Tự Học Tiếng Anh Hiệu Quả

Chương 2: Nên Bắt Đầu Từ Đâu?


2.1. Những hiểu lầm tại hại về việc học phát âm


Bị mất gốc, hay không mất gốc thì nên bắt đầu từ đâu cho hiệu quả? Thực ra các bạn đều biết rõ câu trả lời nhưng chưa chịu suy nghĩ một chút để rõ ràng. Theo nhiều nhận định của nhiều người nước ngoài thì học tiếng Việt với họ là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới! Vậy thì tại sao chúng ta lại có thể nghe nói đọc viết thứ tiếng này mà không có một chút khó khăn nào nhỉ?

Bạn không cần phải phức tạp hoá mọi chuyện, hãy coi tiếng Anh như một thứ ngôn ngữ thôi (thậm chí theo nghiên cứu thì tiếng Anh dễ học hơn tiếng Việt rất nhiều). Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ thông qua đôi tai của mình, đó là tập hợp những âm thanh được phát ra. Đúng vậy, chúng ta phải bắt đầu huấn luyện đôi tai của mình trước!

Và bạn cần bắt đầu nghe người bản xứ đọc từng từ một, nói cách khác, bạn cần mở phần mềm từ điển lên và hễ tra từ nào, bạn bấm vào phần speaker để nghe xem một từ được đọc như thế nào. Đi liền với cách đọc của một từ là phiên âm của từ đó (được viết ngay bên cạnh), được viết bằng chữ Latin. Ví dụ: foremost /ˈfɔːməʊst/. Thực ra bảng Phiên âm Quốc tế (IPA) không có nhiều lắm, bạn hoàn toàn có thể tự ghi nhớ được các mẫu tự này để biết cách đọc TẤT CẢ các từ mà không phụ thuộc vào thầy cô giáo (trên 95% các thầy cô dạy Tiếng Anh phát âm chưa chuẩn). Có thể mình sẽ làm một bộ video hướng dẫn các bạn đọc Bảng kí hiệu Phiên âm quốc tế để các bạn có thể tự học được ở nhà mà không phải chi đến vài triệu đồng cho một khoá học Phát âm ở các đơn vị đào tạo Tiếng Anh. Hoặc bạn cũng có thể lên mạng tìm kiếm, việc của mình là chỉ cho các bạn cái gì nằm ở đâu, để các bạn phân loại tài liệu và bắt đầu hành trình của mình.


2.2. “Cảm âm” trước khi bạn tập phát âm


“Cảm âm là gì?”. Đây là một khái niệm tôi đưa ra để phá bỏ cái suy nghĩ sai lầm của nhiều bạn là học phát âm thì phải cố luyện từng âm đơn lẻ. Cảm âm là khả năng nhận thức rõ được các âm nào đang được phát lên trong cả một câu nói. Hệ thống âm thanh trong tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau cũng tương đối, có những từ trong tiếng Anh bạn không biết cách đọc nhưng lại lấy âm tiếng Việt ra để đọc thay là hoàn toàn sai lầm. Âm điệu trong hai thứ tiếng này cũng rất khác nhau. Một từ tiếng Anh có trọng âm, nghĩa là âm được đọc to và nhấn mạnh hơn so với những âm còn lại. Một từ tiếng Anh có thể có 2 âm tiết (English), 3 âm tiết (banana), 4 hay thậm chí 5 âm tiết (pronunciation). Tiếng Anh giống như âm nhạc, khi một câu tiếng Anh vang lên thì nó giống như một câu hát vang lên vậy, có âm trầm âm bổng, luyến láy. Ví dụ: “I really want to master English pronunciation” (14 âm tiết). Âm điệu và cách nói trong thực tế còn có sự thay đổi do có sự biến âm (đọc không giống từ điển), nuốt âm (bị mất âm tiết), chưa kể đến tốc độ nói trong thực tế của người bản xứ cũng là một rào cản khiến bạn thấy rằng “toàn từ học rồi mà vẫn không hiểu người ta nói gì”. Chính vì vậy, bạn cần phải bắt đầu nghe thật nhiều để “quen tai” trước khi bắt tay vào học.

Nên chọn Anh – Anh hay Anh – Mỹ? Đây cũng là một câu hỏi của rất nhiều người khi mới bắt đầu học. Nếu tập nói, bạn chỉ cần phát âm chuẩn theo từ điển, đủ để người đối diện hiểu bạn. Còn tài liệu học, bạn có thể bắt đầu từ Anh – Anh vì giọng này không có nhiều biến âm và nuốt âm như Anh – Mỹ. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp học tài liệu theo cả hai giọng này (ở tốc độ chậm). Tuy nhiên, tiếng Anh hiện nay được sử dụng bởi nhiều quốc gia khác nhau nên sẽ có nhiều giọng khác nhau như Anh Sing, Anh Ấn, Anh Malay, Anh Hàn,… Khi đã qua giai đoạn đầu rồi thì bạn có thể bắt đầu nghe các giọng khác tuỳ vào nhu cầu công việc của mình bởi có thể bạn sẽ tham gia một hội nghị nào đó mà thành viên các nước đến từ các quốc gia khác nhau. Khi bạn đã xác định rõ mục tiêu học tập để làm gì thì lựa chọn không có nhiều khó khăn nữa. Quan trọng là, xắn tay áo lên và học thôi!


2.2. “Cảm âm” trước khi bạn tập phát âm


“Cảm âm là gì?”. Đây là một khái niệm tôi đưa ra để phá bỏ cái suy nghĩ sai lầm của nhiều bạn là học phát âm thì phải cố luyện từng âm đơn lẻ. Cảm âm là khả năng nhận thức rõ được các âm nào đang được phát lên trong cả một câu nói. Hệ thống âm thanh trong tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau cũng tương đối, có những từ trong tiếng Anh bạn không biết cách đọc nhưng lại lấy âm tiếng Việt ra để đọc thay là hoàn toàn sai lầm. Âm điệu trong hai thứ tiếng này cũng rất khác nhau. Một từ tiếng Anh có trọng âm, nghĩa là âm được đọc to và nhấn mạnh hơn so với những âm còn lại. Một từ tiếng Anh có thể có 2 âm tiết (English), 3 âm tiết (banana), 4 hay thậm chí 5 âm tiết (pronunciation). Tiếng Anh giống như âm nhạc, khi một câu tiếng Anh vang lên thì nó giống như một câu hát vang lên vậy, có âm trầm âm bổng, luyến láy. Ví dụ: “I really want to master English pronunciation” (14 âm tiết). Âm điệu và cách nói trong thực tế còn có sự thay đổi do có sự biến âm (đọc không giống từ điển), nuốt âm (bị mất âm tiết), chưa kể đến tốc độ nói trong thực tế của người bản xứ cũng là một rào cản khiến bạn thấy rằng “toàn từ học rồi mà vẫn không hiểu người ta nói gì”. Chính vì vậy, bạn cần phải bắt đầu nghe thật nhiều để “quen tai” trước khi bắt tay vào học.

Nên chọn Anh – Anh hay Anh – Mỹ? Đây cũng là một câu hỏi của rất nhiều người khi mới bắt đầu học. Nếu tập nói, bạn chỉ cần phát âm chuẩn theo từ điển, đủ để người đối diện hiểu bạn. Còn tài liệu học, bạn có thể bắt đầu từ Anh – Anh vì giọng này không có nhiều biến âm và nuốt âm như Anh – Mỹ. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp học tài liệu theo cả hai giọng này (ở tốc độ chậm). Tuy nhiên, tiếng Anh hiện nay được sử dụng bởi nhiều quốc gia khác nhau nên sẽ có nhiều giọng khác nhau như Anh Sing, Anh Ấn, Anh Malay, Anh Hàn,… Khi đã qua giai đoạn đầu rồi thì bạn có thể bắt đầu nghe các giọng khác tuỳ vào nhu cầu công việc của mình bởi có thể bạn sẽ tham gia một hội nghị nào đó mà thành viên các nước đến từ các quốc gia khác nhau. Khi bạn đã xác định rõ mục tiêu học tập để làm gì thì lựa chọn không có nhiều khó khăn nữa. Quan trọng là, xắn tay áo lên và học thôi!


2.3. Sao phải xấu hổ?


Nếu bạn thắc mắc vì sao trẻ con học ngoại ngữ nhanh hơn và tốt hơn chúng ta thì lí do duy nhất là trẻ con không sợ gì cả, còn người lớn thì sợ sai, hay XẤU HỔ, sợ bị phán xét. Nếu bạn bỏ được cái rào cản mình nói tiếng Anh sao nghe nó “kì cục” đi thì bạn sẽ tiến nhanh hơn rất nhiều đấy. Còn làm thế nào bỏ được thì chắc mình sẽ kể cho bạn câu chuyện của mình ở một dịp khác nhé. Nó giống như bây giờ bạn thử mở youtube lên và nghe tiếng Thái vậy, bạn sẽ ôm bụng cười sái quai hàm cho xem, vì âm tiếng Thái không có trong bộ lưu trữ của bạn, âm thanh phát lên nghe rất là buồn cười. Tiếng Anh cũng y hệt vậy, hồi mình mới luyện nói tiếng Anh cảm giác mình hơi “điều điệu”, nghe cứ là lạ. Điều này dễ hiểu thôi vì chúng ta quen nghe tiếng mẹ đẻ trong nhiều năm. Chính vì vậy, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để “cảm âm” và quen dần với âm điệu của thứ ngôn ngữ tuyệt vời này. Tưởng tượng mà xem, khi nói được tiếng Anh bạn sẽ cảm thấy như mình đang hát một bài hát từ trái tim đó. Let’s start together!