Tên thường gọi: kim sa, arnica
Tìm hiểu chung về thảo dược kim sa
Cây kim sa dùng để làm gì?
Kim sa hay còn gọi là Arnica là nhóm thực vật có hoa lâu năm thuộc họ Cúc (Compositae) có nguồn gốc từ châu Âu và Siberia.
Thảo dược kim sa được sử dụng để điều trị viêm khớp, bong gân, vết thương, chữa đau miệng và họng, đau sau phẫu thuật, nhổ răng khôn, đau cơ, triệu chứng của bệnh tim mạch và làm giảm cholesterol.
Kim sa được thoa lên da để giảm đau và sưng, vết thâm tím, đau nhức và bong gân, côn trùng cắn, môi nứt nẻ và mụn trứng cá.
Trong thực phẩm, kim sa là một thành phần hương vị trong đồ uống, món tráng miệng sữa đông lạnh, kẹo, bánh nướng, gelatin và bánh pudding.
Trong sản xuất, kim sa được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc và các chế phẩm chống gàu. Dầu kim sa còn được sử dụng trong nước hoa và mỹ phẩm.
Cơ chế hoạt động của cây kim sa là gì?
Các chất có trong kim sa có thể làm giảm sưng, giảm đau và hoạt động như thuốc kháng sinh.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng của kim sa
Liều dùng thông thường của cây kim sa là gì?
Liều dùng trong điều trị viêm xương khớp
Theo nghiên cứu ban đầu, sử dụng gel từ thảo dược kim sa 2 lần/ngày trong vòng 3 tuần có thể giúp giảm đau, cứng khớp và cải thiện chức năng ở người bị viêm xương khớp.
Liều dùng của cây kim sa có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây kim sa có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của cây kim sa là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
- Dạng xịt;
- Kem;
- Thuốc dầu;
- Thuốc mỡ;
- Thuốc viên;
- Trà;
- Ngâm rượu;
- Thuốc ngậm dưới lưỡi.
Tác dụng phụ khi dùng kim sa
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây kim sa?
Cây kim sa có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Căng thẳng, bồn chồn;
- Tăng huyết áp;
- Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn;
- Viêm da tiếp xúc;
- Cảm thấy mệt, yếu sức;
- Khó thở.
Trong một số trường hợp, cây kim sa có thể gây ra tác dụng nghiêm trọng như:
- Gây suy tim, nhiễm độc ở tim;
- Suy gan;
- Xuất huyết;
- Hội chứng Sweet (các tổn thương ngoài da và sốt);
- Hôn mê, tử vong.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Điều cần thận trọng khi dùng kim sa
Trước khi dùng cây kim sa bạn nên biết những gì?
Bạn nên để thuốc cây kim sa xa tầm tay trẻ em, vì sử rễ hoặc hoa của cây có thể dẫn đến tử vong.
Bạn không nên dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ hoặc thầy thuốc hướng dẫn, bởi vì cây kim sa là một loại cây độc và có thể gây hại đến tim mạch cũng như gây nhiễm độc cấp tính.
Bạn không nên dùng cây kim sa trong thời gian kéo dài vì nó có thể gây ra các phản ứng dị ứng.
Những quy định cho cây kim sa ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây kim sa nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cây kim sa như thế nào?
Vì cây kim sa là một loại cây độc, bạn không nên tiêm hoặc uống các sản phẩm từ vị thuốc. Bạn cần hết sức lưu ý phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc khi dùng cây kim sa để chữa bệnh.
Thảo dược kim sa không được sử dụng cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
Cây kim sa có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây kim sa.
Cây kim sa có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp khi dùng bên trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Khoai mỡ
- La hán quả
- Thì là