Tên thông thường: nhục đậu khấu
Tên khoa học: myristica fragrans
Tìm hiểu chung
Vỏ nhục đậu khấu dùng để làm gì?
Vỏ nhục đậu khấu được sử dụng để điều trị tiêu chảy, buồn nôn, đau, co thắt dạ dày và đầy hơi. Vỏ nhục đậu khấu cũng được uống để điều trị ung thư, bệnh thận, tăng kinh nguyệt (nguyên nhân gây ra sẩy thai) và như là một chất gây ảo giác.
Vỏ nhục đậu khấu được thoa trên da để giảm đau, đặc biệt là đau khớp (thấp khớp).
Trong thực phẩm, vỏ nhục đậu khấu được dùng làm gia vị và hương liệu.
Vỏ nhục đậu khấu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của vỏ nhục đậu khấu là gì?
Vỏ nhục đậu khấu có chứa các chất có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Vỏ nhục đậu khấu cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách hoạt động của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Cách dùng
Liều dùng thông thường của vỏ nhục đậu khấu là gì?
Đường uống
Đối với bệnh nướu răng (viêm nướu răng): bạn nên sử dụng kẹo gum có chứa chiết xuất từ vỏ nhục đậu khấu sau mỗi bữa ăn trong 3 tuần.
Liều dùng của vỏ nhục đậu khấu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nhục đậu khấu có thể không an toàn, bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của vỏ nhục đậu khấu là gì?
Vỏ nhục đậu khấu có các dạng bào chế:
- Dạng tươi
- Dạng dầu
- Chiết xuất chất lỏng
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vỏ nhục đậu khấu?
Vỏ nhục đậu khấu chứa myristicin có thể gây ảo giác và các phản ứng phụ về tâm thần khác. Sử dụng liều lượng lớn vỏ nhục đậu khấu có thể bị buồn nôn, khô miệng, chóng mặt, nhịp tim không đều, kích động và ảo giác.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng vỏ nhục đậu khấu bạn nên biết những gì?
Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng vỏ nhục đậu khấu.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào vỏ nhục đậu khấu, các loại thuốc hoặc thảo mộc khác.
- Bạn có bất kỳ rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
- Bạn có bất kỳ dị ứng nào khác với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Những quy định cho nhục đậu khấu ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng vỏ nhục đậu khấu nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của vỏ nhục đậu khấu như thế nào?
Vỏ nhục đậu khấu có thể an toàn khi dùng đường uống và sử dụng với liều lượng thích hợp. Vỏ nhục đậu khấu là một loại gia vị thường được sử dụng trong thực phẩm.
Vỏ nhục đậu khấu có thể không an toàn khi dùng liều lớn hơn lượng có trong thực phẩm. Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu vỏ nhục đậu khấu có được an toàn trên da hoặc những tác dụng phụ có thể xảy ra không.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: vỏ nhục đậu khấu có thể không an toàn khi uống với liều lượng lớn hơn so với lượng có trong thực phẩm. Ở phụ nữ có thai, vỏ nhục đậu khấu có thể gây sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Không có đủ thông tin việc sử dụng vỏ nhục đậu khấu trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bạn tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Đối với người có hệ thống miễn dịch suy yếu: vỏ nhục đậu khấu có thể làm giảm chức năng miễn dịch.
Tương tác
Vỏ nhục đậu khấu có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vỏ nhục đậu khấu.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Những điều bạn cần biết về bệnh thận mạn tính
- Bệnh thận mãn tính: 5 bước chuẩn bị để cấp cứu kịp lúc
- 7 bí quyết giữ cho thận khỏe mạnh