Tên gốc: Nấm linh chi
Tên gọi khác: Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung
Tên khoa học: Ganoderma lucidum
Tên tiếng Anh: Lingzhi mushroom
Tìm hiểu chung về nấm linh chi
Tác dụng của nấm linh chi
Nấm linh chi là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có đề cập đến loại thảo dược này.
Tác dụng của nấm linh chi bao gồm:
- Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
- Điều trị các bệnh nhiễm virus như cúm, cúm lợn và cúm gia cầm
- Điều trị các bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn và viêm phế quản
- Điều trị bệnh tim và các bệnh có liên quan như huyết áp cao và cholesterol cao
- Điều trị bệnh thận
- Điều trị ung thư
- Điều trị các bệnh về gan
- Tăng nồng độ testosterone
- Làm loãng máu
- Làm giãn mạch máu
- Giảm đường huyết
- Tốt cho da và tóc
Ngoài ra, công dụng của nấm linh chi còn được nhắc tới trong việc điều trị:
- HIV/AIDS
- Bệnh sợ độ cao
- Hội chứng mệt mỏi mạn tính
- Mất ngủ
- Loét dạ dày
- Ngộ độc
- Herpes
- Giảm stress, an thần và thư giãn cơ bắp.
Kết hợp với các loại thảo mộc khác, công dụng của nấm linh chi còn được dùng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến.
Nấm linh chi có thể được sử dụng cho nhiều công dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động
Do có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe nên nấm linh chi được xem là một loại thảo dược có công dụng chống khối u (ung thư) và có lợi cho hệ miễn dịch.
Hiện nay, công dụng của nấm linh chi vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thành phần
Thành phần của nấm linh bao gồm: protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất như với kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng… Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều phân tử hoạt tính sinh học như terpenoids, steroid, phenol, nucleotide và dẫn xuất của chúng, glycoprotein và polysaccharides. Protein của nấm chứa tất cả các axit amin thiết yếu, đặc biệt giàu lysine và leucine.
Liều dùng nấm linh chi
Liều dùng thông thường của nấm linh chi là bao nhiêu?
Liều lượng sử dụng nấm linh chi sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nấm linh chi có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để xem bạn có thể sử dụng loại thảo mộc này không và liều dùng thích hợp là bao nhiêu.
Dạng bào chế
Nấm linh chi thường được bào chế theo các dạng như:
- Trà
- Bột
- Chiết xuất chất lỏng.
Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả
Nấm linh chi có vị hơi đắng, khó uống. Do đó, tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể dùng kết hợp với cam thảo, atisô, mật ong hay các loại thảo dược khác. Cách sử dụng nấm linh chi trong Đông y thường dùng dưới các dạng sau:
- Dùng cả cây nấm nấu nước uống thay nước hàng ngày: Bạn lấy 50g nấm linh chi rửa sạch bụi bẩn, cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2 – 3 phút rồi tắt lửa. Để ấm nước như vậy trong khoảng 5 – 10 phút, rồi bật lửa nhỏ nấu tiếp. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 800ml thì chắt nước ra. Đổ nấm ra khỏi ấm chờ nguội, dùng dao hoặc kéo cắt nấm nhỏ rồi đổ nước vào nấu tiếp 2 lần nữa. Sau 3 lần nấu, bạn sẽ có khoảng hơn 2 lít nước nấm linh chi. Nước nguội, bạn rót vào bình, để trong ngăn mát tủ lạnh uống dần trong ngày. Bạn có thể tận dụng bã nấm linh chi bằng cách phơi khô và nấu nước tắm. Nước này rất tốt cho da và tóc.
- Nghiền nguyên cây nấm thành bột rồi hãm với nước như hãm trà: Cho bột nấm linh chi vào ấm trà hãm bằng nước thật sôi, đợi khoảng 5 – 10 phút rồi uống cả bã. Bạn có thể sẽ thấy hơi khó chịu khi uống nhưng theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cách này sẽ giúp bạn tận dụng được hết các công dụng của nấm linh chi.
- Ngâm rượu: Bạn lấy 200g nấm khô, để nguyên hoặc thái lát tùy thích, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ) trong vòng 30 ngày thì dùng được. Lưu ý là nấm linh chi ngâm rượu để càng lâu càng tốt. Nên uống rượu này sau bữa ăn tối, mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ (dạng ly mắt trâu).
- Nghiền thành bột mịn và trộn với mật ong để dưỡng da: Bột nấm linh chi trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.
- Kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh:
- Chữa viêm gan, mật: Cho thêm nhân trần hoặc atisô.
- Điều dưỡng cơ thể: Cho thêm nhân sâm, tam thất.
- Chữa dị ứng, ho: Cho thêm kinh giới, kim ngân hoa.
- Dùng nước nấm linh chi để nấu canh hoặc súp: Bạn có thể dùng nước nấm linh chi để nấu canh, súp hay các món hầm. Đây là những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Tác dụng phụ của nấm linh chi
Tác dụng phụ
Nấm linh chi có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này. Những tác dụng phụ của nấm linh chi là:
- Sử dụng nấm linh chi dạng bột có thể có tác động xấu đến gan.
- Nấm linh chi cũng có thể gây ra các phản ứng phụ khác bao gồm khô miệng, cổ họng và vùng mũi bị ngứa, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu.
- Nấm linh chi ngâm rượu uống có thể gây nổi ban.
- Hít phải bào tử linh chi có thể gây dị ứng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của nấm linh chi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
Thận trọng khi sử dụng nấm linh chi
Trước khi dùng nấm linh chi, bạn nên biết gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng loại thảo dược này theo khuyến cáo của bác sĩ
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của nấm linh chi, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
- Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
- Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng nấm linh chi với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của nấm linh chi như thế nào?
Chiết xuất nấm linh chi có thể an toàn khi uống đúng cách trong một năm. Và nếu sử dụng ở dạng bột, nó có thể không an toàn khi bạn dùng 1 tháng.
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ nếu có một trong những vấn đề sau:
- Rối loạn xuất huyết: Liều dùng nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người bị rối loạn chảy máu nhất định.
- Huyết áp thấp: Nấm linh chi có thể làm hạ huyết áp. Một số người quan ngại rằng nấm linh chi có thể làm huyết áp tồi tệ hơn và có thể can thiệp vào điều trị. Nếu huyết áp của bạn quá thấp, cách tốt nhất là tránh dùng nấm linh chi.
- Rối loạn đông máu (giảm tiểu cầu): Nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu. Nếu bạn có tình trạng này, không sử dụng nấm linh chi.
- Phẫu thuật: Liều dùng nấm linh chi cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người nếu dùng trước hoặc trong khi giải phẫu. Ngừng sử dụng nấm linh chi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin về việc sử dụng nấm linh chi trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Tương tác nấm linh chi với các loại thuốc khác
Nấm linh chi có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nấm linh chi.
Thuốc trị cao huyết áp có thể tương tác với nấm linh chi. Nấm linh chi có thể làm giảm huyết áp. Dùng nấm linh chi cùng với thuốc trị cao huyết áp có thể làm huyết áp của bạn quá thấp.
Một số loại thuốc cho huyết áp cao bao gồm captopril (Capoten®), enalapril (Vasotec®), losartan (Cozaar®), valsartan (Diovan®), diltiazem (Cardizem®), Amlodipine (Norvasc®), hydrochlorothiazide (HydroDIURIL®), furosemide (Lasix®) và nhiều sản phẩm khác.
Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối) có thể tương tác với nấm linh chi. Nấm linh chi có thể làm chậm máu đông. Dùng nấm linh chi cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®…), ibuprofen (Advil®, Motrin®…), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®…), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®)…
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bồ công anh
- Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?
- Cây kim ngân