Tôi vẫn luôn biết răng mình khác biệt mọi người. Hồi mười bốn, mười lăm tuổi, trong khi những đứa khác dành hết thời gian cho việc học ở trường, tôi lại thấy điều này nhạt nhẽo và chán chường. Không phải vì tôi là đứa muốn nổi loạn đâu; mà vì tôi thấy chuyện học hành chẳng có gì quan trọng hết. Chẳng ai màng đưa ra lời giải thích tại sao tôi phải học môn toán cấp ba trong khi tôi dở tệ môn toán cấp hai. Tôi đã nói chuyện với một số người lớn, và họ thú nhận rằng họ không sử dụng lấy một phần ba kiến thức mà họ đã học ở trường, và họ quên béng luôn hai phần ba kiến thức còn lại. Tôi không thích các môn học, tôi ghét việc xếp loại học lực, và tôi bực bội khi bị bắt buộc phải tuân theo nội quy.
Ba mẹ tôi ghé vào trường để nói chuyện với các chuyên viên tư vấn nhiều lần, và các vị đó đều trả lời giống nhau: "Nó đọc sách trong giờ toán, nó bỏ giờ khoa học, và nó không tham gia bất cứ hoạt động nào. Với điểm số của học kỳ vừa qua, nó bị thi lại nhiều môn, nhưng môn nào cũng rớt trừ môn tâm lý và luận văn".
Tôi nhớ mình đã lầu bầu nói với ba mẹ:
- Con không thích các môn đó.
- Con không cần phải thích chúng, mà con phải học chúng.
Tôi nghĩ bụng, không đâu... Nhưng hình như tôi là kẻ nổi loạn thật rồi.
Tuy nhiên, tôi có những mục tiêu chẳng liên quan gì tới trường học cả. Một trong các mục tiêu đó là, vào năm 25 tuổi, tôi sẽ đọc hết các tác phẩm kinh điển mà tôi có thể tìm được. Tôi cũng muốn nghiên cứu về ngựa, rồi lấy một cái bằng trợ tá để tôi có thể làm việc cho các nhà dưỡng lão và viết một cuốn sách về các chuồng ngựa cũ ở miền đông Oregon. Tôi muốn làm thơ, muốn trả thành chuyên gia về các vấn đề của tuổi đôi mươi. Tôi thích ý nghĩa của giáo dục nhưng tôi không thích trường học. Bởi thế, sáu tháng trước ngày thi tốt nghiệp Tú Tài, tôi bỏ học luôn.
Tôi nhớ tâm trạng kích động của mình vào lúc đó. Tôi được tự do! Tự do học hỏi và nghiên cứu những gì mà cuộc sống hứa hẹn. Tôi muốn dang rộng đôi cánh và bay lên cao.
Nhưng cuối cùng đôi cánh của tôi chỉ là đôi cánh gãy.
- Con sẽ không bao giờ làm được điều gì đâu.
- Ba mẹ rất thất vọng về con.
- Xin lỗi Teri, mẹ tôi không muốn tôi đánh bè đánh lũ với bạn nữa.
- Ba mẹ không nghĩ con sẽ là kẻ thất bại.
Sau những năm tháng từ chối học các môn khoa học xã hội ở nhà trường, tôi chỉ còn lại chút lòng tự trọng cỏn con, thế mà tôi cũng đánh mất nó luôn kể từ khi thôi học. Tôi cho phép mọi người định nghĩa về tôi bằng một câu nói ngắn gọn. Tôi biết họ đã sai. Tôi biết tôi được giáo dục tốt hơn nhiều người có bằng cấp, nhưng tôi đã chán đấu tranh với điều đó rồi.
Năm đó, tôi đã đánh mất một điều thật quý giá. Nó khiến tôi nghi ngờ mọi quyết định của mình, và vì vậy mà tôi cứ đưa ra hết quyết định sai lầm này đến quyết định sai lầm khác. Tôi lấy một người chồng không thích hợp, tôi dọn đến một nơi không thích hợp, tôi nhận những công việc không thích hợp.
Năm 23 tuổi, tôi hoàn toàn kiệt sức, ngã gục và tuyệt vọng. Tôi co rúm người lại mỗi khi phải điền vào tờ đơn xin việc, phải đánh dấu chữ "không" bên dưới ô bằng cấp Tú Tài - biết rằng người ta sẽ sắp xếp và phần loại tôi vào một nhóm nào đó. Tôi che giấu sự thấp kém của mình bằng tiệc tùng và men rượu, và tôi thất vọng vì không còn thấy hình ảnh cô thiếu nữ dám bỏ học nay muốn học lại lần nữa.
Nhưng tôi đã làm được điều đó.
Tôi bỏ người chồng đầu tiên - anh ta đã biến thành kẻ nghiện rượu, gặp gỡ và lấy người chồng thứ hai. Trong mắt người chồng sau, anh thấy tôi là một phụ nữ thông minh núp bóng dưới hình hài một đứa trẻ sợ hãi.
Sau nhiều năm trời, việc lấy anh là quyết định tốt đẹp đầu tiên của tôi. Tiếp theo, tôi dấn thêm một bước nữa bằng cách sinh cho anh hai đứa con xinh đẹp. Mỗi một năm qua đi, tôi lấy lại một chút tự tin về cho bản thân, và khi hai đứa nhỏ đủ lán để bắt đầu đến trường, tôi khao khát muốn đích thân dạy dỗ chúng ở nhà.
Tôi nhớ khuya hôm đó tôi đã thì thào điều mong ước và sự nghi ngờ vào tai chồng tôi.
- Em muốn lắm, nhưng em có nên không?
Chồng tôi thì thào đáp lại:
- Em nên.
- Liệu em có thể không?
- Em có thể.
Hóa ra đó là quyết định tốt đẹp nhất trong đời chúng tôi, cho hai đứa con và cho bản thân tôi.
Chúng tôi biến ngôi trường nhỏ của ba mẹ con thành một nơi thiêng liêng để học tập. Tôi quan sát khi chúng tập đếm, hoan hỉ khi chúng tập đọc. Khi nghiên cứu đến bộ lạc da đỏ và những người tiên phong, chúng tôi làm chén dĩa bằng đất sét, may mũ bằng da gấu trúc (giả), và lang thang khắp các viện bảo tàng để xem vũ khí của người tiên phong. Khi học sinh vật, chúng tôi tìm hiểu lũ sứa, đám cua, và các loại cây cỏ độc đáo sống trong những hồ nước lớn. Chúng tôi nuôi nòng nọc trong ao nước nhỏ, thích thú quan sát chúng phát triển thành những con ếch hoàn hảo. Chúng tôi bỏ ra nhiều giờ ở thư viện đến khi chúng thuộc lòng tên của các thủ thư, và điều này nhắc tôi nhớ đến sự thu hút bí ẩn của những cuốn sách trong thời tôi còn đi học. Giờ đây chúng tôi làm công việc tình nguyện tại thư việc, nhận sách vào và xếp chúng lên kệ.
Dần dà, trong khi dạy các con, tôi lấy lại được không chỉ tình yêu đối với việc học tập, mà còn niềm tin rằng tôi có thể học và làm bất cứ điều gì tôi nghĩ ra trong đầu. Đe nêu một tấm gương cho các con, tôi mong mình sẽ tặng cho chúng món quà vô giá đó. Tôi muốn chúng biết rằng, dù người ta nhận được bất cứ loại giáo dục nào, thì học vấn là điều họ phải tìm kiếm lấy cho bản thân họ, không phải điều người khác áp đặt lên bản thân họ.
Một hôm, chúng tôi đang ở công viên và tình cờ tôi nghe lỏm câu chuyện giữa con trai tôi với một thằng bé khác. Thằng bé hỏi con trai tôi học ở trường nào. Con trai tôi trả lời nó chỉ học ở nhà. Thằng bé lên giọng rất chảnh:
- Mẹ tao nói, mày sẽ không thể làm gì nếu mày không có bằng Tú Tài.
Con trai tôi đính chính:
- Tao có thể. Mày cứ nhìn mẹ tao đi. Mẹ tao không có bằng Tú Tài, nhưng mẹ tao có thể làm được rất nhiều việc. Không có bằng cấp thì đã sao? Điều đó chẳng ngăn cản được mẹ tao đâu.
Tôi nghĩ tới tất cả những điều tôi đã làm và đã học, nghĩ tới hai đứa con thông minh và xinh đẹp của tôi, nghĩ tód sự thành ở nghề nghiệp đã chọn, và tôi khẽ thì thào:
- Đúng rồi. Điều đó không ngăn cản được mình.