy vô cùng thoải mái, lại được Ung Chính an ủi mấy câu, thấy ấm cả người, khấu đầu tạ tội lia lịa. - Nô tài thực sự mong hoàng thượng tra xét chứng cớ và nghe lời ông ấy nói. Vì lợi ích của quốc gia, thì có sợ gì chút mưa ấy? Lý Phất...

Ung Chính khoát tay ngăn lại:

- Việc Lý Phất đã bàn xong rồi, trẫm nghe lời các ngươi. Ngày mai phát chỉ gồ Thập Lễ về Kinh, đối chứng rồi lại xử lý tiếp. - ông ngửa mặt lên nhìn trời, cười, bảo với Doãn Tường: - Đệ vừa mới khỏe được chút ít, trẫm vốn nói là gặp đệ một lát rồi cho đệ đi nghỉ, thế mà bàn mãi không xong. Sắc mặt đệ không được tốt lắm đâu, bên ngoài vẫn đang mưa to gió lớn, đừng có về chùa Thanh Phạn làm gì vội, nếu mệt thì cứ ngả lưng trên ghế An lạc ấy. Đợi bàn xong chuyện của Nhạc Chung Kỳ, bọn họ về rồi, đệ đợi cho mưa ngớt một chút rồi hãy về, được không?

Doãn Tường nhìn chiếc ghế An lạc, cũng muốn ngả lưng một lát, nhưng lại lắc đầu, cười bảo:

- Tạ ơn hoàng thượng đã quan tâm, yêu mến, thần đệ vẫn chịu được. Đây đều là những vụ án tích lại trong khi hoàng thượng xa giá đi Phụng Thiên, xử lý không tốt, thì thần đệ cũng có trách nhiệm.

- Nhạc Chung Kỳ tới Kinh lần này là phụng mật chiếu của trẫm. - Ung Chính nghiêm sắc mặt như đang nói với đại khách: - Trong lục bộ, trừ thượng thư bộ Hộ Tưởng Tích Diên, những người khác đều không biết. Nay, sứ thần của Sách Linh A-la-bô- thản là Căn Đôn hiện đang ở Bắc Kinh. Hoằng Lịch đã mua được một tùy tòng của hắn. A-la-bô-thản mắc bệnh, chỉ còn sống được khoảng nửa năm nữa là cùng. Sở dĩ hắn phái người tới giảng hòa là do nội bộ của chúng bất ổn, trong đó có liên quan tới Tây Tạng và Cát-nhĩ-ca Mông Cổ. Thiên binh ta tới đánh Chuẩn Cát Nhĩ, còn cần phải phòng Tây Tạng có biến, chặn đường về của ta, cũng cần phòng Cát- nhĩ-ca Mông Cổ thu được mối lợi ngư ông 4. Nói đến chuyện này là trẫm lại nổi giận. Năm Khang Hy thứ 60, Doãn Đề đóng ở La Tát, thắng một trận nhỏ liền thôi, thả cho địch chạy, La-bố-tạng-đan- tăng cũng trốn thoát an toàn trước mắt Niên Canh Nghiêu. Thực ra, binh lựChuẩn Cát Nhĩ cũng không bị hao tổn nhiều. Bọn chúng nuôi hổ để gieo vạ, vì mối lợi nhỏ của bè đảng mà quên mất đại nghĩa của xã tắc, trẫm hận vô cùng! - Mỗi khi nhắc tới những chuyện này, bao giờ Ung Chính cũng không thể kiềm chế nổi. Nhưng chợt thấy Doãn Tường có vẻ mệt mỏi không thể chịu nổi nữa, ông liền quay về vấn đề chính. - Thôi, không nói đến những việc vặt nữa. Trẫm sắp xếp thế này, Căn Đôn tới Kinh, trẫm sẽ tạm không gặp hắn, mà giao cho Chu sư phó tới tiếp đãi. Không bàn tới việc binh, chỉ đàm đạo văn chương trên một chữ "lễ" mà thôi.

- Vâng! - Chu Thức cười, nói, - Lão thần đã rõ ý của hoàng thượng rồi. Nếu hắn không cúi đầu xưng thần nạp cống, lão thần sẽ nghĩ cách làm mất thời gian của hắn.

Hoằng Lịch nói:

- Chu sư phó, ông cứ việc kéo dài thời gian với chúng nó, cho đến khi hồn phách Sách Linh về Tây Thiên, thì chúng ta cũng chuẩn bị xong cả rồi.

Ung Chính gật đầu bảo:

- Cứ thế nhé. Trận này không đánh không được. Đánh gục khí thế của nó, thì mới có thể bàn đạo nói lễ với chúng được, cũng mới thực sự có được sự bình an.

Bấy giờ, mấy đại thần mới thực sự hiểu rõ ý đồ của Ung Chính, bất giác đều hưng phấn hẳn lên.

Ngạc Nhĩ Thái nói:

- Năm xưa, Thánh tổ da chỉ thắng nhỏ, không bõ tức. Tuy đánh thắng Niên Canh Nghiêu, nhưng nhổ cỏ không nhổ tận gốc, làm cho mọi người cứ là thấy khó chịu. Lần này, nhất định phải tiêu diệt! Việc này do Bảo thân vương lo liệu toàn bộ.

Trương Đình Ngọc nói:

- Cần dùng gì, chỉ cần nói với nô tài một tiếng, Quân Cơ xứ sẽ hết sức.

Phương Bao cười bảo:

- Thần là một đại thần, có thể chuyên cung cấp lương thảo cho Nhạc tướng quân.

- Chuyện nhỏ thì không cần bàn kỹ. - Ung Chính cười nói, - Hoằng Lịch và Nhạc Chung Kỳ đã bàn mấy hôm rồi. Phía tây tác chiến, chuyển một cân lương thì tốn mất hai chục cân lương, đó chính là điều đáng lo nhất. Việc cần làm nhất hiện nay là tuyển binh, các doanh trại ở ba tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây cần tuyển sáu ngàn quân sĩ tinh nhuệ, không những phải giỏi cung mã, mà còn phải biết bắn súng, chuẩn bị làm tiền phong cho cuộc tây chinh. Nhưng việc này không thể thao luyện công khai, bộ Binh cũng không thể cho người đi tuyển. Quân Cơ hãy mau chóng điều ngay một sai sứ!

Tần Cẩu Nhi vội khom người nói:

- Việc này thì dễ thôi. Nhiệt Hà, kinh sư hãy điều động các doanh cùng hạ lệnh về các tỉnh, tinh tuyển sĩ binh bổ sung cho việc phòng thủ kinh sư, bí mật mà làm.

Hoằng Lịch nói:

- Lại còn cần một vạn khối gỗ, bộ Hộ, bộ Binh trưng tập đều không tiện, cũng xin hai tướng Trương, Ngạc làm gấp cho, vừa phải giữ bí mật, vừa phải nhanh

- Cần gỗ làm gì mà nhiều vậy? - Ngạc Nhĩ Thái ngây ra, rồi lập tức cười bảo, - Trưng tập thì dễ, chỉ có đều là cần mượn cớ.

Ung Chính bảo:

- Sướng Xuân viên cần mở rộng một chút. Trẫm muốn xây thêm một tòa Viên Minh viên ở phía bắc vườn, có thể dùng việc này để lấy cớ trưng tập.

- Điều này... - Chu Thức ngần ngừ một chút, - Theo lệ thường, kiến tạo cung thất đều do trong thành chi trả. Công khai trưng tập chi dùng tiền trong phiên khố, sẽ phiền đến thanh danh hoàng thượng, khó có thể đảm bảo là các ngự sử không nói gì.

Ung Chính nghiến hai hàm răng nhỏ xíu, cười, nói:

- Thánh tổ da xây Sướng Xuân viên, lại dựng tị thử sơn trang ở Nhiệt Hà. Rồi trẫm cũng có ngày già nua, cũng cần di dưỡng tuổi già, có cung phụng một chút thì các ngự sử cũng chẳng nói gì đâu. Cho dù họ có nói lăng nhăng, thì trẫm cũng không cần để ý - ông khoát tay: - Hôm nay quả là đã họp lâu quá, mệt rồi. Cám ơn các khanh nhé!

*

Đã gần sang giờ Tý, mưa gió suốt hai canh giờ liền. Sấm chớp tuy vẫn không hề ngơi nghỉ, nhưng mưa thì đã ngớt nhiều. Bầu trời mây vẫn nặng nề, kiên nhẫn tuôn nước xuống vùng đất đã bị hạn hán lâu ngày.

Các phu kiệu của Hoằng Thời lê đôi giày bê bết bùn, khênh ông ta quay về ngõ Tiên Hoa Thâm Xứ. Đây là nơi ở của những người trong vương phủ Bắc Kinh, hoàn toàn không có dân thường, cứ cách khoảng một dặm lại có một vương phủ nguy nga, các cung phủ được xây ngay ngắn, cách đều nhau như một bàn cờ, tạo nên hàng loạt các ngõ nhỏ, cho dù trời mưa như vậy, cũng thường xuyên bắt gặp những binh sĩ tuần đêm của Thiện Bổ doanh đang cầm đèn lồng vòng qua các ngõ tuần thị. Vất vả cả một ngày, lắc lư trong kiệu, Hoằng Thời thấy buồn ngủ quá, bỗng nghe trong màn mưa thấp thoáng có tiếng trống, nhìn qua kiệu ra bên ngoài, chỉ thấy ánh sáng của một ngọn đèn. Hoằng Thời mơ hồ ngó đầu ra, hỏi:

- Sao lại khiêng đến Hí Viên tử thế?

- Bẩm vương gia! - Thái giám tùy hành vội tới gần cửa sổ kiệu, cười, bảo: - Đây là phủ Trang thân vương, không phải là Hí Viên tử đâu ạ. Đi hai nhà nữa là tới vương phủ của chúng ta rồi.

Hoằng Thời không khỏi bật cười, phủ của ông ta cho tới bây giờ vẫn chưa có biển chỉ là một phủ Bối lặc, người dưới quyền tự phong vương cho ông, cũng là thuận miệng mà đổi. Tiện có ánh đèn, Hoằng Thời nhìn ra phía trước, quả nhiên thấy tấm biển do chính tay Khang Hy đề đang treo ở chính giữa cửa, liền dùng chân gõ làm hiệu dừng kiệu. Nhô người ra, lập tức có người mang một tấm áo dầu tới khoác lên người. Bị một cơn gió lạnh thổi tới, Hoằng Thời rùng mình, hoàn toàn không còn thấy buồn ngủ nữa.Vì vậy, cười bảo:

- Chúng ta thì đang bận rộn ở đây, mà Thập lục thúc vẫn có được sự nhàn hạ thế kia? Người và người không có cách nào có thể giống nhau được.

Trong lúc Hoằng Thời nói, đôi giày da hươu đã bị rơi xuống nước. Các thái giámương phủ đang ngồi ở bên trong cổng ngõ, thấy ông tới, đều giật nảy mình, người đứng đầu các thái giám là Vương Cẩu Nhi tiến lên một bước, hành lễ chào một cách thục luyện, cười rúm cả mặt lại, nói:

- Lão da tốt quá, trong lúc như thế này mà vẫn đến đây! Có đến hai tháng không thấy ngài tới, nô tài nhớ quá đi mất!

Hoằng Thời cười, bảo:

- Nhà ngươi cũng khéo mồm nhỉ. Đời nào ngươi lại nhớ ta? Chẳng qua là nhớ tiền trong tay áo ta thôi!

Nói xong, liền thò tay vào trong tay áo, nhưng trong tay áo chỉ có một ngân phiếu đầu rồng năm ngàn, nên lại không lấy ra nữa. Chỉ có mấy hạt dưa bở thắng được trong lần chơi thái mai 5 với Hoằng Giảo hôm kia, Hoằng Thời liền lấy ra, đưa cả cho Vương Cẩu Nhi, cười hỏi:

- Bây giờ đã canh ba nửa đêm rồi, Lục thập thúc vẫn còn xem kịch à?

- Không phải đâu ạ! - Vương Cẩu Nhi cười đáp, Không chỉ có vương gia chúng tôi, mà Thành thân vương gia, Ngũ bối lặc da đều đang ở trong đó. Bảo thân vương cũng nói là tới, nhưng sau lại bảo là có việc, không tới được, chỉ có mấy môn khách tới thôi. Vở kịch này vốn là chuẩn bị để dùng cho vạn tuế da cầu mưa, nhưng nay đã mưa rồi, nên vương gia chúng tôi xin chỉ, nói là ông trời đã đồng ý ban mưa, tức là nhờ có lòng thành của chúng ta. Dù sao thì cũng vẫn phải làm minh thọ cho thái hậu, chi bằng nay cho luyện tập rồi vào cung diễn, để vạn tuế da thư giãn. Vạn tuế liền ân chuẩn. Lão da chúng tôi cho gọi kép hát Lộc Khánh Đường tới, kép chủ là Cát Thế Xương. Ôi! phải nói lệt vời, để nô tài đưa lão da vào.

Hoằng Thời cười bảo:

- Đèn treo đầy sân thế kia, ta đi một mình được. Cát Thế Xương nhờ ngươi giới thiệu phải không? Ta biết rồi!

Đoạn, rảo bước vào hậu viện. Vừa đi vừa nghiêng tai nghe, thấy một giọng tiểu đồng 6 thánh thót truyền ra, biết là đang diễn vở kịch tủ của Cát Thế Xương - Tử tiêu ký, đi nhanh mấy bước, lại nghe thấy một giọng lão đán 7 đang ngâm thơ. Bài thơ này Hoằng Thời rất quen tai, đi mấy bước nữa thì lên tới bậc thềm, chỉ thấy.phòng chính thắp mười mấy ngọn đèn, sáng như ban ngày, phía đông là hơn chục kép hát, sênh tiêu đàn trống đang đồng thanh tấu nhạc, lại có mấy nam nữ vừa trang điểm đang ngồi ăn dưa hấu. Sân khấu đang diễn tới màn Lệ chúc tài thi. Diễn viên nữ đóng vai Hoắc Tiểu Ngọc trang điểm xinh đẹp, đang vừa lấy tay áo lau nước mắt vừa ngâm thơ chính là Cát Thế Xương.

Nhìn kỹ thêm chút nữa, Hoằng Thời không khỏi ngỡ ngàng: người đóng vai Bào Tứ nương chính là Hoằng Khánh, con trai Nghị thân vương, còn người đóng vai lão đán chính là Thành thân vương. Trang thân vương đóng vai tu sinh 8 trước mặt để cốc trà,

cực kỳ chăm chú nhìn mọi người diễn. Các vương gia đều tham gia vào vở kịch, còn các kép hát lại ngồi xem. Hoằng Thời kết sức kinh ngạc, vừa tức lại vừa buồn cười, không nói câu nào, ngồi lẫn vào trong đám kép hát. Một kép hát trông thấy, rót một cốc trà mang tới, nói khẽ:

- Tam da tới đấy ạ? Xin hãy uống trà! Vở này sắp hết rồi, các tiểu nhân lại tới thỉnh an lão da.

Đang nói tới đó, thì tới đoạn kết thúc, các vương gia và kép hát đồng thanh hát. Các thanh khách tướng công từ các vương phủ tới, đang ngồi đầy chặt trong gian nhà phía tây cũng đang lắc lư đầu họa theo. Tới đây thì khúc thứ ba mươi chín đã diễn xong, các vương gia cởi áo diễn, cùng gánh hát chuyện trò vui vẻ. Doãn Lộc cười bảo:

- Cát Thế Xương này, có phải tôi đã nói "sách" thành "thách" không nhỉ?

- Đừng để ý đến ông ấy! - Doãn Chỉ dùng khăn lau phấn trên mặt, vừa tẩy vừa nói, - Có phải ông ấy chỉ nói nhầm có mỗi thế thôi đâu. Tôi nghe thấy, nhưng không nói thôi. Đợi người ta diễn trước hoàng thượng cho mà xem.

Cát Thế Xương cũng không vội tẩy trang, hết giúp người này lại giúp người kia. Tuy là trai, nhưng hóa trang thế này, lại liếc mắt đưa tình đong đưa kiều diễm, trông Cát Thế Xương còn con gái hơn cả con gái thực. Hoằng Thời cũng không khỏi động lòng, tiến lên, vỗ mấy cái vào mông anh ta, cười bảo:

- Thế Xương, trông ngươi còn thon thả hơn cả các phúc tấn đấy. May lại được gặp ngươi ở đây. Thế nào, đợi ta rỗi rãi thì đọ sức một phen chứ?

Cát Thế Xương quay người lại nhìn, nhận ra Hoằng Thời, thì hăng hái hẳn lên, dưới ánh đèn, trông anh ta càng kiều diễm. Xương hành lễ chào Hoằng Thời, rồi dùng những ngón tay thon như cánh hoa lan vỗ khẽ vào vai Hoằng Thời, cười bả

- Tam da đó ư? Làm tôi giật cả mình! Lão da là quý nhân, làm sao lại đùa bọn nô tỳ thế ạ? Hơn nữa, đang đông người thế này...

Anh ta có vẻ hơi thoáng ngượng, rồi lập tức gọi mọi người tới cùng đùa cợt. Doãn Chỉ chỉ Hoằng Thời nói:

- Đây là a-ca của chúng ta, quyền hành còn to hơn cả Hoằng Lịch, có việc gì cứ nói với nó.

- Có việc gì thế? - Hoằng Thời ngây ngất nhìn Cát Thế Xương, cười bảo, - Lại là chuyện bí mật à?

Cát Thế Xương mỉm cười, nói khẽ:

- Trông cái vẻ thèm thuồng của lão da kìa. Ở đây đang có nhiều vương gia đại nhân lắm đấy! Chuyện là thế này. Tôi có người em họ được chọn làm huyện lệnh nhỏ ở Thuật Dương, Giang Tô. Lão da cũng biết đó là nơi non thiêng nước độc, khổ sở vô cùng. Nó muốn chuyển sang vùng khác. Thành lão thân vương đã nhận lời viết thư cho Doãn trung thừa. Nghe nói Doãn trung thừa lại sắp tới Kinh, nếu lão da nói với lão nhân da vài câu, thì chắc là không khó khăn gì?

Hoằng Thời cười, hỏi:

- Ngươi muốn bổ sung hắn vào chức nào?

Cát Thế Xương mừng không kìm nổi, vịn vai Hoằng Thời, đứng ép sát vào, nói:

- Thường Châu phủ Kim đại nhân đã thăng lên đạo Vô Hồ, cho em trai tôi vào chỗ đó có được không

Hoằng Thời cười, véo vào má Xương, nói:

- Hắn có muốn chuyển dời đâu, mà là muốn thăng quan đấy chứ! Hãy nói thật với ta đi! "Em họ" ngươi đưa cho ngươi bao nhiêu tiền? Nếu nói thật, thì việc này tới tay ta cũng chỉ nhỏ như một sợi rau thôi.

Cát Thế Xương cười, rót một cốc rượu, để vào tận miệng Hoằng Thời, nói:

- Vậy xin lão da lo liệu cho!

Hoằng Thời cười, uống cạn.

Lúc này, bắt đầu mở tiệc, đuốc thắp sáng rực, rượu rót thơm tràn, mấy vị vương gia và Cát Thế Xương ngồi ở chiếu trên, các môn khách tướng công các phủ ngồi xung quanh, nói cười rôm rả, ngâm thơ bàn văn, tiếng cốc chén chạm nhau chúc rượu chen lẫn tiếng cười đùa, trên dưới không còn phân biệt nữa, vui vẻ hết chỗ nói. Bấy giờ, Doãn Lộc mới hỏi Hoằng Thời:

- Sao bây giờ mới tới, có việc gì thế? Nếu biết trước là cháu rỗi rãi, thì cũng mời cháu tới cho vui.

Hoằng Thời nhìn trộm mọi người, thấy không ai để ý, mới vội vàng kể qua về việc phụng chỉ đi thăm Doãn Nhưng, lại bảo:

- Nhị bá bá vừa mất, mà ở đây lại uống rượu hát xướng thế này, đừng có nói với a-ma là cháu tới đây nhé.

Doãn Chỉ ngồi bên, đã nghe thấy cả, ngây mặt ra, rồii, nói:

- Vui được thì cứ vui đi. Có ai mà không chết được đâu? Chúng ta phụng chỉ diễn kịch, cũng không ai nói gì được đâu. Thực ra, Nhị ca mà sống thì tôi thấy còn khổ hơn là chết ấy chứ. Đang vui thế này, đừng có làm mọi người mất hứng.

Chưa dứt lời bỗng nghe chiếu bên có tiếng trống vang, mọi người quay lại xem, thì ra là một môn khách vật tay thua, đang chuẩn bị hoặc là phải uống ba cốc rượu lớn, hoặc là phải kể chuyện cười và đọc thơ cho mọi người nghe. Hoằng Thời nhận ra đó là Lý Hán Tam ở phủ Hoằng Lịch, liền cười, bảo với mọi người:

- Đó là môn khách của Bảo thân vương đấy.

- Thua rồi! Thua rồi! - Lý Hán Tam uống đến nỗi đỏ chín cả mặt, không còn muốn uống nữa. - Không thể uống nổi nữa đâu. Vãn sinh uống nữa là hết sống. Tôi... tôi nhận... nhận tội là được rồi.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên, mọi người lập tức vỗ tay, một thanh khách trong phủ Doãn Chỉ chỉ Cát Thế Xương, nói:

- Hãy lấy Tiểu Cát tử làm đề, ông hãy ứng khẩu một bài đi.

- Lấy người làm đề thì không hay. - Lý Hán Tam lắc đầu lia lịa như một cái trống bỏi nhìn sang chậu hoa mào gà bên bức tường, cười, chỉ bảo, - Tôi lấy hoa làm đề, ngâm một bài được không? - Rồi không nhìn hoa, anh ta lảo đảo bước ra khỏi chỗ, nhìn Cát Thế Xương từ đầu đến chân, miệng lè nhè đọc:

Tím hồng tựa sắc chiều hôm, tới khi tà vẫn còn thướt tha. Trăn trở gọi sớm xuân tà. Loài này vốn chẳng là hoa bao giờ.

Ngâm xong, đột nhiên tiến tới vỗ thùm thụp vào lưng Cát Thế Xương, rồi nói tiếp:

- Không phải là thương nữ, thì cũng không hận mất nước. Đó là Hậu Đình hoa! 9

Mọi người nhao nhao khen hay, đập bàn vỗ ghế, cười nói ngả nghiêng. Hoằng Trú cười đến đau cả bụng, chỉ tay vào Lý Hán Tam, nói:

- Là mào gà mà cũng là người diễn thơ. Đúng là tuyệt diệu! Ngươi là người trong phủ Tứ a-ca à? Mai đến phủ ta chơi nhé. Ở đó ta có hoa đấy! - Đoạn, lại bảo Cát Thế Xương, - Hậu Đình hoa, bài thơ này thế nào?

Cát Thế Xương biết đây không phải là một câu nói tốt, nhưng không hiểu thế nào, đành hỏi Hoằng Thời đứng bên:

- Tam da, Hậu Đình hoa có nghĩa là gì?

Mọi người lập tức lại cười ran. Hoằng Thời phát vào mông hắn một cái, bảo:

- Có nghĩa là cái mông của ngươi!

- Cái mông thì khó nghe quá. - Lý Hán Tam cười, bảo, - ở đây toàn là những người phong nhã, nên gọi là "Mảnh gấm bạch ngọc!"

Cát Thế Xương cười toạc cả miệng, rồi cũng tuôn ra một câu thô t

- Ngài cũng là tướng công phao câu gà thôi. Chẳng hơn gì tôi cả, thế mà còn nói là "phong nhã".

Không ngờ vừa dứt lời, Lý Hán Tam lại cười thích thú, nói:

- Phao câu gà thì phải nhã nhặn hơn là mông đít rồi. Đó gọi là "tấm tiên mây hồng" là một cặp vừa khéo với "Mảnh gấm bạch ngọc" còn gì nữa. Ngươi có hiểu không?

Lại một trận cười như sấm dậy, tiếng đùa tếu thô lỗ trong căn phòng phải nói là vô cùng bẩn tai. Doãn Lộc là chủ nhà, lại vừa nghe tin Doãn Nhưng chết, cảm thấy như thế là hơi không hợp lẽ, nếu Ung Chính biết được thì sẽ rất phiền, vội kéo mọi người sang chủ đề chính, nghiêm mặt bàn về vấn đề nên sắp xếp chương trình thế nào, diễn ra sao, sắp xếp chỗ ngồi cho người trong hoàng tộc kiểu gì. Mọi người lại ăn uống một chập nữa mới tan.

--------------------------------

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bề tôi từ triều vua trước vẫn tiếp tục làm quan trong triều vua sau.

Được vua đời trước ủy thác việc đảm nhận trách nhiệm trông nom dìu dắt vua kế vị.

Ngạc Nhĩ Thái họ Tây-lâm-giác-la.

Trong chiến quốc sách có chuyện trai mở miệng vỏ ra, cò mổ thịt trai. Trai khép mỏ lại, kẹp chặt mỏ cò, cò bảo: "Hôm nay không mưa, ngày mai cũng không mưa, thì sẽ có con trai bị chết". Trai cũng bảo: "Hôm nay không nhả. ngày mai cũng không nhả, thì sẽ có con cò chết". Không con nào chịu nhường con nào, ngư ông thấy vậy bắt cả đôi. Sau người ta dùng câu này để chỉ việc hai bên đánh nhau, người thứ ba thừa cơ hưởng lợi.

Một trò chơi, nắm những vật nhỏ như hạt dưa, hạt sen hoặc quân cờ các màu trong tay, để người khác đoán xem là số lẻ hay số chẵn, hoặc là màu gì, ai đoán đúng sẽ thắng cuộc.

Vai nữ trẻ trong hí kịch.

Vai nữ trung niên trở lên trong hí kịch.

Vai nam trung niên trở lên trong hí kịch.

Trong bài Bạc Tầm Hoài của Đỗ Mục có câu: "Thương nữ bất tri vong quốc hận. Cách giang do xướng Hậu Đình hoa", có nghĩa là "Người ca nữ không biết đến mối hận mất nước, vẫn còn hát khúc Hậu Đình Hoa bên kia sông". Ở đây, Lý Hán Tam chơi chữ, "Hậu Đình hoa" vừa là tên một khúc hát, vừa là tên một loài hoa.