Trúc Vàng Mùa Thu

Chương 3

Trúc làm bài tốt chứ?

San Trúc đang cùng Hồng Vân xuống sân trường, Lam Sơn - một sinh viên học cùng khoa và luôn quan tâm đến Trúc - bước tới chặn đường hai cô gái và hỏi.

San Trúc không dừng lại, mỉm cười:

– Cám ơn anh. Trúc nghĩ mình đủ điểm để không phải thi lại.

Lam Sơn cười cười:

– Trúc khiêm tốn nữa. Học cỡ em mà chỉ đủ đíểm, thì bọn anh rớt hết à.

Hồng Vân cong môi:

– Học tài thi phận mà anh Sơn. Khoa mình thiếu gì người học xuất sắc. Nhỏ Trúc mấy tuần qua phải kiếm tiền đóng học phí để được thi, nó làm chết xác, thời gian đâu còn nhiều để học. Tôi cũng cầu cho nó đừng thi lại.

Lam Sơn kêu lên:

– Trúc lạ thật! Bạn bè học cùng được Trúc giúp đỡ hết lòng, vậy mà anh muốn chia bớt gánh nặng giùm Trúc thì Trúc từ chối. Trúc có hiểu, làm thế anh buồn lắm không?

San Trúc bình thản:

– Chuyện cơm áo gạo tiền, bản thân Trúc không tự lo được, hở chút nhờ bạn bè như thế mai này Trúc vượt qua khỏi hoàn cảnh không? Trúc đã tự hứa với chính bản thân, còn một tia hy vọng cho cuộc sống, Trúc vẫn cố gắng. Trúc chỉ nhờ bạn bè khi hoàn toàn bó tay.

Lam Sơn nhẹ giọng:

– Thi xong rồi, Trủc dự tính gì cho mùa hè chưa? Năm nay, tụi mình được tham gia phong trào "Mùa hè xanh", Trúc đi không, hay là về quê?

San Trúc cười nhẹ:

– Trúc tính về thăm nhà vài tuần. Nhưng Đoàn trường lần này đi ''Mùa hè xanh" ở La Ngà - Đồng Nai. Trúc đăng ký rồi, tuần sau đi luôn.

Hồng Vân ngỡ ngàng:

– Sao tao không nghe gì hết vậy? Lên rừng, mày không sợ sốt hả Trúc?

San Trúc hồn nhiên:

– Người ta sống được, mình sống được. Hơn nữa, được lên rừng là ước mơ của tao.

Tao muốn tìm thêm các loại dược thảo trong dân gian mà người dân tộc, họ biết rất nhiều.

Hồng Vân tròn mắt:

– Nếu vậy, tao cũng đi. Mày quay vô để tao đăng ký.

San Trúc cười cười:

– Tao lỡ... mạo muội ghi tên mày rồi. Tao đi được một mình nếu không có mày ư?

Vừa lúc đó, Thiên Kim bườc đến, kéo tay Lam Sơn:

– Anh Sơn.! HoàngVân đang chờ anh dưới căn tin. Anh quên nó mời anh à?

Lam Sơn bối rối:

– Anh tưởng Hoàng Vân đùa như mọi khi.

Thiên Kim kêu lên:

– Trời đất.? Anh vô tình với Hoàng Vân vậy sao?

Lam Sơn nhăn nhó:

– Thường ngày, không phải Hoàng Vân thích chọc ghẹo bạn hay sao?

Chuyện này anh đâu được báo trước.

– Dù sao anh cũng không thể để Hoàng Vân “ngồi đồng” ở căn-tin. Anh biết tính Hoàng Vân rồi, nó mà tự ái dễ dẫn đến buồn rầu nữa. Em sợ tình hình xấu, nếu anh khiến nó thất vọng.

Lam Sơn chép miệng:

– Vậy thì Thiên Kim trở vào căn tin, nói Hoàng Vân ra quán “Mây Hồng”' nhé.

Anh và các bạn chờ ngoài đó.

Hất mặt, Thiên Kim hỏi:

– Các bạn nào vậy, anh Sơn?

– Thì San Trúc và Hồng Vân nè. Anh khao các cô buổi trưa nay.

Thiên Kim chậm rãi:

– Được ngồi với hai bạn, quả là vinh hạnh cho mấy đứa học dốt tụi này. Nhưng anh Sơn đừng quên Hoàng Vân muốn không gian chỉ dành riêng cho anh và nó. Em có hẹn bạn trai, sẽ đi ngay bây giờ. Tình cảm riêng tư, ai để người thứ ba nghe chứ.

Hồng Vân chanh chua:

– Anh Sơn nên nghe theo lời góp ý chí nghĩa chí tình của Thiên Kim. Tụi này nghèo rồi, lỡ uống thêm ly nước “cao cấp” ngọt họng, có người uất ức khóc thì chẳng hay ho gì. Anh vô với Hoàng Vân đi, tụi em về.

Lam Sơn vội vã:

– Anh muốn nói chuyện với San Trúc.

San Trúc nhẹ giọng:

– Chúng ta còn nhiều thời gian mà anh Sơn. Anh vào gặp Hoàng Vân trước đã, như thế, sau này mình còn dễ coi nhau như bạn. Trúc không muốn người khác buồn vì mình.

Thiên Kim hứ dài:

– Lúc nào cũng ra vẻ ta đây biết đối nhân xử thế. Để xem mày kiêu hãnh được bao lâu.

Lam Sơn nhìn theo San Trúc. Anh hiểu anh không có hy vọng đi xa hơn tình bạn với Trúc. Cả khoa này, rất ít sinh viên hoàn cảnh như San Trúc, vì thế việc cô vừa đi làm vừa học giỏi, tự nó nổi trội lên rực sáng, khiến thầy cô, bạn bè nể phục Trúc.

Qua hôm sau, buổi chiều, Trúc đến nhà Mỹ Hạnh dạy học. Cô không hề biết Vĩ Khang đang "án binh bất động" trên lầu hai.

Ba mẹ Mỹ Hạnh đi công tác đột xuất, họ để lại lời nhắn cho Trúc:

“ Mỹ Hạnh phải ở nhà một mình, vì vợ chồng tôi đi công tác đột xuất. Cô Trúc tớI kèm bé Hạnh, nhờ cô ngủ lại và coi chừng bé Hạnh giùm chúng tôi ba ngày nhé. Rất cám ơn cô!" Mỗi lần được nhờ kiểu này, Trúc thường bị Mỹ Hạnh vòi vĩnh đủ thứ. Tất nhiên là buổi tối con bé muốn ra ngoài ăn kem, hoặc ăn chè, dù mấy món này, con bé thèm khi nào là dì giúp việc đi mua ngay cho nó.

Hôm nay cũng thế. Học được hơn tiếng đồng hồ, Mỹ Hạnh... dụ khị:

– Mình ra ngoài ăn chè bưởi đi chị Trúc.

San Trúc so vai:

– Tủ lạnh còn tới hai chén chè hạt sen đó Hạnh. Đừng lãng phí!

Mỹ Hạn cong môi:

– Hôm nay không ăn, thì mai ăn, đâu hư hỏng gì mà chị la em lãng phí. Tại em tự nhiên thèm chè bưởi chớ bộ.

Bây giờ chị lười ra ngoài lắm. Cố học bài đi. Qua tuần, chị phải nghỉ dạy một tháng đó.

Mỹ Hạnh quên ngay "chè bưởi", con bé tròn mắt hỏi:

– Sao vậy chị Trúc? Em chưa được nghỉ hè mà? Gia đình chị có việc gì hả?

San Trúc chặm rãi:

– Thứ sáu này, trường em làm lễ tổng kết năm học, sau đó em được nghỉ hè.

Hợp đồng chị kèm em cũng vừa đủ tháng. Sau này ba mẹ em cần, chị sẵn sàng tới giúp em. Gia đình thì chị rất nhớ, nhưng chị chưa về được do tuần tới, chị đăng ký tham gia chiến dịch "Mùa hè xanh".

Mỹ Hạnh vẻ thích thú:

– Em theo dõi báo mỗi tuần, thích được tham gia chương trình hè, loại hình này, tiếc là tụi em vẫn bị coi là "con nít", nên chưa được đi xa. Chị Trúc sẽ đến đâu vậy?

– Cũng gần thôi, một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai.

– Vào chiến khu D hả chị?

– Không, lên La Ngà.

Mỹ Hạnh chép miệng:

– Em học lịch sử, thầy giáo giảng về vùng La Ngà khá rõ. Ngày kháng chiến, La Ngà thuộc căn cứ của Cách mạng. Bây giờ là huyện có rừng quốc gia Nam Cát Tiên, với rất nhiều động vật và cây gỗ quý hiếm. La Ngà còn có nhà máy đường, sông La Ngà là nơí cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Em nghĩ, dân nơi ấy, họ tiến bộ đâu thua gì thành phố hả chị?

San Trúc mỉm cười:

– Mỹ Hạnh thuộc bài ghê nhỉ! Nhưng là huyện miền núi, thì vẫn còn buôn làng ở xa huyện lỵ. Cuộc sống của họ vẫn bị phụ thuộc vào sự mê tín ở trời, đất, núi rừng.

Nhiều trẻ em vẫn thất học, sinh hoạt thiếu thốn tiện nghi vật chất. Vì thế, Đoàn trường mới phát động chiến dịch tình nguyện "Mùa hè xanh".

Mỹ Hạnh nhỏ nhẹ:

– Vào sâu trong buôn, chị sợ không?

– Sợ gì?

– Thì... rắn rết. Nước trong rừng người ta thường nói, người thành phố mình uống vô, dễ bị sốt rét.

San Trúc cười hiền:

– Chị đâu phải đân Sài Gòn như em. Ở ngoài quê, chị lam lũ quen rồi, vô đây, tuy rằng cực so với nhiều người nhưng vẫn nhàn hạ hơn hồi chị ở nhà. Ngành học của chị càng được tìm tòi dược thảo trên rừng, khổ cách mấy, chị cũng mong được đi thường xuyên.

Mỹ Hạnh kinh ngạc:

– Chị Trúc giỏi thiệt! Gặp em hả, học lủng giáo trình, chưa chắc em đã tự tìm ra được cây thuốc.

San Trúc thật thà:

– Chị cũng không tài cán gì, nếu mỗi lần đi thực tế, chị không chịu khó hỏi mấy người già. Cây thảo dược có hầu hết xung quanh môi trường sống của con người. Để nhận biết được, phải nhờ vào kinh nghiệm của người cao tuổi. Hạnh biết không? Việc thông thạo cây thuốc Nam không ai giỏi bằng mấy ngưởi dân tộc vùng cao.

– Vì thế, chị đăng ký đi đợt này hả?

– Ừ.

– Ước gì em được đi chung với chị nhỉ?

San Trúc nhẹ giọng:

– Nếu em thích, hãy cố gắng học, vài năm nữa vào đại học, em đăng ký sẽ được đi thôi. Bây giờ, phải cố gắng học trước đã.

Mỹ Hạnh im lặng làm bài tập theo sự hướng dẫn của Trúc. Đúng sáu giờ tối, Trúc đứng lên dặn Hạnh:

– Em tắm rửa rồi ăn cơm đi nhé. Chị về bên phòng trọ lấy quần áo và dặn mấy chị vài việc.

Mỹ Hạnh cười cười:

– Em đợi chị qua mới ăn cơm. Ăn một mình, buồn lắm.

Trúc nhún vai:

– Đói ráng chịu à nghen. Vì chị qua hơi trễ đấy.

San Trúc dắt xe ra cổng, cô vẫn vô tình không biết Vĩ Khang đang dõi mắt nhìn theo cô. Anh sắp sẵn cho mình một tình huống mà San Trúc không thể tự ái, khi biết anh quen với gia đình Mỹ Hạnh.

Buổi tối, San Trúc ăn cơm xong, cô cùng Mỹ Hạnh vào căn phòng học đàn của Mỹ Hạnh, Mỹ Hạnh đàn piano cho Trúc nghe.

San Trúc không hiểu nhiều về âm nhạc, nhưng Trúc vẫn biết Mỹ Hạnh đàn khá nhuyễn. Con bé học đàn từ khi mới năm tuổi. Đàn hay, có triển vọng, nhưng mỗi lần Trúc hỏi, Hạnh đều bảo, nhỏ không thích lớn lên vô nhạc viện. Hạnh thích trở thành tiếp viên hàng không, dù con bé hiểu đó là ước mơ nó không dễ được ba mẹ chấp nhận.

Bản nhạc vừa dứt, Mỹ Hạnh hỏi Trúc:

– Đố chị, em vừa đàn bài gì?

Trúc trả lời ngay:

– ''Con ếch xanh'', đúng không?

– Chị nói không thích âm nhạc, sao biết bài này?

– Chị HồngVân hay nghêu ngao, nên nghe riết chị nhập tâm luôn.

Vừa nói tới đó thì cửa phòng được kéo ra bà giúp việc bảo Mỹ Hạnh:

– Cậu Khang ghé tìm ông bà chủ, tôi bảo ông bà đi vắng. Cậu nói muốn gặp cô.

Mỹ Hạnh biết rõ âm mưu của ''ông chú'' kết nghĩa, cô làm bộ reo to:

– Ôi! Chú Khang ghé thì vui rồi. Chú đâu hả dì Hai?

– Cậu ấy dưới phòng khách.

– Dì Hai làm giùm cháu ba ly cốc-tai nhé.

Mỹ Hạnh đóng nắp đàn, kéo tay Trúc:

– Xuống dưới, em giới thiệu chị quen chú Khang.

San Trúc lắc đầu:

– Em xuống tiếp khách đi, chị không hợp cách giới thiệu của em đâu.

Dứt lời San Trúc bỏ đi xuống nhà sau. Tự nhiên ông chú tên Khang của nhỏ Hạnh khiến cô bồn chồn thiếu tự tin. Cô mơ hồ một cảm giác chú Khang của Mỹ Hạnh và Vĩ Khang cô quen, chỉ là một người. Linh cảm của cô thường khá chính xác.

Thả người xuống ghế xích đu, San Trúc nhấm mắt. Cuộc đời kể ra cũng không đến nỗi bất công trước sự gắng gượng bươn chải để sống của cô. Vì thế, đời vẫn dành cho cô chút ưu đãi để thi thoảng Trúc được thảnh thơi nằm thế này đây. Cô nhàn hạ tự ru ngọt mình bằng cách lườI biếng ngắm sao trời mỗi buổi tối, dẫu sao trời ở thành phố thật khó tìm.

– San Trúc!

Tiếng gọi cất lên, Trúc nghe toàn thân rúng động. Là Vĩ Khang thật rồi! Giọng nói của Khang dù trộn trong ngàn âm thanh, Trúc vẫn dễ dàng nhận ra.

Cứng người, cô như không còn khả năng phản ứng. Cô không dạ, không dám nhìn lên. Trúc biết ánh mắtVĩ Khang đang nhìn cô đăm đăm. Anh không chờ đợi mà hỏi thêm:

– Đúng là em hả Trúc? Anh đã tưởng mình không còn cơ hội gặp lại em. Ông trờI cho ta chút duyên nợ nữa rồi, Trúc ơi.

San Trúc bặm môi, cô ngồi dậy, giọng cô bình thản:

– Trái đất tròn và quá hẹp, Trúc nghe bé Hạnh kể cả tỉ câu chuyện về ông em kết nghĩa của ba nó, không ngờ lại là anh.

Vĩ Khang cười cười:

– Anh cũng nghe nhóc Hạnh khen "chị cô giáo" của nó đến tỉ lần, nhưng không ngờ cô giáo cháu mình lại là Trúc. Đã thế, mười lần anh đến nhà, thì đủ cả chục lần con bé đòi làm mai cô giáo nó cho anh.

San Trúc lảng chuyện:

– Hôm nay, anh không bận việc à. Hay là Mỹ Hạnh nhờ anh đến trông nhà?

Vĩ Khang so vai:

– Con bé cứng.đầu ấy, ỷ có cô giáo Trúc bên cạnh, đâu coi ông chú ra gì trong mắt nó. Tại buồn, nên anh định ghé anh chị nói chuyện đời. Ai ngờ vợ chồng ảnh đi vắng, để anh được gặp em. Vậy là anh quá may mắn rồi.

– Anh Khang đừng khiến Trúc khó xử!

Vĩ Khang thở dài:

– Anh biết đề nghị của anh xúc phạm lòng tự ái nơi em. Nhưng quả thật, anh không còn sự lựa chọn.

San Trúc cắn môi:

– Anh tìm được người ''nhập cuộc" với anh chưa?

Vĩ Khang trầm giọng:

– Anh không phải loại người tùy tiện để thỏa mãn bản thân. Anh không dám bạ ai cũng nói ra điều bứt rứt khó chịu của mình. Các cô gái quanh anh không thiếu, anh từng nói với em, anh sợ sự ngộ nhận. Anh thà bị người ta lợi dụng, làm tiền gấp hai, ba lần điều kiện anh đưa ra, chứ anh không thể tạo cơ hội cho ai đó gần gũi, tiếp cận anh. Anh sợ "gậy ông đập lưng ông".

– Nói vậy, anh đành chấp nhận theo sự sắp đặt của ba mẹ anh hả?

– Anh còn hơn hai tuần theo lời hứa với mẹ anh. Không tìm được người tin cậy, anh đành cam tâm tình nguyện mà thôi.

San Trúc im lặng, một lúc sau cô khẽ nói:

– Vì chuyện này, anh buồn nên tìm cách ''tị nạn" ở nhà nhỏ Hạnh, phải Không?

Vĩ Khang so vai:

– Được phút nào tự do, biết phút đó. Giá như ba mẹ anh không mắc bệnh, anh đã không phải tốn công tìm cách chống đối. Anh ghét nhất chuyện dối trá, rốt cuộc, muốn nói dối cũng không xong.

San Trúc thở dài:

– Trúc vì lời đề nghị của anh, bứt rứt không chịu nổi. Không giúp anh, Trúc là người vô ơn vô nghĩa. Nhưng giúp anh, Trúc luôn bị mặc cảm đeo bám. Thà Trúc chẳng biết anh là ai, còn hiện tại, biết rất rõ thân phận anh, Trúc thật sự không dám nghĩ đến việc mỗi ngày mỗi gặp anh. Người ta nhất định bảo Trúc cố tình quen anh, vì anh là tổng giám đốc Trúc chưa khi nào rơi vào tình cảnh như hiện tại, nên chưa hề suy nghĩ về ngày mai, người bạn trai của Trúc sẽ là ai, đứng ở vị trí nào? Ngay trong giấc mơ, Trúc cũng chưa hề nghĩ tới vì Trúc trở thành bạn của một giám đốc. Hình như với người nghèo như Trúc, địa vị của anh giống như không hề có thật vậy.

Vĩ Khang lặng người trước những lời Trúc thổ lộ, sự mặc cảm trong cô quá lớn. Vĩ Khang trầm giọng:

– Đừng tự hạ thấp mình Trúc ạ. Tôi biết em trong sạch, em không gợi lòng tham trước cuộc sống quá nhiều bon chen, lợi dụng này. Vì lẽ đó, tôi đặt niềm tin vào em để nhờ cậy. Em không chấp nhận, tôi không dám trách em. Nhưng em cũng đừng vì chuyện đó mà tự cắt tình bạn tốt đẹp tôi vừa tìm thấy ở em. San Trúc! Vì tránh mặt tôi, mấy hôm nay em bán ở đâu thế?

San Trúc nhẹ tênh:

– Thật ra tôi vì học thi, nên phải nghỉ bán. Tuần tới, tôi theo đoàn trường đi tham gia chiến dịch ''Mùa hè xanh''. Muốn giúp anh, tôi cũng đâu còn thời gian.

Vĩ Khang chậm rãi:

– Em hãy giúp tôi, tôi chỉ cần ngày chủ nhật này, em đến nhà tôi, sau đó, em đi đâu tùy em. Chỉ cần ba mẹ tôi biết tôi có bạn gái thật, coi như tôi thoát nạn. Đồng ý nhé Trúc.

San Trúc bật cười:

– Anh khiến tôi bất mãn giùm cô gái nào đó được ba mẹ anh kén làm con dâu. Tôi nghĩ cô ta chắc chắn xinh đẹp và học thức. Anh đường đường là một tổng giám đốc, lại đẹp trai thế kia, cha mẹ nào tìm vợ xấu cho anh chứ. Thôi được, tôi sẽ giúp anh với điều kíện vô tư, không nhận bất cứ loại hình ''thù laó' nào.

Vĩ Khang mừng quýnh:

– Ôi! Cám ơn San Trúc. Rốt cuộc thì tôi được trút đi gánh nặng đè trên vai tôi rồi.

Vừa lúc đó, tiếng Mỹ Hạnh vang lên:

– Chết chú Khang nhé! Phen này chú hết cãi nghen. Cháu nói rồi, chú mà gặp cô giáo cháu, đảm bảo chú sẽ kết cô cháu ngay. Ôi, vui quá!

San Trúc nạt đùa:

– Nhóc con ưa nói ẩu tả không à. Thật ra, chú Khang của Hạnh là người quen của chị.

Mỹ Hạnh tròn môi:

– Thật hả chú Khang?

Vĩ Khang cười cười:

– Thật trăm phần trăm. Tại có bao giờ Hạnh chịu nói rõ ràng tên tuổi cô giáo của cháu đâu. Vì thế, đánh nhau bể đầu, chú và cô giáo cháu mới nhận ra người quen.

Mỹ Hạnh hoảng hốt:

– Hả! Cái gì mà đánh nhau lận? Chú Khang đâu phải người vũ phu, sao lại đánh chị Trúc. Cho em coi đầu chị nào, chị Trúc.

San Trúc cong môi:

– Sức mấy anh ta dám đánh chị. Đấy là cách nói ví von của anh Khang thôi. Chị không có làm sao hết, Hạnh đừng cuống lên.

Mỹ Hạnh nhào đến đánh túi bụi vào người Vĩ Khang:

– Cho chú chừa này, làm ngưởi ta tưởng thật. Đáng đời chú bị ông bà nội nuôi đi hỏi vợ cho cũng phải.

Vĩ Khang la lên:

– Con bé này, mồm miệng hôm nay mọc gai hay sao mà tự nhiên đâm chú của mình như thế chớ. Con gái, người ta phải thùy mị nết na, dữ như chằn tinh, coi chừng lớn lên ế đó nhóc.

Mỹ Hạnh cong môi.

– Đừng hòng hù dọa cháu! So với người vợ không mơ mà phải cưới của chú hả, đảm bảo cháu vẫn dịu dàng chán. Bằng chứng là mới nghe danh cô ta, chú đã cao chạy xa bay đó thôi. Chắc chắn cô ấy phải là con cháu mấy chục đời của... Chung Vô Diệm.

Vĩ Khang so vai:

– Thôi mà Hạnh! Chú vì chuyện gia đình đã muốn nổ tung đầu óc. Tha cho chú nhé!

Mỹ Hạnh chợt vỗ tay:

– Ôi! Cháu vừa nghĩ ra một việc, chú muốn nghe không?

Khang gật đầu:

– Nói thử xem, chuyện liên quan đến ai?

Mỹ Hạnh cầm tay San Trúc, trịnh trọng:

– Chị San Trúc! Chuyện này ngoại trừ chị ra, không ai cứu nổi chú Khang.

Chị vì tình nghĩa chị em mình mà ra tay giúp chú ấy một lần được không?

San Trúc nhìn Hạnh:

– Là chuyện gì chứ?

Mỹ Hạnh cắn môi:

– Chị không được mắng em đấy. Em thấy chị và chú Khang rất đẹp đôi, em muốn hai người trở thành... người yêu của nhau.

San Trúc đỏ mặt.

– Mỹ Hạnh! Em mà còn nói lăng nhăng nữa, chị không mắng thì cũng phạt em dịch nguyên ba bài Anh ngữ tối nay đó.

Mỹ Hạnh hăng hái:

– Dịch suốt đêm nay, em cũng đồng ý, chỉ cần chị làm người yêu chú Khang là được. Được như thế là em khỏi lo trúng phải một bà thím chảnh chọe đáng ghét. Chị ừ đi chị Trúc.

Giọng San Trúc thật hiền:

– Em còn nhỏ lắm, chưn hiểu rõ về tình cảm nam nữ, em đừng khiến chị và chú Khang dở khóc dở cười.

Mỹ Hạnh gân cổ cãi:

– Đúng là em chưa hiểu yêu là gì thật. Nhưng hai ngưới quen nhau rồi, từ từ sẽ thích nhau thôi. Chú Khang giàu có, đủ điều kiện lo cho cuộc đời chị. Còn chị, chị hội đủ tính nết một cô gái đoan trang, nhân hậu, xinh đẹp, như thế còn chưa đủ làm thành đôi bạn à. Khó tính như mẹ em còn khen chị hết lời. Mẹ chú Khang gặp chị, đảm bảo bà sẽ quên ngay cô gái bà muốn chọn làm dâu. Chú Khang! Chú là đàn ông, chú thích chị Trúc, chú phải mau chóng nắm bắt cơ hội, kẻo sau đợt chị đi công tác, chị bị anh chàng người dân tộc nào bắt mất trái tim, lúc đó, chú tức cũng muộn đó.

Vĩ Khang cười:

– Chú hứa sẽ suy nghĩ lời đề nghị dễ thương của cháu. Bây giờ, mình ra ngoài ăn chè, Hạnh chịu không?

Mỹ Hạnh cười tươi rói:

– Ngu sao từ chối. Chị Trúc? Mau thay đồ không thôi chú Khang đổi ý đó.

Tận lúc bước xuống sân, San Trúc mới nhận ra chiếc Mercedes màu đen đã đậu trong sân từ khi nào. Lần đầu tiên, San Trúc đặt chân lên chiếc xe hơi sang trọng, cô không sao tránh được cảm giác bối rối.

Cuối cùng, theo sự chỉ dẫn của Mỹ Hạnh, chiếc Mercedes cũng dừng lại trước một quán chè rất đông khách. Thì ra con bé cũng sành sỏi quán xá dành cho tuổi ô mai, chứ không hề "con nhà lành", đi đâu cũng phải ba mẹ đưa đón như Trúc vẫn nghĩ về nó.

Trưa nay, có đi đâu, cũng nhớ về nhà ăn cơm nghe con gái. Giọng bà Kiều vang lên.

Vân Khánh nhìn mẹ:

– Nhà mình có tiệc hả mẹ? Sao con không nghe mẹ bàn bạc gì hết vậy?

Bà Kiều chép miệng:

– Không phải tiệc tùng, chỉ là bữa cơm gia đình thôi. Anh Hai con trưa nay dẫn bạn gái về ra mắt gia đình.

– Chà! Đúng là bất ngờ hả mẹ. Kiểu này, ra ngoài chắc con chẳng mua bán được gì mất.

Bà Kiều bật cười:

– Con bé này, chuyện của anh trai con chứ có phải chuyện của con đâu, mà nắc nỏm.

– Vì con quá ngạc nhiên. Hồi nào giờ, có nghe anh Hai nhắc đến chuyện ảnh quen ai đâu. Với lại có người yêu, sao ảnh không đi chơi như... con nhỉ? Ngày nào cũng gặp nhau, vậy mà vẫn không thể bỏ qua những ngày cuối tuần. Còn anh Hai, chẳng lẽ tình yêu của anh ấy gói kín trong trang e-mail?

Bà Kiều tròn mắt:

– Con nói như thế là thế nào, hả?

Vân Khánh cười giòn tan:

– Ý con là, thời buổi hiện đại, người ta yêu nhau cũng hiện đại luôn. Thoạt tiên lên mạng, hỏi han địa chỉ làm quen... là làm quen qua máy vi tính đó mẹ.

Dần dà hẹn gặp mặt nhau, hợp thì tiến đến hôn nhân luôn. Con với anh Kiên hồi đầu cũng quen trên mạng chứ bộ.

Bà Kiều lo lắng:

– Mẹ nghe nói quen nhau kiểu ấy, dễ bị lừa lắm hả con? Có khi nào bạn gái của Vĩ Khang cũng là một đứa con gái xác xơ, nghèo hèn, chỉ cần vài ngàn đồng lên mạng tỉ tê lời đường mật khiến anh Hai động lòng thương hại không?

Ôi trời! Sao thằng Khang lại yếu lòng như vậy nhỉ?

Vân Khánh bật cười:

– Mẹ suy diễn chuyện gì vậy? Anh Hai con đâu phải con nít mà ai nói sao nghe vậy. Hơn nữa mẹ lo chi cho mất công. Trưa nay, thấy mặt chị ấy, mẹ chịu thì cưới liền cho ảnh, còn không thì mẹ cấm cửa luôn, khó gì chuyện đó.

Bà Kiều thở dài:

– Không biết con bé này có gì đặc biệt hơn con Kim? Thiên Kim là đứa học hành đàng hoàng, vài năm nữa, học ra trường, làm bác sĩ chứ đâu phải loại con gái nhà giàu đua đòi phá phách. Người được, nết được vậy mà anh con không chịu. Thật, mẹ không biết phải nói sao nữa.

Vân Khánh nói:

– Thiên Kim là bạn thân của con, thân hồi học phổ thông thôi, lớn lên, tự nhiên không hợp nhau nữa. Con người, yêu ai chọn ai đều do trái tim chọn lựa, mẹ ạ. Anh Hai con thuộc hạng"tầm cỡ", anh ấy không bao giờ chấp nhận chuyện hôn nhân đặt để, không tình yêu. Thiên Kim cũng như con, hoặc bất cứ đứa con gái nhà giàu nào, được chiều chuộng từng chút, như vậy vào đời không trơn tru phẳng lặng như mấy đứa có hoàn cảnh đâu mẹ ạ. Con đang cố gắng sửa tính nết con cho nhu mì, nhân hậu hơn. Đâu phải bà mẹ chồng nào cũng thích cưới con dâu nhà giàu. Thời này, chỉ cần người nào có nghị lực, ý chí kiên cường thì cuộc đời luôn ưu đãi họ. Vậy nhé mẹ! Lâu lâu, con “tám” với mẹ vài câu. Bây giờ, con đi chợ nghen mẹ.

– Ủa! Sao hồi nãy con nói con qua nhà Thiên Kim? Hay là... con rủ Thiên Kim trưa sang nhà mình dùng cơm.

Vân Khánh chối phắt:

– Không nên đâu mẹ ơi. Như thế là xúc phạm anh Hai. Mẹ không lạ tính anh con, chạm tự ái của anh ấy, gia đình mình chắc chắn là tơi tả. Anh đã không thích Kim, còn Thiên Kim mê anh con ra mặt, mẹ nên tôn trọng buổi đầu anh con đưa bạn gái về nhà. Để Kim gặp mặt cô gái kia, con e Thiên Kim sẽ dùng những lời lẽ không hay đó mẹ.

Bà Kiều gật đầu:

– Con nói cũng phải. Con ra chợ, mua giùm mẹ ít trái cây ngon nhé.

– Dạ. Con sẽ mua măng cụt, đảm bảo anh Hai sẽ thích, vì ảnh rất khoái món trái cây này.

– Tùy con! Nhưng mua thêm ký nho Mỹ nữa con ạ. Tiếp khách, đôi khi cần sự tế nhị. Con gái, mấy ai dám cầm cả trái măng cụt lên ăn hả con.

Vân Khánh nhoẻn cười:

– Con biết rồi. Con đi nhé mẹ.

Bà Kiều thong thả trở lên phòng. Bà cố hình dung cô bạn gái của con trai, nhưng thật không dễ dàng chút nào.

Bà Du tủm tỉm cười khi bắt gặp thái độ nôn nóng của bà chủ.

Bà Kiều hơi quê, hỏi bà Du:

– Chị cười chuyện gì thế?

Bà Du nhẹ giọng:

– Bà chủ khiến tôi có cảm giác, lát nữa đây, người phải hiện diện trước mặt mẹ chồng tương lai là bà, chứ không phải bạn cậu chủ. Chắc ngày trước, lần đầu bà chủ đến nhà ông chủ, bà nôn nao lắm nhỉ?

Bà Kiều la nhỏ:

– Ôi trờI! Cái nhà chị này, nói năng chi lạ. Ai lần đầu đến nhà bạn trai mà không lo lắng, bất an. Chẳng lẽ chị khác tôi?

Bạ Du cười mếu xệch:

– Tôi đúng là khác bà chủ thiệt. Hồi ấy nhà tôi nghèo, lại ở tuốt trong bưng, từ bé đến lớn chỉ đi bắt tôm cá dưới lạch, ngày mùa đi cắt lúa thuê cho chủ, có bao giờ được đi tới đâu mà quen biết ai, thưa bà.

Bà Kiều hỏi:

– Thế, chị lấy chồng theo mai mối hả?

Bà Du gật đầu:

– Năm tôi mười sáu tuổi, người cùng ấp kháo nhau, tôi đẹp nhất vùng. Thế là người ta đến coi mặt, xin cưới. Tía tôi, vì tham giàu nên ép tôi lấy con trai ông bá hộ. Nhà anh ta giàu nhất vùng Đồng Tháp. Nhưng con trai thì cũng năm thê bảy thiếp. Tôi là người con gái thứ năm được cưới về làm vợ cậu Ba. Chỉ được hơn một tháng, tôi hết được ở với chồng, bị đưa xuống ngăn nhà ngang, ăn ở, làm việc chẳng thua đầy tớ. Quyền làm vợ rơi hết vào tay bà vợ Hai, người đàn bà khôn ngoan, giàu có. Sau này, tôi sanh được đứa con gái. Bà Cả không có con, thương con bé như con ruột. Tôi không thể chịu mãi cảnh sống đó mới trốn lên Sài Gòn. Sau này, tôi gá nghĩa lại với ông chồng làm nghề đạp xích lô. Dù nghèo, nhưng hạnh phúc lắm chị ạ. Vậy mà ông trời không cho ổng sống lâu, ổng mất sau mấy tháng bị bệnh phổi. Hơn năm sau, tôi vô tình gặp bà, được bà thương nhận và nuôi tới nay. Nghèo lại thất học, tôi có biết yêu đương hạnh phúc là gì đâu bà.

Bà Kiều về thông cảm:

– Bởi vậy, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Phụ nữ tụi mình dù sao cũng luôn là người chịu sự thiệt thòi hơn tất cả.

Bà Du cười cười:

– Bà nói vậy, xin phép bà, cho tôi hỏi một câu hén. Hôm nay, cậu chủ đưa bạn gái về, tức là cậu đã chọn lựa kỹ càng. Tính cậu chủ, tôi rành quá mà. Cậu chủ không thích loại con gái hời hợt vô tâm như cô Thiên Kim đâu. Bạn của cậu... là tôi nói tỉ dụ nha, lỡ cổ cũng nghèo, bà chủ có chịu cưới cho cậu không?

Bà Kiều thủng thẳng:

– Ờ thì... tôi cũng đâu ham con nhà giàu, bởi nhà tôi bao nhiêu đây, đủ để hai con tôi sống sung túc cả đời. Điều mà tôi mong là vợ của Vĩ Khang phải có chút học vấn, như thế, mai này con dâu mới giúp được công việc kinh doanh cùng chồng. Nhiều bài học xương máu còn lạnh người đó chị. Vợ cam phận ở nhà cơm nước, chăm sóc chồng con, ông chồng quá dư dả, đâm ra thích se sua, thuê thư ký trẻ đẹp, rốt cuộc thì tiền hết, tình tan, gia tài sự sản cũng tan theo mấy con quỷ cái đó. Vì thế, tôi chỉ mong Vĩ Khang chọn được người tử tế, chị ạ.

Bà chủ hôm nay cởi mở khác hẳn ngày thường, vì thế bà giúp việc tha hồ trút tâm sự. Câu chuyện đàn bà rôm rả cho đến khi ngoài cổng vang lên tiếng còi xe.

Bà Kiều vui vẻ nhìn bàn ăn, rồi bảo:

– Chị ra mở cửa giùm, tôi lên thay đồ. Chắc là Vĩ Khang về.

Nhưng người về là Vân Khánh. Cô đưa bịch trái cây cho bà Du, hạ giọng:

– Anh Hai tôi về chưa dì?

Bà Du lắc đầu:

– Chưa, nhưng cậu Hai đã hẹn, chắc sắp về tới.

– Mẹ tôi đâu rồi dì?

– Bà chủ vừa lên phòng. Hôm nay bà xuống bếp, tự tay làm món ăn đấy.

Vân Khánh cười nhẹ:

– Dì thấy không? Mẹ tôi nôn có con dâu quá sức rồi. Mấy người lớn kỳ thiệt.

Bà Du tủm tỉm:

– Ông bà giờ đã thảnh thơi, nhà ta thì ít người quá, cậu và cô cứ đi suốt, ông cũng ưa ra ngoài đánh cờ với bạn... Bà chủ ở không một mình, bà thèm chút dâu con, cháu chắt để vui nhà vui cửa là phải đó cô. Hổng phải tôi nhiều chuyện, chứ tôi thấy nhiều bà, suốt ngày lê la ở sòng bài, tôi ngán lắm. Mười năm sống với ông bà, tôi phục bà chuyện này nhất. Cô và cậu đều nên lấy chồng lấy vợ, để báo hiếu cho ông bà được rồi.

Vân Khánh so vai:

– Tôi chờ anh Hai đi trước đã dì ơi. Dù anh Kiên thương tôi lắm, tôi vẫn thích ở nhà với ba mẹ hơn. Dì rửa sạch trái cây, bỏ vô tủ lạnh, lát đem tiếp khách nha.

Dứt lời, Vân Khánh thong thả lên lầu. Hôm nay ông Vĩ về quê ăn đám hỏi đứa cháu gọi ông bằng cậu. Chuyện gia đình, ông giao bà Kiều tự lo liệu.

Đúng 11 giờ 25 phút, chuông cổng lần nữa reo vang. Lần này đúng là của Vĩ Khang, anh luôn chính xác từng phút, dù là cuộc hẹn với mẹ anh. Vĩ Khang chở San Trúc về nhà bằng xe Honđa.

Trúc xuống xe ngoài cổng, lễ phép chào bà Du. Pbong cách của cô gái khiến bà Du mến ngay từ đầu.

Bà Kiều và Vân Khánh ngồi dưới phòng khách coi tivi. San Trúc cố gắng tạo cho bản thân vẻ tự tin, dù cô đang rất khớp trước căn phòng khách sang trọng, hơn hẳn nhà Hồng Vân.

– Thưa bác, cháu mới tới. Cháu chào bác! Em chào chị!

Giọng Trúc vang lên thật trong và dịu dàng.

Bà Kiều đứng lên, vui vẻ:

– Chào cháu! Bác cứ lo cháu ngại mà không đến chớ. Cháu ngồi xuống đây nào!

– Dạ, xin bác để cháu tự nhiên ạ.

Vân Khánh cười tươi:

– Em là Khánh, em gái anh Khang. Anh Hai tệ thiệt, có bạn gái xinh thế này mà giấu kỹ quá trời à. Chị đẹp hơn em nghĩ đó. Anh Hai ghê thiệt nha!

San Trúc thoáng bối rối:

– Chị không dám nhận lời khen của Khánh đâu. Anh Khang chê chị hoài đó, Vĩ Khang mỉm cười:

– Thưa mẹ, cô ấy là San Trúc, sinh viên trường đại học Y. Giới thiệu với Trúc, đây là mẫu hậu độc đoán của anh, quyền chi huy tối cao trong gia đình này. Còn đây là em anh, Vân Khánh, bằng tuổi Trúc, học Đại học Ngoại Thương. Khi nào hai cô thử tài nói chuyện với nhau bằng Anh ngữ xem sao. Mẹ và Khánh tiếp Trúc giùm con. Con lên thay đồ rồi xuống.

Bà Kiều gật đầu:

– Con mau lên tắm rửa cho mát, còn dùng cơm kẻo nguội, đồ ăn mất ngon.

Quay sang Trúc, bà nói:

– Cháu học y khoa à?

San Trúc lễ phép:

– Dạ, thưa bác, cháu mới học năm thứ hai. Cháu học Dược, không chuyên Y, bác ạ.

Vân Khánh láu táu:

– Ôi! Có chuyện trùng khớp vậy sao?

Bà Kiều lừ mắt đe nẹt khi hiểu cô con gái muốn nói gì. Vân Khánh vội nín khe. San Trúc thừa thông minh để hiểu, hình như người nhà bà Kiều học cùng cô. Và Khang đã không kể cô nghe, tại sao nhỉ? Cô không có thời gian thắc mắc, vì ngay lúc đó, bà Kiều tiếp tục hỏi:

– Gia đình cháu ở đâu, Trúc? Ba mẹ còn đủ không?

"Giống hỏi cung quá".- Trúc nghĩ bụng. Cô nói:

– Dạ, quê cháu ngoài Phan Thiết. Ba mẹ cháu còn đủ. Cháu còn hai đứa em nữa. Em trai kế cháu năm nay thi đại học, con bé út vào lớp 11, thưa bác.

Bà Kiều gật đầu:

– Gia đình cháu làm gì ở quê?

San Trúc điềm tĩnh:

– Ba cháu là thương binh, sức khỏe yếu lắm, mọi việc trong gia đình đều trông vào mẹ cháu. Dạo trước, mẹ cháu mở quán cơm bán tuyến xe liên tỉnh, sau ế quá, phải dẹp. Năm nay cháu nghe nói, ba mẹ cháu dự định nuôi tôm.

– Chà! Nhà có ba con đi học mà kinh tế chưa ổn định như thế, tiền đâu cháu học.

San Trúc bình thản.

– Cháu vừa học vừa đi làm, tự kiếm tiền ăn học. Lẽ ra cháu học Y, nhưng thời gian học chuyên y kéo dài sáu năm, đã vậy, đồ dùng học để phục vụ ngành học rất đắt, nên cháu chuyển sang học dược.

Câu chuyện tới đó thì Khang xuống tới. Bà Kiều dừng cuộc “phỏng vấn” để sang phòng ăn. Cách nói chuyện, vẻ mặt của mẹ con bà Kiều, giúp Trúc dần dần lấy lại sự tự tin của mình. Cô không hề biết bà Kiều đã dành cho cô nhiếu ưu ái.

Còn Vân Khánh thì thích mê San Trúc.

Khánh so sánh Trúc và Thiên Kim. Cô nhanh chóng hiểu được lý do gì khiến anh Hai cô chọn cô gái nghèo này, mà không chọn đứa bạn gái đỏng đảnh kiêu kỳ của cô.

Khánh đoán chắc Kim học chung khoa với San Trúc. Không biết Thiên Kim phản ứng thế nào khi biết sự thật này?

Vân Khánh không khỏi chạnh lòng tội nghiệp Thiên Kim. Nhưng cô chẳng có cách gì giúp bạn. Cô tôn trọng tình cảm của anh trai mình.

San Trúc được bà Kiều giữ lại chơi đến chiều. Nhưng Trúc đã từ tốn xin phép cáo lui, vì cô còn nhiều việc phải làm.

Bà Kiểu dặn, khi cô ra cổng.

– Tuần tới, bác trai ở nhà, cháu nhớ đến chơi nữa nhé.

San Trúc điềm đạm:

– Thưa bác, cháu chưa dám hứa trước đâu ạ. Vì sang tuần sau, cháu dự tính về thăm ba mẹ cháu. Hè năm ngoái, cháu đã không về. Cháu nhớ ba mẹ cháu và hai đứa em. Cháu hứa với bác, khi nào rảnh, cháu nhất định đến thăm hai bác và Vân Khánh ạ.

Tuy trong bụng chưa thật sự thỏa mãn, nhưng bà Kiều cũng thở phào nhẹ nhõm. Vân Khánh cười cười:

– Mẹ thấy sao? Anh Hai con đâu đến nỗi tệ, mẹ hả?

Bà Kiều gật đầu:

– Mẹ cứ nghĩ, anh con dẫn về nhà cái con thư ký riêng, hoặc là một cô gái làm kinh doanh như chúng ta. Ai ngờ, nó lạI dẫn về nhà một cô dược sĩ xinh đẹp.

Bà mơ màng:

– Con biết không? Con gái học dược tốt hơn học y, có nhiều thời gian dành cho gia đình. Chúng ta tiền bạc dư dã, sau này chị dâu con có thể mở cửa hàng được. Mẹ tình thế được không con?

Vân Khánh cười toe:

– Chuyện này, con không dám ý kiến mẹ ơi Anh Hai tạo một “xì-căng-đan”.

làm con bất ngờ. Ảnh làm thế nào quen được chị ấy nhỉ?

Bà Kiều vẻ suy nghĩ:

– Chẳng lẽ anh con quen San Trúc từ những lần mẹ ép nó đến trường Dược đón Thiên Kim?

– Không thể nào đâu mẹ. Mẹ lạ gì tính ích kỷ của Thiên Kim. Nó biết anh Hai con quen San Trúc, con nghĩ nó sẵn sàng tìm thủ đoạn để phá Trúc.

Bà Kiều gật đầu:

– Nếu vậy, chúng ta sẽ không cho Thiên Kim biết chuyện này, cho đến ngày anh Hai con chính thức tuyên bố lễ thành hôn. Mẹ nghĩ, như thế mọi việc sẽ tốt hơn cho anh con.

Vân Khánh nhìn mẹ:

– Vậy mẹ trả lời thế nào với ba mẹ Thiên Kim.

Bà Kiều cười cười:

– Con tưởng mẹ đã ngỏ ý cùng gia đình, Thiên Kim à? Ba con Kim quen nhiều bọn xã hội đen, tính anh Hai con thì không dễ đặt để, mẹ khùng hay sao mà đem chuyện tày trời đó nói trước với họ?

Vân Khánh tròn mắt:

– Hôm rồi, mẹ chẳng bảo với anh Hai...

Bà Kiều ngắt lời con gái:

– Không "cao tay ấn'' với thằng anh của con, liệu hôm nay nó có chịu dẫn người yêu về gặp chúng ta chưa?

Vân Khánh lắc đầu:

– Mẹ đúng là... cao thủ. Anh Hai cứng như thép còn phải mềm trước mẹ. Con bị mẹ đốn gãy dễ như người ta uống ly nước. Ghê thật!

Trong lúc đó, Vĩ Khang chở San Trúc về phòng trọ của cô. Dọc đường, anh tầp xe vào một quán cà phê.

San Trúc kêu lên:

– Anh muốn uống cà phê à?

Vĩ Khang mỉm cười:

– Về phòng trọ lúc này, em sẽ bị cái nóng và sự chật chội nhấn chìm. Sinh viên như em giờ này lên giường ngủ, khó mà nhắm mắt nổi. Anh muốn em thư giãn ít phút. Quán này khá yên tĩnh.

San Trúc không phản đối, cô theo chân Khang vào quán. Nhạc rất nhẹ, gợi người ta cầm giác mơ màng xa vắng, nhớ nhung...

Khang gọi cho cô ly sinh tố. San Trúc nhẹ giọng:

– Trúc uống cà phê như anh.

– Đắng lắm, và em sẽ mất ngủ.

– Trúc uống quen rồi. Uống sinh tố sau khi đã ăn một bụng đầy nhóe đồ ăn và trái cây anh nghĩ bao tử Trúc là heo à?

Cách nói chuyện vô tư của cô, khiến Vĩ Khang bật cười. Anh hỏi cô:

– Trúc thấy mẹ anh thế nào? Có đáng sợ không?

San Trúc cười nhẹ:

– Người ta bảo "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng". Sau này, cô gái nào làm vợ anh, chắc sẽ hạnh phúc, vì anh có một người mẹ rất tuyệt vời, thêm cô em gái biết tôn trọng chính anh trai mình. Cô ấy sẽ rất thương chị dâu. Mới gặp mẹ anh, Trúc run thấy mồ, vì mẹ anh có bế ngoài khá nghiêm khắc, lạnh lùng. Hình như anh giống mẹ anh ở điểm này.

Vĩ Khang mỉm cười:

– Những lúc thế này, nhìn em, anh thấy lòng chợt ấm lại, thanh thản rất nhiều. Em cho anh cảm giác bình yên. Cám ơn nhé, Trúc.

San Trúc khẽ lắc đầu:

– Đừng cám ơn, khi chúng ta là bạn.

Vĩ Khang nhìn cô, ánh mắt anh nồng nàn. San Trúc bất giác nhắm mắt lại trước tia nhìn như có lửa của Khang. Trúc không quen bị "chiếu tướng" kiểu đó.

Cô cầm ly cà phê đưa lên môi. Uống vài ngụm, cô cảm nhận được vị đắng đọng lại đầu môi.

Vĩ Khang ước gì được đặt nụ hôn lên môi Trúc. Anh đã kịp khôn ngoan dừng lại điều muốn nói. San Trúc sẽ từ chối và cơ hội cho anh khó tìm lại lần nữa. Phảí từ từ, mọi việc mới chỉ bắt đầu. San Trúc không là Thiên Kim hay Quỳnh Hương, cô không bị bề ngoài hình thức lẫn địa vị của anh che khuất. Cô là cô - một sinh viên nghèo, tự biết đi bằng đôi chân của chính mình...

San Trúc nhịp những ngón tay lên bàn, môi cô mấp máy theo bản nhạc.

Khang nhất định theo đuổi cho đến cùng. Để những gì hai đứa"toa rập" với nhau hôm nay, không còn là vỡ kịch nữa.