Tôtem Sói

Chương Kết

Mặt trời đã trở màu vàng, thảo nguyên Ơlôn giống như một đại sa mạc màu vàng kim, thung lũng mà xưa kia đàn sói thường lui tới, bóng râm đã phủ quá nửa. Trần Trận đứng dậy rồi theo bản năng, nhìn lên hang sói trên sườn núi. Thời làm dương quan, mặt trời trở màuvàng là phải đề phòng sói ra bắt cừu. Sói gây ấn tưọng trong anh sâu sắc hơn bị rắn cắn. 20 năm đã qua, lúc này, trên sống lưng lại tái hiện cảm giác lạnh toát. Anh duỗi chân duỗi tay, bảo Dương Khắc: Đã về được chưa? Caxưmai chắc sốt ruột lắm rồi đấy.

Dương Khắc đang hào hứng nghe, vội xua tay: Không sao, Caxưmai biết rõ chúng mình có cái tật là đã trò chuyện là bất kể sớm tối. Lúc đi mình đã nói với chị ấy, có thể đêm nay không về nhà ngủ, đi thăm một đội. Cậu đã học được cách kể chuyện của ngưòi kể chuyện rong, đến đoạn gay cấn nhất, lại "Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ". Mình biết, hồi sau là kỵ binh Mông Cổ vào chuyện. Lên xe đi! Mình ngả ghế, cậu nửa ngồi nửa nằm mà nói, còn mình cũng vậy mà nghe. Tiếp tục đi!

Trần Trận lên xe, nửa nằm nửa ngồi, nói: Không ngờ mở hội thảo ngay tại nơi sói con ra đời, rất dễ nhập vai. Mình đã tiếp nhận địa khí của hang sói.

Trần Trận lập tức kể tiếp: Đến khi dân tộc thảo nguyên Mông Cổ trỗi dậy, đừng nói gì dân tộc nôngcanh Trung Quốc bạc nhược tới mức không chịu nổi một đòn, mà tất cả nhứng dân tộc nông canh trên thế giới không còn đủ sức đánh trả. Mười mấy vạn kỵ binh Mông Cổ sở dĩ càn quét châu Âu là do hai nguyên nhân chính:

Nguyên nhân thứ nhất, dân tộc Mông Cổ là dân tộc du mục tin thờ linh vật sói chân thành nhất, coi sói là tôtem, thú tổ, thần chiến tranh, tông sư, hình mẫu và hộ pháp của các dân tộc du mục.

Người Mông Cổ không chỉ thừa nhận tổ tiên mình là "sói xanh "từ trên trời xuống, hơn nữa, lãnh tụ của những bộ tộc hạt nhân, thậm chí bản thân những bộ tộc hạt nhân còn gọi mình là sói. Vì vậy nhà sử học Ba Tư Laxthơ trong quyển I danh tác "Sử tập" chỉ ra rằng, Gia tộc Lục tổ Hai Đô Khan sinh ra Thành Cát Tư Khan (quen gọi Thành Cát Tư Hãn), Ngũ tổ Basânnhi Khan và Tứ tổ Đônpinai Khan phát triển đến đời Tứ tổ Thành Cát Tư Khan,đã xuất hiện một bộ lạc hạt nhân trực hệ vương tộc Mông Cổ - "bộ lạc xinaxư". Hai lãnh tụ của bộ lạc này chính là hai con trai của Tứ tổ Thành Cát Tư Khan Đônpinai Khan, một người tên Kiên Đô - Xíchna, một người tên Anlukhơsân - Xíchna. Tiếng Mông Cổ, Xíchna nghĩa là "sói". Laxthơ nói: "Kiênđô Xíchna" nghìa là sói đực, "Anlukhơsân Xíchna" là sói cái. Do vậy tên của hai vụ lãnh tụ này là sói đực và sói cái. Không chỉ có thế, họ còn gọi tên bộ lạc của họ là "Xíchnasư", có nghĩa là đàn sói. "Bộ lạc Xíchnasư" có nghĩa là "bộ lạc sói đàn". Nhà sử học hàng đầu về Mông Cổ Hàn Nho Lâm tiên sinh giải thích: "Xíchnasư là số nhiều, có nghĩa là tập đoàn sói".

Hơn nữa, bố đẻ ông chú Thành Cát Tư Khan cũng lấy sói để đặt tên. Laxthơ chỉ ra rằng: Xaxưhơ Lincôn sau khi anh trai chết, lấy chị dâu làm vợ… Người vợ đầu của ông ta lại sinh thêm mấy người con trai, trong đó một người thừa kế ngôi vị của cha và rất nổi tiếng, tên ông ta là Xuơnhâytuhu - Xíchna. Ông ta ở cùng Đônpinai Khan. Con trai ông ta và người kế vị là Enbakhai Hơhan. Enbakhai là chú ruột Thành Cát Tư Khan, và như vậy bố đẻ chú ruột Thành Cát Tư Khan tên là Xuơnhâytuhu - Xichna. Xuơnhâytuhu tiếng Mông Cổ không rõ nghĩa, nhưng "Xichna" nghĩa là "sói". Do đó, bố đẻ của chú ruột Thành Cát Tư Khan tên là "Sói".

Người Mông Cổ đặt tên "Xichna", tức "Sói" rất nhiều. Có thể thêm một ví dụ: "Sử tập" chép, cụ tổ ba đời của Thành Cát Tư Khan là Hơbulơ Khan, con trai thứ tư của cụ tên Hơđan, thông gia của Hơđan có tên là Alihây - Xichna, "Alihây" không rõ nghĩa, còn "Xichna" nghĩa là "Sói".

Có thể thấy, sói trong con mắt người Mông Cổ rất cao quí, mà người Hán thì không ai đặt tên cho con là "sói". Sự thực nói trên có thể chứng minh, Thành Cát Tư Khan nổi tiếng thế giới không chỉ lớn lên trên thảo nguyên sói, mà còn lớn lên giữa đàn "người sói".

Do đó Mông Cổ là dân tộc lấy sói làm tổ tiên, coi sói như thần, vinh dự vì sói, so mình với sói, hiến thân cho sói ăn thịt, nhờ sói đưa lên trời, là một dân tộc dũng cảm kiên cường, khôn ngoan mưu trí trong thế giới cổ đại. Kỵ binh Mông Cổ là đội quân hung hãn nhất, mưu trí nhất thiện chiến nhất do sói thảo nguyên huấn luyện nên.

Nguyên nhân thứ hai khiến Thành Cát Tư Khan có thể càn quét thế giới là, văn minh nông canh cổ đại đã chín nhũn từ hạt điều cứng thành hạt điều thối. Còn kỵ binh Mông Cổ được vũ trang bằng tinh thần linh vật sói thảo nguyên dã sáng tạo kỳ tích trên thế giới:dựng nên một đại đế quốc Mông Cổ trên bản đồ lịch sử thế giới, đạt tới đỉnh cao nhất có thể đạt của sức mạnh du mục thảo nguyên.

Cần lưu ý là, đế quốc La Mã cổ mà bản đồ trong lịch sử chỉ nhỏ hơn bản đồ đại đế quốc Mông Cổ, là đế quốc sùng bái tinh thần sói, tấm huy hiệu có hình con sói cái, đến nay vẫn khắc sâu trong "tinh thần du mục" của người Tây Âu. Hai đế quốc có bản đồ lớn nhất trong lịch sử cổ đại, đều sùng bái tinh thần sói. Chẳng lẽ không thể chứng minh ảnh hưởng và vai trò vĩ đại của sói?

Sự bạc nhược của nước Kim, diệt vong của Nam Tống, thắng lợi của kỵ binh Mông Cổ không liên quan gì đến sức sản xuất cao hay thấp, mà liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của dân tộc nông canh và tính cách dân tộc mà họ quyết định. Một dân tộc nếu không muốn rơi vào số phận bị đào thải, thì phải bảo tồn một phần hoặc sáng tạo phương thức sản xuất có thể đào tạo tính cách dân tộc và sự tồn tại của dân tộc. Tóm lại, một dân tộc chỉ có rèn luyện cho mình một tính cách dân tộc kiên cường dũngcảm, thì mới nắm được số phận của mình.

Triều Nguyên ở Trung Quốc do Mông Cổ lập nên đã góp phần to lớn trong việc giao lưu văn hoá giữa phương đông và phương tây. Đối với Trung Quốc và dân tộc Hoa Hạ, công lao cũng không thể mai một:

Trước hết, Mông Cổ đã đem lại cho Trung Quốc một cương vực chưa bao giờ rộng lớn đến thế, diện tích vượt cả thời Hán Đường, một lần nữa trưng ra cho thế giới thấy phạm vi không gian sinh tồn của người Trung Quốc. Triều Nguyên giữ vai trò quan trọng trong cuộc bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc, nếu không, khoảng hai ba trăm năm sau Hán Đường nhiều vùng không còn dưới sự quản hạt của chính phủ Trung Quốc, có khả năng mất vĩnh viễn, trở thành lãnh thổ của nền văn minh khác, khiến Trung Quốc mất đi tấm bình phong che chắn cho khu vực nông canh. Thời Minh, đế quốc Đột Quyết hùng mạnh Xưtan Thiếp Mộc Nhĩ từng rêu rao sẽ bắt người Trung Quốc cải theo đạo Ixlam. Thiếp Mộc Nhĩ đại Khan suýt dẫn một triệu quân kỵ tấn công Trung Quốc. Sau đó, Thiếp Mộc Nhi bị ốm chết, Trung Quốc mới thoát đại hoạ này. Giả dụ Thiếp Mộc Nhĩ không chết, giả dụ tây nắc không còn trong tay Trung Quốc mà bị dân tộc Ixlam chiếm giữ, lại giả dụ hàng triệu quân từ Cam Túc Ninh Hạ tấn công Trung Quốc, lãnh thổ và nền văn minh Trung Quốc có còn không? Vì vậy, triều Nguyên khôi phục lãnh thổ Trung Quốc mở rộng từ thời Hán Đường, có công lớn trong việc mở rộng tấm bình phong tây bắc, đảy lùi rất xa đường biên các nước có nên văn minh cao mà hung hãn, đồng thời đặt nền móng cho hai triều Minh Thanh sau này tiếp tục thu hồi, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ, điều này rất quan trọng cho người Trung Quốc sinh tồn và phát triển thời hiện đại.

Thứ nữa, là một cuộc tiếp máu to lớn về tính cách dân tộc. Điều này có thể xem xét từ bốn phương diện sau: Một, Mông Cổ làm chủ Hoa Hạ, đem theo tinh thần du mục dũng cảm kiên cường và phong tục thảo nguyên: đấu vật, cưỡi ngựa bắn cung, đua ngựa, săn bắn, ăn thịt bò cừu, ăn uống thả giàn, phụ nữ không bó chân, phụ nữ xuất đầu lộ diện nơi công cộng, quét sạch những hủ tục thời Bắc Tống như tục bó chân chẳng hạn; Hai, tuy một số trong tầng lớp trên như Hốt Tất Liệt đa bị lún sâu trong tinh thần Nho gia, nhưng đông đảo âun chức và binh sĩ Mông Cổ vẫn không thay đổi tính cách thảo nguyên, chống lại có hiệu quả thế lực Nho gia, khiến một bộ phận dân tộc Hoa Hạ được giải phóng; Ba, dân tộc thống trị bao giờ cũng áp đặt tính cách, phong tục tạp quán dân tộc mình lên dân tộc bị trị, còn tính cáchphong tục tập quán dân tộc bị trị lại là đối tượng bị dân tộc thống trị bắt chước. Mối quan hệ hai chiều áp đặt và mô phỏng ấy chính là "tiếp máu" và "nhận máu" về tính cách dân tộc. Ngoài ra, giữa các dân tộc, thông hôn lai tạo ngày càng nhiều, tăng cưòng một bước huyết tính và tính cách dân tộc Hoa Hạ; Bốn, Do triều Nguyên là một triều đình lớn do dân tộc du mục thảo nguyên lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập trên cả nước Trung Quốc, dân tộc thảo nguyên dân số ít ỏi đã đánh bại dân tộc Hán dân số khổng lồ trên thế giới, thống trị toàn bộ Hoa Hạ. điều này là một cú sốc đối với dân tộc Hán vốn tự cao tự đại, khinh rẻ các dân tộc khác. Do đó, dân tộc Hán cũng cảm thấy xấu hổ về tính cách ươn hèn và thất bại của dân tộc mình, từ đó kích phát những người con ưu tú của dân tộc Hoa Hạ tự giác hành động, học tập tính cách mạnh mẽ của dân tộc Mông Cổ. Chu Nguyên Chương là một ông vua người Hán rất khâm phục người Mông Cổ.

Vì vậy mình cho rằng, dân tộc Mông Cổ triều Nguyên đã làm một cuộc tiếp máu kịp thời và có hiệu quả, ảnh hưởng và tiếp máu non một thế kỷ, khiến dân tộc Hoa Hạ trỗi dậy lần nữa. Đến cuối triều Nguyên đã xuất hiện hàng loạt những lãnh tụ nghĩa quân dũng cảm kiên cường. Đó là kết quả trực tiếp của lần tiếp máu này.

Nguyên nhân thất bại sau đó của dân tộc Mông Cổ cũng giống như Bắc Nguỵ Tiên Ty, nước Liêu Khiết Đan, nước Kim Khiết Đan. Một dân tộc dù dũng mãnh đến mấy, nhưng một khi sa vào thế giới ruộng đồng mênh mông của dân tộc Hoa Hạ, đèo lên cổ tinh thần Nho gia, qua vài thế hệ là sói tính bị thoái hoá. Do đồng ruộng Hoa Hạ lớn nhất thế giới, nên sức mạnh mềm hoá của nó cũng lón nhất thế giới. Dân tộc Mông Cổ thiết lập trên thế giới bốn nước Khan, nhưng triều Nguyên ở Trung Quốc thất bại sớm nhất.Người Hán chỉ trong tám chín mươi năm là đã đuổi được người Mông Cổ về thảo nguyên. Năm 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ triều Nguyên, thành lập vương triều Minh.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và con trai Minh Thành Tổ Chu Đệ là những ông vua Trung Quốc kiệt xuất ra đời trên đại lục Hoa Hạ sau khi tiếp máu. Trong người họ, sói tính trong máu họ rất ít thấy ở người Hán: dũng mãnh, trí tuệ, ngoan cường, tàn nhẫn, khí phách và chí lớn. Chu Nguyên Chương có thể làm được như Đường Thái Tôn xung phong hãm trận, đi đầu quân sĩ. Sau khi chiếm lĩnh Nam Kinh, không ở lại hưởng lạc như lãnh tụ nghĩa quân nông dân Hồng Tú Toàn, mà dốc hết quân mạnh tướng giỏi tiến lên đánh chiếm Đại đô. Sau đó đánh chiếm Tứ Xuyên, bình định Vân Nam, cơ bản hoàn thành thống nhất cả nước. Ông ta không nương tay, giết đại tướng tham quan và công thần phạm pháp, cực kỳ tàn nhẫn. Chu Đệ luôn đi đầu trong những cuộc giao chiến với kỵ binh Mông Cổ, rèn luyện được tính cách dữ như sói. Ông ta thoán quyền đoạt ngôi tàn ác kinh người, sáng tạo hình phạt "giết 10 họ" thảm khốc chưa từng thấy. Hành động chuyên chế bạo ngược của cha con Chu Nguyên Chương cần phê phán, nhưng tính cách sói mạnh mẽ của cha con ông ta trong chiến đấu cũng cần khẳng điịnh. Hai người hoàn toàn không giống các vua triều Minh sau đó chỉ tàn bạo với dân chúng mà không dám chống lại kẻ địch mạnh, các vị này không còn là sói thảo nguyên, mà là lũ chuột đồng, khi hữu sự, cháy nhà ra mặt chuột.

Vì sự nghiệp vĩ đại khôi phục trung nguyên, đuổi kỵ binh Mông Cổ về thảo nguyên, Chu Đệ dám từ bỏ Nam Kinh gạo trắng nước trong, khí hậu ấm áp, dời đô lên phòng tuyến quân sự số một Bắc Kinh, hơn nữa còn năm lần thân chinh cầm quân đánh giặc cho đến khi ốm chết trên đường tiến quân. Một vị hoàng đế đang tại vị mà dám từ bỏ hưởng thụ, sốg cuộc đời quân ngũ "da ngựa bọc thây". Người như thế không chỉ mình ông. Vĩnh Lạc đại đế không thẹn với danh hiệu đại đế Hán tộc, "Vĩnh Lạc đại điển" là bộ đại điển ưu tú nhất, khoan dung độ lượng nhất, dàm thu thập cả những bất đồng chính kiến.

Hai ông vua hùng tài đại lược nhà Minh so với các vị vua hủ bại bạc nhược Nam Tống, khác nhau một trời một vực. tính cách sói của họ rất khó sẩn sinh từ mảnh đất nông canh Hoa Hạ sau thời Hán Đường. Cuộc tiếp máu lớn của dân tộc Mông Cổ không những đã tạo nên tính cách sói của cha con Chu Nguyên Chương, còn tạo nên những tướng người Hán đại trí đại dũng như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân v.v… đậm sói tính. Triều Minh lúc cực thịnh, cương vực mở rộng tới đảo Khố Diệp Hắc Long giang phía bắc, Tây vực và Tây Tạng. Trừ thảo nguyên Mông Cổ, đã thu phục toàn bộ đất đai thời Hán Đường, chấm dứt thế yếu. Lần phục hưng này của dân tộc Hán phải cảm ơn dân tộc Mông Cổ đã cho máu, cảm ơn tôtem sói một lần nữa sống lại trên đất Hoa Hạ.

Thế nhưng về tính cách mà xét, người nhận máu bao giờ cũng yếu hơn người cho máu. Triều Minh mạnh mẽ ban đầu sau đó không thắng nổi Nguyên Mông phía bắc. Thảo nguyên sói tính là nguồn sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ. Sau khi rút về thảo nguyên, kỵ binh Mông Cổ lập tức trở lại mạnh mẽ. Minh Thành Tổ năm lần thân chinh, trừ một lần thắng, bốn lần kia đều không đạt hiệu quả, quân Minh không tìm thấy kỵ binh chủ lực Mông Cổ hành tung bí ẩn như bầy sói. Trái lại, kỵ binh Mông Cổ liên tiếp đả thương quân Minh, đánh bại đại quân chủ lực của Từ Đạt, diệt gọn 10 vạn quân sĩ do Khưu Phúc chỉ huy, đánh tới trường thành mà Minh tu sửa dã hơn 200 năm, bi thảm nhất là trong trân Tumubao, 2 vạn quân kỵ khu Oaxưbu tiêu diệt 50 vạn đại quân do Minh Anh Tôn chỉ huy và bắt sống Đại Minh hoàng đế Minh Anh Tôn. Nếu không có Vu Khiêm chỉ huy quân dân hăng hái chiến đấu bảo vệ Bắc Kinh thì triều Nguyên có thể tái lập. Từ đó căn bệnh cừu tính cũ một lần nữa lại phát tác, lý học Tống Minh lại khiến tinh thần dân tộc không gượng dậy nổi, vương triều Đại Minh ngày càng suy yếu, đất chăn nuôi rộng hàng ngàn dặm bên ngoài quan ảilại bị mất, cho đến khi bị Mãn Thanh tiêu diệt. Còn điều này nữa, nghĩa quân nông dân của Lý Tự Thành mà các sử gia hiện đại ca ngợi, cũng không chịu nổi một đòn, bị kỵ binh dũng mznhx Mông Cổ diệt gọn, trượt theo vết xe đổ của nghĩa quân nông dân Hoàng Sào. Một chút nguyên khí do dân tộc Mông Cổ triều Nguyên tiếp cho, đã lại cạn kiệt, rốt cuộc dân tộc Hán không thể đơn độc chống đỡ ngôi nhà Hoa Hạ, phải nhường trọng trách này cho Mãn Thanh, dan tộc du mục phương bắc.

°

Trần Trận lật trang bản thảo, nói tiếp, triều đại Thanh do tộc Nữ Chân dựng nên là vương triều đế chế cuối cùng ở Trung Quốc. Đây là một triều đại làm nên hiều chuyên đáng kính nể trong lịch sử Trung Quốc. Mình đặc biệt thích vương triều Thanh. Cậu thử nghĩ coi, dân tộc Mãn chỉ vài chục vạn dân mà dựng nên triều Đại Thanh, thống trị mẩy trăm triệu người Hán, đất đai chỉ kém đôi chút so với đất đai rộng lớn của đại đế quốc triều Nguyên Mông, hơn nữa, còn sáng tạo ra thời "thịnh trị Khang Càn" (Khang Hy, Càn Long) khoảng 120 năm, dài gấp đôi hai giai đoạn thịnh trị của hai triều cộng lại ("Thịnh trị Văn đế Cảnh đế" đời Hán, "thịnh trị Trinh Quan đời Đường"). Mãn Thanh là triều đại làm nên nhiều chuyện, có nhiều vị vua văn thao vũ lược nhất, tiếp nối ngôi tốt nhất trong các triều đại Trung Quốc. Nếu như thịnh trị Khang Càn đối mặt không phải các nước phương tây thời đại thuyền buồm, mà đã phát triển lên thiết giáp hạm, mình tin rằng thời đại Khang Càn sẽ xuất hiện một Minh Trị Thiên hoàng Trung Quốc, duy tân thắng lợi. Và với tính cách du mục cầu tiến sẽ du nhập văn minh, chế độ và công nghiệp phương tây, thay đổi triệt để tồn tại và tính cách dân tộc, cạnh tranh quyết đấu vói văn minh sói phương tây, thay đổi số phận trì trệ của dân tộc. Tiếc rằng sau khi Mãn Thanh bị nông canh Hoa Hạ và Nho gia làm cho bạc nhược, các nước phương tây mới bước sang thời đại đại công nghiệp thiết giáp hạm. Số phận xui xẻo của Tung Quốc, đó là chuyện sau này.

Vậy vì sao một tộc Mãn bé tí mà làm nên kỳ tích Khang Càn vượt cả Hán Đường? Mình cho rằng, thời cổ đại, chỉ có tầng lớp trên của dân tộc Mãn mới nhận thức được qui luật thịnh suy mạnh yếu của Trung Quốc, ưu khuyết điểm của văn minh nông canh và văn minh du mục và kết hợp chặt chẽ những ưu điểm của cả hai; Chỉ tộc Mãn mói nhìn ra tính chất quyết định của tính cách dân tộc đối với vận mệnh dân tộc, hiểu rất rõ tính chất cực kỳ quan trọng của việc duy trì sói tính trong tính cách dân tộc và đã duy trì được gần hai thế kỷ. Họ rất hiểu chỉ cần duy trì đươc tinh thần và tính cách kiên cường bất khuất, hăng hái vươn lên như sói, thì việc học tập và nắm lấy văn hoá và văn minh Hoa Hạ không khó, hơn nữa có thể vượt.

Để duy trì tính cách dân tộc du mục, tập đoàn thống trị Mãn rút ra những bài học thất bại từ Tiên Ty Bắc Nguỵ, Khiết Đan Liêu quốc, đặc biệt từ nươc Kim do tổ tiên sáng lập và từ triều Nguyên Mông, không hoàn toàn Hán hoá mà thêm vào đó một số nội dung có tính sáng tạo, thực hiện 7 chính sách duy trì tính cách dân tộc: Một là, duy trì truyền thống cưỡi ngựa bắn cung đấu vật từ nhỏ của tộc Mãn, toàn dân tham gia, kể cả hoàng tử cũng không ngoại lệ. Hai là, định kỳ tổ chức săn bắn, nhà vua thân chinh, con em tám Kỳ tham gia, dùng săn bắn để luyện quân, cận chiến với sói để duy trì sói tính. (Nhà trưng bầy sơn trang Thừa Đức có giới thiệu Khang Hy Đại Đế sinh thời đã hạ thủ mấy trăm con sói). Ba là,duy trì phương thức sản xuất du mục ở đông bắc, tây bắc và thảo nguyên Mông Cổ. Hai khu vực hai cách cai trị, du mục cai trị kiểu du mục, nông canh cai trị kiểu nông canh, nghiêm cấm nông dân lên thảo nguyên vỡ hoang nhằm duy trì khả năng tạo huyết dịch sói tính của thảo nguyên. Duy trì thảo nguyên tức duy trì gốc và nguồn tính cách mạnh mẽ của dân tộc du mục. Nhìn bản đồ nhà Thanh ta thấy đây là một quốc gia bán canh bán mục, quá nửa diện tích là vùng du mục của dân tộc du mục, bao gồm đông bắc, đông và tây Sibia, Nội ngoại Mông, Ninh Hạ, Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng và Tân Cương. Những thảo nguyên sói tính rộng lớn có thể cung cấp biết bao binh mã dũng mãnh đầy sói tính. Bốn là, thông hôn giữa người Mãn với người Mông, cấm thông hôn với người Hán, nhằm đảm bảo tính thuần khiết của huyết thống, tránh bị huyết dịch mang tính cừu đồng hoá. Trong lịch sử, tữ xưa dân tộc Mãn và dân tộc Mông đã có quan hệ máu thịt, bộ lạc Diệp Hách và Cáp Đạt Nữ Chân đã có quan hệ hôn nhân với Mông Cổ. Đến triều Thanh, mượn sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ để thống trị hàng trăm triệu Hán tộc, đã thực thi chính sách liên hôn đại qui mô nhiều tầng lớp giữa quí tộc và hoàng tộc Mãn - Mông. Hoàng thái hậu Lý Trang là một phụ nữ kiệt xuất người Mông Cổ. Năm là, thượng võ hiếu chiến, khuyến khích lập quân công, lấy chiến đấu để nuôi dưỡng tính cách, lấy chiến trận để tăng cường sức mạnh quân đội. Thời Khang Hy thịnh trị cũng là thời kỳ binh lửa liên miên, phái chủ chiến trong tập đoàn thống trị Mãn Thanh chiếm ưu thế, không chút thoả hiệp trên các vấn đề diệt Phiên, thu phục Đài Loan, bình định Mông Cổ, Tân Cương và phản loạn tây nam, đánh trả Nga Sa hoàng xâm lược, trấn áp Niệm quân và Thái Bình Thiên Quốc. Sáu là, thành lập Liên minh các dân tộc du mục lấy tộc Mãn làm hạt nhân, hai tộc Mông - Tạng làm cốt cán, tăng cường tinh thần du mục, cùng nhau thống trị người Hán đông đảo. Bảy là, bãi bỏ chế độ Thái tử hủ bại không cạnh tranh, người kế thừa ngôi vua do Hoàng đế tuyển chọn, khiến các hoàng tử đấu đá như bầy sói, qua cạnh tranh quyết liệt đào thải những kẻ ươn hèn mà xuất hiện sói chúa, người tài.

Những biện pháp trên đã có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sói tính mạnh mẽ và an ninh lâu dài của nhà Thanh. Nhưng đất đai trồng trọt Trung Quốc quá rộng, thế lực nông canh quá mạnh, lại thêm tộc Mãn phát huy toàn bộ tinh thần Nho gia, lại nữa, kinh tế triều Thanh rất phảt triển, bùng nổ dân số nông canh, đến hậu kỳ triều Thanh đã gấp bảy tám lân dân số thời Hán Đường, tính cách nông canh chiếm ưu thế áp đảo. Do vậy các chính sách nói trên vẫn không bảo đảm duy trì tính cách mạnh mẽ của tập đoàn thống trị Mãn Thanh. Cuối đời Thanh, sói tính thoái hoá, cắt đất cầu hoà, làm nhuc quốc thể. Tuy nhiên, vẫn còn mạnh hơn nhiều so với Nam Tống của người Hán, chí ít không dâng nộp quốc bảo cho liệt cường, cả nước đầu hàng.

Tộc Mãn du mục Nữ Chân đóng góp rất lớn cho Trung Quốc, chủ yếu trên hai mặt: Trước hết, đem lại cho Trung Quốc diện tích đất đai chỉ kém triều Nguyên. Qua hai lần xác nhận về quốc thổ triều Nguyên và triều Minh,lại thêm phần đất đã qua 200 năm quản lý hành chính,, tuy cuối Thanh đã để mất gần một nửa đất đai, vẫn còn giữ được bằng thời Hán Đường cộng với ba tỉnh phía đông màu mỡ. Gần một nghìn năm cạnh tranh sinh tồn, cuối cùng giữ lại được lãnh thổ thuộc Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm cho đến bây giờ. Đây là sự nghiệp vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, lớn hơn nhiều so với bất cứ dân tộc nông canh lâu đời nào. Những dân tộc ấy phần lớn ngay cả dân tộc cũng không tồn tại, nói gì đến đất đai xưa kia. Đất đai rộng lớn của đế quốc cổ La Mã, đế quốc A Rập, đế qquốc Ôxman, cũng không giữ lại được trọn vẹn.

Đương nhiên, Trung Quốc so với nước Anh nhỏ bé trên đảo England bành trướng thành đế quốc "mặt trời không lặn"; so với công quốc Nga La Tư khuyếch trương thành đại đế quốc Nga La Tư vắt ngang từ Á sng Âu; so với các dân tộc Tây Âu chỉ chiếm non nửa châu Âu bành trướng thành "đại đế quốc" bao gồm ba châu lục Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Đại Dương thì còn thua xa. Nga La Tư cướp từ tay Mãn Thanh một vùng rộng lớn, đó là hậu quả tai hại của Triều Mãn Thanh bị nông canh và Nho gia làm cho ươn hèn. Thế nhưng, nếu như Mãn Thanh không còn sót lại chút tính cách sói thì đến cuối triều Mãn Thanh ngay cả đông tam tỉnh, Ili, thậm chí cả Tân Cương, Tây Tạng chưa chắc đã giữ được.

Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng, đất đai hiện có của Trung Quốc là do triều Hán khai sáng, do tộc tiên Ty và tộc Hán liên hôn mà mở rộng dưới triều Đường, cuối cùng do triều Mãn Thanh khôi phục, mở rộng và giữ vững đến bây giờ. Bốn triều đại lớn Hán Đường Nguyên Thanh sở dĩ có đóng góp to lớn như thế là do bốn triều đại này kết hợp khá tốt giữa sói tính với cừu tính trong tính cách dân tộc, là thời đại mà sói tính mạnh hợn cừu tính một chút. Bốn triều đại vĩ đại này, về thành phần dân tộc thống trị mà xét, thuần Hán tộc chiếm địa vị thống trị chỉ có triều Hán, đến triều Đường thì Tiên Ty và Hán tộc liên hợp chấp chính, Nguyên Thanh thì do hai tộc du mục chấp chính.

Qua địa điểm chọn làm kinh đô cũng thấy vai trò và ảnh hưởng tiềm ẩn to lớn của thảo nguyên, tinh thần và tính cách du mục. Thủ dô của một vương triều là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá, và cũng là trung tâm tính cách vương triều ấy. Thủ đô của Hán Đường Nguyên Thanh đặt tại nơi giáp ranh giữa nông canh và du mục, thủ đô của Hán Đường là Tràng An, cận kề vùng du mục Tây Bắc; Thủ đô của Nguyên Thanh là Bắc Kinh, gần kề thảo nguyên phương Bắc. Điều này chứng tỏ thủ đô của triều đại hùng mạnh đều gần kề vùng đất hùng mạnh. Bắc Kinh và Tràng An thời Hán Đường đều ở vào nơi dân phong mạnh mẽ phương bắc,chỉ không giống nhau ở chỗ: Bắc Kinh không ở giữa rốn văn minh nông canh Trung Hoa và cũng cách xa hoàng Hà - bà mẹ của dân tộc nông canh Trung Hoa, mà lại gần kề đại thảo nguyên - tổ mẫu của dân tộc Trung Hoa. Bắc Kinh là nơi định đô lâu dài của ba dân tộc du mục Kim-Liêu Mông Cổ và Mãn Thanh, là trung tâm chính trị văn hoá và tính cách dân tộc Trung Hoa chủ yếu do dân tộc du mục dựng nên. Thời kỳ thịnh trị của đại đế quốc Mông Cổ vắt ngang từ Á sang Âu, Bắc Kinh từng là "thủ đô của thế giới". Đây là thành phố duy nhất trong lịch sử Trung Quốc trở thành thủ đô của thế giới. So với Tràng An, Bắc Kinh gần biển hơn, định đô Bắc Kinh có lợi cho Trung Hoa kế thừa tinh thần du mục, mở cửa và phát triển ra đại dương, tiếp nhận "tinh thần du mục" của đại dương. Cuối cùng, Trung Quốc định đô tại Bắc Kinh là do công lao của dân tộc du mục Trung Hoa, đặc biệt là tộc Mông Cổ và tộc Nữ Chân; định đô Bắc Kinh cũng biểu thị sự tôn sùng và ngưỡng vọng của con cháu Viêm Hoàng tại nơi sâu thẳm của tiềm thức, đối với tinh thần du mục.

Ngoài ra, các nhà chính trị kiệt xuất là nữ cũng nổi lên từ bốn triều đại phát triển này. ví dụ Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên đời Đường, Hoàng Thái hậu Hiếu Trang - nữ kiệt Mông Cổ. Ba người phụ nữ vĩ đại này đều bó chân. Hoàng Thái hậu Hiếu Trang thuộc phái cởi mở, từng cấm phụ nữ tộc Hán và tộc Mãn bó chân. Bó chân là một trong những tập tục độc ác ở Trung Quốc, nảy sinh từ triều Tống tính cách dân tộc bạc nhược sau thời thịnh trị Hán Đường. Huỷ hoại và trói buộc tinh thần tự do độc lập kẻ thống trị là tôn chỉ của Nho gia. Nho gia không chỉ thuần hoá dân tộc Hán thành cừu, mà còn biến phụ nữ tộc Hán thành tàn phế. Sau triều Tống, văn nhân Nho gia và đàn ông Nông gia cùng say sưa theo đuổi "gót sen ba tấc", tàn phá đông đảo phụ nữ. Đây là một trang tàn nhẫn nhất, phản nhân tính nhất trong lịch sử thế giới, là sự việc khiến người Trung Quốc xấu hổ trước nhân dân thế giới, bị người chê cười.

Đất đai rộng lớn là cơ sở sinh tồn và phát triển văn minh Trung Hoa, mà Tây Bắc mênh mông là cái gốc và là tấm bình phong của văn minh Trung Hoa. Về tổng thể mà xét, các dân tộc du mục Trung Hoa đóng góp cho đất nước lớn hơn nhiều do với tộc Hán. Tộc Mông Cổ và tộc Mãn đóng góp lại càng lớn. Dân tộc Mãn lại là kẻ quyết định quan trọng về đất đai Trung Quốc. Sau đó, thời Dân quốc, chính quyền người Hán lại để mất Ngoại Mông rộng lớn. Tháng 1 năm 1946, chính phủ Quốc dân đảng Nam Kinh chính thức tuyên bố công nhận Ngoại Mông độc lập.

Lại nữa, triều Thanh của dân tộc Mãn ngoại trừ đóng góp to lớn cho đất đai Trung Quốc, còn trường kỳ tiếp máu cho dân tộc Hoa Hạ. Viêm Hoàng, tổ tiên nhân văn dân tộc Hoa Hạ là tộc du mục. Dân tộc Trung Hoa xuất thân từ dân tộc du mục, trong huyết quản từng chảy dòng máu sói tính. Sau đó qua nhiều đợt tiếp máu trong lịch sử, nhất là đợt tiếp máu gần một thế kỷ của dân tộc Mông Cổ, đặc biệt là những đợt tiếp máu cuối cùng gần hai nửa thế kỷ của dân tộc Mãn, khiến dân tộc Trung Hoa giữ được đất đai văn hoá chủng tộc cho đến cận đại. hiện nay, dân tộc Trung Hoa vẫn tự thân hoặc được dân tộc du mục tiếp máu sói tính, cộng với tiếp nhận phương thức sản xuất tiên tiến của phương tây, đó là tài nguyên để phục hưng Trung Quốc. Cuối Thanh, tinh thần dũng cảm chống đế quốc chống phong kiến của dân tộc Trung Hoa bắt nguồn từ sức sống của di sản dòng máu du mục Viêm Hoàng và sự tiếp máu không ngừng của dân tộc du mục.

Mãn Thanh vào làm chủ Trung Hoa đánh một dấu chấm trong lịch sử 5.000 năm Trung Hoa. Lịch sử chấp chính của dân tộc cổ đại Trung Quốc, bắt đầu từ tộc du mục Viêm Hoàng, kết thúc bằng tộc Nữ Chân, từ du mục đến du mục quyết không phải ngẫu nhiên, mà là sự tất nhiên trong hoàn cảnh đặc thù của Trung Quốc và phát triển lịch sử của hai dân tộc. Chi nhánh văn minh nông canh này của Trung Quốc qua tác dụng của những đợt tiếp máu mới đưa nó trở lại dòng chảy chính của văn minh thế giới. "Kiếp luân hồi" này chứng minh một chân lý phổ biến: Văn minh dân tộc là dòng, tính cách dân tộc là nguồn,một dân tộc mà không có tính cách mạnh mẽ tuy vẫn có thể sáng tạo ra văn minh, nhưng thường là không bảo vệ được ngay cả bản thân dân tộc, nói gì đến bảo vệ nền văn minh của dân tộc. Nền văn minh cổ đại của thế giới và Trung Quốc đều đã đi vào bảo tàng, nhưng tinh thần du mục và tính cách mạnh mẽ như sói của dân tộc du mục và hậu diệ của họ vẫn đầy sức sống, nó có thể đưa văn minh xa xưa vào bảo tàng, lại có thể đầy lòng hăng hái sáng tạo một nền văn minh mới.

Dân tộc Trung Hoa cần cù dũng cảm, cần cù là đóng góp của tính cách nông canh Trung Hoa, dũng cảm là đóng góp của tính cách dân tộc du mục Trung Hoa. Thiếu một trong hai đều không được, nhưng dân tộc Trung Hoa với dân số nông canh chiếm đa số tuyệt đối và lịch sử lâu đời của nông canh, cái thiếu chủ yếu là không có tinh thần và tính cách dũng cảm cầu tiến, lao động thường là không công, cốc mò cò xơi.

Nói cho cùng, cạnh tranh giữa các nền văn minh trên thế giới là cạnh tranh về tính cách. Chế độ dân chủ và khoa học kỹ thuật tiên tiến phương tây được xây dựng trên nền tảng tính cách dân tộc dũng cảm cầu tiến.Dân tộc Hoa Hạ muốn vượt phương tây phải đầu tư ghê gớm để thay đổi tồn tại dân tộc và tính cách nông canh.

Mình rất muốn dùng chiếc lược tôtem sói chải lại cho thuận dòng lịch sử mà các nhà sử học cố ý dùng tinh thần Nho gia làm cho rối tung, thấy rõ tinh thần du mục Trung Quốc mà hạt nhân là tôtem sói và lịch sử liên tục tiếp máu cho dân tộc Hoa Hạ, mới hiểu được vì sao văn minh Trung Hoa không bị gián đoạn trong lịch sử thế giới mấy nghìn năm, và cũng có thể tìm hiểu Trung Quốc sau này muốn cất cánh bay lên thì phải thế nào.

Nhưng hiểu và nắm vững tinh thần tôtem sói quả không dễ. Vấn đề then chốt là phải làm rõ vì sao dân tộc du mục sùng bái tôtem sói. Phần lớn các sử gia Trung Quốc đều biết dân tộc du mục Trung Quốc sùng bái tôtem sói nhưng rất khó giải thích vì sao. Thí dụ, nhà sử học hàng đầu về Mông Cổ Hàn Nho Lâm tiên sinh nói: "Theo ý kiến của người Đột Quyết, tộc này là con cháu của sói, tự cho là dòng giống ưu việt. Lí do ấy tuy không thể hiểu, nhưng các Khan thường lấy làm tự hào". "Lí do không thể hiểu", là do người Hán xa rời thảo nguyên quá lâu, rất khó khắc phục sự hạn chế trong nhận thức về tôtem sói, một số vấn đề quan trọng ghi trong sử sách không có khả năng đào sâu nghiên cứu. Hai chúng mình đi sâu tìm hiểu thảo nguyên nguyên thuỷ Mông Cổ có đến 10 năm với sự hào hứng đặc biệt nhằm giải đáp bao nhiêu câu hỏi, đã từng nhiều năm trực tiếp và gián tiếp tiếp xúc với sói, mới khắc phục được tính hạn chế của ngưòi Hán. Bây giờ ta phải thông báo thật nhanh cho ngưòi Hán biết nhận thức của chúng ta. Chỉ có lấp đầy nhứng lỗ hổng trong nhận thức, mới có thể lấp đầy những lỗ hổng to lớn trong tính cách dân tộc.

Dương Khắc thở dài, nói: Nếu lập luận của cậu đứng vững, 24 bộ sử của Trung Quốc phải viết lại. Nho gia trong 24 bộ sử chỉ khẳng định một chiều,, đầy thiên kiến. Mình tán thành viết lại lịch sử, viết như thế nào thì bàn, nhưng phải viết lại.

Trần Trận nói: Nghiêm túc mà nói, khôi phục bộ mặt vốn có của lịch sử Văn hoá cổ Trung Quốc là văn hoá nông canh,lấy nông nghiệp làm gốc, độc tôn Nho thuật, mạt sát du mục, khinh rẻ "tứ di". Lịch sử Trung Quốc không chỉ viết lại, mà còn phải cách mạng. Mình đặc biệt tán đồng câu nói của ông Lương Khải Siêu trong "Tân sử học.Trung Quốc chi cận sử": "Không có cách mạng thế giới thì không thể cữu vãn nổi nước ta. Trong ngàn vạn điều, điều này lớn hơn cả". Mình cho rằng, nếu không "đưa sói vào sử", không cung cấp cho giới sử học tinh thần tôtem sói ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử Trung Quốc, thì sử học Trung Quốc mãi mãi như cái ao tù. 24 bộ sử chỉ như quyển Y bạ dày cộp liệt kê nhứng chẩn đoán sai về con bệnh Trung Quốc, chắc chắn gây ra sự tì trệ trong việc điều trị và cải cách. Hiện nay phim lịch sử truyền hình chiếu suốt đêm ngày, tuyên truyền ý thức tiểu nông và sự chuyên chế phong kiến Nho gia, đến là đau lòng.

°

Trần Trận nhìn mặt trời sắp lặn trên thảo nguyên. Anh vẫn chưa đói, hào hứng nói tiếp:

Mình cấn phải đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tinh thần dân tộc Tung Hoa. Hiên giờ người ta hễ mở miệng là thao thao bất tuyệt về tinh thần bất khuất của dân tộc Trung Hoa,. Thực ra nguồn gốc và thực chất của tinh thần này là tinh thần du mục và tinh thần thảo nguyên của tổ tiên Viêm Hoàng, mà hạt nhân là tinh thần lang đồ đằng (tôtem sói), thông qua mấy nghìn năm tiếp máu của dân tộc du mục mà được xác lập. Thực ra, hai câu có thể khái quát tinh thần dân tộc Trung Hoa lại chính là hai câu cách ngôn của Nho gia thời kỳ đầu: "Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức", "phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Bốn chữ "không": không ngơi nghỉ, không hoang dâm, không biến chất, không khuất phục, là điển hình cho tinh thần sói và tinh thần tôtem sói, và cũng là khái quát cao độ chân dung tinh thần tôtem sói. Mỗi con sói trên thảo nguyên Mông Cổ đều mang tinh thần "bốn không", hơn nữa, hàng vạn năm trước đây, tinh thần "bốn không" đã là "tinh thần toàn dân" của sói thảo nguyên. Nhưng đại đa số người Trung Quốc chưa đạt tới tinh thần đó. Nó chỉ là mô hình tinh thần mà các tiên hiền phác hoạ ra để hô hào, ngưỡng mộ, hướng tới và học tập. Do đó "bốn không" kỳ thực là tinh thần sói hữu danh vô thực. Các tiên hiền Nho gia thời kỳ đầu đã dùng "bốn không" bồi dưỡng nên một sổ con em ưu tú và một số anh hùng của dân tộc Trung Hoa, nhưng tinh thần "bốn không" vẫn chửa trở thành "tinh thần toàn dân" của dân tộc nông canh. Nếu không, sẽ chẳng xuất hiện trong lịch sử nhiều đợt dân tộc du mục chiếm cứ trung nguyên và Trung Quốc, cũng không xuất hiện vài triệu Hán gian và nguỵ quân trong kháng chiến chống Nhật.

Dân tộc du mục thảo nguyên hiểu sói hơn người Hán, do đó họ tôn trọng sói, sùng bái tinh thần sói và đưa lên vị trí tối cao tinh thần totem dân tộc. Vì vậy dân tộc thảo nguyên hơn hẳn dân tộc nông canh về trình độ phổ cập tinh thần "bốn không". Và cũng bởi vì dân tộc thảo nguyên không ngừng tiếp máu cho dân tộc nông canh, khiến cho dân tộc Trung Hoa khi đứt khi nối vẫn duy trì được tinh thần "bốn không" và cũng là tinh thần dân tộc Trung Hoa.

Vì vậy, nếu như rút bỏ tinh thần bốn không: không ngơi nghỉ, không hoang dâm, không biến chất, không phuất phục ra khỏi tinh thần dân tộc Trung Hoa, thì sẽ còn lại những gì? Có lẽ chỉ còn lại tinh thần lý học đời Tống. Bây giờ còn ai dám đem tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức ra làm tinh thần dân tộc Trung Hoa? Tinh thần dân tộc Trung Hoa do dân tộc du mục và dân tộc nông canh cùng nhau sáng tạo trên đại lục Trung Hoa, nhưng hồn của nó là tinh thần du mục và tinh thần sói.

Người Hán chúng ta nên nhận thức đầy đủ và khẳng định sự đóng góp to lớn của mình cho toàn thể dân tộc Trung Hoa, cảm ơn và học tập sói thảo nguyên và dân tộc thảo nguyên. Quả thật nên bù đắp lớn nhất cho sói thảo nguyên và người thảo nguyên.

Dương Khắc giận dữ nói: Bây giờ không nên nói cảm ơn và bù đắp, ngay cả cấm chỉ cướp giật thảo nguyên và ra lệnh bừa bãi cũng đã khó.

Trần Trận nói: Mình cho rằng, tư tưởng chính thống Nho gia và các sử gia, các nhà văn hoá Trung Quốc tởm nhất ở chỗ sổ toẹt sự đóng góp mang tính cấp cứu cho dân tộc Trung Hoa. Qiuan điểm truyền thống của Trung Quốc là ca ngợi nền văn minh cổ Trung Hoa ưu việt như thế nào, văn minh nông canh và Nho gia chính thống lớn mạnh và đầy sức sống như thế nào, ba nền văn minh nông canh của ba nước cổ xưa đã tàn lụi không trụ lại được như thế nào, chỉ văn minh Trung Quốc là không bị gián đoạn, tiếp tục cho đến thời cận đại. Thế nhưng, căn cứ vào sự thực lịch sử phát triển 5000 năm của Trung Quốc, văn minh Trung Hoa sở dĩ duy trì cho đến thời cận đại, không thể tách rời sự tiếp máu không ngừng của dân tộc du mục. Phủ nhận sự thực này là cướp công người khác. Quan điểm này làm giảm sức phê phán đối với ý thức tiểu nông và Nho học chính thống, khiến chúng có cơ tồn tại, tiếp tục làm suy yếu và trói buộc tính cách và tinh thần dân tộc Trung Hoa, và chẩn đoán sai đối với con bệnh Trung Quốc. Từ sau ngày thành lập nước, phương lược trị quốc chưa làm được chuyện trông bệnh bốc thuốc, chưa tập trung sức mạnh cho liều thuốc đắng đối với căn bệnh nông canh, thậm chí còn lưu luyến nông canh, cổ vũ cho nông canh, đề cao vai trò nông canh, đề bạt cán bộ nông canh. Thời kỳ cách mạng văn hoá đuổi thanh niên trí thức về nông thôn làm nông dân, khiến ý thức tiểu nông và ý thức gia trưởng chuyên chế ngày càng đậm, dân số nông canh bùng nổ, thậm chí có xu thế vượt cả só nhân khảu nông canh 5000 năm cộng lại. Tuy hiên nay giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm địa vị thứ yếu, nhưng nhân khẩu nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. 900 triệu nhân khẩu nông nghiệp mang tính cách và ý thức nông canh đã trở thành hiện thực "tồn tại dân tộc" của dân tộc Trung Hoa. Sự "tồn tại" của ý thức và tính cách nông canh đặc sệt và rộng lớn như thế, sẽ ảnh hưởng và lây nhiễm lâu dài đối với quan viên hành chính, phần tử trí thức, tầng lớp công thương, công nhân, thị dân và tầng lớp mới nảy sinh.

Một trăm năm trở lại đây, bệnh cũ của Trung Quốc đã nhiếu lần tái phát, cuộc duy tân và cải cách tính cách nhiều lần vấp váp, ngưyên nhân sâu xa là cho đến nayTrung Quốc vẫn chưa thay đổi về căn bản tính cách dân tộc. Vì vậy vẫn chưa bước sang giai đoạn có thể nắm chắc vận mệnh dân tộc mình. Cách mạng giới sử học, cách mạng Trung Quốc đương đại, phải lấy tinh thần tôtem sói loại trừ tính cách nông canh, loại trừ đường lối sai lầm "ôn hoà đôn hậu" của Nho gia.

Hơn 20 năm cải cách gian khổ, nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh của Trung Quốc đã tiến một bước dài. Tồn tại dân tộc đang chuyển biến, qui luật tồn tại dân tộc quyết định tính cách dân tộc đang tác động mạnh mẽ. Tính cách người Trung Quốc cũng bắt đầu tự phát hồi qui theo tinh thần tôtem sói. Truyện tranh "Con sói xám" được trẻ em yêu thích; Ca khúc "Sói phương bắc" vang lên khắp nơi, bộ phim "nhảy múa với bầy sói" được các nhà quản lý doanh nghiệp tán thưởng; sản phẩm mang thương hiệu sói bắt đầu bán chạy trên thị trường; cửa hàng ăn mang tên sói đắt như tôm tưoi; bắt đầu có bút danh, nghệ danh sói. Cuối cùng, tinh thần du mục mà hạt nhân là tinh thần tôtem sói được khôi phục ở Trung Quốc. Dân tộc sợ sói ghét sói nhất thế giới bắt đầu sùng bái tinh thần tôtem sói. Đây là một trong những thành quả chủ yếu sau 20 năm cải cách, và cũng là nơi gửi gắm niềm hi vọng phục hưng dân tộc.

Tinh thần tôtem sói là khắc tinh của tinh thần cừu yếu đuối bảo thủ, cho nên chỉ có phát huy mạnh mẽ tinh thần sói, cải cách mới không bị thụt lùi và cũng không dám thụt lùi. Lớp người mới vũ trang bằng tinh thần sói ngày càng nhiều sẽ càng đánh càng hăng, đập tan tất cả những thế lực bảo thủ. Nói cho cùng, cải cách ở Trung Quốc không chỉ cái cách chuyển đổi thể chế kinh tế chính trị, mà cơ bản hơn, có tính quyết định hơn, là cải cách và chuyển đổi tính cách quốc dân.

Nắm vững và thuận theo qui luật phát trỉển văn minh Trung Quốc và thế giới, có thể bỏ qua giai đoạn mò mẫm, càng tự giác tiếp tục cải cách mở cửa, dũng cảm tiến lên như sói thảo nguyên. Dân tộc Trung Hoa nhất định sẽ khôi phục và kế thừa tinh thần du mục của tổ tiên Viêm Hoàng, phát huy mạnh mẽ tinh thần tôtem sói của dân tộc du mục. Về tính cách, phát triển từ "văn minh cừu" thời cổ đại lên "văn minh sói" thời hiện đại, phát triển "con người văn minh" mà cá tính thực sự được giải phóng, thực sự được tự do dân chủ. Đến khi đó, người Trung Quốc loại trừ được tận gốc tính gia súc trong tính cừu, phắc phục được nửa dã man trong "văn minh sói", trở thành người văn minh với chữ Người viết hoa. Ba giai đoạn nói trên là những giai đoạn phát triển phù hợp với tính qui luật trong lịch sử và tình hình Trung Quốc. Dân tộc Trung Hoa về mặt tính cách chưa kinh qua giai đoạn "văn minh sói" thì căn bản không thể bước ngay vào giai đoạn cao"người văn minh" tự do dân chủ. Hơn một tỉ người văn minh thực sự tự do dân chủ và yêu chuộng hoà bình xuất hiện trên vũ đài thế giới là một đảm bảo lớn nhất cho tự do và hoà bình toàn cầu.

°

Dương Khắc nói: Cậu chấn chỉnh nếp nghĩ cực kỳ rành rẽ. Lịch sử Trung Quốc có thể sẽ phát triển theo "thuyết ba giai đoạn" của cậu. Vũ khí tinh thần tôtem sói bị mai một trên thảo nguyên, nay đã đến lúc phải khơi dậy. Xem ra nó không hề bị han gỉ, vẫn toả sáng, vẫn sắc sảo. Hơn nữa tôtem sói trong kho vũ khí tinh thần tư tưởng tiên tiến nhất của thế giới hiện đại, vẫn toả ánh hào quang, còn tam cương ngũ thường - cương lĩnh của Nho gia thì như một xác chết đã thối rữa.

Dưong Khắc lại nói: Mấy vấn đề lớn cậu nêu đã giải đáp được những thắc mắc quan trọng của mình. Nhưng vẫn còn mấy câu hỏi sau đây: Triều Thanh, thành thị Trung Quốc đã xuất hiện mầm mống tư bản chủ nghĩa, vậy tại sao Trung Quốc chưa đi lên con đường tư bản chủ nghĩa?

Trần Trận nói: Nguyên nhân là do tồn tại dân tộc nông canh và tính cách dân tộc. Đất đai trồng trọt Trung Quốc quá rộng quá sâu quá xa, vào loại đứng đầu thế giới. Trên mảnh đất như thế mọc lên cây đại thụ nông canh rễ sâu tán rộng, hút sạch dinh dưỡng, tán cây che hết những mầm non. Chính quyên nhà nước nông canh chỉ riêng thuế má, phân bổ, vơ vét và yêu sách, cũng đã vét sạch tích luỹ cần thiết cho sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Nhưng muốn phản đối phải có tính cách dân tộc dũng mãnh, sẵn sàng chiến đấu. Điều kiện chủ quan và khách quan đều không có thì tất nhiên không làm nên chuyện gì. Chủ nghĩa tư bản dưới bóng cây đại thụ nông canh không có chất bổ, không có mặt trời, quá lắm chỉ là mầm mống và vĩnh viễn chỉ là mầm mống. Cho nên lịch sử Trung Quốc phát triển như sau: "Tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan" loay hoay tại chỗ. Nếu như không có dân tộc du mục nhiều lần tiếp máu, thì dù tại chỗ cũng không thể tồn tại. Không có "văn minh sói" nhảy vào, Trung Quốc không thể phá vỡ hình thái kinh tế nông canh. Đây là tính đặc thù của Trung Quốc. Văn minh Trung Quốc khép kín là một đặc thù trong trong văn minh thế giới, như một con sông chết Talimu, nếu không dựa vào tầng lớp tiên tiến áp dụng những chính sách mạnh mẽ, nó không bao giờ nhập được vào dòng chảy chính của thế giới.

Dương Khắc hỏi: Tồn tại dân tộc quyết định tính cách dân tộc. Thí dụ, tồn tại của dân tộc Nhật Bản là ghê gớm. Người ta cũng trồng lúa, cũng nông canh, nhưng xét từ bản chất, Nhật Bản là một đảo quốc, dân tộc Nhật Bản từ xưa đã là dân tộc biển, công việc là đi biển đánh cá, săn bắt trên biển, buôn bán trên biển, giặc lùn câu kết với hải tặc. Tính cách dân tộc họ là tính cách sói biển hung dữ. Sói biển lên bờ, chẳng phải đuổi cho đàn cừu nông canh tan tác đó sao? Giặc lùn xưa kia từng đánh tới Nam Kinh Hàng Châu, từng đốt chay tháp Lôi Phong; Trên biển, thậm chí tiêu diệt toàn bộ đại quân Nguyên Mông xâm lược Nhật Bản. Thời cận đại sói biển phương tây hung dữ hơn, Nhật Bản lập tức nhập bọn, bỏ cừu theo sói, bỏ Á theo Âu, từ bỏ Trung Quốc Nho gia, học tập văn minh phương tây: Hiến chính, pháp luật, khoa học, giáo dục và đại công nghiệp phương tây. Sói biển gặp sói biển, đồng khí tương cầu, gặp nhau chỉ tiếc hơi muộn, học mãi không chán. Dân tộc Nhật học tập phương tây không gặp trở ngại lớn về tính cách dân tộc, trái lại, càng khơi gợi tính cách sói biển bẩm sinh., càng kích thích lòng ham học và chí tiến thủ, vì vậy người ta học cực nhanh. Năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị thực thi duy tân, chỉ 36 năm ngắn ngủi sau đó đã xây dựng được nền công nghiệp phát triển, đánh bại Đại Thanh trong chiến tranh Giáp Ngọ, tiếp đó, đánh bại quân dội Sa hoáng nổi tiéng một thời trong cuộc chiến tranh Nhật - Nga, vươn lên thành đế quốc hàng đầu trên thế giới, gia nhập đội ngũ các nước mạnh châu Âu, tạo ra bước nhảy vọt đầu tiên, một kỳ tích trên thế giới. Hiện nay nước Nhật xếp thứ hai về kinh tế trên thế giới. Còn Trung Quốc sau khi Minh Trị Nhật Bản duy tân gần một thế kỷ rưỡi cho đến nay vẫn xếp vào thế giới thứ 3, đôi bờ vẫn chưa thống nhất, thu nhập bình quân tính theo đầu người và đầu tư cho giáo dục vào loại thấp nhất thế giới., hiệu quả đầu tư kém nhất, trình độ kỹ thuật vẫn chưa có duyên với giải thưởng Nobel; tiến độ đất đai sa mạc hoá và tốc độ thất thoát nước ngầm cao hơn rất nhiêu so với tốc độ phát triển kinh tế. Nhân khẩu nông nghiệp vốn đã quá thừa mà vẫn tăng thêm hàng chục triệu. Nền bóng đá yếu ớt của Trung Quốc luôn thua tơi tả trước sói Nhật Bản, chưa biết ngày nào mới ngóc đầu lên được…

Hơn một ngàn năm nay, Trung Quốc đem nông canh Nho học kinh điển cừu đi giáo hoá học trò Nhật., đúng là chọn lầm đồ đệ. Nhất Bản học Trung Quốc hơn ngàn năm Nho học mà không thấy có tiếng vang gì trên thế giới, vậy mà học phương tây mới hơn ba mươi năm mà đã cất cánh bay cao. Còn Trung Quốc thì sao? Phương tây vừa du nhập cái gì đó là gặp ngay sự phản ứng chối bỏ của toàn thể dân tộc, như cừu gặp sói, bất kể hay dở, bài xích tuốt, từ nhà vua đến Nghĩa hoà đoàn đều chống Tây diệt Tây. Kết quả, bị các nước mạnh chiếm đất, trở thành nửa thực dân địa.

Nhật Bản và Trung Quốc đều là giống da vàng Đông Á, cùng văn hoá Nho gia, cùng theo đạo Phật, vậy mà vì sao công cuộc duy tân của Nhật nhanh chóng thành công, còn duy tân của Trung Quốc thì chỉ 100 ngày đã bị chém đầu? Nếu không tìm căn nguyên từ tồn tại dân tộc và tính cách dân tộc, chúng ta sẽ không bao giờ nắm được vận mệnh của mình.

Dương Khắc gật đầu tán thành, lại hỏi: Nhưng vì sao ba dân tộc du mục lớn trên thế giới: A rập, Đột Quyết và Mông Cổ đều suy thoái?

Trần Trận nói: A Rập và Đột Quyết sau đó định cư hoặc làm ruộng. Mông Cổ tuy vẫn tiếp tục du mục, nhưng lịch sử phát triển sang thời đại thuốc nổ, thì kỵ binh của dân tộc thảo nguyên mất ưu thế, dân số lại quá ít, bị hai nước lớn có súng đạn kẹp chặt hai bên trên cao nguyên đại lục, mất thời cơ và điều kiện phát triển ra đại dương. Ngành du mục nguyên thuỷ thảo nguyên không phát triển sang giai đoạn cao "du mục biển", vì sẽ bị một "du mục biển" tính cách mạnh hơn đánh bại. Vì vậy vẫn là tính cách dân tộc quyết định vận mệnh dân tộc. Tính cách dân tộc mạnh hay yếu thì phải đem so với các tính cách dân tộc trên thế giới.

Ngành hàng hải càng đòi hỏi tính cách dũng mãnh. Bão cấp 12, sóng lớn và cá mập xanh nguy hiểm hơn nhiều so với bạch mao phong và sói thảo nguyên, Những dân tộc được tôi luyện trong nghề này tính cách càng mạnh, tầm nhìn càng rộng, dấu chân càng xa, hấp thu thành quả văn minh các nước trên thề giới càng nhiều, cướp bóc đại lục mới, đi tìm đất mới và tích luỹ nguyên thuỷ càng sớm, càng nắm bắt được thời cơ. Dân tộc du mục phương tây vốn hung hãn, ra biển như hổ mọc thêm cánh, vì vậy đứng hàng đầu trên thế giới hiện nay phần lớn là những dân tốc du mục thảo nguyên sau đó phát triển thành du mục biển, hoặc vốn là dân tộc du mục biển.

Lại nữa, đừng đánh giá thấp tác dụng cấm đoán của tôn giáo. Đạo Ixlam kiên quyết chống lại sự xâm nhập và can thiệp của phương tây, đồng thời cự tuyệt dân chủ và khoa học phương tây. Lạt Ma giáo làm bạc nhược tính cách dũng mãnh của dân tộc Mông Cổ. Nhưng đạo Cơ đốc lại bị dân tộc Tây Âu tính cách dũng mãnh cải tạo thành tân giáo chống lại sự chuyên chế hủ bại của giáo hội Thên chúa giáo La Mã, vô hại đối với chủ nghĩa tư bản. Tồn tại dân tộc quyết định tính cách dân tộc. Tồn tại dân tộc mạnh hơn quyết định tính cách dân tộc mạnh hơn. Và tính cách dân tộc mạnh tác động trở lại tồn tai dân tộc, chủ động kiến tạo tồn tại dân tộc càng mạnh mẽ tiên tiến hơn, nhằm mạnh hoá tính cách dân tộc. Mạnh làm vua, siêu mạnh sẽ trở thành quán quân.

Sự trỗi dậy của Nga La Tư thời cận đại cũng vậy. Piôt đại đế đưa nước Nga nông nghiệp là chủ yếu, chế độ nông nô còn lạc hậu hơn cả Trung Quốc, trở thành một trong những nước mạnh ở châu Âu. Nguyên nhân là ở tính cách sói của ông ta đả kích và diệt thẳng thừng thế lực quí tộc chủ nô bảo thủ lạc hậu, mạnh dạn học tập phương tây, liều mạng xông ra biển, vi hành khắp chốn, khảo sát Tây Âu, cạo râu, mặc âu phục, đội tóc giả, xây dựng hải quân, huấn luyện pháo binh, đập chuông nhà thờ đúc đại bác, thậm chí di chuyển thủ đô Nga La Tư từ khu nông canh tới ven biển, định đô Xanh Pêtecbua đối mặt với các nước mạnh và đại dương. Khí phách ấy, dũng cảm ấy khiến mình phục quá. Trước cách mạng văn hoá, mình xem các phim "Piôt đại đế", "Thượng tướng hải quân Usacôp" đến năm sáu lần. Lên thảo nguyên, mình tìm thấy nguồn gôc tính cách Piốt đại đế ở sói. Sống trên thảo nguyên mênh mông, dân tộc Nga La Tư vốn là dân tộc thảo nguyên, nông canh không phát triển, lại bị Khan quốc Kimchang thống trị và tiếp máu suốt hai thế kỷ, không có thảo nguyên và sói thảo nguyên, sẽ không có nhà cải cách vĩ đại Piốt đại đế.

Hai nước láng giềng lạc hậu hơn nhiều so với Trung Quốc, đều dựa vào tính cách dũng mãnh của sói mà ngồi lên đầu Trung Quốc.

Trước hết, muốn thay đổi tình trạng lạc hậu của Trung Quốc thì phải nhanh chóng chuyển đổi tồn tại dân tộc Trung Hoa thành tồn tại dân tộc có nền kinh tế chính trị đủ sức cạnh tranh, mau chóng bối dưỡng tính cách dân tộc dũng mãnh cầu tiến, không bao giờ được tự mãn. Điều này quyết định về căn bản vận mệnh dân tộc Trung Hoa.

Thứ nữa, trên cơ sở tính cách dân tộc, kiên quyết đi con đường "văn minh sói hiện đại", cần phóng thích có mức độ và cao tay trong việc điều khiển sói tính trong nhân tính. Đây là con đường cực khó đối với các nước trên thế giới. Sói tính linh hoạt và đầy sức sống, đồng thời lại điên khùng tham lam, cướp bóc và phá hoại. Sói tính trong nhân tính chẳng khác phản ứng nhiệt hạch, năng lượng cực lớn, sức phá hoại cũng cực lớn, khống chế tốt thì đem lại hạnh phúc cho nhân loại, không chế dở thì gây ra tai ương cho toàn cầu. Trên thế giới chưa có nhiều nước phóng thích hợp lý và chế ngự tốt năng lượng nhiệt hạch. Nước nào làm được như vậy đều đứng đầu các nước phát triển. Con đường này cực kỳ khó khăn, ngay cả cưòng quốc cận hiện đại, làm không tốt cũng dễ bị lật thuyền như ba nước Đức ý Nhật trong đại chiến thế giới II, vì chưa kiểm soát được sói tính trong tính cách dân tộc, kết quả bùng nổ hoạ phát xít, gây tổn thất lớn cho chính ba nước và nhân dân thế giới.

"Cách mạng văn hoá" của Trung Quốc cũng có vấn đề nghiêm trọng. Do sói tính không đủ, nên tính cách dân tộc Trung Quốc trong lịch sử, nhất là trong thời kỳ cận hiện đại hèn yếu, rơi vào tình cảnh nửa thực dân địa của phương tây, chịu đủ mọi điều ô nhục. Dân tộc Trung Hoa nổi giận, các chí sĩ du nhập tinh thần kiêu dũng xốc tới của phương tây, rồi từng bước du nhập công nghiệp có sức cạnh tranh của phương tây, vùng lên đánh đổ "Khổng gia điếm" (Nho giáo), phóng thích "soi tính" bị chèn ép lâu ngày. Dòng máu dân tộc Viêm Hoàng di truyền cùng những lần tiếp máu rốt cuộc đã phát huy tác dụng, tính cách dân tộc Trung Hoa mạnh dấn lên. Một trăm năm phấn đấu, đuổi sạch liệt cường, giành lại độc lập dân tộc, chiến thắng trong chiến tranh Triều tiên. Thế nhưng trong "cách mạng văn hoá", do nhu cầu chính trị nên phóng thích sói tính kiểu nhân tạo, "đả đảo bọn đầu trâu mặt ngựa", đánh đổ Chủ tịch nước nguyên soái tướng lĩnh, tinh hoa giới công thương, những học giả có uy tín. Sói "Hồng vệ binh" hoành hanh toàn quốc: Đánh thầy giáo, đấu Hiệu trưởng, đốt sách, huỷ đồ cổ, lục soát các nhà, giết ngưòi cướp của, đập phá Đại sứ quán, vô chính phủ, cực đoan, gây tai hoạ tày trời chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc.

Toàn bộ lịch sử nhân loại và một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc đã chứng minh sự khó khăn của công việc phóng thích và chế ngự sói tính. Nho gia và bộ máy chuyên chế phong kiến trấn áp toàn diện sói tính trong tính cách dân tộc, kết quả là tính cách toàn dân tộc bị cừu hoá, lạc hậu, chỉ còn mỗi con đường diệt vong. Chỉ có giải phóng sói tính với liều lượng thích hợp, áp dụng chế độ thực sự dân chủ và pháp trị để chế ngự sói tính, vứt bỏ dân chủ giả hiệu co giãn như cao su. Đó là lối thoát duy nhất cho dân tộc. Chế độ thực sự dân chủ và pháp trị mới là lò phản ứng ngưyên tử duy nhất vừa giải phóng vừa khống chế "phản ứng nhiệt hạch" của sói tính. Muốn xây dựng nền dân chủ thực sự, phải đồng thời tiến hành và hoàn thành công trình cơ sở chuyển hoán tính cách quốc dân. Không có cơ sở của tính cách dân tộc, thì dù dựng nên lâu đài dân chủ cũng chỉ là lâu đài, nếu như nó đổ còn gây tai tiếng cho dân chủ và trên đống đổ nát ấy sẽ mọc lên một thể chế độc tài hơn. Không có công trình cơ sở để chuyển hoán tính cách dân tộc thì dân chủ mãi mãi chỉ là ảo vọng. Chuyển hoán tính cách dân tộc nông canh phải qua một thời kỳ quá độ "thả nổi", nhưng không được quá chậm chạp, nếu không, bệnh cũ (tính cách yếu đuối) sẽ khuếch tán những độc tố hủ bại, hiệu quả thấp, bùng nổ dân số và phá hoại môi trường, ra khắp cơ thể, phải mất nhiều thì giờ quí báu để chữa trị.

Dương Khắc gật đầu: Đúng vậy, dân tộc phương tây tính cách quá mạnh, chính phủ độc tài khó mà áp chế được dân. Ở phương tây, chế độ trung ương tập quyền như Trung Quốc rất khó đứng vững, mà dù có đứng cũng không vững. Cho nên người ta chỉ tiếp nhận chế độ dân chủ. Còn ở phương đông, cừu sợ nhất là tự do và độc lập, một khi không có "Từ châu mục" (người cai quản chăn dắt), cừu sẽ bị sói ăn thịt. Dân tộc nông canh ươn hèn đều vui lòng chấp nhận chế độ độc tài, đám dân nông canh là cha mẹ cung cấp cơm ăn áo mặc cho chế độ độc tài. Xem ra, tồn tại dân tộc của dân tộc Hoa Hạ và tính cách quóc dân không thay đổi thì chế độ độc tài ở Trung Quốc không bao giờ kết thúc.

Trần Trận lại nói: Dân tộc nào sói tính không mạnh thì dân tộc ấy không bao giơ giành được dân chủ và không biết sử dụng dân chủ. Trên thực tế, dân chủ là kết quả của sự phản kháng của dân tộc tính cách mạnh, ngã giá với nhà cầm quyền.

Tràn Trận lại nói: "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó thay", nếu không cải cách tồn tại dân tộc thì bản tính dân tộc sẽ không còn là "khó thay", mà là "không thể thay đổi". Cuộc cải cách hiện nay ở nước ta, thực tế là cải cách tồn tại dân tộc. Tình hình cải cách hiện nay đã không thể đảo ngược. Về tính cách, đã từ "sói Viêm Hoàng", "sói Tần Hán" và "sói Tuỳ Đường" bị tồn tại nông canh cải tạo thành "cừu Hoa Hạ", vậy thì, cùng với tồn tại dân tộc mang tính cạnh tranh kiểu mới được xác lập và phát triển, "cừu Hoa Hạ" lạc hậu xưa nay sẽ trở thành "sói văn minh Trung Hoa hiện đại", hậu duệ chân chính của Viêm Hoàng, tiến hoá theo hướng "người văn minh thế giới" ở giai đoạn tự do dân chủ cao hơn.

Tuy nhiên, trên thế giới, Trung Quốc là nước đât đai nông canh rộng lớn nhất, lịch sử nông canh lâu đời nhất, số dân nông canh đông đảo nhất, ý thức nông canh sâu đậm nhất, không gian thành thị hoá quá chật hẹp, vì vậy, muốn chuyển hoá tính cách dân tộc từ "cừu Hoa Hạ" thành "sói văn minh" cấn phải một thời gian dài, đau khổ, thậm chí là thời kỳ đào thải quyết liệt. Làm sao đối xử, bố trí và nuôi sống đám quần chúng tính cách non kém, chuyển hoá tính cách yếu đuối của họ, sẽ là công viện khó khăn bằng lên trời. Hơn nữa,sau này nhiệm vụ công kiên của thể chế chính trị còn có thể do tính cách dân tộc hèn yếu mà không thành công. Chỉ có tinh thần sói kiên cường bất khuất mới giải quyết được những vấn đề khó khăn này.

Đó là những kết luận cuối cùng của tôi.

°

Thảo nguyên Ơlôn chìm trong màn đêm mênh mông, đèn điện ở những điểm định cư xa xa toả ánh sáng yếu ớt. Dương Khắc còn muốn hỏi nữa, nhưng Trần Trận vỗ tay lái, nói: Về thôi, kẻo Batu đánh xe đến tìm chúng mình bây giờ. Cậu còn hỏi chuyện gi, ta có thể trao đổi trên đường về Bắc Kinh.

Dương Khắc nói: Tôtem sói và tinh thần du mục đúng là những vấn đề then chốt của văn minh Trung Hoa, đụng vào đó là rất nhièu chuyện. Mình đang muốn hỏi cậu một số vấn đề.

Hai người xuống xe, giơ tay chào hang sói nhưng vẫn nấn ná chưa muốn đi. Trần Trận nhìn mỏm núi, nói khẽ: Sói con, tôi về Bắc Kinh đây, tôi sẽ trở lại thăm sói…

Dương Khắc nói: Ta nên dựng bia kỉ niệm trước hang sói, hay nhất là một biểu tượng tôtem sói.

Trần Trận thở dài, nói: Mình cũng muốn dựng nhưng không dám. Bây giờ chỗ nào cũng thấy dân ngụ cư đến từ vùng nông nghiệp, trông thấy bia sói, họ không đập nát thì chớ kể! Chưa chừng họ còn lấp mất cái hang trăm tuổi cũng nên. Hãy cứ để yên cái hang đó.

Trần Trận lại nói: Giờ đây mình rất muốn dựng một bia sói, một biểu tượng tinh thần tôtem sói trong lòng mọi người. Tôtem sói vốn là một trong những tôtem nguyên thuỷ quan trọng nhất của dân tộc Trung Hoa, về địa vị chỉ sau tôtem rồng. Nhưng mình cho rằng, vấn dề không đơn giản như thế, căn cứ vào những phát hiện khảo cổ mới đây và sự phân tích của mình, thời kỳ đầu tôtem sói và tôtem rồng có thể chỉ là một, tôtem rồng về sau chẳng qua là diễn biến từ tôtem sói.

Dương Khắc giật mình, vội nói: Phát hiện này rất quan trọng đối với vấn đề chuyển hoán tính cách quốc dân của người Trung Quốc. Cậu nói vấn đề này rồi hãy đi.

Trần Trận nói một mạch: Hình tượng rồng thực ra đã xuất hiện cách đây 5.000 năm. Năm 1971 tại Tam Tinh Thala xuất thổ một con rồng ngọc, thuộc văn hoá Hồng Sơn, thời kỳ đồ đá mới, được gọi là con rồng đầu tiên ở Trung Quốc. Khi ấy tổ tiên Hoa Hạ chưa trở thành dân tộc nông canh, đang trong trạng thái săn bắn hái lượm, du mục hoặc bán nông bán mục. Tôtem rồng đàu tiên là của tiên dân nguyên thuỷ Hoa Hạ, sau đó mới diễn biến thành tôtem của dân tộc nông canh, Tôi đã nghiên cứu kỹ con rồng ngọc Tamtinh Thala, giật mình nhận ra rằng, con rồng ngọc nguyên thuỷ không giống chút nào con rồng mà người Trung Quốc quen thuộc, mà là con rồng đầu sói thân rồng, trên mình con rồng ngọc không có vảy, cũng không có móng vuốt, đầu và gáy hoàn toàn sao chép y nguyên đầu sói gáy sói: mặt dài, mũi dài,, mõm dài, mép hơi nhếch lên. Nhất là mắt thì đúng là mắt sói, tròn mà xếch, in hệt mắt sói con chúng mình nuôi. Đặc trưng vê mắt, tiền nhân thời đại đồ đá mới dùng thủ pháp nghệ thuật khoa trong một cách kỳ diệu.Chưa hết, lông gáy sói còn được điêu khắc giống như thật, từ sau ót cho tới lưng bờm nổi hẳn lên vốn là đặc trưng của sói Mông Cổ, đẹp mà oai không thể tả. Mình thuộc lòng hình dáng con sói Mông Cổ, có thể tưởng tượng, nếu như không quan sát kỹ lưỡng con sói trong một thời gian dài, tổ tiên chúng ta không thể khắc hoạ hình tượng nghệ thuật giống đến thế.

Con rồng ngọc này thực tế là con sói ngọc, nhất là cái đầu thì đúng là đầu sói, đúng tuyệt đối. Vậy mà có một số học giả nói đó là đầu lợn. Nhưng mình cho rằng, căn cứ vào tính cách, dân du mục không bao giờ sùng bái lợn, dù lợn nhà hay lợn rừng. Vì rằng dân tộc du mục tây bắc hoặc phương bắc không khi nào sùng bái con vật họ đã thuần dưỡng hoặc có thể thuần dưõng. Chỉ những ai không hiểu tính cách ấy của dân tộc du mục Trung Quốc mới cho rằng họ sùng bái gia súc; từ hình tượng mà xét, mắt lợn không xếch, mõm lợn không mở ra ngay phía trước, đầu lợn cũng không dài. Hơn nữa, con lợn thân hình ngắn mà tròn, đuôi ngắn, bất kể lợn rừng hay lợn nhà đều không thể diễn biến thành rồng. Nói diễn biến thành rồng là quá khiên cưỡng. Còn sói thì thân dài lông mượt đuôi dài, diẽn biến thành rồng là có thể. Cậu tưởng tượng bộ da sói hình ống thân dài đuôi dài treo trên ngọn sào, có phải đúng là đầu sói mình rồng? Mình đoán hình tưọng rồng bay Trung Hoa rất có thể là hình tượng sói bay lên trời trong tưởng tưọng của tổ tiên Hoa Hạ thảo nguyên, mỹ hoá và thần thánh hoá con sói. Năm xưa chúng mình xem hình ảnh sói con bay trên trời, cảm thấy không chỉ là sói bay mà như rồng bay, có điều, khi ấy mình không khai thác sâu theo hướng này.

Sau khi về Bắc Kinh, được xem ảnh chụp con rồng ngọc, mình xúc động ghê gớm, y như gặp lại sói con. Trong điều kiện lúc bấy giờ mà khắc hoạ trên đá quí con rồng đầu sói mình rồng đẹp đến vây, có thể suy ra tổ tiên chúng ta quen thuộc và gần gũi con sói đến mức nào. Vả lại, địa điểm rồng ngọc xuất lộ là ở Nội Mông, quê hương của sói thảo nguyên Mông Cổ, nơi có nhiều sói lớn và dũng mãnh nhất, có nhiều dân tộc du mục sùng bái tôtem sói sinh sống nhất và cũng là nơi có nhiều truyền thuyết nhất về "sói bay" Trung Quốc. Điều này khiến mình tự nhiên nghĩ tới mối quan hệ giữa tôtem sói và tôtem rồng và bắt đầu nghiên cứu về chúng.

Theo kết quả nghiên cứu của mình, tôtem sói và tôtem rồng chí ít có 7 điểm giống nhau dưới đây:

Một, tôtem sói và tôtem rồng sớm nhất xuất lộ ở thảo nguyên Nội Mông hoặc thảo nguyên Mông Cổ kế cận. Nơi này lại đúng là quê hương của giống sói thảo nguyên Mông Cổ lón nhất, dũng mãnh nhất và đông nhất thế giới, hơn nữa sói thảo nguyên là đồng hương của dân tộc du mục, người và sói vật lộn quyết liệt để cùng tồn tại trên thảo nguyên rộng lớn. Do đó, tinh thần và tính cách sói ảnh hưởng lớn nhất đối với người thảo nguyên, không như sói bắc cực sống trong rừng xa người, ăn thịt động vật hoang dã là chính, không ảnh hưởng lớn đến con người, do vậy ở đó khó có tục sùng bái sói.

Hai, tôtem sói và tôtem rồng nguyên thuỷ đầu và cổ giống nhau, thân tròn mà dài giống nhau. Rồng ngọc Tamtinh Thala Nội Mông đầu sói mình rồng, cũng có nghĩa là thời đại đồ đá mới, đầu và cổ tôtem sói và tôtem rồng hoàn toàn giống nhau, mình cũng giống nhau, đều không có vảy, điều này chứng tỏ tôtem rồng không diễn biến từ cá hoặc từ rắn. Thời đó, rất có thể tôtem sói chính là tôtem rồng, tôtenm rồng chính là tôtem sói, hai tôtem này chưa tách riêng, mà quê của cả hai đều ở thảo nguyên.

Ba, tôtem sói và tôtem rồng đều bay trong tư thế uốn lượn lên xuống để bay. Trong truyền thuyết, dù là trên thảo nguyên hay trên đại lục Hoa Hạ, hai tôtem này đều đang bay. Trên thảo nguyên, tôtem sói bay lên trời đưa linh hồn người lên Tăngcơli, còn tôtem rồng của Hoa Hạ thì đằng vân giá vũ, kêu gió gọi mưa. Nhưng rất nhiều dân tộc trên thế giới và ở Trung Quốc, tôtem của họ không biết bay, thí dụ họ thờ gấu, hổ, bò, khỉ…Dân tộc thảo nguyên và dân tộc nông canh trên đại lục Trung Quốc đều có chung đặc điểm tôtem bay, điều này không phải trùng hợp ngẫu nhiên.

Điều giông nhau nhất là tư thái bay, tư thái phóng như bay của sói thảo nguyên là uốn lượn lên xuống, bộ da hình ống của con sói trên đầu sào cũng uốn lựon lên xuống "bay" trước gió. Con rồng Trung Hoa trong điêu khắc và trên bích hoạ thì cong người lên mà "bay", động tác giống hệt sói "bay". Nhưng động tác bơi dưới nước của cá, rắn và cá sấu thì hoàn toàn khác. Cá rắn cá sấu dựa vào quạt đuôi sang trái sang phải mà tiến lên. Một đằng là "uốn lượn lên xuống", một đắng là "quạt trái quạt phải", hai tư thái và động tác hoàn toàn khác biệt chứng tỏ sói là động vật cao cấp hơn rắn cá sấu.Tôtem rồng không phải diễn biến từ động vật cấp thấp như cá, rắn, cá sấu, mà diễn biến từ sói, động vật có vú trên thảo nguyên. Có rất nhiều người Trung Quốc lại cho rằng rồng diễn biến từ cá hoặc rắn bơi trong nước. Bây giờ vẫn có người bảo rồng lấy nguyên mẫu từ cá sấu, nói vậy là chưa thấy rõ sự khác nhau về bản chất giữa rồng và cá, rắn, cá sấu, sự khác nhau giữa "uốn lượn lên xuống" và "quạt trái quạt phải". Do đó, ý nghĩa thật sự về tôtem rồng bị mơ hồ.

Bốn, tôtem sói và tôtem rồng tuy đều biết bay nhưng không có cánh, thần thoại Trung Quốc có "phi hổ" (hổ bay) "phi mã" (ngựa bay),một số dân tộc khác có "rắn bay", nhưng tất cả những con biết bay đó đều có cánh. Những năm 50, ta có thuốc lá nhãn hiệu "phi mã", vỏ bao vẽ con ngựa có đôi cánh lớn. Vậy tôtem rồng sao không có cánh? Mình cho rằng tôtem rồng diễn biến từ tôtem sói, tôtem sói không có cánh, nên tôtem rồng cũng không có cánh. Totem sói sở dĩ không có cánh vì người thảo nguyên nguyên thuỷ tin rằng, con sói thần thông quảng đại, biến hoá như thần thì không cần cánh vẫn bay được.

Năm, tôtem sói và tôtem rồng có liên quan mật thiết với tục sùng bái trời của người Trung Quốc. Trên thảo nguyên, dân tộc thảo nguyên tin rằng, sói được trời sai xuồng bảo vệ thảo nguyên và đưa linh hồn những người sùng bái Tăngcơli lên trời; Còn ở Hoa Hạ, dân tộc nông canh cho rồng là hoá thân của trời, nhà vua là "con trời", thần thánh không được xâm phạm. Tộc Hán đã tiếp nhận tục sùng bái trời của tổ tiên đem từ khuc vực du mục về đại lục nông canh, tấ nhiên khi về trung nguyên, tổ tiên họ đem theo cả tôtem sói.

Sáu, tôtem sói và tôtem rồng đều là hình tưọng mãnh thú hung dữ đáng sợ. Tôtem các dân tộc trên thế giới có mãnh thú, cũng có cả động vật hiền lành ăn cỏ., nhiều dân tộc thờ tôtem bò. Nhưng vì sao dân tộc Hoa Hạ lại lấy con rồng có bộ mặt hung tợn làm tôtem?

Là vì khi ấy tổ tiên Hoa Hạ vẫn còn trong thời kỳ săn bắn hái lượm, chưa phải là dân tộc nông canh hiền hoà đôn hậu, mà tuyệt đại đa số dân tộc du mục Trung Quốc đều lấy sói làm tôtem. Do hình tượng sói rất dữ, nên hình tượng rồng diễn biến từ sói cũng rất dữ.

Bảy, sói và rồng đều có đặc tính không thể thuần dưỡng. Tôtem của rất nhiều dân tộc trên thế giới là động vật có thể thuần dưỡng, thậm chí là gia súc nuôi trong nhà. Còn sói và rồng, tôtem của hai dân tộc lớn ở Trung Quốc đều có tính cách không thể thuần dưỡng. Sói là loại động vật quật cường, không khi nào chịu khuất phục, vậy rồng diễn biến từ sói cùng không chịu khuất phục. Rồng tiếp tục tinh thần sói, tăng cường sức mạnh của sói, rồng không những không bị thuần dưỡng mà còn thuần hoá thần dân, còn tinh thần cưỡng lại thuần hoá của sói đã bị Nho gia lợi dụng đưa lên vị trí tối cao, bị thấn thánh hoá.

Căn cứ vào những điểm tương đồng có tính then chốt nêu trên, mình đoán tôtem rồng Trung Hoa diễn biến từ tôtem sói thảo nguyên, cũng như dân tộc nông canh Hoa Hạ là diễn biến từ dân tộc du mục. Bởi vì dân tộc du mục thảo nguyên chưa bao giờ xa rời thảo nguyên nên tôtem sói của dân tộc thảo nguyên cũng chưa bao giờ biến hình, dân tộc thảo nguyên xưa nay chỉ sùng bái tôtem sói; Từ viễn cổ, một bộ phận dân tộc du mục rời thảo nguyên tiến vào khu nông canh của dân tộc Hoa Hạ, cũng là đưa tục sùng bái Tăngcơli và sùng bái tôtem sói vào cuộc sống nông canh Hoa Hạ. Thời cổ xưa bất kể chăn nuôi hay nông nghiệp đều dựa vào trời, vì vậy tục sùng bái trời vẫn được giữ lại sau khi vào khu vực nông canh sinh sống. Nhưng sau khi bộ tộc du mục biến thành tộc nông canh, tính cách dần bị mềm hoá dần trở nên sợ sói ghét sói. Vậy là tục sùng bái sói đem từ thảo nguyên về không thích ứng với cuộc sống và tinh thần nông canh. Thế là tôtem sói dần dà bị nông canh cải tạo thành hình tượng mới tôtem rồng có khả năng hú gió gọi mưa.

Thời viễn cổ, thảo nguyên Đông Á chắc chắn có dân tộc du mục sùng bái tôtem sói.; tôtem thời Phục Hi "đầu người mình rắn". Về sau, trong quá trình pha trộn bộ tộc, có lẽ tổ tiên người Hoa Hạ lấy tôtem sói và tôtem "đầu người mình thú" làm chuẩn, sau đó lấy một số chi tiết từ những tôtem của các bộ tộc khác, thêm vào đó một số tình tiết như vẩy cá, vuốt chim ưng và sừng hươu, vậy là tôtem sói biến thành tôtem rồng. Trong quá trình sáng tạo và pha trộn tôtem rồng, tôtem sói đóng vai trò then chốt, vì rằng hình tượng "mặt ngưòi mình rắn" so với hình tượng tôtem rồng dữ dằn, khác nhau quá xa. Mình đã xem hình vẽ trên gốm "mặt người mình rắn" thời Ngưỡng Thiều, đâu phải con rồng? Y hệt con thạch sùng, hoặc như con rết đầu to bự! Hình tượng u ám và kinh tởm, không hề có giá trị thẩm mỹ và cảm giác thiêng liêng. Còn như lắp đầu sói vào mình rắn thì khác hẳn. "đầu sói mình rắn" về cơ bản đã là bản phác thảo nghệ thuật. Về sau, hình tượng con rồng Trung Hoa sở dĩ oai phong lẫm liệt khiến người nể sợ mà vẫn có giá trị thẩm mỹ, là vì nó mang nhứng nét đặc trưng về hình tượng cũng như về tính cách của sói. Con rồng "trừu tượng" dứt khoát phải có cơ sở từ vật thật, mà tôtem dũng mãnh nhất cụ thể nhất lâu đời nhất trong lịch sử và trong các dân tộc Trung Hoa, chỉ có thể la tôtem sói. Vì vậy, nếu không tham khảo hình tượng, tính cách và tinh thần tôtem sói, rồng Trung Hoa không thể thành rồng, mà chỉ là con sâu Trung Hoa.

°

Trần Trận bảo Dương Khắc lên xe. Anh cũng lên xe và bật đèn trong, xem giờ rồi lại nhìn tấm phích, nói; Còn một vấ đề nữa rất đáng nghiên cứu, đó là thần thú thao thiết thần bí trong truyền thuyết. Mình cho rằng, thao thiết cũng điễn biến từ sói, sau đó thao thiết diễn biễn thành rồng. "Từ Hải" giải thích: Thao thiết là con ác thú tham ăn trong truyền thuyết, xưa khắc đầu nó lên đỉnh, chuông, vò rượu có tính chất tô điểm". "Lã thị Xuân thu. Tiên thức" viết: Đỉnh nhà Chu gắn con thao thiết, có đầu không có thân". "Từ Hải" giải thích chữ ‘thao’: ‘Thao’ có nghĩa là tham, "Hán thư. Lễ nhạc chí" chép: Cực tham gọi là ‘thao’, chỉ tham ăn."

Mấy câu trên có ba vấn đề cần chú ý:

Một là, thao thiết là ác thú mà không phải là cá rắn trăn cá sấu. Thao thiết không thuộc họ cá, cũng không thuộc loài bò sát. "Từ Hải" còn chua thêm hình vẽ. Chỉ cần nhìn thấy là cậu biết ngay nó giống con gì. Nhìn trực diện đúng là sói, cũng hai mắt tròn mà xếch, rất dữ.

Hai là, thao thiết cực kỳ tham ăn, đặc trưng này rõ ràng để chỉ đặc tính của sói. "Cực tham ăn" là một trong những đặc tính nổi bật của sói thảo nguyên. Chúng mình từng nuôi sói, rất biết sói tham ăn như thế nào, có thể kể ra vô số dẫn chứng. Trên đời không có động vật nào tham ăn hơn sói. Không tin cứ đi hỏi các mục dân cao tuổi "Thú dữ tham ăn nhất thiên hạ" là con gì? Khẳng định là sói. Ai cũng biết, "tham" là đại từ chỉ sói tính. Đổng Trọng Thư nói về Tần: "lấy tham ăn như sói làm nếp sống", gắn tham với sói. Người Trung Quốc hình dung kẻ tham ăn: "ăn ngấu nghiến như sói như hổ", lại còn đặt sói trên hổ., chứng tỏ sói tham ăn hơn hổ. Hình dung lòng tham đều nói: "dã tâm như sói", không nói "dã tâm như hổ".

Do con thao thiết có hai đặc trưng "thú dữ" và "cực tham ăn", hơn nữa hoa văn giống sói. Do đó con thao thiết trong truyền thuyết rất có thể là sói, hoặc giả từ sói biến thành thần thú.

Ba là, thao thiết là hoa văn chủ yếu trên đỉnh nhà Thương Chu, điều này liên can đến hàng loạt vấn đề. Đỉnh là trọng khí lập quốc của dân tộc Hoa Hạ thời đại đồ đồng. Thời Chu, "lời nói có sức nặng chín đỉnh". "đỉnh" - thần khí và lễ khí tượng trưng cho vương quyền tối cao của vương triều và cũng là tế khí, tế trời đất tổ tiên. Đỉnh chiếm địa vị tôtem trong tâm khảm dân tộc Hoa Hạ. Do vậy, chỉ có thuộc về tôtem của dân tộc mới có địa vị cao quí, mới được chạm khắc hoặc gắn trên trọng khí. Hiện tượng này nói lên hai vấn đề: Một, đến đời Thương Chu, có thể dân tộc Hoa Hạ vẫn sùng bái tôtem sói, ít ra là tôtem mãnh thú. Tục sùng bái tôtem từ thời Viêm Hoàng vẫn tiếp tục trong thời kỳ này. Hoa Hạ dưới triều Chu chịu ảnh hưởng tôtem sói càng sâu, vì nhà Chu phát tích từ Tây Nhung,mà Tây Nhung thì phần lớn các dân tộc du mục sùng bái tôtem sói. Hai, khi đó rồng có thể chưa được tiếp nhận phổ biến, chưa chính thức trở thành tôtem của dân tộc Hoa Hạ, nếu không, trên đỉnh tượng trưng cho vương quyền chắc chắn vẽ hoa văn rồng là chính. Vả lại, thiên tử nhà Chu khi ấy chưa có long toạ, vẫn theo tập tục du mục thời Viêm Hoàng, trải chiếu ngồi dưới đất.

Hoa văn trên đỉnh nhà Chu chủ yếu do hoa văn con thao thiết và hoa văn mây tạo nên., lấy thao thiết làm trung tâm, mây lượn quanh. Rõ ràng là thao thiết ở trên trời, đầu ló ra khỏi mây, cúi nhìn nhân gian, thân khuất trong mây, không rõ mình rắn hay mình rồng, nhưng nếu tiếp theo gáy là mình rồng, thì không khác mấy con rồng tiêu chuẩn sau này. Vì vây mình cho rằng, giữa tôtem sói và tôtem rồng còn có một giai đoạn quá độ là tôtem thao thiết. Con thao thiết vừa có tính cách của sói, vừa có bộ mặt dữ tợn như rồng sau này.

Trước đây mình không hiểu dân tộc Hoa Hạ trong thời đại đồ đồng lại sùng bái con vật tham ăn thao thiết, hơn nữa, đưa nó lên địa vị thần khí. Chẳng lẽ khi ấy người Trung Quốc tham ăn nên sùng bái con ác thú tham lam? Cái dáng tham ăn của con thao thiết chẳng có vẻ gì là thần thánh. Nhưng từ khi phát hiện thao thiết rất có thể là tôtem sói biến hình, mình thông ngay. Tham ăn chỉ là một đặc trưng của sói, là biểu tượng của tinh thần và tính cách sói. Tộc Hoa Hạ thời Thương Chu sùng bái thần thú thao thiết, là kế thừa tục sùng bái tôtem sói của tổ tiên. Sói tuy tham ăn, nhưng tinh thần dũng cảm xốc tới, uy vũ không chịu khuất, thà chết trận còn hơn chết bệnh, mới là nguyên nhân căn bản khiến dân tộc Hoa Hạ sùng bái sói trong thời kỳ đầu. Nguyên nhân nàychỉ hiểu được sau khi tìm hiểu kỹ về sói. Còn về sau dân tộc nông canh sợ sói ghét sói và Nho gia thì rất khó lý giải. Về sau nữa, khi nông canh và Nho gia ngày càng chiếm địa vị thống trị, con thú thao thiết tham ăn tất nhiên phải rời khỏi thần khí, được cải tạo thành rồng, nhường ngôi cho rồng.

Trong lịch sử, tinh thần sói từng chinh phục rất nhiều dân tộc du mục, còn rất nhiều dân tộc du mục lại nhiệt liệt sùng bái tôtem sói. Vì sao sau khi xuống làm chủ trung nguyên hoặc Trung Quốc, các đế vương của dân tộc du mục lại ưa thích mặc long bào của Trung Hoa, ngồi long toạ của Trung Hoa, có thể là vì họ nhìn thấy hình ảnh hoặc biến hình của tôtem sói trong tôtem rồng. Tôtem rồng thực tế la tôem sói bay của dân tộc du mục thay hình đổi dạng nhưng lòng không đổi. Tuy nhiên, sau khi dân tộc du mục vào đến đồng ruộng Hoa Hạ, tinh thần du mục của họ bị cải tạo thành ý thức nông canh, cũng vậy, tinh thần tôtem của dân tộc du mục cũng bị tồn tại nông canh cải tạo, thế là tôtem sói bảo vệ thảo nguyên liền biến thành tôtem rồng hô phong hoán vũ, chủ quản mạch sống của nông canh., vậy là sói biến thành rồng, hơn nữa, thêm vào đó rất nhiêu quan niệm và ý thức của dân tộc nông canh., cải tạo thực chất tinh thần nguyên thuỷ của tôtem rồng đến mức hoàn toàn khác xưa, tinh thần dân tộc tôtem sói hăng hái tiến thủ, bị cải tạo thành tinh thần bạo lực chuyên chế tượng trưng cho uy quyền của đế vương. Tôtem rồng trở thành tôtem cho đế vương các triều đại cáo mượn oai hùm trấn áp doạ nạt dân chúng. Long bào chỉ thuộc mỗi nhà vua, chín rồng chín móng. áo bào bảy rồng bảy móng, năm rồng năm móng không được gọi là long bào, chỉ được gọi là mãng bào. Bước váo xã hội hiện đại, dân tộc Trung Hoa đặc biệt cần phải gạt bỏ những cặn bã đế vương chuyên chế gán cho tôtem dân tộc, trả lại bộ mặt vốn có của tôtem dân tộc Hoa Hạ - tinh thần tôtem sói.

Hình tượng dũng mãnh khiến người nể sợ của con rồng Trung Hoa, ban đầu còn ẩn chứa tinh thần tôtem và linh hồn sói mà mọi người vẫn kính nể. Tôtem rồng và tôtem sói Trung Hoa có thể có quan hệ máu thịt không thể chia lìa. Nhưng về thực chất, rông Trung Hoa đã hoàn toàn bị dị hoá: Sói tự do đã biến thành rồng độc đoán, tấm gương của toàn dân tộc trở thành hoá thân của kẻ độc tài; tôtem tràn đầy sức sống chỉ còn cái vỏ thở không ra hơi, biến thành rồng giấy, hổ giấy.

Chỉ có tước bỏ tinh thần độc đoán của đế vương phong kiến trong tôtem rồng Trung Hoa và tiêm vào đấy tinh thần hăng hái cầu tiến của tôtem sói, con rồng khổng lồ Trung Hoa mới có khả năng thật sự bay cao, bay khắp địa cầu, bay vào vũ trụ, khai thác không gian sinh tồn cho dân tộc Trung Hoa và toàn thể nhân loại.

°

Hai người ăn hết thức ăn còn lại của bữa trưa mà vẫn không đỡ đói, bụng vẫn réo ùng ục. Dương Khắc nói: Mình rất muốn ăn hết đĩa thịt luộc như con thao thiết. Trần Trận nói: Caxưmai mà thấy chúng mình ăn như sói thế này chắc rất vui. Dương Khắc bật hết đèn xe nhằm hưóng đường biên phòng tây bắc chạy đi. Qua một con dốc lớn đã có thể nhìn thấy ánh đèn mờ tỏ phía xa, Caxưmai chắc là cầm đèn pin đợi đã lâu. Trần Trân nhìn quả núi Sói qua gương chiếu hậu rất lâu. Anh không biết khi nào trở lại…

Mùa xuân năm 2002, Batu và Caxưmai từ thảo nguyên Ơlôn gọi điện cho Trần Trận thông báo 80% đồng cỏ ở Paolicơ đã bị sa mạc hoá, qua một năm nữa toàn bộ sumu (làng) sẽ từ chăn thả tại chỗ biến thành nuôi trong chuồng, không khác gì nuôi trâu bò ở nông thôn dưới xuôi, mọi nhà phải xây thêm mấy căn nhà nữa…

Trần Trận hồi lâu không nói được câu nào.

Vài hôm sau, bão cát mù trời như con rồng khổng lồ che khuất ánh nắng, thành phố Bắc Kinh chìm trong mưa bụi, hoàng thành Trung Hoa trở thành thành phố cát.

Trần Trần rời máy vi tính ra trớc cửa sổ, buồn rầu nhìn lên phương bắc. Đàn sói đã trở thành lịch sử, thảo nguyên đã trở thành kỷ niệm, văn minh du mục chấm dứt hoàn toàn, ngay cả dấu vết cỏn con của sói Mông Cổ để lại trên thảo nguyên Nội Mông - hang trăm tuổi, cũng sắp bị cát vùi.

Từ 1971 - 1996 phúc cảo Uchumuxin (Nội Mông) - Bắc Kinh

1997 sơ cảo Bắc Kinh

2001 bản thảo lần 2, Bắc Kinh

20 tháng 3 năm 2002 bản thảo lần 3, ngày bão cát Bắc Kinh

Cuối năm 2003 sửa chữa lần cuối tại Bắc Kinh

 

Nguồn: Tôtem sói, tác giả: Khương Nhung; Trần Đình Hiến dịch từ nguyên bản tiếng Trung Lang đồ đằng. Công ty văn hoá Đông A và Nxb. Công an Nhân dân ấn hành, Hà Nội, 12.2006.