Tìm hiểu chung
Khổ qua dùng để làm gì?
Khổ qua được sử dụng cho các bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày bao gồm khó chịu trong bụng, loét, viêm đại tràng, táo bón và trị giun sán cũng như đau đầu. Một số nghiên cứu cho thấy khổ qua có khả năng hạ đường huyết và nhịp tim thất thường.
Cây thuốc cũng được sử dụng cho bệnh tiểu đường, sỏi thận, sốt, bệnh vảy nến và bệnh gan. Phụ nữ dùng khổ qua để thúc đẩy bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra khổ qua còn được dùng để điều trị cho những người có HIV/AIDS.
Khổ qua được bôi ngoài da để chữa áp xe và vết thương.
Cơ chế hoạt động của khổ qua là gì?
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy khổ qua có chứa một chất có tác dụng như insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của khổ qua là gì?
Ở người bệnh tiểu đường, liều dùng nước ép khổ qua là khoảng từ 50 – 100 ml hàng ngày; hoặc dùng 900 mg trái khổ qua dùng khoảng 3 lần/ngày.
Liều dùng của khổ qua có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Khổ qua có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của khổ qua là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
- Bột;
- Rễ cắt nhỏ và sấy khô;
- Trà.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng khổ qua?
Khổ qua không thường gây ra tác dụng phụ. Nếu có, tác dụng phụ có thể là kích ứng đường tiêu hóa và nhiễm độc gan.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng khổ qua bạn nên biết những gì?
Bạn nên theo dõi các triệu chứng về tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, chảy máu) và theo dõi đường huyết (cả lúc đói và sau ăn) khi sử dụng khổ qua. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xảy ra, bạn nên ngưng sử dụng khổ qua.
Không sử dụng lớp vỏ màu đỏ xung quanh hạt khổ qua.
Những quy định cho khổ qua ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng khổ qua nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của khổ qua như thế nào?
Không sử dụng khổ qua cho phụ nữ mang thai vì khổ qua có thể gây kích thích tử cung và chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng khổ qua khi cho con bú.
Hạt khổ qua là độc hại đối với trẻ em.
Khổ qua có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng khổ qua.
Khổ qua có thể làm tăng tác dụng của thuốc giảm đường huyết và làm sai kết quả xét nghiệm đường huyết.
docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.