Tu Viện Thành Parme

THAY KẾT LUẬN

Docsach24.com
u viện là cả cuộc đời Stendhal, những kỷ niệm, những hoan lạc, những yêu đương, một quá khứ kỳ diệu không bao giờ tái hiện và cần phải kéo ra khỏi vòng quên lãng. Balzac đã thấy đúng khi nói: “Công trình lớn này chỉ có thể được ý thức và thực hiện bởi một người năm mươi tuổi”. ”Nó là chúc thư của Stendhal trước khi ngã xuống…” (Paul Morand).

“Nên đọc Tu viện trong bản gốc, nguyên như khi nó chảy ra như một làn phún thạch từ khối óc và con tim của tác giả" (Henri Martineau).

Huỳnh Lý, Trần Tiến Bình cùng bạn đọc.

 

LỜI TÁC GIẢ

Tôi viết cuốn truyện này vào mùa đông 1830 và ở cách xa Paris ba trăm dặm, vì vậy không hề có ám chỉ gì đến những sự việc năm 1839.

Rất lâu trước năm 1830, vào thời các đạo quân của ta kéo đi khắp châu u, tình cờ có lần tôi được lĩnh phiếu trọ tại nhà một ông Chanoine[3] ở Padua, một thành phố Ý đẹp mê hồn. Đóng ở đó lâu, tôi trở thành người bạn của ông chủ nhà.

Vào cuối năm 1830, lại có dịp đi qua Padua, tôi chạy ngay đến nhà ông Chanoine đôn hậu; biết ông đã qua đời, nhưng tôi muốn nhìn lại cái phòng khách mà ông và tôi đã thích thú ngồi với nhau biết bao buổi tối, những buổi tối lâu nay tôi hằng nuối tiếc. Tôi gặp vợ chồng người cháu ông Chanoine, họ đón tiếp tôi như một người bạn cũ. Mấy người khách nữa kéo tới và đến khuya chúng tôi mới chia tay nhau. Người cháu ông Chanoine đã cho lấy ở quán cà phê Pedrocchi món kem trứng rượu vang[4][5] tuyệt diệu. Chúng tôi thức khuya chủ yếu vì câu chuyện về công tước phu nhân Sanseverina mà một người khách nhắc đến, rồi ông chủ nhà vui lòng vì tôi mà kể lại trọn vẹn.

Tôi nói với những người bạn đó:

“Ở xứ tôi sắp đến, tôi sẽ không tìm thấy được mấy buổi tối như tối nay, tôi sẽ dùng những giờ dài thức suông để viết câu chuyện các bạn kể đây thành một cuốn truyện."

“Nếu vậy người cháu nói, tôi sẽ biếu ông những tập niên giám của chú tôi. Ở mục Padua, chú tôi có ghi chép lại một số vụ mưu toan xúc xiểm ở triều đình, vào thời mà bà công tước làm mưa làm nắng tại đó. Nhưng ông cũng phải coi chừng! Câu chuyện này chẳng có tí nào tính chất luân lý, và vì ngày nay ở bên Pháp, các ông đang tự hào về sự trong sạch thánh kinh của mình, cho nên nó có thể khiến ông bị coi là kẻ sát nhân."

Ngày nay tôi cho in cuốn truyện y nguyên như bản thảo năm 1830, không hề thay đổi tí gì, cái đó có thể có hai điều bất lợi:

Thứ nhất là bất lợi cho bạn đọc; nhân vật Ý có lẽ ít làm cho họ thích thú bằng nhân vật Pháp, tâm lý người xứ đó có khác nhiều với tâm lý người Pháp; người Ý thành thực, đôn hậu, chẳng e dè nói những gì họ nghĩ, ở họ bệnh khoe khoang chỉ diễn ra từng cơn thôi, và những lúc đó, nó trở nên một sự say mê và mang tên là Puntiglio[6]. Sau hết, nghèo nàn đối với họ không phải là điều xấu hổ.

Thứ hai là bất lợi cho tác giả. Thú thật tôi đã mạnh dạn để cho các nhân vật mang nguyên những góc cạnh vẫn có trong tính tình họ, tuy nhiên tôi đã phê phán rất nghiêm minh nhiều hành vi của họ, điều này tôi dám lớn tiếng tuyên bố. Ích gì mà gán cho họ cái đạo cao đức cả, cái mỹ miều duyên dáng của người Pháp những người yêu tiền bạc hơn gì hết vì chẳng bao giờ phạm tội vì thù hận hay vì yêu thương? Nhưng người Ý trong truyện này hầu như trái hẳn lại. Vả chăng, hình như hễ cứ đi hai trăm dặm lên phía bắc thì lại gặp một cảnh vật mới và có thể viết một cuốn tiểu thuyết mới. Đã từng quen biết, hơn thế quý mến nữ công tước Sanseverina, người cháu gái đáng mến của ông Chanoine bảo tôi đừng thay đổi gì hết trong các sự việc của bà công tước những sự việc đáng chê trách đó.

 

Ngày 23 tháng 1 năm 1839 Stendhal đã từ lâu mảnh đất thân thương này gọi bảo tôì viết về nó

Ariost (Thơ trào phúng IV)