Từ Điển Thuốc Biệt Dược Và Cách Sử Dụng

Benserazide + Levodopa

Tên hoạt chất: Benserazide + Levodopa Thương hiệu thuốc: Tên biệt dược

Tác dụng

Tác dụng của benserazide + levodopa là gì?

Levodopa và benserazide kết hợp được chỉ định để làm giảm triệu chứng và giúp cơ thể vận động bình thường và cải thiện kiểm soát cơ bắp trong điều trị bệnh Parkinson. Levodopa và kết hợp benserazide được khuyến cáo ở bệnh nhân trước đó không dung nạp được levodopa liều cao hàng ngày.

Bạn nên dùng benserazide + levodopa như thế nào?

Dùng benserazide + levodopa ít nhất 30 phút trước hoặc 1 giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cho thấy benserazide + levodopa được dung nạp tốt hơn nếu dùng trong bữa ăn.

Ngưng 12 giờ trở lên giữa các liều levodopa cuối và liều benserazide + levodopa đầu tiên.

Bạn nên bảo quản benserazide + levodopa như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng benserazide + levodopa cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Parkinson – Bệnh nhân không dùng levodopa khởi đầu trước đó:

Liều khởi đầu: Uống 100 mg levodopa và 25 mg benserazide hai lần một ngày.

Chú ý: Cẩn thận tăng liều khởi đầu của levodopa 100 mg và 25 mg benserazide mỗi ngày thứ ba hoặc thứ tư cho đến khi đạt được lợi ích trị liệu tối ưu mà không có rối loạn vận động. Bệnh nhân nhạy cảm với điều trị levodopa (ví dụ, bệnh nhân Parkinson postencephalitic) chỉ có thể dung nạp được tăng chậm liều lượng (ví dụ, hàng tuần). Hướng tới các giới hạn trên của liều lượng, thực hiện tăng liều chậm hơn (tức là, trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần).

Liều tối ưu hàng ngày thường là 400 đến 800 mg levodopa và 100 đến 200 mg benserazide chia thành 4 đến 6 liều. Hầu hết bệnh nhân dùng không quá 600 mg levodopa và 150 mg benserazide mỗi ngày. Tần suất dùng thuốc mục tiêu là ít nhất 4 lần mỗi ngày cùng với hoặc ngay sau bữa ăn

Liều duy trì:  Sau khi điều trị tối ưu đã được xác định, uống 200 mg levodopa và 50 mg benserazide. Bệnh nhân không nên dùng nhiều hơn 1000 đến 1200 mg levodopa trong năm đầu tiên điều trị.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Parkinson – Bệnh nhân đã dùng levodopa khởi đầu trước đó:

Liều khởi đầu:  Bắt đầu uống levodopa và benserazide khoảng 15% liều lượng hàng ngày trước đó của levodopa. Ví dụ, nếu một bệnh nhân dùng liều hàng ngày 4000 mg levodopa, liều phối hợp hàng ngày với levodopa và benserazide không nên vượt quá 600 mg levodopa chia thành 4 đến 6 liều.

Lưu ý: Ngưng 12 giờ trở lên giữa các liều levodopa cuối và liều benserazide + levodopa đầu tiên.

Liều duy trì:  Sau khi điều trị tối ưu đã được xác định, uống 200 mg levodopa và 50 mg nenserazide. Bệnh nhân không nên dùng nhiều hơn 1000 đến 1200 mg levodopa và 250đến 300 mg benserazide kết hợp trong năm điều trị đầu tiên.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Parkinson – tất cả bệnh nhân:
Liều điều chỉnh và duy trì:  Sau khi điều trị tối ưu với levodopa và benserazide đã được xác định, sử dụng 200 mg levodopa và 50 mg benserazide. Nếu cần dùng thuốc thường xuyên để giảm thiểu tác dụng phụ, sử dụng levodopa 50 mg và Benserazide 12,5 mg.

Liều lượng thông thường giới hạn kê đơn cho người lớn: 
Bệnh nhân không nên dùng nhiều hơn 1000 đến 1200 mg levodopa và 250đến 300 mg benserazide kết hợp hàng ngày trong suốt năm đầu tiên điều trị.

Liều dùng benserazide + levodopa cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Benserazide + levodopa có những dạng và hàm lượng nào?

Benserazide + levodopa có những dạng và hàm lượng sau:

  • 50 mg levodopa/12,5 mg benserazide (Rx) [Prolopa® 50-12,5(gelatin) (indigotin) (oxit sắt) (magnesium stearate) (mannitol) (microcrystalline cellulose) (povidone) (talc) (titanium dioxide)];
  • 100 mg levodopa/25 mg benserazide (Rx) [Prolopa® 100-25(gelatin) (indigotin) (oxit sắt) (magne stearate) (mannitol) (microcrystalline cellulose) (povidone) (talc) (titanium dioxide)];
  • 200 mg levodopa/50 mg benserazide (Rx) [Prolopa® 200-50(gelatin) (indigotin) (oxit sắt) (magiê stearate) (mannitol) (microcrystalline cellulose) (povidone) (talc) (titanium dioxide)].

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng benserazide + levodopa?

Các biến chứng do dùng levodopa và benserazide dài hạn xuất hiện thường và bao gồm co hay giãn cơ, rối loạn vận động, các vấn đề thần kinh, tim mạch và các tác dụng lên tim mạch.

Cử động vô thức liên quan đến việc sử dụng chung levodopa và benserazide. Xoắn cơ có thể là biểu hiện sớm của tình trạng quá liều. Tỷ lệ cử động vô thức trong khoảng từ 30% đến 40% trong tháng đầu tiên và 50% đến 60% hoặc nhiều hơn sau khi dùng thuốc 6-9 tháng. Co hay giãn cơ có thể xảy ra sau khi điều trị levodopa kéo dài và xuất hiện sớm hơn sau khi điều trị với levodopa và benserazide.

Co hay giãn cơ trong hoạt động là do mất vận động liều cuối, hiện tượng on-off, hoặc mất vận động paradoxica.

Mất vận động liều cuối là một triệu chứng tái phát Parkinson ba hoặc nhiều giờ sau mỗi liều levodopa. Mất vận động thường sau một khoảng thời gian rối loạn vận động. Trong thời gian điều trị levodopa kéo dài, mất vận động có xu hướng xảy ra dần dần ngay sau mỗi liều. Sự phát triển của mất vận động có thể do sự suy giảm dopamine tạm thời ở vị trí thụ thể thích hợp.

Hiện tượng on-off cũng là một kết quả của  suy giảm dopamine tạm thời ở vị trí thụ thể thích hợp. Hiện tượng này được mô tả như là một sự thay đổi nhanh chóng giữa một trạng thái của sự vận động đạt yêu cầu, thường là với loạn vận động ở miệng-mặt, và tình trạng co cứng mà không loạn vận động.

Mất vận động Paradoxica, còn được gọi là thôi miên đông cứng, có liên quan đến sự thiếu hụt norepinephrine tạm thời nghiêm trọng dẫn đến cạn kiệt và tổn hại norepinephrine. Thôi miên đông cứng biểu hiện cơ thể đóng băng đột ngột, thường là trong thời gian ngắn, với các bệnh nhân không thể di chuyển. Các loại đông cơ bắp cũng được đi kèm với giảm trương lực và sự bất ổn định tư thế.

Hiệu ứng tâm thần kinh có thể xảy ra trong trong 20% bệnh nhân.Những rối loạn tâm thần từ có ý tưởng hoang tưởng, tâm thần, trầm cảm (có hoặc không có khuynh hướng tự tử) và chứng mất trí. Ở một số bệnh nhân, levodopa có thể làm tăng tác dụng cải thiện tâm trạng. Nếu levodopa được dùng ở những bệnh nhân bị trầm cảm lưỡng cực, có xu hướng tạo hưng cảm nhẹ.

Chức năng trí tuệ và chức năng vận động có thể xấu đi, đặc biệt ở những bệnh nhân rối loạn vận động, trong khi điều trị với levodopa kéo dài.

Các tác dụng phụ sau đây đã được lựa chọn trên cơ sở có ý nghĩa lâm sàng tiềm năng (những dấu hiệu và triệu chứng có thể trong dấu ngoặc đơn nếu phù hợp) – Không nhất thiết phải bao gồm:

Tỷ lệ mắc phải cao hơn:

  • Mất vận động (trường hợp không có hoặc giảm chuyển động cơ thể);
  • Tăng nhấp nháy hay co giật mí mắt;
  • Cử động vô thức của các chi và các cơ mặt;
  • Trầm cảm (rối loạn: buồn, không vân động, khó khăn trong suy nghĩ và tập trung, hoặc cảm giác chán nản và tuyệt vọng);
  • Rối loạn vận động (co giật, cử động xoắn, cử động lặp đi lặp lại không kiểm soát được ở lưỡi, môi, mặt, tay và chân);
  • Không có khả năng di chuyển đôi mắt nhấp nháy hoặc tăng co thắt;
  • Đông cứng giảm trương lực (đông cứng đột ngột, giảm trương lực và sự bất ổn định tư thế);
  • Co giật cơ bắp;
  • Hoang tưởng (sợ hãi, đa nghi, hay thay đổi tâm trạng khác);
  • Tâm thần (kích động, ảo giác, ảo giác).

Tỷ lệ mắc phải thấp hơn:

  • Giảm bạch cầu hạt (ớn lạnh, sưng cổ, và đau họng đôi khi có loét cục bộ);
  • Đau thắt ngực (đau ngực, tức ngực, nhịp tim nhanh hoặc không đều, khó thở);
  • Loạn nhịp tim (chóng mặt; ngất xỉu; nhịp tim nhanh, chậm, hoặc không đều);
  • Co giật (động kinh);
  • Khó khăn khi nuốt;
  • Loét tá tràng (đau dạ dày);
  • Thay đổi điện tâm đồ;
  • Nóng bừng (đỏ mặt hoặc trở nên đột nhiên đỏ mặt);
  • Vấn đề tiêu hóa (phân có máu hoặc đen, phân hắc ín, ói ra máu hoặc chất giống như bã cà phê, đau dạ dày nghiêm trọng);
  • Tiểu có máu (máu trong nước tiểu, rát khi đi tiểu);
  • Thiếu máu tán huyết (chảy máu nướu răng, nước tiểu sẫm màu, chảy máu cam, da nhợt nhạt);
  • Co thắt cơ bắp, đặc biệt là các cổ và lưng;
  • Hội chứng Horner – hoạt động (đồng tử co lại, rũ mí mắt trên, không ra mồ hôi trên phần khuôn mặt bị ảnh hưởng);
  • Tăng huyết áp (nhìn mờ, chóng mặt, tiếng thình thịch trong tai, nhịp tim chậm hoặc nhanh);
  • Giảm bạch cầu (sưng tuyến, chảy máu bất thường hoặc bầm tím);
  • Không có khả năng cử động mắt;
  • Hạ huyết áp thế đứng (lú lẫn, chóng mặt, muốn ngất, hoặc choáng váng khi đứng dậy từ vị trí nằm hoặc ngồi);
  • Viêm tĩnh mạch (thay đổi màu da, đau hoặc đau sưng bàn chân hoặc chân);
  • Chứng vẹo cổ (cổ vẹo sang một bên).

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp phải các tác dụng phụ hiếm này:

  • Kích động hoặc lo âu (bồn chồn, bồn chồn, cáu kỉnh, mất ngủ);
  • Không có hoặc giảm vận động cơ thể, mất hoặc suy giảm hoạt động có ý thức;
  • Mất thăng bằng (run rẩy và đi bộ không vững, vụng về, run rẩy, vấn đề với kiểm soát cơ bắp hoặc phối hợp);
  • Vị đắng trong miệng;
  • Thở khó,tầm nhìn mờ;
  • Bệnh nghiến răng (siết chặt, nghiến, hoặc mài răng);
  • Cảm giác nóng rát ở lưỡi (thay đổi số lần đi tiểu, mất kiểm soát bàng quang, giảm sinh nước tiểu);
  • Lú lẫn (thay đổi về tâm trạng hay tinh thần);
  • Táo bón;
  • Ho;
  • Mồ hôi;
  • Nước tiểu đậm màu;
  • Tiêu chảy (gia tăng nhu động ruột, phân lỏng, phân mềm);
  • Giãn đồng tử;
  • Song thị (nhìn đôi);
  • Khô miệng;
  • Phù nề (giảm tiểu tiện; tăng cân nhanh chóng; đầy hơi hoặc sưng mặt, tay, chân, và/hoặc chân);
  • Đau thượng vị hoặc đau (đau dạ dày);
  • Ợ hơi;
  • Cảm giác khỏe mạnh bất thường;
  • Sợ hãi;
  • Mệt mỏi và khó chịu (mệt mỏi bất thường hoặc yếu, cảm giác chung của sự khó chịu hay bệnh tật);
  • Sốt;
  • Đầy hơi (ợ khí);
  • Rụng tóc;
  • Ảo giác và ảo tưởng (nhìn, nghe, hoặc cảm thấy những điều không có);
  • Đau đầu;
  • Nấc;
  • Khàn tiếng;
  • Suy dáng đi (thay đổi trong việc đi bộ và cân bằng, vụng về, đứng không vững);
  • Tăng run tay;
  • Tăng ham muốn tình dục (tăng khả năng hoặc mong muốn tình dục);
  • Mất ngủ (khó ngủ);
  • Đau lưng;
  • Co thắt cơ và co giật;
  • Đau cơ xương (đau cơ hoặc xương);
  • Ác mộng;
  • Tê;
  • Xanh xao (da xanh xao);
  • Chất nhầy ở mũi (tiết chất nhầy từ khoang mũi lên họng);
  • Suy giảm chức năng trí tuệ (suy trong khả năng suy nghĩ);
  • Phát ban;
  • An thần (buồn ngủ);
  • Cứng miệng, môi hoặc lưỡi;
  • Khó mở miệng hoặc bị khóa hàm;
  • Thay đổi cân nặng.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng benserazide + levodopa bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng thuốc này, cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Nhạy cảm với levodopa hoặc benserazide;
  • Đang cho con bú – Không sử dụng ở các bà mẹ đang cho con bú;
  • Sử dụng ở trẻ em – Sự an toàn của levodopa và benserazide ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được chứng minh;
  • Sử dụng ở người cao tuổi – Ở những bệnh nhân bị bệnh Parkinson nặng dùng levodopa và benserazide nên quay trở lại hoạt động bình thường dần dần. Hoạt động nhanh có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị loãng xương.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Benserazide + levodopa có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc gây mê (ở bệnh nhân cần gây mê toàn thể, nên ngưng dùng levodopa và benserazide vào đêm trước khi phẫu thuật sau đó dùng lại ngay sau khi bệnh nhân có thể uống được thuốc);

Thuốc trị bệnh tăng huyết áp (hạ huyết áp quá mức đã được báo cáo với levodopa và benserazide. Đối với bệnh nhân dùng thuốc hạ áp đồng thời, cần sử dụng thận trọng và theo dõi huyết áp);

Chất ức chế  monoamine oxidase (MAO)
Reserpine
Phenothiazin
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (bị chống chỉ định ở những bệnh nhân điều trị kết hợp levodopa và benserazide)
Bệnh nhân phải được theo dõi các dấu hiệu của trầm cảm có khuynh hướng tự tử hoặc thay đổi hành vi nghiêm trọng khác. Sử dụng hết sức thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn tâm thần hay những người đang dùng các thuốc điều trị tâm lý.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới benserazide + levodopa không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến benserazide + levodopa?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Cần cẩn trọng trong việc dùng benserazide + levodopa ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc những người có loạn nhịp tim tâm nhĩ, nút xoang hoặc tâm thất. Những bệnh nhân có bất thường về tim mạch nên được điều trị với benserazide + levodopa tại một cơ sở với thiết bị giám sát đầy đủ và cung cấp chăm sóc đặc biệt;
  • Đái tháo đường: bệnh nhân mắc bệnh đái thái đường nên được thực hiện kiểm tra đường huyết thường xuyên và liều thuốc trị đái tháo đường nên được điều chỉnh dựa vào mức đương huyết;
  • Bệnh nhân có tiền sử rối loạn co giật nên được điều trị cẩn thận nếu benserazide + levodopa có trong phác đồ điều trị của họ. Nguy cơ mắc xuất huyết đường tiêu hóa trên xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử loét tiêu hóa phải được lưu ý trong quá trình điều trị với benserazide + levodopa;
  • Bệnh nhân bị loãng xương hoặc nhuyễn xương: tác dụng của benserazide + levodopa ở xương người trong quá trình điều trị kéo dài chưa được hiểu rõ. Nên nhớ rằng người cao tuổi có nguy cơ đáng kể bị loãng xương hoặc nhuyễn xương trên cận lâm sàng. Ở những nghiên cứu trên động vật là chuột, các bất thường về xương là do quá trình phát triển của các sụn tiếp hợp đầu xương bị cản trở;
  • Hoạt động thể lực: bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có điều trị với benserazide + levodopa được khuyên rằng nên phục hồi các hoạt động thông thường một cách dần dần và cẩn trọng với cử động nhanh có thể làm tăng nguy cơ tổn thương;
  • Dùng ở bệnh nhân bị tăng nhãn áp gốc rộng: bệnh nhân bị tăng nhãn áp gốc rộng mãn tính có thể điều trị cẩn thận với benserazide + levodopa, với điều kiện là áp lực trong mắt được kiểm soát tốt và theo dõi cẩn trọng trong quá trình điều trị. Những tình trạng hiếm gặp như giãn nhú hoặc kích hoạt hội chứng Horner tiềm tàng được báo cáo trong quá trình điều trị với levodopa.

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

docsach24.com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.