Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược - Cây Thuốc

La hán quả

Tên thông thường: Lo han guo, lo han kuo, luo han guo, lor hon kor, si wei ruo guo, ra kan ka, monk fruit, arhat fruit, momordica fruit, Momordicae grosvenori fructus, trái ma thuật.

Tên khoa học : Siraitia grosvenori (Swingle) C. Jeffrey ex A.M. Lu and Zhi Y. Zhang

Tên hoạt chất: La hán quả

Tìm hiểu chung

La hán quả là loài thảo mộc mọc hoang, thường gặp ở phía nam Trung Quốc và bắc Thái Lan. Từ xa xưa, quả la hán đã được sử dụng như một vị thuốc đông y hoặc món nước giải khát.

Tác dụng của la hán quả

La hán quả được xem là một loại thuốc giúp sống thọ và được sử dụng để cân bằng sự tích tụ nhiệt do các điều kiện bên trong và ngoài cơ thể. Qủa la hán được chế biến thành thuốc long đàm nahwmf điều trị tắc nghẽn phổi, ho, các bệnh hô hấp khác và đau họng.

La hán quả cũng có khả năng táo bón và viêm ruột mạn tính. Ngoài ra, trái la hán quả có hàm lượng calo và glycemic thấp, do đó có thể được sử dụng làm chất tạo ngọt trong đồ uống và thực phẩm nấu chín.

Cơ chế hoạt động

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường

Không có thử nghiệm nào được tiến hành để xác định liều lượng thích hợp khi dùng la hán quả. Khoảng 9 đến 15 g quả khô thường được sử dụng làm trà để uống.

Dạng bào chế của la hán quả là gì?

La hán quả thường được dùng dưới dạng trà hoặc phơi khô tùy mục đích sử dụng.

Cách sử dụng

Bạn có thể dùng quả la hán để nấu thành nước giải khát hoặc giảm nhẹ một vài tình trạng sức khỏe.

Cách nấu nước la hán quả

Để chế biến quả la hán thành món nước giải khát, trước tiên bạn nên chọn trái la hán có kích thước to, tròn, ấn vào cảm giác cứng chắc, khi lắc không có tiếng kêu để thành phẩm sau khi nấu ra được ngon miệng.

Trà la hán quả

Bước 1: Rữa kỹ vỏ ngoài để làm sạch phần lông

Bước 2: Tách trái la hán ra thành 2-4 phần, bạn cũng có thể dùng tay bóp nát.

Bước 3: Cho la hán quả vào bình, sau đó rót từ 1-1,5l nước sôi. Tùy thuộc vào khẩu vị mà bạn có thể bỏ khoảng 2 quả la hán để nước được ngọt hơn.

Bước 4: Để yên khoảng 5-10 phút và thưởng thức, thêm đá nếu muốn dùng lạnh.

Trà hoa cúc la hán quả

Để nấu nước la hán quả cùng hoa cúc, bạn cần có 1 trái la hán quả phơi khô cùng khoảng 25gram hoa cúc, cách chế biến như sau:

Bước 1: Rửa sạch 2 nguyên liệu trên, sau đó cắt la hán quả thành 5-8 lát

Bước 2: Bỏ trái la hán vào nồi cùng 1.5l nước đun sôi, để lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó bỏ hoa cúc vào và tiếp tục đun thêm 10 phút nữa

Bước 3: Khi đã đến giờ, tắt bếp và để nguội. Lọc phần bã hoa cúc cùng la hán quả để lấy nước.

Sử dụng la hán quả để chữa bệnh

Ngoài việc dùng quả la hán, bạn có thể tận dụng loại thảo dược này cho một số chứng bệnh như:

  • Mất tiếng: Thái lát mòng 1 quả la hán, bỏ nước sôi sau đó uống nước này nhiều lần trong ngày
  • Táo bón: Sắc quả la hán để lấy nước rồi cho thêm mật ong, uống dần trong ngày
  • Ho gà: Dùng 1 quả la hán cùng 25gram hồng khô rồi sắc để lấy nước uống

 

 

Tác dụng phụ

Đối tượng không nên sử dụng la hán quả

Nếu cơ thể có tính “hàn”, bạn nên tránh lạm dụng các thực phẩm làm từ la hán quả để tránh các vấn đề về tiêu hóa.

Thận trọng

Trước khi dùng la hán quả nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Có thai hoặc cho con bú, chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Dị ứng với bất kỳ chất nào của cây la hán quả hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khc

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng la hán quả với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của la hán quả như thế nào?

Không có đủ thông tin việc sử dụng la hán quả trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

La hán quả có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng la hán quả.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bồ công anh
  • Giảo cổ lam
  • Nấm linh chi