Tình yêu sau cùng

Chương 11

Tôi tỉnh dậy sớm xuống nhà, biết rằng con tôi ngồi đợi. Nó ngồi ở bàn trong bếp, pha một ly cà phê đen đặc.

Tôi nói:

Con không ngủ sao?

Nó trợn mắt nhìn tôi:

Con ngủ sao được? Nàng đi rồi!

Tôi ngồi xuống ghế, rót một chén cà phê:

Thôi này lần chót Lê Ni, con nói cho mẹ biết con nghĩ thế nào?

Trông con tôi thật đáng sợ. mắt nó nhợt nhạt, cặp mắt đen như nẩy lửa. Nó  cắn cặp môi khô ráo.

Mẹ đến đằng nhà cha mẹ nàng và nói hết cả rồi phải không?

Tôi trả lời điềm đạm:

Chỉ nói sự thật.

Mẹ không đợi cho họ biết rõ con?

Ôi! Giọng nó nói mới buồn thảm làm sao!

Cần phải cho họ biết rõ sự thật trước đã. Nếu A Lệ yêu con có thể vượt cha mẹ được, mẹ sẽ không nói gì nữa. Mẹ hứa với con như vậy.

Ít nhất, mẹ nên báo cho con biết!

Tôi quyết định không nhượng bộ:

Mẹ muốn tự mẹ xét đoán ý nghĩ họ. Họ như thế, thì chúng con khắc phục sao được, chỉ trừ tình yêu của chúng con mạnh mẽ và chia sẻ được với nhau. Mẹ biết điều đó lắm.

Nó lằm bằm:

Nàng yêu con, nàng nói vậy.

Nàng yêu con với tất cả tấm lòng, nhưng như thế chưa đủ. Điều đó chưa đủ, vì nàng có ra gì thì mẹ đã nói với con rồi. Mẹ không công kích nàng dâu, vì bản chất như vậy thì nàng cũng không làm hơn được. Nhưng con thì lại sinh ra với tấm lòng yêu thương bao la.

Nó nói như thở ra:

Thôi gác chuyện đó lại đi mẹ ơi!

Tôi nhìn nó:

Ta rất sung sướng  rằng cha con không có ở đây.

Tôi nghiêm nghị nhìn con tôi cúi mặt xuống, nó còn trẻ và kiêu hãnh trong nỗi buồn rầu.

Nó nói nhỏ:

Tại sao mẹ lại sinh con ra đời?

Nó nghẹn ngào vội vàng đi ra.

°

Ngôi nhà yên lặng quá. Buổi sáng bừng dậy, tôi đoán là Lê Ni đã đi rồi. Bầu trời buổi sáng màu xám xịt, làn sương bám vào cây cối, xuyên cửa sổ lọt vào phòng tôi như mưa  bay.

Trời sáng đã lâu và phải bắt đầu làm công việc vắt sữa. Không tiếng động nào từ phòng Lê Ni đưa tới. Tôi đóng cửa sổ và ngắm cảnh thung lũng sương sa bao phủ, cố thu hết can đảm để đi vào phòng con tôi.

Tôi cố nghĩ đến Diên Tôn, lòng tôi không thốt được nên lời, và lòng chàng cũng không có tiếng vang đáp lại. Tôi không trông thấy mặt chàng, và khi cố moi trong trí nhớ, tôi chỉ thấy khoảng đất rộng mênh mông và đại dương xám đen ngăn cách chúng tôi.

Tôi mở cửa phòng Lê Ni. Giường trống rỗng và xếp đặt gọn gàng. Mọi vật đều đặt thứ tự làm tôi hãi hùng. Buổi sáng, tôi thường thấy quần áo của nó cuộn tròn để trên chiếc ghế bành, mỗi xó buồng một chiếc giầy, sách mở trên bàn.

Tôi đi trong buồng như chạy đến chiếc tủ nằm trong tường, chỉ sợ thấy tủ rỗng không. Còn nỗi sung sướng  nào bằng thấy quần áo con tôi vẫn để nguyên chỗ cũ. Tôi đếm quần áo nó. Chỉ thiếu bộ màu xanh nước biển mà nó hay mặc nhất.

Trên bàn giấy của nó, tôi thấy một phong thư đề tên tôi đặt trên một quyển sách.

Chân tôi như muốn khuỵu xuống và phải ngồi xuống ghế để đọc bức thư.

Mẹ yêu mến,

Con đi tìm A Lệ. Con cần phải biết sao nàng lại thay đổi, hãy tạm cho là thay đổi. Mẹ đừng đi kiếm con dù bằng thư hay điện thoại. Con sẽ tìm gặp mẹ khi con về

Lê  Ni

Còn biết làm gì bây giờ nếu chẳng là chờ đợi. Thật là ơn trời có ông cụ ở đây! Ngoài ra nào tôi còn có ai! Tôi quay về phòng, rửa mặt và mặc quần áo rồi xuống bếp.

Bỗng tôi nghe thấy tiếng gọi như rên xiết ở trên lầu và tôi nhận ra ngay tiếng gọi của ông cụ. Tôi vội vàng lên. Ông nằm trên giường, mềm kéo đến cằm, mắt nhìn sợ hãi.

Ông khẽ nói:

Ta không dậy được nữa rồi!

Cha đau sao?

Không, không, cha không đau đâu.

Cha đừng cựa quậy, để con gọi bác sĩ đến.

Tôi gọi điện thoại cho bác sĩ Bạch. Ông có ở nhà vì còn sớm.

Ông nói giọng trong trẻo:

A lô!

Ông Bạch, mời ông lại ngay cho! Tôi thấy ông cụ như lại bị đau nặng.

Tôi đến ngay. Bà để nguyên ông cụ ở giường, đắp chăn kín.

Tôi quay lại phòng ông cụ để báo tin bác sĩ sắp đến và xếp đặt lại qua loa gian phòng cho thứ tự. Ông cụ nằm yên trên giường, mắt đăm đăm nhìn tôi và tôi nhận thấy phía mặt trái ông có phần co rút lại.

Ngay lúc sau, tôi nghe thấy tiếng chân ông Bạch ở phòng lớn, rồi ở cầu thang.

Ông vừa đi vào buồng vừa nói:

Chào bà Ely.

Đó là lần thứ nhất ông gọi bằng tên thân mật, tôi lấy làm lạ.

Xin chào ông. Ông cụ đang chờ ông.

Ông cụ nhìn bác sĩ vẻ thương hại.

Ông Bạch ngồi ở đầu giường và bắt mạch. Giáng điệu một vị thấy thuốc bắt mạch con bệnh, tinh thần chăm chú, bàn tay vững chắc thật đáng ngưỡng mộ! Tôi nhìn ông cách cung kính. Ông Bạch người mảnh khảnh, như phần đông dân ở Vermont. Tóc ông cứng, mũi thẳng, miệng đẹp. Khi ông mỉm cười gương mặt ông thay đổi hẳn, trông vẻ tinh ranh, vui vẻ nữa. Tính tình ông ôn hoà, có vẻ suy tư. Ở Tàu nên cũng quen như người Trung Hoa hay thóc mách, tôi muốn hỏi tại sao ông không lập gia đình. Đối với người Trung Hoa, một khi đã là bè bạn thì chuyện gì cũng có thể nói với nhau được hết.

Ông khám bệnh ông cụ rất kỹ lưỡng.

Không có gì nặng. Ông cụ sẽ còn đau vì bệnh thông thường như thế này. Ông chỉ cần ngủ nhiều là khỏi. Nên để cho ông ngủ.

Quả vậy, ông cụ đã ngủ và nghe thấy tiếng ông thở. Chúng tôi xuống phòng khách.

Ông đã ăn sáng chưa?

Chưa.

Vậy ta cùng ăn. Tôi lẻ loi quá. Lê Ni đi rồi…

Đi rồi sao?

Một vài ngày thôi, tôi mong như thế.

Tôi kể cho ông nghe chuyện cô A Lệ. Bác sĩ Bạch mỉm cười, vẻ buồn rầu:

Bà hãy tin tôi, hắn sẽ trở về. Có người con nào lại không trở về với mẹ.

Tôi lo bữa sáng. Trứng gà, cà phê, bánh, trái cây. Khi tôi ngồi vào bàn ăn, tôi hỏi câu vẫn định tâm hỏi:

Tôi rất sung sướng  chung sống với chồng tôi, ông Bạch ạ, tôi muốn rõ tại sao ông không lập gia đình?

Ông vừa nói vừa quệt bơ vào bánh:

Bận rộn nhiều việc quá…

Điều đó không liên hệ gì đến tôi, nhưng…

Xin nói thẳng, tôi sống cuộc đời giản dị không có gì bí mật cả.

Như vậy ông có cảm thấy sung sướng  không?

Cũng không biết nữa. Thật ra chưa bao giờ tôi đặt vấn đề này với chính tôi.

Tôi mời ông ly cà phê thứ hai. Thật vô ích hỏi điều ông không muốn nói. Thái độ của ông Bạch là lối sống của dân miền  Vermont.

Ông Bạch đi rồi thì tôi lại nghĩ đến Diên Tôn, và lấy làm lạ tại sao mình lại khóc sướt mướt? Tôi biết rằng ngôi nhà ở Bắc Kinh cậu đã đóng hẳn với tôi rồi.

°

thứ bảy đi công việc về bắt gặp thấy một con chiên mẹ đen và con cừu trắng đang ăn cỏ ở cánh đồng sát lề đường. Tôi ngừng xe đi xuống ngắm cái cảnh yêu đương đó. Mặt trời sáng và nóng, riêng biệt chỉ có ở miền Vermont, nhưng không đốt cháy như mặt trời bên Trung Hoa. Tôi ngồi xuống một tảng đá tròn. Con chiên mẹ tỏ vẻ ngại ngùng và khẽ kêu nho nhỏ. Hai con cừu con vội đến nấp vào lòng mẹ, run lẩy bẩy trên bước chân nhỏ yếu và mắt không rời tôi. Bỗng tôi ước ao có được con chiên mẹ và hai con cừu nhỏ. Tôi nhủ thầm: Chúng có thể ăn cỏ ngăn ngắn quanh nhà như vậy ta có thể tạo ra thêm một thảm cỏ nữa.

tôi liền đi tìm chủ những con vật, gặp một gã giống như bao kẻ khác,tinh quái, bám riết đất đai, thích trồng trọt chút ít, và làm đủ mọi việc lăng nhăng. Gã đang vá víu một chiếc bàn cũ khi tôi đi quanh ngôi nhà gỗ nhỏ của hắn.

không chào hỏi gì, gã nói:

Có gì vậy?

Tôi muốn hỏi ông xem con chiên cái và hai con cừu nhỏ có bán không?

Có thể bán được.

Ông muốn bao nhiêu?

Gã đo một miếng gỗ.

Tôi chưa quyết định bán. Để tôi nghĩ đã.

Được. Tôi có ở nhà chiều nay.

Hai ngày sau gã tới. Sáng nay gã dắt con chiên cái và hai con cừu nhỏ đến.

Gã nói:

mười Mỹ kim tiền mặt, số còn lại đổi bằng mật phong.

Chúng tôi phải bàn luận đến nửa giờ mới ấn định được số lượng trao đổi mật phong và tôi phải nhận điều kiện của gã, vốn là dân Vermont không chịu nhượng bộ. Nay mẹ con chiên ấy cỏ ở vườn tôi rồi. sự hiện diện của chúng đem lại cho tôi một niềm vui không tả, thêm một mối giây liên lạc với đất đai này. Tôi có thêm một vật mới, một sinh vật mới.

°

Đôi khi dạo chơi ở miền quê Trung Hoa, Diên Tôn và tôi gặp một nông dân chăm chú yên lặng, kính cẩn trước một miếu nhỏ bên đường. Trên bàn thờ có đặt tượng thần, một cặp vợ chồng, vì như vậy người Trung Hoa đã biết tượng hình thần linh của họ. Họ không thể thờ một vị thần lẻ loi, vì đối với họ như vậy là trái với tạo hoá. Đứng trước hai vị thần người nông dân thường ra châm một nén nhang.

Tôi bảo Diên Tôn:

Nếu chúng ta có thể cầu khấn như vậy và  có một tín ngưỡng giản dị như thế thì tốt rồi. Có phải là chúng ta không tin tưởng đâu, nhưng chúng ta chẳng cầu mong gì. Tín ngưỡng phát  sinh từ nhu cầu. Chúng ta có cần nhu cầu nào đâu?

Nhu cầu thúc giục tôi cầu khấn. Mối băn khoăn tột bực về Lê Ni, cứ mồi tối lại đưa tôi vào phòng con tôi. Ở đó, đứng ngay thẳng, trong sự yên lặng, tôi  cầu khấn cho con tôi. không biết lời cầu khẩn của tôi sẽ đi tới đâu? Nào tôi có biết được? Có ai nghe chăng? Tôi cũng không rõ nữa. Ít nhất tôi  cũng bộc lộ được tâm tình và làm nhẹ bớt lòng đau khổ.

°

Lê Ni về nhà. Đêm nay nó về muộn. Đang ngủ thì một tiếng động nhỏ cũng làm tôi thức tỉnh. Tôi nghe tiếng cửa bếp mở. Riêng chỉ có Lê Ni có chìa khoá. Biết sau đó sẽ nghe thấy tiếng mở cửa tủ lạnh. Tôi muốn nhảy ngay xuống giường chạy ra ôm con vào lòng. Nhưng nay lại phải thủ thế. Không còn là lúc muốn cho con tôi gì cũng được, nhưng đã đến lúc nó có chấp nhận hay không? Nó tập thói không cần tôi, không cần cả gia đình nữa rồi. Thời kỳ đồng tâm đồng ý của đứa trẻ đã qua đi.

Tôi vẫn nằm trên giường. Ánh trăngnhạt rọi sáng tấm mền ủ chân, nhưng tôi lắng tai nghe. Lê Ni ăn uống dưới bếp. Tiếng đĩa kêu, tiếng chân ghế đập xuống sàn nhà. Chắc phải là một bữa thịnh soạn, vì nửa giờ sau mới nghe thấy tiếng mở cửa cầu thang nhỏ xoáy ốc dẫn lên phòng nó. Nước khẽ chảy trong buồng tắm, mở cửa nhẹ, sợ đánh thức tôi. Cảm ơi Trời biết bao vì con tôi đã về! Cảm ơn Thượng Đế, và cảm ơn Người xiết kể!

Tôi nghe thấy quả nắm buồng tôi khẽ xoay. Khi trông thấy Lê Ni ở ngưỡng cửa, mặc chiếc áo khoác ngủ bằng len đỏ, tôi nói với nó vẻ hết sức tự nhiên, như nó chưa bao giờ bỏ nhà đi:

Lê Ni đó à?

Trong đời người, có nhiều lúc quan trọng, thường lại chỉ che đậy bằng những lời lẽ vô nghĩa.

Nó trả lời tôi chút ngượng ngùng:

Mẹ mạnh khoẻ không?

Mạnh khoẻ. Con mới về à?

Con ăn chút it ở dưới nhà rồi.

Nó lại gần ngồi lên thành giường. chúng tôi nhìn nhau qua ánh trăng.

Tôi hỏi:

Con muốn mẹ thắp đèn không?

Không, con đã làm mẹ thức dậy phải không?

Tôi trả lời, giả vờ ngái ngủ:

Không cần, mẹ cũng không cần dậy sớm nữa. đã có bác Mạch vắt sữa bò giùm rồi.

Mọi việc đều tốt lành cả?

Mẹ mới mua một con chiên cái đen và hai con cừu nhỏ trắng để khỏi phải xén cỏ.

Con trông thấy chúng nằm dưới ánh trăng.

Tưởng như chúng tôi không còn gì để nói với nhau nữa. Vì vậy tôi cố giữ câu hỏi của tôi giam hãm trong lòng.

Mẹ không hỏi con ở đâu về à?

Không, nhưng ít nhất con cũng phải viết thư báo cho mẹ biết.

Con không thể làm được. Vả nữa, con ở đâu cũng chẳng sao. Mẹ, sao mẹ lại sinh con ra đời? Con đã có lần hỏi mẹ như thế phải không?

Lúc đó con không cần mẹ trả lời mà.

Nhưng nay con đợi câu trả lời đó.

Cha con và mẹ yêu thương nhau hết lòng, một khi tha thiết như vậy kết hợp hai người trẻ và khoẻ mạnh thì họ chỉ có một ước vọng, nghĩa là có một đứa con.

Chắc cha mẹ đã có ý nghĩ sau đây cuộc đời con sẽ ra sao.

Ôi! Biết bao sầu thảm trong lời nói này!

Cha con có nghĩ tới điều này, nhưng mẹ cho rằng đứa con của chúng ta khoẻ mạnh, đẹp đẽ, tự chủ như thế sẽ vượt được hết những khó khăn trên đời.

Mắt con tôi bừng sáng, long lanh như mực. Nó nói:

Khi ở Trung Hoa, họ coi con như một ngoại nhân. Điều đó không cần, vì tự chủ con có một tổ quốc khác là nước Mỹ.

Mọi người đối với con ở đây đều tử tế cả mà.

Nó trả lời:

Không phải lòng tốt con chờ đợi, nhưng là tình yêu.

Quanh con toàn là tình yêu. Cha con yêu con, mẹ yêu con. Một ngày kia con sẽ tìm thấy tình yêu ở một người đàn bà khác.

A Lệ không được quyền yêu con. Cha mẹ đã cấm nàng.

Nàng có thể không tuân lệnh cha mẹ được không? Mẹ ta cũng cấm đoán ta yêu cha con, và mẹ đã không nghe lời. không bao giờ mẹ hối tiếc điều này.

Không, tôi không hối tiếc bao giờ, ngay cả bây giờ nữa, mặc dù có bức thư cuối cùng của Diên Tôn đang ở trên gác, trong ngăn kéo bàn tôi như một vết thương lòng.

Nó nói, nhìn tôi khinh khỉnh:

Tất cả đàn bà có phải ai cũng giàu nghị lực cả đâu?

Và nói nói tiếp:

Cũng không phải vì một người đàn bà thiếu cương nghị mà tình yêu kém giá trị?

A Lệ sợ điều gì?

Tôi cố dấu lòng khinh bỉ của tôi.

Nàng e sợ con mang trong máu huyết di truyền nòi giống.

Giòng giống Trung hoa của con sao?

Nó gật đầu hai tay nắm chặt lại.

Chính vì điều đó mẹ yêu chuộng con, và cũng chính vì vậy mẹ hãnh diện, vì mẹ yêu cha con. Tại sao con muốn vất bỏ đi? Lê Ni, con có thấy điều này đáng hổ thẹn không?

Mẹ không hiểu được! mẹ là người Mỹ trăm phần trăm.

Nó nói tiếp vẻ bướng bỉnh:

Mẹ là người da trắng, mẹ ơi con sẽ đi Kansas thôi. Mùa hè năm nay con sẽ làm việc trong trại của ông Sam. Và mùa thu con vào đại học.

Nó không nói thêm nếu mẹ muốn như thế hoặc trừ khi mẹ không cần con giúp việc nhà. nhưng tôi có niềm kiêu hãnh của tôi và không cần nhờ con tôi giúp đỡ.

Bao giờ con đi?

Con phải lên thăm ông nội trước khi đi.

Có phải lúc này nên nói về bà nội nó không? Nó chẳng đã giống bà nội về một phần tính nết hay thù hằn là gì? Chính bà cũng đau khổ vì cảm thấy không được yêu đương. Còn bà cụ, chắc bà giúp đỡ nó được nhiều hơn là tôi trong lúc này.

Lê Ni hãy ở lại nhà thêm một ngày. Có những điều mẹ muốn nói với con trước khi con đi, những điều chưa bao giờ mẹ nói cả.

Nó nhìn tôi buồn rầu, hết sức buồn rầu:

Vâng, như ý mẹ muốn.

°

Ngày hôm sau khi ông cụ thức dậy, chúng tôi lên thăm ông. Ông vẫn nằm nguyên như bữa qua, mớ tóc bạc hơi rối một chút, cặp mắt đen lim dim trông còn mù mờ.

Kính chào ông, ông xem là ai đây?

Ông cụ mở mắt, đăm đăm nhìn tôi:

Ai đó? Diên Tôn à?

Không, không phải. Đó là Lê Ni.

Ông cũng không còn nhớ cháu trai ông nữa rồi!

Sau cùng ông hỏi:

Ta có biết nó không nhỉ?

Cố nhiên ông biết, con chúng con là con trai của Diên Tôn đó.

Ông cụ nói vẻ lơ đãng.

Con trai của Diên Tôn. Vậy Diên Tôn có con trai à?

Tôi quay lại khẩn nài Lê Ni:

Con đừng lưu tâm, ông nội già rồi! ông quên hết!

Ôi! Còn nỗi buồn nào hơn trên khuôn mặt đứa trẻ kia.

Lê Ni nói:

Điều đó không quan trọng. chẳng có gì quan trọng cả.

Thôi ông ngủ đi, lát nữa con trở lại.

Chúng tôi nhón chân ra đi và tôi nhận thấy đã mất mát một thứ gì. Ông cụ đã bỏ chúng tôi tới các miền xa xăm của tuổi già. Nay bất cứ với giá nào, tôi cũng phải chinh phục lại con tôi.

Lê Ni, con vào phòng mẹ, mẹ có mấy bức tranh cho con xem.

Nó ngồi xuống lễ phép như một người khách. Tôi đem tấm hình của bà nội Lê Ni ra:

đây là người đàn bà Trung Hoa mà ông nội con đã lấy. Đó là bà nội con đó. Bà đẹp theo kiểu cách của bà, trang nghiêm chững chạc, con có thể hãnh diện về bà, bà thuộc một giòng giõi quý phái.

Lê Ni cầm tấm hình ngắm rất lâu gương mặt cảm tình của bà.

Nó hỏi tôi:

Tại sao ông lại lấy bà nội?

Ông muốn hoàn toàn hoà mình vào xứ sở mà ông hiến cả đời vào. Hành động như vậy ông nghĩ sẽ gần gũi thêm dân tộc ông vốn yêu chuộng.

Và nay ông quên hết. ông không nhận ra bà nữa. Chắc chưa bao giờ ông yêu bà hết lòng!

Nó trả lại tôi bức chân dung, đứng dậy, cúi xuống hôn vào má tôi nói:

Tạm biệt mẹ.

Lê Ni đi luôn sau đó. Tôi nghe thấy tiếng động cơ chiếc xe cũ nó chạy trên con đường bụi mù. Lúc nãy, nó đã nói với tôi bằng tiếng Anh cổ điển tuyệt hay mà Diên Tôn đã dạy nó. Cả tiếng lóng, cách nói kiểu học trò, nay đã qua ở cửa miệng Lê Ni.

°

không thể theo Lê Ni được, dù tôi muốn đi chăng nữa, vì ông cụ ở đây và chỉ còn mình tôi săn sóc. Tôi phải ở lại ngôi nhà yên tĩnh này, xa cách mọi người, láng giềng gần chỉ có vợ chồng Mạch mà lời ăn tiếng nói luôn luôn giận hờn. Họ thường cãi nhau cả đêm lẫn ngày và thấy vui trong sự cãi vã nữa. Họ có bảy đứa con. Tôi tưởng họ chẳng cần bạn bè hoặc thú vui gì khác. Ông Mạch ghen tuông quá đỗi. Bà Mạch lấy thế làm hãnh diện và còn khoe khoang.

Bà ta nói, khuôn mặt bầu bĩnh tươi vui hẳn lên:

Nếu Mạch chỉ trông thấy một chiếc mũ đàn ông nào khác trong nhà, hắn cũng đâm ra nghĩ ngợi ngay.

Mới sáng nay bà Mạch còn nhắc lại với tôi việc này trong khi tôi qua con đường cát bụi đến thưởng thức bông hoa đẹp ở vườn bà. Tôi chưa kịp trả lời – như thường lệ rằng như vậy là bà may mắn có một người chồng say mê mình đến ghen tuông – thì người đưa thư ngừng lại ở cổng trao cho tôi những thư từ không quan trọng gì, riêng tôi lưu ý đến một phong bì nhỏ đẹp, màu xám, từ Singapore gửi đến.

Tôi không nhận ra chữ viết của ai.

Người đưa thư hỏi:

Của chồng bà?

Không phải.

tôi đi ra xa ngồi xuống một tảng đá lớn gần ngọn suối, dưới bóng một cây táo già mở phong thư:

Chị yêu quý,

Ra nàng viết thư cho tôi. đã nhiều tháng nay, ngày này qua ngày khác, tôi vẫn chần chừ không trả lời bức thư của Diên Tôn. Chàng xin phép tôi và tôi không chấp thuận. sự chậm trễ cố ý đó vẫn theo đuổi hoài, mặc dù tôi coi đó như một tội lỗi bí mật mình phải dấu kín.

Nàng viết tiếng Anh đầy lỗi văn phạm. Cố gắng giảng giải để tôi hiểu rằng nàng sẽ không bước vào nhà để chiếm cứ chỗ nếu không được tôi cho phép.

Chị sống đã lâu ở Bắc Kinh. Em tin rằng chị hiểu rất nhiều về chúng em, người Trung Hoa. Ở đây sống khó khăn lắm. Khó khăn cả đối với Mạc Lê, chồng chị, và chàng cần phải có người nội trợ để săn sóc nhà cửa, nấu cơm, khâu vá, và các việc khác nữa.

Đó là lời em yêu cầu, chàng đã viết để xin phép chị cho em đến ở nhà chị làm kế phụ. Chị biết rằng, nay không còn thứ thiếp hoặc vợ hai, như xưa kia, điều đó không hợp thời nữa rồi. Nay chỉ có kế phụ thôi. Cố nhiên khi chị trở về em sẽ đi ngay, nếu chị muốn thế. Đối với chị, em là em nhỏ, kính trọng chị như chị lớn. Xin chị hãy cho phép em và dạy cho em biết xử sự thế nào để vừa lòng chàng. Em muốn làm theo ý chị để chàng được sung sướng. Đó là bổn phận của em. Nhưng trước hết, phải có phép của chị, để cứu vãn đời sống của chàng. Em gửi bức thư này cho một người bạn bí mật ở Singapore và xin chị cũng trả lời cho em qua địa chỉ này.

Em bé nhỏ mọn của chị

Địa chỉ là một tiệm bán tơ lụa ở Singapore. Tôi nghĩ chính ở nơi đó sinh sống với người bạn bí mật liên lạc với nước Trung Hoa mới bí hiểm đã xua đuổi tôi. Tôi có phải cho phép một người đàn bà khác chiếm địa vị của mình không? Chưa bao giờ trời thiếu phụ Mỹ phải đặt trước tình trạng tiến thoái lưỡng nan như thế này. Ngày hôm nay tôi chưa trả lời được. tôi không biết nói thế nào, một khi tôi chưa hợp được ý Diên Tôn.

Tôi lấy bức thư của chàng ở ngăn kéo ra, và đọc lại lần nữa. Đây là lá thư Bắc Kinh, lá thư cuối cùng của Diên Tôn

Em yêu quý của anh,

Đầu tiên, trước khi nói với em, như anh bắt buộc phải nói, em tin rằng anh chỉ yêu có em. Mặc dù sau đây, anh làm gì đi nữa, em đừng quên rằng em mới là người vợ yêu của anh. Nếu sau này, em không nhận được thư của anh, em nên biết rằng hàng ngày anh vẫn viết cho em, viết tận tường ở đáy lòng mình. Em hãy biết như vậy, để hiểu những điều này anh phải tỏ bầy với em. Anh bắt buộc phải thu nhận vào nhà một người đàn bà Tàu. Không chỉ anh cần một người để săn sóc cửa nhà, giặt giũ, khâu vá mà còn vân vân…Em đã biết về việc này anh vụng về như thế nào. Vả nữa, điều khẩn thiết là anh phải đưa ra bằng chứng cụ thể. Không phải chỉ có ngoài mặt tuyên thệ trung thành với chế độ hiện tại, anh còn cần phải tuyên bố xoá bỏ hết  dĩ vãng, nguyền rủa giòng máu ngoại lai của mình. Anh nhận được lệnh phải lựa chọn người bạn trăm năm khác. Anh báo tin cho em việc này, vì từ trước đến nay chúng ta vẫn đối xử chân thật với nhau. Muốn trốn tránh được, có lẽ anh phải đành quên cuộc chung sống của chúng ta xưa kia. nhưng với anh thì chẳng bao giờ quên em được!

Anh không sao viết tiếp cho em được nữa. Đó là điều quá nguy hiểm cho anh và con chúng ta. Em nghĩ con chúng ta được bảo đảm an ninh ở xứ sở em, nhưng chẳng ở đâu con chúng ta được yên thân, nếu anh không tuyên bố là không nhìn nhận em và con nữa. Nếu em nhận được tinh anh xử sự như vậy em đừng tin rằng việc đó phù hợp với ý thực của anh. Anh chỉ muốn giữ sao cho mình sống sót được cho đến ngày sáng sủa hơn. Nếu chẳng may anh chết, em hãy tin rằng anh chỉ nghĩ đến một mình em thôi

Diên Tôn

Tôi tự hỏi tại sao tôi lại do dự trong nhiều tháng. Nay tôi có lá thư của người đàn bà kia, tôi thấy cần phải trả lời. Gửi điện tín chăng? Không, một bức điện tín từ Mỹ gửi đến có thể gây phiền muộn cho người Trung hoa, dù họ ở Singapore đi chăng nữa. Tôi sẽ gửi thư qua máy bay. Chính là tôi phải viết thư cho Diên Tôn. Phải, người yêu của tôi, chính chàng buộc tôi phải viết cho kế phụ.

Em yêu quý,

Thư của em đã đến tay chị. chị đã đọc. Chị cho phép em. Có thể, em sẽ không giữ chỗ của chị được, vì mỗi người đàn bà đều có một vị trí riêng biệt trong tâm tưởng người đàn ông, nhưng em có thể ở trong nhà chị và tạo một chỗ cho em trú ngụ. Như lời em nói, chị hiểu, vì vậy là đúng. Nhưng dù sao lòng chị, cũng tan nát.

Em cần phải săn sóc chàng, vì chị rất yêu chàng.

Ely

Tôi dán tem vào phong bì, đem ra bưu điện bỏ. Bổn phận làm xong, tôi quay về nhà. Ông cụ chưa dậy. Trông ông bần thần, như tê mê ngây ngất. nhưng khi mặc áo xong và đặt ngồi vào ghế bành, ăn chén cháo và uống nước trà rồi, ông lại bỗng như tỉnh táo lại. Lê Ni đến thăm ông, chắc ông còn mang máng nhớ, nay ông nhắc lại:

Buổi qua có ai đến thăm ta?

Thưa ông có Lê Ni, cháu nội ông.

Ông yên lặng suy nghĩ. Nửa giờ sau, trong khi đang dọn dẹp phòng thì ông nói với tôi thật rành mạch:

Ta tưởng đó là Ái Lan.

Dạ, con tưởng ông biết Ái Lan là đàn bà.

Vậy mà bà có vẻ đàn ông. Có một buổi, bà mặc đồng phục màu xanh nước biển, khuy áo cài đến cổ, mặc quần đàn ông. Tưởng đến lúc đó ta bị nghẹn thở.

Ra Lê Ni giống bà nội. giống như tạc cha nó, như vậy thì Diên Tôn giống mẹ.

Ông cụ lại nói thêm:

Ái Lan bị giết rồi.

Khuôn mặt già nua của ông càng nhăn lại, nước mắt chảy ràn rụa trên gò má. Ông khóc người vợ quá cố. Nhưng tại sao lại vào lúc này, sau nhiều năm trôi qua?

Ông có thương yêu bà không?

Ông thú nhận.

Ta không làm được như vậy. Ta đã thử, vì trong Thánh Kinh có dạy rằng người đàn ông phải tôn trọng vợ mình. nhưng không dạy phải xử sự như thế nào là đúng. Và nàng cũng hiểu là ta gk làm được việc đó.

Tôi nhắc lại như để khích lệ ông:

Ông bà đã có một con trai kia mà!

Phải và nàng cũng biết. Nàng biết rõ lắm. Ngày sinh đứa bé, vào một sáng tươi đẹp mùa xuân, ta vào phòng nàng. Nàng nằm ở giường, đứa bé nằm trong cánh tay. Tôi đã sinh cho ông một đứa con trai. Nàng nói với ta như vậy. Ta đứng yên lặng. Đứa bé có mớ tóc dài đen. Ý nghĩ rằng con ta là người Tàu làm ta sửng sốt không biết nghĩ thế nào nữa.

Ông lắc đầu bối rối.

Hình như ông muốn nói là không muốn đứa trẻ sinh ra đời. ông lấy Ái Lan vì lý do riêng biệt. ông không muốn có con trai nối giòng. Ý nghĩ đó như lưỡi dao đâm vào cõi lòng, xúc phạm Diên Tôn nhiều và vết thương không bao giờ hàn gắn được!

Chính vì lẽ đó, Diên Tôn không muốn trở về Mỹ với tôi. Nay tôi mới cảm thấy. nhưng Lê Ni cũng mang một dấu vết như vậy và nó lại ở đây. Ôi! Người ta đau xót biết bao khi không được yêu thương! Thế hệ này qua thế hệ khác, vết thương đã lan truyền vào tâm can đứa bé và chỉ có tình thương yêu mới hàn gắn được.

Ông cụ lại khóc, và để thay đổi câu chuyện, tôi hỏi ông:

Ông còn nhớ Sam không? Ông đã ở ngôi nhà nhỏ của ông ta ở Kansas.

Thế à?

Vâng, Lê Ni đến làm việc ở trang trại ông ta. Ông Sam đối với ông rất tốt, khi ông ốm trên tàu chính Sam đã đưa ông xuống đấy. ông Sam đã là bạn của ông thì nay lại là bạn của Lê Ni nữa.

Ông chẳng nhớ gì nhưng không khóc. Tôi đẩy ghế ông về phía cửa sổ và ở đấy ông yên lặng ngắm phong cảnh thung lũng. Ông ưa thích trông thấy mấy con cừu. tôi để ông ở đấy và đi làm công việc thường nhật.

Buổi tối nằm trên  giường, bỗng ông lại nhớ tới ông Sam. Tôi đến chúc ngủ ngon giấc thì ông nói:

Ông Sam năm nay bốn mươi hai tuổi. ông không lấy vợ. Cha ông ta có ngàn mẫu đất rất tốt. Ông cụ có trại chăn nuôi và mỏ ở Nevada. Sam là con một.

Chà, trí nhớ ông tốt quá!

Tôi ngồi xuống. Ông cụ kể cho tôi nghe người ta đưa ông ở tàu xuống, sốt và yếu ớt, bảo ở đây chờ bác sĩ đến. Giữa lúc ấy, Sam đến lĩnh hàng. Ông ta dẫn ông cụ về, đặt ngay lên giường.

Ông cụ nói tiếp:

Hình như ta bị bệnh thương hàn.

Từng câu một ông kể cho tôi nghe cả câu chuyện.

Đêm đó lúc ông tỉnh dậy, không rõ mình ở đâu, thì Sam đang ngồi cạnh ông ở đầu giường bắt đầu kể cho ông cụ nghe về nước Trung Hoa mà Sam đã ở trong thời kỳ chiến tranh.

Ông cụ bỗng ngừng, mắt mở rộng, nhìn vẩn vơ:

Quốc gia mà chúng ta đang ở trước kia nay ở đâu nhỉ?

Ở bờ bên kia đại dương. Diên Tôn hiện còn ở đó.

Vậy tại sao chúng ta lại về đây?

Vâng, con cũng tự hỏi như vậy.

Lòng tôi tan nát, tôi dựa đầu vào lồng ngực gầy còm của ông cụ.

Ông nói:

Bây giờ lại đến phiên con khóc ư?

Và để yên, ông không cựa quậy cho đến lúc tôi ngẩng đầu lên.

Tôi không thấy một hơi nóng ấm nào ở ông cụ, riêng chỉ có sự nhẫn nhục vô biên. Nước mắt tôi tự nhiên khô ráo.

Thôi đến giờ rồi, mời ông đi ngủ.

Tôi đắp chăn cho ông và đi ra.

°

Tối nay không sao chịu được cảnh cô đơn, tôi lấy thư của Diên Tôn ở trong chiếc hộp nhỏ ra, xếp đặt lại theo thứ tự ngày tháng trên bàn giấy. Tôi có mười hai chiếc thư cuối cùng. Bức thứ nhất viết sau khi chúng tôi rời Thượng Hải được ít lâu. Diên Tôn tỏ vẻ yêu đời và quả quyết không có gì đến nỗi tệ hại như thời chiến tranh vừa qua. Chàng hy vọng ở chính thể mới. Chúng ta không có gì đáng e ngại, trái với sự lo sợ của ông Pilawski, người Bạch Nga, quản đốc khách sạn nơi chúng tôi trú ngụ ở Thượng Hải.

Ông Pilawski vừa nói vừa vuốt râu mép cứng rắn:

Phải coi chừng. luôn luôn phải lưu ý bọn họ - bao giờ cũng vậy. Tôi rõ về việc này. Ở nước Nga cơ cực của chúng tôi, họ hứa hẹn ban cho cả mặt trăng mặt trời, rồi họ tự chiếm cứ hết. Ở Pháp họ cũng đã hành động như vậy, họ giết vua chúa, hoàng hậu và cư xử tệ hại còn gấp mấy! Họ giết tất cả đấy!

Diên Tôn thảo luận với ông:

Ông Pilawski, nhưng ta phải thoát ra khỏi tình trạng này. Sau chiến tranh, dân chúng khổ sở quá rồi! sự lạm phát tai hại cho xứ sở và người ta lại chẳng ai còn muốn làm  gì cả.

Ông Pilawski quả quyết:

Một ngày kia, ông sẽ nhận thấy không làm gì còn hơn là làm điều không hay.

Diên Tôn đành mỉm cười, kết thúc cuộc thảo luận, tự cho mình có lý. Chính là tính kiêu căng của người Trung Hoa, tưởng bao giờ mình cũng có lý, khôn ngoan hơn dân tộc khác. Điều đó cũng có phần đúng.

Diên Tôn viết trong bức thư đầu: mọi việc đều tốt lành. Anh bắt đầu nghĩ rằng giá em ở lại Trung Hoa lại tốt hơn. Lê Ni có thể theo học ở Bắc Kinh. Anh cảm thấy một ngày mới đã nổi dậy trên cái đất nước cổ xưa này là tổ quốc của anh.

Không phải đất nước cổ xưa là của chúng ta mà là của anh đấy. Chàng đã lựa chọn xứ sở của mình, tự mình lựa chọn lấy.

Niềm hy vọng còn kéo dài tới bức thư thứ năm. Rồi tôi nhận thấy dấu tích ngờ vực đầu tiên.

Chàng viết.

Em yêu của anh, hơn hết là em nên ở xa đây một hai năm. Muốn thắng thế chính thể mới phải loại trừ tất cả những chướng ngại vật. Em có còn nhớ ông Lưu Chinh bán tơ lụa không? Hình như ông ta là một kẻ phản bội. Mới nhìn thấy ông ta hiền lành, điềm đạm thế! Ngày hôm nay, ông ta bị xử bắn ở cầu Marco Polo cùng với mười một người khác, trong đó có hai phụ nữ. Cố nhiên là chính thể mới làm bất mãn một số người, nhưng phải sống với chính thể này và phải quyết tâm sống. Khốn thay, ông bộ trưởng giáo dục lại không phải là người trí thức lắm. Nên anh phải thay thế…

Có chữ xoá, sự dè đặt đã đặt trên sự thành thực. Về sau đây Diên Tôn chỉ đề cập đến những chuyện không đâu. Chàng báo tin cho tôi biết bông hồng Giang Đông nở ở vườn phía đông.

Em yêu của anh, năm nay hồng nở chậm. Những trận bão cát kinh khủng, từ trước chưa bao giờ thấy đã thổi qua đây.Ccá vàng chết ở trong hồ. Người làm vườn trở về với cha mẹ ở Giang Tây, cách đây một tháng, anh không tìm được người thay. Người ở đây không muốn làm việc…

Lại xoá gạch lần nữa. Người ta không muốn làm việc? Tại sao?

Bức thư thứ tám ngắn ngủi quá!

Em yêu quý, anh tuyển giáo sư cho lục cá nguyệt sắp tới. Ông khoa trưởng mới còn trẻ và khá lắm, có nhiều ý kiến hay. Vị khoa trưởng trường nữ đại học là một nữ sinh viên của anh trước đây. Em khuyên Lê Ni nên hướng vào kỹ thuật. như vậy hơn là hướng về ngành giáo huấn. Tối nay trời nóng quá, không một làn gió. Anh thấy mùa hè năm nay dài và cô quạnh lắm!

Bức thư thứ chín nhạt nhẽo. Diên Tôn kể lể với tôi sự mệt nhọc sau khi phát bằng cấp. Tôi rõ tính tình chàng lúc này. Thường thường vào ngày này chúng tôi đira bờ biển nghỉ tại Tây Hồ, hoặc lên núi Kim Cương, hay sang Triều Tiên. Có năm chúng tôi đi Đại sơn trú ngụ hàng tháng trong một ngôi chùa. Tôi tự hỏi không rõ con tôi còn nhớ không, vị sư già đã dạy Lê Ni hàng ngàn trò quỷ thuật bằng  cách biểu diễn một sợi chỉ tơ.

Ba tháng qua, tôi nhận được bức thư thứ mười. Nhận được bức thứ này, tôi khóc, rồi lại khóc nữa khi đọc lại, vì tôi nhận thấy người yêu của tôi đành nhẫn nại chịu đựng trước sự việc chàng không hiểu rõ.

Anh tự hỏi sao không cùng em và con về Mỹ, có phải như vậy là anh đã biết lựa chọn một cách chính xác không? Nay thì quá muộn rồi. trong trường hợp anh không gặp được em nữa…lại xoá bỏ.

Bức thứ mười một như kết thúc hết mọi việc.

Em yêu dấu của anh, hơn hết là đừng mong gặp nhau nữa và hãy sống cuộc đời hiện nay có, em ở phần đất của em và anh thì ở đây. Còn Lê Ni hãy nên làm công dân Mỹ. Nếu nó quên được anh, bố nó thì lại càng hay hơn!

Tất cả đã sáng tỏ. Chàng bị cầm tù. Thành phố chàng lựa chọn đã thành ngục thất giam hãm. Chàng không còn được tự do nữa. Cả tôi cũng không được tự do vì tôi vẫn yêu chàng. Tình trạng cứ như thế mãi, một khi chàng còn sống…Tôi thấy an tâm một phần vì ít nhất cũng có một người đàn bà ở cạnh chàng. Không phải tôi, nhưng chàng không đến nỗi lẻ loi. Như vậy, sao lại còn than khóc?

Dù sao tôi vẫn không thể cầm được giọt lệ.

°

Sáng nay ông cụ ngất đi làm tôi sợ quá. Ông dậy như thường lệ, và tôi mang lên phòng ông một ít thức ăn điểm tâm nhẹ. Ông cảm ơn tôi, giọng nói yếu ớt chưa kịp nói hết câu thì ngất trên ghế. Tôi gọi Mạch bảo đi mời ông Bạch, còn tôi ngồi gần ông, không dám đụng vào ông và chỉ sợ Bạch đi ra ngoài thăm bệnh mất rồi thì nguy quá! May mắn sao bác sĩ lại còn ở nhà. ông chạy vội vã trên con đường sỏi nhỏ, đầu không đội mũ, không áo khoác, chiếc hộp nhỏ cầm ở tay. Cửa nhà mở. ông trèo lên bốn bậc thang một và chạy vội vào  buồng. Vẻ mặt nghiêm nghị, ông chăm chú nhìn con bệnh. Tôi yên lặng làm theo chỉ thị của ông.

Bà kéo tay áo ông cụ lên.

Cử chỉ mau lẹ và khéo léo, ông chích mũi thuốc vào da thịt mềm nhão của ông cụ. Rồi ông ẵm ông cụ lên, đặt vào giường.

Ông bảo tôi:

Ủ chăn kín cho ông để giữ cho ấm. Ông sẽ khỏi, nhưng một ngày kia chắc đành khoanh tay. Bà không nên sợ hãi. Lúc đó dù có ngay tôi ở cạnh cũng đành bó tay thôi.

Tôi ngồi ở đây trông cho đến khi ông tỉnh lại.

Không cần. Chỉ cần thỉnh thoảng lên coi ông.

Ông xếp đặt dụng cụ trong khi tôi đắp chăn cho bệnh nhân. Trời nóng nhưng người ông cụ lạnh toát.

Ông bảo tôi:

Thôi ta cùng xuống đi.

Tôi theo ông. Ông ngồi trong phòng lớn, trên ghế cao, gần chiếc đồng hồ treo.

Ông nói không rào trước đón sau:

Lúc này có lẽ nói là không hợp thời. nhưng tại sao lại đợi lúc này hay lúc khác nữa, một khi người ta có điều muốn nói…Ely, nàng có bằng lòng lấy tôi không?

Trong khoảnh khắc, tôi tưởng như Bạch nói đùa, nhưng cặp mắt của ông làm tôi phải tin là thật.

Tôi đã có chồng, chồng tôi ở Bắc Kinh.

Bạch nói khẽ:

Coi như chàng đã chết thật rồi.

Đối với tôi chàng vẫn còn sống.

Bạch đứng dậy. Ông cầm vội hộp dụng cụ đi ra phía cổng. Trước khi ra đường, ông quay lại:

Ely, dầu sao ở đời mọi vật đều đổi thay, nên tôi vẫn giữ nguyên lời cầu hôn đó.

Tôi muốn ông đừng nói điều này. Vì mỗi lần gặp ông tôi lại phải nghĩ đến.

Chính tôi muốn điều đó.

Ông nhăn mặt mỉm cười đi ra. Tôi như bị chôn chân ở đó, cảm động một cách lạ lùng. Không phải là tình yêu, nhưng một cảm tình êm ấm, như một làn hơi. Lần thứ hai trong đời tôi, một người đàn ông muốn cầu hôn.

Vẫn với ý nghĩ sửng sốt đó, tôi lên lầu thăm ông cụ. Ông vẫn chưa tỉnh lại.