Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược - Cây Thuốc

Phong

Tên hoạt chất: Phong

Tìm hiểu chung

Cây phong dùng để làm gì ?

Lá cây phong có chứa rất nhiều vitamin C và được sử dụng để làm thuốc.

Cây phong được sử dụng làm thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu và để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm thận, bàng quang, niệu quản, và niệu đạo, cũng như sỏi tiết niệu và bệnh gút. Nó cũng được sử dụng cho bệnh viêm khớp, đau cơ và co thắt cơ. Cây phong cũng có thể được bôi ngoài da để chữa vết loét và nhọt.

Các tác dụng khác của cây phong bao gồm viêm khớp điều trị rụng tóc và phát ban.

Cơ chế hoạt động của cây phong là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy cây phong có tính chất như các loại thuốc lợi tiểu. Các nghiên cứu mới về cây phong được tập trung vào khả năng ảnh hưởng đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây phong là gì?

Bạn có thể làm trà từ vỏ cây phong bằng cách đun sôi 2-3 g vỏ cây trong 1 tiếng đồng hồ và uống ba lần một ngày.

Khi sử dụng ngoài da, bạn bôi thuốc lên vùng da cần phải điều trị.

Liều dùng của cây phong có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây phong có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây phong là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc sắc;
  • Vỏ cây khô;
  • Tinh dầu;
  • Trà.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây phong?

Cây phong khá an toàn. Một trong số tác dụng phụ hiếm gặp của cây phong là gây dị ứng. Không phải ai cũng có biểu hiện tác dụng phụ này. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cây phong bạn nên biết những gì?

Bạn nên theo dõi các dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn và khó thở. Nếu các triệu chứng xuất hiện, bạn nên ngưng dùng cây phong và thay đổi sang các loại thuốc khác.

Bạn cũng nên theo dõi nhịp tim và huyết áp thường xuyên.

Khi dùng dầu cây phong để bôi lên da, bạn nên thử trước ở một vùng da nhỏ để xem có bị dị ứng hay không. Tránh dùng thuốc lên vết thương.

Những quy định cho cây phong ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây phong nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây phong như thế nào?

Không nên dùng thuốc từ cây phong nếu bạn thuộc những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú;
  • Trẻ em;
  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thuốc.

Cây phong có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây phong.

Cây phong có thể làm giảm hiệu quả của thuốc lợi tiểu và gây phản ứng khi dùng chung với cần tây.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.