Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược - Cây Thuốc

Phượng nhỡn thảo

Tên thường gọi: phượng nhỡn thảo, xú xuân, thanh thất núi cao, càng hom cao, Ailante, Ailante Glanduleux, Ailanthus altissima, Ailanthus cacodendron, Ailanthus giraldii, Ailanthus glandulosa, Ailanthus vilmoriniana, Ailanto, A-Lan-Thus, Árbol del Cielo, Chinese Sumach

Tên khoa học: Ailanthus altissima

Tên hoạt chất: Phượng nhỡn thảo

Tác dụng

Thảo dược phượng nhỡn thảo dùng để làm gì?

Phượng nhỡn thảo là một loài thực vật. Phần vỏ khô từ thân cây và rễ được sử dụng để làm thuốc. Trước đây, phượng nhỡn thảo chỉ được sử dụng trong y học dân gian. Nhưng bây giờ, phượng nhỡn thảo đang được nghiên cứu với vai trò là một loại thuốc tiềm năng.

Phượng nhỡn thảo dùng để điều trị tiêu chảy, hen suyễn, chuột rút, động kinh, nhịp tim nhanh, bệnh lậu, sốt rét và sán dây. Phượng nhỡn thảo cũng đã được sử dụng như một vị thuốc bổ.

Phụ nữ dùng phượng nhỡn thảo để điều trị nhiễm trùng âm đạo và đau bụng kinh.

Người ta còn sử dụng lá non của cây phượng nhỡn thảo để làm thực phẩm.

Phượng nhỡn thảo có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của thảo dược phượng nhỡn thảo là gì?

Một số nhà nghiên cứu cho rằng các hóa chất trong vỏ cây của phượng nhỡn thảo có thể có tác dụng hạ sốt và giảm co thắt. Các thành phần khác được tìm thấy trong phượng nhỡn thảo có thể giết sâu và ký sinh trùng và có một số tác dụng chống lại các tế bào ung thư.

Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của thảo dược phượng nhỡn thảo. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho thảo dược phượng nhỡn thảo  là gì?

Bạn sử dụng từ 7 đến 20 hạt phượng nhỡn thảo. Nếu là dạng cồn thuốc, bạn sử dụng từ 5 đến 60 giọt, mỗi ngày từ hai đến bốn lần. Với dạng thuốc sắc, bạn dùng một thìa cà phê thuốc để nguội vào buổi tối và buổi sáng (bạn sắc thuốc với 50g hạt rễ trong 75g nước nóng, sau đó lọc lấy hạt ra khỏi thuốc).

Liều dùng của phượng nhỡn thảo có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp. 

Dạng bào chế của thảo dược phượng nhỡn thảo là gì?

Thảo dược phượng nhỡn thảo có các dạng bào chế như sau:

  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Bột;
  • Cồn thuốc.

 

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược phượng nhỡn thảo?

Thảo dược phượng nhỡn thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, ngứa ran và tiêu chảy.

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

 

Thận trọng

Trước khi dùng thảo dược phượng nhỡn thảo, bạn nên lưu ý những gì?

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang nuôi con, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng sản phẩm này.

Bạn nên để thuốc ngoài tầm với của trẻ em.

Bạn bảo quản thảo dược phượng nhỡn thảo ở nơi thoáng mát, khô ráo, cách nhiệt và tránh ẩm.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng phượng nhỡn thảo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của thảo dược phượng nhỡn thảo như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng thảo dược phượng nhỡn thảo trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng như cho trẻ em sử dụng thảo dược này. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác

Thảo dược phượng nhỡn thảo có thể tương tác với những yếu tố nào?

Thảo dược phượng nhỡn thảo có thể tương tác với một số loại thuốc bạn đang sử dụng hoặc các thuốc khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.