Trí Tuệ Đại Tống

Quyển 3 - Chương 31: Hái đào

Vân Tranh cũng hiểu người ta không quá để ý tới cái cầu, mà chủ yếu là ở quá trình, muốn dùng thủ đoạn bi tráng để thể hiện sự từ bi của Phật môn mà thôi.

Bành Lễ tiên sinh từ chối lời mời của Vân Tranh rồi về nhà, còn Vân Tranh dẫn cả nhà đi tới vườn đào của Lục gia hái đào, hôm nay là ngày đẹp trời, đào đã chín, mọi người đều rất hưng phấn, ngay cả Lục Khinh Doanh cũng thay một bộ quần áo vải thô, dùng khăn tay bọc tóc, ăn mặc kiểu nông phụ, trông cũng ra dáng lắm, không giống kiểu mấy cô đại tiểu thư đỏng đảnh đi trải nghiệm cuộc sống, có lẽ nàng làm việc này nhiều rồi.

Đúng là như vậy mỗi năm tới thời điểm hái đào là lúc Lục Khinh Doanh vui nhất, năm ngoái hái đào là vì giải sầu, năm nay thì khác hẳn, chỉ cần hưởng thụ niềm vui hái quả là được.

Huynh đệ Tô thức tất nhiên không chịu ở nhà, thế là một cái xe trâu chở đầy phụ nữ trẻ em xuất phát, Vân Tranh đội nón cỏ, đi bên xe trâu, thi thoảng lại quay đầu nhìn Lục Khinh Doanh, lòng tràn ngập niềm vui.

Đào năm nay phát triển rất tốt, tốt chưa từng có, dẫm chân trên mặt đất xôm xốp do lá rụng tích tụ lâu năm, bốn xung quanh là cây cối rập rạp đan xen cao thấp, đào hồng xen lá xanh, ngửi mùi quả chín thơm ngọt, Lục Khinh Doanh giang tay ưỡn bầu ngực căn tròn muốn ôm hết vườn đào vào lòng, nàng muốn chạy, muốn la hét, muốn hát thật to.

- Chậm thôi! Nói không ai nghe, chạy hết cả rồi, hôm nay Hầu Tử và Hàm Ngưu ở nhà, thế nên Vân Tranh phải xách giỏ thức ăn xuống, lúc này mặt trời tỏa sáng chói lọi trên cao, xuyên qua từng tầng tầng lá, chiếu bóng loang lổ trên mặt đất, lòng khoan khoái, hít sâu một hơi, đúng là nơi thích hợp tổ chức picnic.

Tịch Nhục tỏ ra cực kỳ tham lam, nàng mang theo cái giỏ trúc to nhất trong nhà, tới nơi còn than thở giỏ bé quá, biết thế mang cái sọt.

Lam Lam dẫn tiểu thị nữ của mình dùng tư thái ưu nhã nhất bước đi, giai nhân đôi tám đã bắt đầu có đường nét cuốn hút của nữ nhân, váy áo đơn giản may vừa người, tôn lên bầu ngực đã khá đầy đặn, nàng không giống Tịch Nhục cứ thấy quả là hái về nhà, nàng chỉ chọn quả nào đẹp nhất, ngon nhất, sau đó tiểu thị nữ sẽ trèo lên cây, cẩn thận cắt lấy cả lá và quả, mỗi quả đào phải có hai cái lá xanh, sau đó cho vào cái giỏ trúc đẹp, chưa ăn, nhìn thôi đã thấy ngon miệng.

Đi qua nửa vườn, nhìn thấy một quả đào hết sức ưng ý, chỉ cần kiễng chân một chút là hái được, nàng không bảo thị nữ, lấy khăn tay ra bọc lấy trái đào, hái xuống đưa mắt tìm kiếm Vân Tranh, thấy y cầm quả đào đưa tới tận miệng Lục Khinh Doanh, sau đó lại cắn đúng vào chỗ Lục Khinh Doanh vừa vắn, bị Lục Khinh Doanh đánh yêu một cái, nàng hơi quay đầu đi bỏ quả đào vào giỏ trúc.

Nữ nhân thì thế, đám nam nhân tới vườn đào cứ như lợn rừng tới ruộng rau, hái quả ngon mắt nhất, ăn cho đã cái mồm rồi tính.

Ăn đào thì phải cạo lớp lông tơ bên trên đi, nếu không sẽ làm cả người ngứa ngáy, Tô Thức tham ăn, lại chẳng biết ăn, vừa hái được một quả là muốn há mồm ngoạm ngay.

Tiểu Trùng tốn rất nhiều công sức mới giằng được quả đào khỏi tay nó, đi tới chum nước rửa sạch mới trả lại cho Tô Thức. Vân Nhị thì ranh lắm rồi, nó chuyên chọn quả chín nhất, chỉ cần lột một cái là lớp vỏ được tách ra, phần thịt tươi ngọt xuất hiện, đời này cần gì hơn nữa.

Vân Tranh ăn liền ba quả đào to, rồi mới cùng Lục Khinh Doanh hái đào để mang về nhà cúng, trong thời gian y vào thư viện học, Lục Khinh Doanh đã làm rất nhiều việc, chọn gian phòng tốt, lập bài vị tổ tông Vân gia.


Trước đó hỏi Vân Tranh ba đời nhà mình có những ai, Vân Tranh ú ớ, hỏi Vân Nhị, nó cũng mù tịt, thực sự là thế, Vân Tranh chỉ biết mình họ Vân, cha mẹ là ai không rõ, Vân Nhị chỉ biết mẹ, không biết cha, mẹ nó thì vì gia đình phản đối nên mang nó bỏ nhà đi, nên bất kỳ thời nào cả hai đều không có tổ tiên.

Thế là nàng đành phải viết lên đó dòng chữ linh vị tổ tông các đời Vân gia, từ khi trở về, Vân Tranh liền có thế một công tác, mỗi ngày phải thắp hương khấu đầu với tổ tiên, có cái gì ngon cũng phải dâng lên tổ tiên trước.

- Chỉ tảng đá mới không có tổ tiên, sau này chàng không được trả lời như thế, đó là câu chửi người khác, nhà ta có tổ tiên, chỉ là không nói tên cho người ngoài biết. Phu quân, xướng danh Đông Hoa môn phải phong thưởng tổ tiên, chàng ngàn vạn lần đừng nói ra nhà ta không có tổ tiên đấy.

Thế là hôm nay Vân Tranh đi tìm quả đào ngon nhất về cúng tổ tiên, hi vọng dưới suối vàng tổ tiên phù hộ cho mình.

Nghĩ tới chuyện này Vân Tranh vừa đau đầu vừa buồn cười, tổ tiên thực sự của Vân gia lúc này còn chưa biết đã sinh ra hay chưa nữa là.

Biết lão trượng nhân vì sao muốn mình tới hái đào rồi, thì ra là muốn lấy may, ông là người tin vào số mệnh, cho rằng hái đạo là chuyện may mắn, hôm nay chuyên môn điều hết quả nông đi, để lại toàn bộ vườn đào cho Vân gia.

Tịch Nhục cật lực kéo cái giỏ trúc của mình, bên trên buộc chằng buộc chịt cho đào khỏi rơi ra, nàng đắc ý lắm, nãy giờ mình hái đào vô cùng chăm chỉ, nhất định là nhiều nhất nhà rồi, nhưng khi thấy đào trong giỏ của Lam Lam thì cực kỳ tự ti, chẳng lẽ xuất thân khác nhau, thực sự chênh lệch lớn đến thế.

Nhưng đào hái rồi thì không được bỏ, lãng phí thức ăn sẽ bị sét đánh, cho nên Tịch Nhục chỉ còn biết thương tâm trông cái giỏ đào vàng thau lẫn lộn của mình.

Vân Nhị lấy từ sau lưng ra một cái giỏ trúc xinh xinh đưa cho Tịch Nhục, bảo nàng có thể tiếp tục hái, chọn quả đạo đẹp nhất. Tịch Nhục mừng lắm, hôn má Vân Nhị một cái, cô nương chăm chỉ liền chạy đi chọn quả cho vào giỏ mình, Vân Nhị tỏ ra rất đáng mặt nam nhân, tự nhân cái giỏ đào kia do mình và Tô Thức hái.

Tô Thức đã ăn no tới căng bụng nằm khoèo trên mặt đất giơ ngón cái với Vân Nhị.

Ăn nhiều cũng phiền lắm, đến khi xe trâu trở về nhà thì không ai muốn nhúc nhích hết, Vân Tranh dắt xe, nhìn cả nhà lười biếng ngồi bên trên, lòng hạnh phúc lắm, cuộc sống phải như thế này mới đúng.

… …


Thành Biện Lương xa xôi cùng lúc ấy đang là giờ quan viên đi làm về, Thiên Chương các thị giảng Tằng Công Lượng vẫn ở lại trong công phòng lật xem tấu chương, đều là công văn hết hạn đã chuẩn bị đem đi hủy, thứ ông ta muốn xem không phải là công sự rối rắm, mà là những chuyện thú vị xảy ra ở khắp nơi.

Hôm nay nghe một vị chủ sự nói ở trong Thục có thiên phạt, ông liền hứng thú hẳn, rất muốn tìm hiểu ngọn nguồn chuyện này thế nào.

Thế là Tằng Công Lượng kiếm về một đống tấu chương, vì nó ông ta phải tới Khâm Thiên giám, bỏ cái giá lớn mới có được.

Ở Đại Tống, tấu chương vứt bỏ là phải thiêu hủy, chỉ có thể cho trời cao xem, nên phụ trách việc này tất nhiên là Khâm Thiên giám.

Tấu chương về sự kiện Thừa Yên quan vị kẹp trong các loại điềm lành và điềm dữ, một tòa đạo quan bị sét đánh trong đống công văn như biển thực sự chẳng đáng kể. Từ sau khi quan gia biết thân thế của mình (*), đã không còn tin vào điềm gì nữa, cho nên Cổ Xương Triều cũng không dám lấy cho hoàng đế xem, công văn tới chỗ ông ta là bị loại bỏ.

Tằng Công Lượng lật xem vong thư, trên đó thường chỉ phê hai chữ "biết rồi", ông ta nhíu mày, Cố Xương Triều đã ngang ngược tới mức độ này rồi sao, hồi đáp tấu chương tự có cách luật, tùy tiện thế này, há phải phận quan viên nên làm?

- Hả, đạo sĩ dùng thủy lục đạo tràng tế người sống à? Thú vị đây. Tằng Công Lượng lắc đầu tiếp tục xem, đợi tới đoạn tiếng vang bốn phương, ánh lửa ngợp trời, tường đổ tháp sập, gạch bay ba dặm thì không cười nổi nữa, tay cầm tấu chương cũng run lẩy bẩy, người khác có lẽ cho rằng là thiên phạt, là chuyên gia thuốc nổ, ông ta không nghĩ thế.

- Uy lực quá lớn, uy lực quá lớn, khói ít, oanh kích hung mãnh, là kẻ nào, kẻ nào làm ra chuyện này.

Tay lật nhanh tấu chương, tìm kiếm, không khó đoán, hung thủ hẳn chính là nạn nhân, nếu không thì cũng liên quan cực lớn, đây rồi, thư sinh bị người ta tế sống là quan viên, thừa phụng lang, không phải chức chính thức, là ban thưởng.

Vân Tranh.

Tằng Công Lượng ghi nhớ thật kỹ cái tên này tính mai tới lại bộ xem.

*** (*) Ở đây nói tới tích “ly miêu hoán chúa” chắc đa phần chúng ta đều biết nhất là ai đã xem Bao công kỳ án.

Theo như truyền thuyết dân gian thì năm đó Lý Thần phi cùng Lưu hoàng hậu cùng lúc có thai.

Khi cả 2 hạ sinh, Lưu hoàng hậu sinh ra một công chúa mà chết yểu, còn Lý Thần phi sinh ra được một hoàng tử. Lưu hoàng hậu sợ hãi, bèn cùng hoạn quan tráo con của Lý Thần phi bằng một con Li miêu, nói rằng Lý thị sinh hạ yêu nghiệt.

Sau đó, Lý thị bị đuổi ra khỏi cung, lưu lạc dân gian, con trai bà trong cung đã được phong làm Thái tử kế vị, tức Tống Nhân Tông. Lưu lạc nhiều năm, thân thể tàn úa, đến gần cuối đời Lý thị gặp được Bao Chửng, còn gọi là Bao Thanh Thiên. Bao công minh oan cho Lý thị, được đón vào cung tôn làm Hoàng thái hậu.

Không biết Bao đại ca trong truyện này sẽ được miêu tả ra sao.