Từ Điển Thuốc Biệt Dược Và Cách Sử Dụng

Glycomacropeptide

Tên hoạt chất: Glycomacropeptide Thương hiệu thuốc: Glycomacropeptide.

Tác dụng

Tác dụng của glycomacropeptide là gì?

Glycomacropeptide là một loại protein ngắn, hình thành từ một protein sữa trong quá trình làm phô mai. Không giống như hầu hết các protein khác, glycomacropeptide chứa rất ít axit amino phenylalanine.

Người ta dùng glycomacropeptide để điều trị bệnh tim, ngăn ngừa sâu răng, bệnh gout, bệnh gan, phenylketon niệu, tình trạng tâm thần và giảm cân.

Glycomacropeptide giúp giảm cân bằng cách tăng giải phóng các hóa chất khiến bạn cảm thấy no. Glycomacropeptide cũng có thể gắn với một số vi khuẩn, virus, độc tố và ngăn ngừa chúng lây nhiễm cho người khác.

Glycomacropeptide có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

 

Liều dùng

Liều dùng thông thường của glycomacropeptide là gì?

Liều dùng của glycomacropeptide có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Glycomacropeptide có thể không an toàn. Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng glycomacropeptide?

Hiện vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về các tác dụng phụ của glycomacropeptide. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng glycomacropeptide, bạn nên biết những gì?

Glycomacropeptide có thể an toàn khi uống như một chất bổ sung trong vòng 1 năm.

Trẻ em

Glycomacropeptide có thể an toàn khi bổ sung vào sữa cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có một số lo ngại rằng sữa chứa glycomacropeptide có thể làm tăng nguy cơ threonine trong máu quá cao.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng glycomacropeptide trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.

Tương tác thuốc

Glycomacropeptide có thể tương tác với những thuốc nào?

Glycomacropeptide có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Glycomacropeptide như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Glycomacropeptide những dạng nào?

Glycomacropeptide có các dạng bào chế:

  • Viên nang
  • Bột

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Phụ nữ bị tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của con
  • Tắm nước ấm có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim
  • 5 yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh tim bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được