Tớ Đã Học Tiếng Anh Như Thế Nào

Tà Áo Dài Việt Nam

Nếu bạn được chọn vật tượng trưng cho quốc gia của bạn đến với một triển lãm quốc tế, bạn sẽ chọn vật gì? Tại sao? Hãy đưa ra những lý do để giải thích xác đáng cho lựa chọn của bạn.

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục đặc biệt. Khi nhìn trang phục của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà các quý bà thường gọi là “áo xường xám”, người ÐHàn Quốc, người châu Phi, người Thái Lan đều có loại y phục của riêng mình. Người Việt Nam chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài được trang trọng nâng lên ngôi vị quốc phục, cũng có người gọi một cách hoa mỹ hơn là: “Tà áo dài quê hương”.

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, chủ yếu dành cho phụ nữ. Từ “áo dài” lúc đầu được dùng để chỉ những trang phục mặc trong các phiên tòa triều Nguyễn ở Huế vào thế kỉ thứ 18. Loại trang phục này được phát triển thành áo ngũ thân, một trang phục có 5 lớp dành cho giới quý tộc được mặc vào thế kỉ thứ 19 và đầu thế kỉ thứ 20. Lấy ý tưởng từ thời trang Paris, Nguyễn Cát Tường và các họa sĩ khác cùng Trường Đại học Hà Nội đã thiết kế lại chiếc áo ngũ thân thành một loại váy hiện đại hơn vào những năm 1920 và 1930. Chiếc váy mới này được các họa sĩ và tạp chí Tự Lực Văn Đoàn bầu chọn là quốc phục của Việt Nam trong thời kì canh tân. Vào những năm 1950, các nhà thiết kế Sài Gòn đã làm cho chiếc váy bó sát hơn để tạo thành phiên bản mới của áo dài được phụ nữ Việt Nam mặc ngày nay. Áo dài trở nên rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam vào những năm 1960 và đầu những năm 1970. Vào ngày Tết, đàn ông Việt Nam cũng thường mặc áo gấm, một phiên bản khác của áo dài được làm từ chất liệu vải dày hơn.

Các băng phim tư liệu có tính chất học thuật về tà áo dài nhấn mạnh cách mà chiếc váy góp phần làm nổi bật nét đẹp nữ tính và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, được thể hiện rõ nhất qua những cuộc thi Hoa hậu Áo dài, nổi tiếng với người dân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. “Áo dài” là một trong số ít những từ của vốn từ vựng tiếng Việt được xuất hiện trong từ điển Anh - Anh.

Áo dài phù hợp cho đám cưới hay để mặc vào những dịp trang trọng, chẳng hạn như ngày Tết. Ở miền Nam, học sinh trung học hay mặc đồng phục là những bộ áo dài màu trắng. Một số công ty yêu cầu nhân viên nữ của họ phải mặc áo dài, và những người tiếp viên hàng không, tiếp tân, nhân viên nhà hàng, khách sạn cũng hay mặc loại trang phục này.

Tôi chọn áo dài làm đại diện cho đất nước mình vì áo dài không chỉ là một loại trang phục bình thường mà còn ẩn chứa bao bài học, bao lời căn dặn của ông cha ta để lại. Hơn thế nữa, áo dài mang đến cho người phụ nữ Việt Nam một vẻ đẹp tiềm ẩn, một vẻ đẹp tự nhiên đến độ không có bất kì loại áo quần nào có thể sánh bằng. Ngày nay, áo dài là một trang phục tuyệt vời cho phụ nữ. Nó đã được rất nhiều người trên thế giới ghi nhận và đạt được nhiều giải thưởng lớn trong các kì thi quốc tế. Một nhiếp ảnh gia trong hội chợ quốc tế ở Osaka đã phải trầm trồ nói rằng: “Áo dài có sức chở gió đi theo”. Mọi người trên thế giới đều ngạc nhiên vì chiếc áo dài không quá cầu kì như xường xám của Trung Hoa hay kimono của Nhật Bản, nhưng có một sức hút không thể chối từ. Áo dài thích hợp với sự nữ tính, mềm mại và mỏng manh của người phụ nữ Việt Nam. Nó kín đáo, bẽn lẽn, và cũng không kém phần khêu gợi. Nó có thể tạo điểm nhấn trên những đường cong mềm mại của cơ thể người phụ nữ. Áo dài duyên dáng, khêu gợi và kín đáo. Áo dài thật xứng đáng là quốc phục của Việt Nam. Khi khách đến nhà, chủ nhân lịch lãm khoác lên mình một tà áo dài như bày tỏ sự hiếu khách. Ở trường học, nó là trang phục của những nữ sinh với tâm hồn trong sáng, thỏa sức nô đùa như những đàn bướm bay, gói trong đó cả những ước mơ về một ngày mai tươi sáng. Trong những buổi tiệc, áo dài cũng trang nhã và lộng lẫy như bất kì trang phục nào khác trên thế giới. Sự tài ba của chiếc áo dài thể hiện ở chỗ nó không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà còn gói ghém cả những bài học về nhân sinh thế thái. Dân tộc Việt Nam phải đấu tranh để giành độc lập từ những thế lực xâm lăng nước ngoài, bảo vệ và gìn giữ những nếp nhà, những truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay để lại. Việt Nam và một số nước Châu Á khác, dù có muốn hay không, cũng đã du nhập Tam giáo và Khổng giáo. Cái tài tình của chiếc áo dài Việt Nam qua cách cấu trúc chẳng những là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà bên trong còn ẩn tàng ý nghĩa dạy dỗ về đạo làm người. Dân tộc Việt Nam đã phải đấu tranh không ngừng chống ngoại xâm để trường tồn và bảo vệ những giá trị truyền thống về văn hóa hay kỷ cương gia đình. Muốn hay không thì dân tộc ta, cũng như các dân tộc Châu Á khác đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của Tam Giáo và học thuyết Khổng Mạnh. Gia đình, xã hội được xây dựng trên nền tảng tam cương, ngũ thường. Tổ tiên ta dạy con cháu về đạo làm người thật sâu sắc, chẳng những trên sách vở mà còn luôn luôn mang trên người. Vậy sau đây ta thử xem cách cấu trúc của chiếc áo dài xưa:

* Phía trước có hai tà (hay hai vạt), phía sau hai tà, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng, cha mẹ vợ).

* Năm hột nút nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo được ngay thẳng, kín đáo, tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

* Trong chiếc áo tứ thân, người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau để giữ cho chiếc áo cân đối, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu yếm, quấn quít bên nhau.

* Áo dài xứng đáng để được gọi là “Nét đẹp duyên dáng của Việt Nam.”

Áo dài Việt Nam không chỉ gói ghém những bài học nhân sinh mà còn gửi gắm cả một hồn cốt Việt Nam: Lựa chọn những gì tinh túy nhất và cẩn thận lược bỏ những gì không hợp thuần phong mỹ tục, nhấn mạnh và tôn lên vẻ đẹp nhưng vẫn có cá tính riêng. Áo dài là tinh hoa của văn hóa Việt Nam. Nếu lựa chọn vật gì đó miêu tả rõ nét nhất về nền văn hóa Việt Nam thì đó chỉ có thể là tà áo dài. Áo dài là đại diện cho Việt Nam trong bất kì cuộc triển lãm quốc tế nào được tổ chức trên thế giới.