Tìm hiểu chung
Khái niệm bạo lực gia đình
Theo Tổ chức Hỗ trợ Phụ nữ, bạo lực gia đình bao gồm các hành vi như: kiểm soát, ép buộc, đe dọa, hạ nhục và bạo lực (kể cả bạo lực tình dục). Phần lớn các trường hợp này là do vợ/chồng hiện tại hoặc vợ/chồng cũ, thành viên trong gia đình hoặc người giám hộ gây ra. Hiện nay, bạo lực gia đình ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến và đa số các đối tượng bị bạo hành đều là phụ nữ.
Bạo lực gia đình được chia thành các loại như: kiểm soát cưỡng chế (một hình thức hăm dọa, làm nhục, cô lập và kiểm soát bằng việc dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bạo lực tình dục), bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, lạm dụng tình dục, lạm dụng tài chính, quấy rối, rình rập, tấn công mạng.
Bạo lực gia đình là một tội phạm bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới giữa phụ nữ và đàn ông trong xã hội. Nó xảy ra “chỉ vì cô ấy là phụ nữ và phụ nữ thường là đối tượng bị bạo hành”.
Triệu chứng thường gặp
Hậu quả của bạo lực gia đình là gì?
Nạn nhân của bạo lực gia đình thường có dấu hiệu, triệu chứng về thể chất và tinh thần.
Hậu quả của bạo lực gia đình về thể chất: dựa vào các vết thương và bố cục của chúng. Những vết thương này thường giống tai nạn gây ra hơn nhưng bạn cũng phải xem xét liệu có phải là do bị bạo hành không.
Sau đây là các loại vết thương thường do bị bạo hành hơn là do tai nạn:
- Thủng màng nhĩ;
- Chấn thương trực tràng hoặc cơ quan sinh dục;
- Xước mặt, vết bầm, vết cắt hoặc gãy xương;
- Vết cào hoặc bầm tím ở cổ;
- Vết rách hoặc bầm tím ở bụng;
- Răng lung lay hoặc gãy;
- Vết cào hoặc bầm tím ở đầu;
- Vết cào hoặc bầm tím ở thân mình;
- Vết cào hoặc bầm tím ở cánh tay.
Hậu quả của bạo lực gia đình về tâm lý: kẻ thực hiện hành vi bạo lực gia đình thường thể hiện thái độ kiểm soát hoặc ép buộc thái quá với nạn nhân, trả lời các câu hỏi thay cho nạn nhân hoặc không cho họ tiếp xúc với người khác. Các hành vi này thường được biểu hiện khi đến khám bệnh, kẻ bạo hành cố gắng giữ nạn nhân trong tầm kiểm soát và trả lời các câu hỏi thay cho nạn nhân.
Các dấu hiệu tâm lý khác của kẻ bạo hành gồm có: lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi mạn tính và nghiêm trọng nhất là có ý định tự sát và hội chứng ngược đãi phụ nữ, một hội chứng tương tự như rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bạo lực gia đình là gì?
Nghiên cứu cho rằng có nhiều nguyên nhân tiềm tàng gây ra tình trạng bạo lực gia đình, nhưng tất cả các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đều có một điểm chung: kẻ bạo hành muốn kiểm soát vợ/chồng của mình hoàn toàn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bạo lực gia đình xảy ra là do bản tính và môi trường xung quanh chi phối.
Về cơ bản, kẻ bạo hành sử dụng hành vi bạo lực để kiểm soát người khác là do từ nhỏ họ bị ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình, những người xung quanh và truyền thống văn hóa của họ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bạo lực gia đình?
Phụ nữ thường là đối tượng bị bạo hành hơn là nam giới, các loại lạm dụng gia đình khác nhau (lạm dụng bạn tình riêng tư, tấn công tình dục và rình rập) và lạm dụng tình dục. Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị lạm dụng gia đình vì chủng tộc, dân tộc hoặc tôn giáo, tình dục, giai cấp hoặc tàn tật, nhưng một số phụ nữ bị các hình thức đàn áp và phân biệt đối xử khác có thể phải đối mặt với những rào cản khác để tiết lộ sự lạm dụng và tìm kiếm sự giúp đỡ.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bạo lực gia đình?
Bạn có nguy cơ trở thành kẻ bạo hành nếu gặp các yếu tố sau đây:
- Vừa mới thoát khỏi nạn bạo hành;
- Trước đây từng bị bạo hành;
- Cuộc sống thiếu thốn;
- Thất nghiệp;
- Khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần;
- Mới ly thân/ly dị;
- Bị người thân, bạn bè xa lánh;
- Khi còn bé từng bị bạo hành;
- Từng chứng kiến nạn bạo hành lúc nhỏ;
- Đang mang thai, đặc biệt là trường hợp có kế hoạch nhưng lại dính bầu;
- Dưới 30 tuổi;
- Bị vợ/chồng theo dõi.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bạn bị bạo lực gia đình?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc dùng bảng kiểm tra tử vong và thang đo độ bạo hành thể chất.
- Bảng kiểm tra tử vong: số lượng các mục hành vi bạo hành bạn gặp phải càng nhiều thì mức độ bị bạo hành của bạn càng cao.
- Thang đo độ bạo hành thể chất: thang đo có giá trị từ 1 (mức thấp nhất) tới 9 (mức cao nhất). Những hành vi bạo hành nào có giá trị từ 5 trở lên sẽ được tính là nghiêm trọng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hậu quả của bạo lực gia đình?
Bạn có thể dùng liệu pháp trị liệu tâm lý để chữa trị tình trạng này.
Nhân viên phòng cấp cứu sẽ giúp bạn sắp xếp nơi ở, hỗ trợ pháp lý, đánh giá dịch vụ xã hội, giới thiệu nhóm hỗ trợ và có thể giúp bạn báo cảnh sát về thương tích của bạn nếu bạn chưa thông báo cho cảnh sát.
Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, bạn cũng có thể được chuyển đến nơi chăm sóc bệnh nhân tâm thần thông qua phòng cấp cứu.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bạo lực gia đình?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Nếu bạo hành gia đình xảy ra ở nhà, trước tiên hãy đánh giá mức độ an toàn của bạn.
- Nếu có thể, tránh tranh cãi trong phòng kín, nhất là phòng không dễ dàng ra vào hoặc có vũ khí trong phòng.
- Tránh sử dụng rượu và các chất kích thích khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.