Tên thông thường: nấm hầu thủ
Tên khoa học: hericium erinaceus
Tìm hiểu chung
Nấm hầu thủ dùng để làm gì?
Nấm hầu thủ là một loại nấm mọc trên thân cây gỗ cứng.
Nấm hầu thủ được dùng để điều trị sự suy giảm tinh thần do tuổi tác, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, trầm cảm, lo lắng, bệnh Parkinson, chứng đa xơ cứng, cải thiện chức năng tâm thần tổng thể và trí nhớ.
Nấm hầu thủ cũng được dùng để điều trị viêm dạ dày lâu dài (viêm dạ dày mãn tính), loét dạ dày, nhiễm H. pylori, tiểu đường, ung thư, cholesterol cao và sụt cân.
Nấm hầu thủ được thoa trên da để chữa vết thương.
Ở các nước như Trung Quốc và Nhật Bản, nấm hầu thủ được sử dụng để chế biến trong các món ăn.
Nấm hầu thủ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của nấm hầu thủ là gì?
Nấm hầu thủ có thể cải thiện sự phát triển, chức năng của dây thần kinh và cũng có thể bảo vệ thần kinh khỏi bị hư hỏng, điều này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson. Nấm hầu thủ cũng có thể giúp bảo vệ lớp màng nhầy trong dạ dày nên có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến sưng lâu dài của lớp lót dạ dày (viêm dạ dày tủy mạn tính) hoặc loét dạ dày.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Cách dùng
Liều dùng thông thường của nấm hầu thủ là gì?
Liều dùng của nấm hầu thủ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nấm hầu thủ có thể không an toàn, bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của nấm hầu thủ là gì?
Nấm hầu thủ có các dạng bào chế:
- Dạng tươi
- Dạng bột
- Chiết xuất dạng viên nang
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nấm hầu thủ?
Tác dụng phụ nhẹ khi sử dụng nấm hầu thủ có thể là khó chịu dạ dày.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng nấm hầu thủ, bạn nên biết những gì?
Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng nấm hầu thủ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây nấm hầu thủ, các loại thuốc hoặc thảo mộc khác.
- Bạn có bất kỳ rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
- Bạn có bất kỳ dị ứng nào khác với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Những quy định cho nấm hầu thủ ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng nấm hầu thủ nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của nấm hầu thủ như thế nào?
Nấm hầu thủ có thể an toàn khi sử dụng như một loại thuốc trong ngắn hạn. Nấm hầu thủ đã được sử dụng an toàn ở người trong 16 tuần.
Tình trạng xuất huyết: nấm hầu thủ có thể làm chậm đông máu, điều này có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người có tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, không có báo cáo về điều này xảy ra ở người.
Tiểu đường: nấm hầu thủ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bạn nên theo dõi các dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) một cách cẩn thận nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và sử dụng nấm hầu thủ.
Phẫu thuật: nấm hầu thủ có thể làm chậm đông máu, điều này có thể gây chảy máu nhiều trong và sau khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng nấm hầu thủ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin việc sử dụng nấm hầu thủ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Tương tác
Nấm hầu thủ có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng nấm hầu thủ.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Virus herpes có thể là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer?
- Tìm hiểu sự khác nhau giữa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
- Đẩy lùi bệnh Alzheimer bằng 6 cách đơn giản