Tống Y

Chương 152: Linh tê nhất điểm

Chiêm mẫu vốn muốn kể chuyện này với nhi tử, nhưng trước khi đi, dị nhân thần y đã dặn dò không được tiết lộ nửa câu về chuyện của bọn họ, đó coi như là báo đáp ơn cứu mạng của bọn họ. Cho nên, Chiêm mẫu lời tới miệng lại đành nuốt xuống. Thầm nghĩ, phu thê ân nhân dặn dò mình nhiều lần như vậy, trong đó nhất định có ẩn tình, hiện tại nghe nhi tử nói chuyện của Đỗ đại phu này, chắc là một vị nhân y tâm địa thiện lương, vị đại phu đã cứu mình nếu có uyên nguyên gì đó cùng bọn họ mà ẩn cư ở kinh thành, khẳng định là có nỗi khổ tâm bất đắc dĩ, mình không thể mở miệng nói lung tung làm hại đến ân nhân, bao gồm cả chuyện mình được chữa trị như thế nào cũng không thể nói ra, để tránh người khác đoán được.

Ngày thứ bảy theo ước hẹn trả lại A Đại, nhi tử của Phùng thị đã đến, bệnh tình của A Đại khôi phục rất nhanh, do A Đại có thể nghe ra giọng nói của bọn họ, cho nên mấy ngày nay Đỗ Văn Hạo khi phục chẩn cho nó đều mặc quần áo dạ hành , dùng khăn đen che mặt, hơn nữa từ đầu tới cuối không nói tiếng nào, chăm sóc cho nó cũng là hộ vệ mà nó chưa từng thấy qua, che mặt và rất ít lời.

Trải qua bảy ngày điều dưỡng, đống thương của Phùng thị đã đỡ nhiều, Đỗ Văn Hạo cũng kịp thời cắt bỏ ngón út và hai ngón chân đã hoại tử của ả, còn dùng thuốc để khu trừ hàn thấp, tránh mắc phải tý chứng nghiêm trọng và sai người làm cho ả một đôi nạng.

Buổi tối, Bàng Vũ Cầm và Đỗ Văn Hạo lên giường, sau một hồi ân ái, Bàng Vũ Cầm ngả vào ngực Đỗ Văn Hạo, muốn nói gì lại thôi.

Đỗ Văn Hạo cười nói: "Muốn nói gì thì nói ra đi!"

"Phu quân, Phùng thị đó tay chân đều tàn phế rồi, tương lai chỉ sợ không có năng lực kiếm tiền nuôi gia đình, nhi tử A Đại của bà ta còn nhỏ, thân thể đơn bạc, hai mẹ con đó sau này biết sinh hoạt thế nào?"

"Nàng muốn giúp họ à?"

"Vâng, chúng ta có thể tặng bọn họ một chút tiền không, để làm sinh ý gì đó. Có vốn để sống tạm, nuôi gia đình cũng tốt mà”.

"Được, ta đồng ý”. Đỗ Văn Hạo đáp ứng rất thống khoái, cười nói: "Kỳ thật không cần chúng ta phải chi tiền, có người giúp chúng ta làm điều đó!"

Bàng Vũ Cầm rướn người lên, hỏi: "Ai?"

"Hung thủ!"

"Hung thủ?"

"Ừ, hung thủ đó không phải là nhét khối vàng vào người A Đại để hại chết hắn sao? Khối vàng này chính là tiền hung thủ bồi thường cho A Đại. Chúng ta giữ lại khối vàng đó, đổi sang bạc rồi cho bọn họ, thế không phải là ổn rồi sao! Khối vàng đó giá trị không thấp đâu. Đủ để bọn họ làm một cái sinh ý nhỏ để duy trì cuộc sống đó!"

"Đúng rồi!" Bàng Vũ Cầm vui mừng nói: "Biện pháp này tốt quá! Thiên kinh địa nghĩa! Có điều, có nói với bọn họ đây là tiền bồi thường của hung thủ không?"

"Không, việc gì phải cho hung thủ phần nhân tình này? Chúng ta nếu không mổ bụng liệu thương để lấy khối vàng này ra, người bị hại khẳng định là đã chết rồi, khối vàng này cũng sẽ bị chôn trong quan tài với người bị hại. Cho nên, khối vàng này giống như là chúng ta moi ra từ trong quan tài, tặng cho người bị hại, thì phải dùng danh nghĩa quyên tặng của chúng ta mà tặng chứ”.

"Ừ! Có đạo lý!" Vậy khối vàng lấy được từ trong người nhi tử của Đổng bộ khoái và Chiêm mẫu có phải là cũng đổi thành bạc rồi bồi thường cho họ không?"

"Gia cảnh của Đổng bộ khoái cũng xoàng xĩnh, có thể đổi ra bạc rồi cho bọn họ. Còn Chiêm mẫu thì thôi, nhà bọ họ có tiền, không thèm để ý đến chút bạc này đâu. Nếu giao cho bọn họ, e rằng sẽ để những tham quan đó chiếm mất. Hay là chúng ta lưu lại, coi như là tiền công của chúng ta, chúng ta giúp Chiêm mẫu trị bệnh, ngay cả một văn cũng không lấy. Còn chữa bệnh cho nhi tử của Đổng bộ khoái, A Đại, Phùng thị, số tiền chữa trị cũng không ít đâu, sau này e rằng sẽ lại có những chuyện như thế này nữa, chúng ta dẫu sao cũng không thể cứ làm ăn lỗ vốn mãi được. Đây cứ coi như là tiền phụ cấp của ông trời cho chúng ta đi!"

Bàng Vũ Cầm gật đầu: "Ừ, Cầm nhi nghe theo phu quân!"

Sáng sớm ngày hôm sau, Phùng thị muốn về nhà đợi nhi tử.

Đỗ Văn Hạo bảo ả đợi một chút, gọi Bàng Vũ Cầm lấy một rương bạc nhỏ đặt trước mặt ả: "Chỗ bạc này cho ngươi, chân tay ngươi đã tàn tật rồi, không thể lao động được nữa, cầm chỗ bạc này làm gì đó theo khả năng cho phép. Ta đã nói với quản gia của ta giúp các ngươi tìm kiếm một tiệm ăn, sinh ý rất không tồi. A Đại còn nhỏ, ngươi nên cho nó vào trường tư thục đọc ít sách. Hài tử này rât hiếu thuận cũng rất hiểu chuyện, tương lai nhất định sẽ có tiền đồ”.

Phùng thị đang nhìn chằm chằm vào hộp bạc, nước mắt đục ngầu từng giọt từng giọt tí tách rơi xuống, hai chân mềm nhũn sắp quỵ xuống. Bàng Vũ Cầm sớm đã có chuẩn bị, vội vàng đỡ lấy ả: "Đừng như vậy! Phu thê chúng ta có ấn tượng rất tốt đối với A Đại, cho nên hi vọng có thể giúp đỡ các người trong khả năng cho phép”.

Phùng thị cảm ơn rối rít, đang muốn đi thì đột nhiên nhớ tới một chuyện, nói với Đỗ Văn Hạo: "Ân công, lần trước ngài hỏi ta vào ngày A Đại đau bụng có nghe thấy gì dị thương không, lúc đó lão bà tử ta tâm ý hoảng loạn, không suy nghĩ kỹ, nhưng vẫn ghi nhớ lời của ngài. Mấy ngày nay nghĩ lại, có một sự tình rất quái lạ, ngày đó ta ngủ lơ mơ, nghe thấy nóc nhà có người ho rất khẽ, ta liền tỉnh dậy, nghe thật kỹ thì lại nghe thấy thêm mấy tiếng nữa, ta rất kỳ quái, trên nóc nhà của ta sao lại có người ho chứ..”.

Đỗ Văn Hạo trong lòng rúng động: "Có người ho ư? Nam hay là nữ?"

"Giọng nói đó có chút già nua, đúng rồi, còn thở hổn hà hổn hển nữa, còn khạc đờm, tuy rất nhỏ nhưng lúc đó ta tỉnh rồi. Lúc đó trời còn chưa sáng, bên ngoài lặng im, hơn nữa thính lực lão bà tử ta trước giờ đều rất linh, ai nói xấu gì ta dù nhỏ xíu ta cũng có thể nghe ra..”.

Phàm là những mụ chanh chua giỏi cãi nhau, tai lúc nào cũng tốt. Đỗ Văn Hạo vội vàng hỏi: "Đó là vào lúc nào?"

"À... chắc là canh năm, bởi vì ta bình thường luôn dậy vào canh năm, dậy sớm thì có thể nhặt được nhiều thứ bán được tiền, có điều có chút kỳ quái, ngày đó ta lại không dậy được”.

"Vì sao?"

"Không biết, ta vốn đầu óc mơ mơ hồ hồ ngồi dậy, nhưng sau đó lại nằm xuống thiếp đi, cho tới tận lúc A Đại đau bụng quá, ra sức lay ta, ta mới tỉnh lại”.

"Nhi tử của ngươi lay ngươi thì ngươi mới tỉnh dậy ư?"

"Phải, ta rất bực mình, ta từ trước đến giờ không bao giờ ngủ say như vậy, chỉ một động tĩnh khe khẽ là ta có thể bừng tỉnh ngay”.

Đỗ Văn Hạo trầm ngâm một lát, trầm giọng nói: "Ngươi nghĩ kỹ lại đi, ngươi lúc đó tỉnh lại có cảm giác gì?"

"Ta tỉnh dậy rồi, nghe thấy nhi tử đang ôm bụng hô thảm, vội vàng ôm nhi tử..”.

"Không không, ta hỏi là sau khi bị nhi tử lay tỉnh, ngươi thấy mình có chỗ nào không đúng không, ngươi chẳng phải đã nói là trước giờ chưa từng ngủ say như vậy sao?"

"Bản thân ta...?" Phùng thị cúi đầu suy nghĩa một hồi, chỉ vào sau tai: "Lúc tỉnh lại cảm thấy đau đầu, chỗ phía sau tai đau nhức vô cùng, ta nhớ là ta còn mơ mơ màng màng xoa xoa mấy cái, sau đó thì vội vàng đi chiếu cố nhi tử.

Đỗ Văn Hạo trong lòng lạnh ngắt, nói: "Để ta xem tai ngươi nào!"

Phùng thị nghiêng đầu để Đỗ Văn Hạo kiểm tra tai, không phát hiện vết bầm, có điều, Phùng thị rất lâu rồi không tắm, đầu tóc bù xù mặt bẩn thỉu, Đỗ Văn Hạo gọi phó tòng cầm một bình nước đến, bảo Phùng thị rửa mặt, đặc biệt là rửa kỹ phần sau tai.

Sau khi rửa xong, Đỗ Văn Hạo lại một lần nữa kiểm tra tai của Phùng thị.

Đột nhiên, hắn kinh hỉ hô lên một tiếng, ở phần lỗ tai của Phùng thị, có một lỗ kim nho nhỏ.

Đỗ Văn Hạo lại cẩn thận kiểm tra bên kia, nhưng không phát hiện ra lỗ kim, hắn nghĩ một lát rồi nói với Phùng thị: "Xin lỗi, ta có việc gấp phải đi, cảm ơn ngươi đã cho ta biết những điều này, ta đã dặn dò họ đưa ngươi về rồi”.

Nói xong, Đỗ Văn Hạo vội vội vàng vàng bước đi trong tiếng cảm kích của Phùng thị.

Phùng thị đi cùng với hai lão mụ tử mà Đỗ Văn Hạo phái tới về nhà đợi nhi tử.

Tối ngày hôm đó, Đỗ Văn Hạo viết y chúc (lời dặn của bác sĩ) và vẫn dùng biện pháp cũ, che mắt A Đại lại rồi dùng kiệu bịt kín khênh tới gần nhà Phùng thị, sau đó thì lặng lẽ ly khai.

A Đại kéo khăn che mặt xuống, phát hiện đã tới cạnh nhà, vui mừng vạn phần, ôm bụng từ từ bước vào trong nhà.

Cho dù tiếng bước chân của A Đại rất nhỏ, nhưng Phùng thị đang ngồi trong viện tử lập tức nghe ra là tiếng của nhi tử, hét lên: "A Đại! Con đấy à?" Rồi chống nạng khập khiễng đi ra cửa.

"Mẹ!" A Đại tiến vào trong viện, mắt thấy Phùng thị đang chống nạng, vừa kinh vừa hỉ nói: "Mẹ, chân mẹ sao vậy?"

Phùng thị đang loạng choạng bước tới, nắm lấy cánh tay nhi tử của mình, vui mừng đến bật khóc: "A Đại, con..., bụng con không đau nữa chứ? Bệnh khỏi chưa?"

"Vâng, khỏi rồi, thần y đại phu đã mổ bụng liệu thương cho con, cắt một lỗ ở trên bụng và trị khỏi rồi. Mẹ, chân của mẹ..”.

"Không sao! Không sao! Chỉ cần con không sao là tốt rồi!"

Mấy hàng xóm nhiệt tâm vẫn cùng Phùng thị đợi nhi tử trở về, thấy mẹ con họ đã đoàn viên, mắt cũng ươn ướt, một người hàng xóm nói: "A Đại à, chân của mẹ cháu là ngày đó vì khẩn cầu dị nhân thần y, quỳ ở trong viện tử của Đổng bộ khoái một ngày một đêm, bị đông cứng rồi hoại tử đó. May mà Văn đại phu của Phù Vân đường chữa bệnh miễn phí cho mẹ cháu, tuy một bàn chân và mấy ngón chân không giữ được, nhưng cái mạng này thì coi như đã được giữ lại”.

A Đại nắm bàn tay tàn khuyết của Phùng thị, nước mắt tuôn rơi, bịch một tiếng quỳ xuống đất: "Mẹ..”.

"A Đại đứng dậy đi! Đừng quỳ xuống đất, trên mặt đất toàn là băng tuyết, sẽ làm ảnh hưởng đến thân thể đó!" Phùng thị kéo nhi tử dậy, cũng rơi lệ nói: "Chúng ta đã gặp được quý nhân rồi, là Văn đại phu của Phù Vân đường đó, nếu không phải là người chỉ cho chúng ta tới chùa Tướng Quốc tìm dị nhân, con của ta sao có thể được cứu? Văn đại phu đúng là một thầy thuốc nhân hậu, không chỉ cứu mạng của mẹ, giúp trị thương mà còn cho mẹ con chúng ta một số tiền lớn, hôm nay lại phái quản gia tới giúp chúng ta tìm mua một quán ăn buôn bán khá tốt ở bến cảng, lại giúp chúng ta mời tới hai đầu bếp thủ nghệ đặc biệt giỏi, sau này sinh hoạt của hai chúng ta có chỗ để dựa vào rồi. Văn đại phu chính là ân nhân của nhà chúng ta, nhớ lại cái cách mà ngày trước mẹ đã đối xử với người, thật sự là xấu hổ đến mức muốn tìm một cái lỗ để chui xuống”.

"Vâng, con đã nói họ là người tốt rồi mà, nhất định phải nghĩ cách cảm ơn Văn đại phu”.

"Mẹ nghĩ rồi, thấy dược phô của bọn họ sinh ý không được tốt lắm, sau này chúng ta kinh doanh tiệm ăn, khách nhân nam lai bắc vãng rất nhiều, chúng ta có thể tuyên dương thanh danh cho của Phù Vân đường của người, ca ngợi ân đức của bọn họ!"

"Vâng, cách này rất hay! Chúng ta vào nhà nói chuyện đi!"

Phùng thị nói: "Hài tử ngốc, không phải đã nói rồi sao, ân nhân giúp chúng ta mua một tiệm ăn có kèm một căn nhà nhỏ, sau này chúng ta sống ở đó. Đi, về nhà thôi!"