Tìm hiểu chung
Bệnh lỵ amip cấp tính là gì?
Bệnh lỵ do amip là một bệnh nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột gây ra bởi các sinh vật đơn bào như Entamoeba histolytica hoặc E. histolytica. Mặc dù, hầu hết mọi người bị mắc bệnh lỵ do amip sẽ không có những triệu chứng đáng kể nhưng một số người lại có một vài triệu chứng như phân lỏng, đau bụng, đau dạ dày.
Ruột già là nơi cư trú ưa thích của các ký sinh trùng. Đặc biệt là trong điều kiện vệ sinh kém, chúng sống trong phân của người nhiễm và có thể làm ô nhiễm nguồn nước. Trái cây và rau quả có thể bị nhiễm nếu được trồng ở những nơi phân người được sử dụng làm phân bón. Ký sinh trùng có thể được truyền từ bàn tay bẩn của những người bị nhiễm sang những người khác.
Khoảng 10% dân số thế giới bị nhiễm amip, đặc biệt là những người sống ở Mexico, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và các khu vực nhiệt đới của châu Á. Ở các nước công nghiệp phát triển, bệnh lỵ do amip phổ biến ở trong những người nhập cư gần đây và du khách đến thăm các quốc gia mà có lưu hành dịch bệnh lỵ do amip.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lỵ amip cấp tính là gì?
Trong hơn 90% các trường hợp, việc lây nhiễm amip không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu amip xâm nhập vào cơ thể, một số dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể xảy ra sau vài tháng. Các triệu chứng có thể bao gồm từ các triệu chứng nhẹ, như đau nhẹ và tiếng ùng ục phát ra từ bụng dưới đến các triệu chứng toàn diện của bệnh lỵ amip, bao gồm sốt cao, đau bụng dữ dội và tiêu chảy từ 10 lần hoặc nhiều hơn ở trong ngày. Thông thường, tiêu chảy thường là đi ngoài ra nước hoặc có chứa máu và chất nhầy.
Trong trường hợp amip di chuyển đến gan và gây áp xe gan, các triệu chứng có thể bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa và đau ở bên phải phần bụng trên, giảm cân và lá gan lớn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây bệnh lỵ amip cấp tính?
histolytica là một sinh vật đơn bào thường đi vào cơ thể người khi họ ăn thức ăn hoặc uống nước có chứa nang của nó. Một cách khác để xâm nhập vào cơ thể là thông qua tiếp xúc trực tiếp với phân. Các u nang là một hình thức hoạt động của các ký sinh trùng có thể sống vài tháng trong đất hoặc môi trường nơi chúng được lắng đọng trong phân. Nang có thể được xuất hiện trong đất, phân bón hoặc nước bị ô nhiễm bởi phân.
Trong quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc thụt rửa đại tràng, bạn cũng có thể bị lây truyền bệnh.
Khi nang xâm nhập vào cơ thể, chúng sống trong đường tiêu hóa. Sau đó, chúng tiết ra một ký sinh trùng ở thể xâm hại gọi là thể tư dưỡng. Các ký sinh trùng sinh sản trong đường tiêu hóa và di chuyển đến ruột già. Ở đó, chúng có thể chui sâu vào thành ruột hoặc ruột kết, gây ra tiêu chảy ra máu, viêm đại tràng và phá hủy các biểu mô.
Người bị nhiễm bệnh sau đó có thể lây truyền bệnh ra ngoài bằng cách giải phóng các nang mới vào môi trường qua phân bị nhiễm bệnh.
Khi thể tư dưỡng xâm nhập vào thành ruột, chúng có thể xâm nhập vào máu và đi đến cơ quan nội tạng khác nhau. Nếu chúng xâm nhập một cơ quan nội tạng, chúng có khả năng gây ra:
- Áp xe;
- Nhiễm trùng;
- Tình trạng bệnh nặng hơn;
- Tử vong.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh lỵ amip cấp tính?
Lỵ amip cấp tính là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lỵ amip cấp tính?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lỵ amip cấp tính, chẳng hạn như:
- Các nước ở vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh;
- Những người đã đi du lịch đến các địa điểm ở vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém;
- Những người nhập cư từ các nước ở vùng nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém;
- Những người sống trong các cơ sở có điều kiện vệ sinh kém, chẳng hạn như nhà tù;
- Nam giới có quan hệ tình dục với người đàn ông khác;
- Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu và tình trạng sức khỏe khác.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh lỵ amip cấp tính?
Phương pháp kiểm tra một loạt ba mẫu phân trong phòng thí nghiệm sẽ cho thấy sự hiện diện của E. histolytica. Trong nhiều trường hợp, kiểm tra phân có thể giúp xác định chẩn đoán. Trong trường hợp đặc biệt, khi chẩn đoán này là không rõ ràng, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp soi trực – kết tràng sigma hoặc nội soi đại tràng để kiểm tra thành ruột và trực tiếp lấy mẫu mô để xét nghiệm. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ mỏng, nhẹ vào trực tràng và đại tràng để soi một cách trực tiếp.
Xét nghiệm máu được khuyến cáo chỉ khi nhiễm trùng đã xâm lấn vào thành ruột hoặc một số cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như gan. Tuy nhiên, xét nghiệm máu vẫn có thể dương tính nếu bạn có tiền sử bệnh lỵ do amip ngay cả tại thời điểm tiến hành xét nghiệm bạn không mắc bệnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lỵ amip cấp tính?
Bệnh lỵ do amip có thể được điều trị bằng một số thuốc kháng sinh và điều trị nhất định phải theo quy định của bác sĩ. Sử dụng bao nhiêu loại thuốc kháng sinh, liều lượng sử dụng phụ thuộc vào tình trạng của bạn.
Nếu các ký sinh trùng ảnh hưởng đến các mô ruột, không chỉ hệ thống tiêu hóa mà còn đến tất cả các bộ phận của cơ thể thì bạn cần phải được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.
Phẫu thuật có thể là cần thiết nếu các mô ruột kết hoặc phúc mạc có lỗ thủng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lỵ amip cấp tính?
Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh lỵ amip cấp tính:
- Nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường là chìa khóa để phòng tránh bệnh lỵ do amip. Thực hiện theo phương châm này khi chuẩn bị và ăn thức ăn;
- Rửa trái cây và rau quả một cách cẩn thận trước khi ăn;
- Tránh ăn các loại trái cây hoặc rau quả tươi sống, trừ khi bạn rửa sạch và gọt vỏ;
- Sử dụng nước đóng chai, nước giải khát không chứa cồn;
- Đun sôi hoặc xử lý nước với i-ốt;
- Tránh dùng đá cục ở các cơ sở chế biến đá hoặc uống nước ở đài phun nước;
- Tránh sử dụng sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng khác;
- Tránh ăn các loại thực phẩm không vệ sinh ở đường phố;
- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.