Tuyển tập Hạt Giống Tâm Hồn

Đánh Đổi

Cảm giác không bị thúc ép về mặt thời gian về bản chất đã là một hình thức của sự giàu có.

- Bonnie Friedman

Lần đầu tiên tôi có cảm giác muốn rú bỏ cuộc sống hiện tại là khi ngồi trên đỉnh núi cùng các con. Đó là một ngày nắng nhưng đầy gió và lạnh lẽo. Maggie lúc đó 9 tuổi còn Evan 8 tuổi đang chơi đuổi bắt ở quanh đó, chúng tinh nghịch leo trèo khắp các mỏm đá rồi hồn nhiên cuộn mình lăn dài trên thảm cỏ.

Việc không phải bận tâm đến những bức thư điện tử và các cuộc điện thoại đem lại cho tôi một cảm giác thật yên bình mà nhiều năm rồi tôi không có được. đã lâu lắm tôi mới có dịp gần gũi bọn trẻ đến thế, cảm giác mới thư thái làm sao. Thức ăn cho những ngày đi chơi này đã được tồi chuẩn bị sẵn từ trước.

Bỗng dưng trong đầu tôi thoáng qua giọng nói: “Sarah, mày vẫn muốn đeo đẳng cuộc sống như hiện tại sao? Khi mà mày chỉ có thể tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc bên bọn trẻ như thế này một lần duy nhất trong năm"?”.

Tôi biết đó là suy nghĩ của chính tôi trong phút giây chán chường. Tôi bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm khi phải đối diện với công việc, với một chiếc máy tính xách tay, một chiếc PDA, một chiếc điện thoại di động, hai chiếc điện thoại ở nhà và hai chiếc ở văn phòng, một chiếc xe nhỏ, kế hoạch tiết kiệm cho thời gian nghỉ hưu, kế hoạch tiết kiệm cho thời gian học đại học của bọn trẻ, rồi mỗi ngày mất một giờ đồng hồ để đi tới công sở.

Tôi nhanh chóng trấn tĩnh bản thân. Rời bỏ công việc biên tập cho một tờ tạp chí lớn là một việc làm không thể tưởng tượng nổi. Công việc của tôi đang tiến triển rất tốt, mỗi tháng tôi lại cho ra đời một ấn phẩm - viết tiêu đề và lời tóm tát, xem xét các bản thảo, cố gắng biến những thông tin cũ kỹ trở nên hấp dẫn và thu hút.

Đó là một công việc tuyệt vời, vì thế rời bỏ nó chẳng khác nào tự sát. Cái tôi thực tế lên tiếng can ngăn tôi: “Mày sẽ chẳng bao giờ kiếm được một cống việc thứ hai như thế - không bao giờ”. Vì vậy, tôi lại tự nhủ: “Thôi đi, người như mình sao có thể bỏ việc chứ!”. Sau đó tôi dẫn bọn trẻ xuống núi, về nhà.

Một mùa xuân tươi đẹp qua đi, nhường chỗ cho mùa hè năng động với những cuộc dạo chơi bên bờ biển, những buổi liên hoan cám trại tưng bừng cho bọn trẻ. Đó là một mùa hè thật dẻ thương và khoảng thời gian tuyệt vời đó còn kéo dài sang tận tháng 9. Khi đó, những người New York hay than phiền nhất cũng phải cất tiếng reo mừng chào đón những ngày đẹp trời. Đầu tháng 9, nắng vàng rực rỡ, tưởng như ngày hôm nay bao giờ cũng đẹp hơn ngày hôm qua.

Sáng ngày 11 tháng 9, khi tan lớp học karate, tôi ngoắc cho mình một chiếc taxi. Tôi vẫn còn nhớ, đó là ngày đẹp trời, khí trời mát mẻ, bầu trời trong xanh, những cơn gió nhẹ mát lành khiến không gian càng thêm khoáng đạt, giống như ngày tôi và bọn trẻ ngồi cùng nhau trên đỉnh núi. Tôi nhắm mắt và nhớ lại tiếng gọi thích thú “Mẹ ơi!” của Evan khi thằng bé nhìn thấy những con dê núi lang thang gần đó.

“Một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại trung tâm thương mại thế giới. ” - Người lái xe nói với tôi khi bật máy phát thanh. Chúng tôi cùng lắng nghe, sững sờ, rồi thảng thốt.

Sáng hôm sau, Evan ngồi chơi trên giường, nó ném từng con rồ bốt chồng lên nhau thành một đống lớn. “Con đang làm gì thế?”- Tôi hỏi mà mi mắt như sụp xuống. Đêm qua là một đêm khó khăn với tôi. Tôi đã thức rất muộn để theo dõi kênh truyền hình CNN. Hình ảnh về những tòa nhà bốc cháy ngùn ngụt ám ảnh tâm trí tôi.

“Con đang chơi trò nghĩa địa. ” - Thằng bé trả lời. Tôi hôn lên trán nó và bỗng dưng bật khóc. Một trong những người bạn học cùng lớp karate với tôi - Patrick Brown nằm trong Đội chữa cháy 3 đã có mặt tại tòa tháp lúc xảy ra vụ nổ.

Tôi và bọn trẻ cùng nhau cầu nguyện mặc dù chúng tôi không thường xuyên làm thế. Trong mấy tuần liền, chúng tôi đã tháp nến trước bậc thềm nhà cả đêm. Chúng tôi cùng nói về hòa bình và chiến tranh, báo thù và tha thứ, đau buồn và sợ hãi.

Thời gian trôi qua, hy vọng về những người sống sót trong vụ khủng bố cứ tắt dần. Pat cùng một nửa thành viên trong Đội chữa cháy và vô số người khác đã thiệt mạng.

Rồi cuộc sống cũng dần trở lại bình thường sau thảm kịch ngày 11 tháng 9. Nhưng chính thảm họa này đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong suy nghĩ của tôi. Thay vì do dự như hôm trên đỉnh núi, tôi trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn.

Một ngày nọ, trong cuộc họp ở tòa soạn báo, trong tôi lại vang lên lời trách móc: “Mày đang làm cái quái gì ở đây vậy?”.

Mỗi khi ngồi trên xe buýt tới công sở hay khi cố gắng vỗ về giấc ngủ trong những đêm dài thao thức, trong tôi lại diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Một mặt, tôi muốn “vứt bỏ tất cả”, mặt khác lại tự phản đối: “không thể thế được. Bỏ việc, mày sẽ sống thế nào đây? Mày sẽ đào đâu ra tiền để trang trải các khoản chi phí như lương cho người trông trẻ, tiền nhà, tiền xăng xe và tiền ăn uống nữa?”.

Giọng nói khuyên can lại lên tiếng phản biện một cách ôn tồn: “Không phải mày là một nhà văn đó sao? Trước đây mày đã từng viết

văn và mày yêu thích công việc ấy. Hơn thế nữa, khi ngồi viết văn ở nhà, mày cũng sẽ không cần một người trông trẻ nữa”.

“Đây không phải là thời điểm thích hợp. Cho tới khi nghỉ hưu thì người ta vẫn càn làm việc mà. ”

“Dĩ nhiên đây mới là thời điểm thích hợp!”- Giọng nói khuyên can cất lên. “Mày đang lãng phí thời gian đấy, con cái mày sẽ nhanh chóng trưởng thành và chúng sẽ quan tăm tới những việc khác hơn là quan tàm tới mày. Bây giờ mà còn chần chừ thì đến bao giờ mới là thời điểm thích hợp?”

“Nhưng New York rất đắt đỏ. ”

“Vậy hãy bỏ nơi này đi. Hãy chuyển tới Maine. ”

“Vậy còn mẹ, còn căn bệnh Alzheimer ngày càng trầm trọng của mẹ thì sao ? Làm sao mày có thể bỏ bà ấy lại đây một mình?”. (Lúc này mẹ tôi đang ở trung tâm chăm sóc sức khỏe New York).

Giọng khuyên can đáp lại buồn bã: “Mẹ rồi sẽ rời bỏ mày, với lại ở Maine cũng có nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe mà!”.

Một ngày vào đầu tháng 12 - ngay trước sinh nhật thứ 41 của tôi - tôi đã thông báo cho bọn trẻ biết về quyết định chuyển đến nơi khác của mình. Tôi gửi đơn xin thôi việc cho sếp rồi gọi điện tới trung tâm môi giới bất động sản.

Giờ đây, tôi dành toàn bộ thời gian để viết văn. Chúng tôi sống yên ấm trong ngôi nhà ở một thị trấn nhỏ ngoại thành, không quá xa Portland, Maine. Trên đường gần nhà tôi có một công viên rất đẹp, những ngọn núi nhỏ bao phủ toàn cỏ xanh, những con gà tây, hươu nai hoang dã, thỉnh thoảng lại xuất hiện thêm những chú nai sừng tấm Bác Mỹ... Tất cả đều rất tuyệt.

Và bất cứ khi nào muốn - tôi, bọn trẻ và chú cún cưng lại có thể cùng nhau leo lên những ngọn núi đó, ngồi trên những mỏm đá tròn nhìn ra thế giới xinh đẹp và cảm tạ Chúa vì đã hiểu thấu lời cầu nguyện của tôi.

- Sarah MaHoney